Văn bản ngữ văn 8

Ngoc Diep
Xem chi tiết
Trang Thơ
Xem chi tiết
Trang Thơ
1 tháng 4 2021 lúc 12:02

làm ơn chiều mình thi rồi huhu

Bình luận (0)
HELLO MỌI NGƯỜI
Xem chi tiết
_Banhdayyy_
Xem chi tiết
minh nguyet
31 tháng 3 2021 lúc 21:22

Tham khảo:

Trần Quốc Tuấn là một danh tướng đời Trần ở thế kỉ XIII. "Hịch tướng sĩ" là một bài hịch thể hiện sự quyết tâm đánh giặc cùng lòng yêu nước nồng nàn của vị tướng này. Trước hết, khi đọc câu văn, người đọc dẽ dàng nhận thấy những suy tư, trăn trở của Trần Quốc Tuấn. Khi quân Mông - Nguyên sang xâm lược nước ta, ông lo cho dân, lo cho sự an nguy của dân, lo cho đất nước đến nỗi quên ăn, quên ngủ. Hơn thế nữa, biện pháp so sánh "ruột đau như cắt" cùng các động từ mạnh như cắt, căm tức, xả thịt, lột da, nuốt gan,... như lột tả sự căm hờn, phẫn uất của Trần Quốc Tuấn. Ông căm thù giặc đến nỗi khao khát được lột da, được uống máu quân thù. Qua nỗi căm phẫn ấy, người đọc thấy được một tinh thần yêu nước nồng nàn đang sáng lên trong trái tim ông. Thử hỏi xem nếu ông không yêu nước thì cớ gì ông lại phải căm ghét, đay nghiến bè lũ xâm lược? Chính vì vậy mà đến câu văn tiếp theo, ông đã khẳng định một cách chắc nịch "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng.” Câu văn như làm sáng tỏ lòng yêu nước, thương yêu dân của vị tướng nhà Trần. Ông sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng đổ máu, sẵn sàng bị giặc tước đi mạng sống để cứu lấy dân, để giữ yên bề cõi. Phải yêu dân, yêu nước đến vô bờ bến thì Trần Quốc Tuấn mới có thể hi sinh, luôn chất chứa nỗi đau đáu, xót xa đến như vậy! Thật vậy, con cháu Việt Nam ngày nay luôn tưởng nhớ đến công lao của Trần Quốc Tuấn. Dù ông đã hi sinh nhưng ông vẫn sẽ như những vì sao, tỏa sáng khắp bầu trời đêm.

  
Bình luận (0)
Amee
31 tháng 3 2021 lúc 21:23

tham khảo

Năm 1257, quân Nguyên xâm lược nước ta lần thứ nhất và đã bị thất bại đau đớn. Vì vậy, chúng quyết tâm phục thù trở lại xâm lược lần thứ hai. Đoán biết trước được dã tâm đen tối của giặc Nguyên, tháng 9/1284 Trần Quốc Tuấn đã viết bài: Hịch tướng sĩ để khích lệ lòng yêu nước, quyết chiến đấu của các tướng sĩ. Tác phẩm của Trần Quốc Tuấn không những là một áng thiên cổ hùng văn mà còn bộc lộ sâu sắc tình yêu nước, và tinh thần trách nhiệm của ông trước họa ngoại xâm.

 
Trong bài hịch tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn nhiều lần trực tiếp bày tỏ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân trước tình hình đất nước hiện tại và thái độ của các tướng sĩ. Ông đã tái hiện lại những sự việc đau đớn của hiện thực đương thời mà bất cứ một người dân yêu nước nào cũng phải xót xa cho quốc thể:

 
“Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà xỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ …”

Trần Quốc Tuấn đã trút tất cả lòng căm thù , oán hận, kinh bỉ vào lời văn miêu tả quân thù. Hình ảnh và tội ác của giặc chỉ được nhắc đến qua vài câu văn nhưng có sức ám ảnh ghê gớm. Ông đã thú vật hóa những chân dung của chúng  với bản chất xấu xa, độc ác.

Tác giả liên tiếp sử dụng một loạt hình ảnh cụ thể, có ý nghĩa biểu cảm mạnh mẽ. Quân giặc khác nào loài cú diều dơ bẩn quanh quẩn trong bóng tối, loài dê chó tầm thường, hèn hạ, đáng coi khinh. Chúng giống như loài hổ đói hung dữ, tàn bạo, đầy đe dọa .

Chúng ta có thể cảm nhận được nỗi đau đớn xót xa, thấm thía tận tâm can của Trần Quốc Tuấn. Đó là lúc ông khi phải chứng kiến đất nước lâm nguy, quốc thể bị chà đạp, quân vương bị xúc phạm, nhân dân phải lầm than. Lòng căm thù giặc như trào tuôn trên giấy theo những câu văn dồn dập. Nó không chỉ là những tình cảm sục sôi giận dữ ở trong lòng mà đang muốn biến thành những hành động phản kháng cụ thể.

Tấm lòng yêu nước nồng nàn
Tấm lòng yêu nước nồng nàn của Trần Quốc Tuấn được thể hiện rõ nhất ở trong câu “ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”.

 
 
Đây là lời tâm sự trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, trực tiếp bày tỏ nỗi lòng rất chân thành và tha thiết của người chủ tướng. Mỗi câu chữ vang lên như một lời thề nguyện thiêng liêng, sống chết vì đất nước, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một khí phách anh hùng dũng liệt. Hình tượng của người dũng tướng hiện lên thật rõ ràng, gần gũi nêu cao tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc.

Tinh thần trách nhiệm được nêu cao
Mặt khác, bài Hịch tướng sĩ còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của vị chủ soái trước cảnh Tổ quốc đang lâm nguy bằng những lời phê phán nghiêm khắc thái độ bàng quan, chỉ biết hưởng lạc của các tướng sĩ vô trách nhiệm.

Trần Quốc Tuấn cũng chỉ rõ nếu lự chọn con đường cứu nước thì không chỉ là lời hứa hẹn suông mà cần phải có những hành động cụ thể như thế nào: huấn luyện quân sĩ, tập dượt cung tên để có được quân đội hùng mạnh khiến cho con người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ. Và phải hướng đến cái đích là chiến thắng oanh liệt vang dội có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở Cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai. Đó không còn là những lời phân tích bàn bạc nữa mà đã trở thành những lời kêu gọi, khích lệ, cổ vũ, động viên vô cùng mạnh mẽ hướng tới đông đảo quân sĩ nhà Trần.  

Tinh thần trách nhiệm của ông còn thể hiện ở việc ông viết nên cuốn Binh thư yếu lược để cho các tướng sĩ rèn luyện. Đối với ông, yêu nước là phải có bổn phận giữ nước. Phải có hành động thiết thực cứu nước tầm binh pháp các thời để tạo nên bí quyết chống giặc, phá giặc. Trần Quốc Tuấn đã thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của người chỉ huy công cuộc kháng chiến chống quân Nguyên. Chính lòng yêu nước mãnh liệt tinh thần trách nhiệm cao độ của ông đã đốt cháy lên ngọn lửa chiến đấu và chiến thắng trong lòng các tướng sĩ lúc bấy giờ.

Hình tượng Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ này cũng là hình tượng tiêu biểu của lòng yêu nước và căm thù giặc nói chung của toàn thể quân đội nhà Trần, toàn thể quân dân Đại Việt

Bình luận (0)
Yến Ngọc
Xem chi tiết
Amee
30 tháng 3 2021 lúc 14:02

câu 1 là câu trần thuật

câu 2 là câu nghi vấn

Bình luận (0)
Huyền Phạm
Xem chi tiết
Quyết nè
29 tháng 3 2021 lúc 19:58

Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là “yên dân”, “trừ bạo”. Yên dân là làm cho dân được hưởng thái bình, hạnh phúc. Mà muốn yên dân thì trước hết phải diệt trừ bọn tàn bạo.

- Người dân mà tác giả nói đến ở đây là những người dân Đại Việt đang phải chịu bao đau khổ dưới ách thống trị của giặc Minh. Như vậy khái niệm nhân nghĩa của Nguyễn Trãi gắn liền với lòng yêu nước, gắn liền với quốc gia, dân tộc.

- Những kẻ bạo ngược mà tác giả nói đến ở đây không phải ai khác, đó chính là bọn giặc Minh.

Bình luận (0)
Vân Anh Nguyễn.
29 tháng 3 2021 lúc 21:08

- Thấy được kiến thức sâu rộng của tác giả về lịch sử, địa lí, văn hóa.

- Thấy được tinh thần kiên quyết bảo vệ bờ cõi đất nước, niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước.

- Thấy được quan điểm về nhân nghĩa của tác giả: yên dân, trừ bạo.

- Thấy được tài năng nghệ thuật của tác giả.

 

Bình luận (0)
Trang Hoàng
Xem chi tiết
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 13:05

tham khảo

Ôi, một mùa xuân ! Năm mới, là khi xuân đến, một niềm vui rất lớn cho các gia đình nơi thôn quê. Vì khi đó những đứa con xa nhà sẽ quay trở lại. Mỗi con người khi đó đều được nhận thêm một cái tuổi mới, chúng ta sẽ trưởng thành hơn và chính chắn hơn. Những điều không tốt đẹp ở năm cũ cũng đã qua đi và trở về cùng quá khứ. Một năm mới tốt đẹp và hạnh phúc hơn. Đó là tất cả những gì mà mùa xuân đã đem lại cho chúng ta. Có lẽ, mùa xuân thật tuyệt đúng không các bạn ?

Bình luận (3)
Amee
29 tháng 3 2021 lúc 13:17

tham khảo

Buổi sáng nay tôi vừa nhận được bức thư của một người bạn thuở ấu thơ đã 7 năm không gặp. Cầm bức thư trên tay mà tôi rưng rưng xúc động và không khỏi bất ngờ. Ôi chao! Mới đó đã 7 năm rồi sao? Thời gian trôi qua thật nhanh, chúng tôi bây giờ đều đã lớn hơn khi ấy rất nhiều.

Bình luận (0)
Hương Trà
Xem chi tiết
Amee
28 tháng 3 2021 lúc 21:34

tham khảo

 

Ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta thuộc ba thể khác nhau của nghị luận trung đại (chiếu, hịch, cáo). Ba tác phẩm này ra đời trong ba hoàn cảnh khác nhau và được viết với mục đích cụ thể khác nhau, nhưng tất cả chúng đều là những áng văn chính luận mang ý nghĩa lịch sử đặc biệt, gắn liền với những sự kiện trọng đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

- Ba tác phẩm nghị luận này vừa là những áng văn chương bất hủ, vừa là những văn kiện lịch sử quan trọng gắn liền với các tên tuổi chói lọi trong lịch sử dân tộc. Chúng không chỉ mang tư tưởng, tình cảm của các cá nhân kiệt xuất mà còn kết tinh tình thần, ý chí của cả dân tộc trong những thời điểm lịch sử trọng đại.

- Cả ba văn bản Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta đều thể hiện một cách hùng hồn, thiết tha lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dân tộc sâu sắc.

- Tất nhiên, nét chung này thể hiện ở từng tác phẩm có những nội dung cụ thể riêng biệt. Chẳng hạn, ở Chiếu dời đô, nổi bật là ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt đang lớn manh, mong muốn non sông muôn thuở phát triển, vững bền. Nổi bật ở Hịch tướng sĩ là lòng căm thù sục sôi lũ giặc ngang ngược, bạo tàn, là tinh thần quyết chiến quyết thắng của dân tộc. Nổi bật ở Nước Đại Việt ta lại là ý thức sâu sắc, đầy tự hào về dân tộc, là sự khẳng định đanh thép về quyền độc lập tự chủ, về truyền thống văn hiến và anh hùng của đất nước.



 

Bình luận (0)
Jennifer Ruby Jane
Xem chi tiết
Smile
28 tháng 3 2021 lúc 20:48

Trong các văn bản lớp 8 có các bài thơ được viết trong tù là:

+Tẩu lộ(đi đường)

+Ngắm trăng

+khi con tu hú

+...

Bình luận (0)
Dân Chơi Đất Bắc=))))
28 tháng 3 2021 lúc 20:56

-Tẩu Lộ(Đi Đường),Vọng Nguyệt(Ngắm Trăng)-Hồ Chí Minh

-Khi con tu hú(Tố Hữu)

Bình luận (0)
Phương Pham
28 tháng 3 2021 lúc 18:38

\(\left\{{}\begin{matrix}\dfrac{x}{y}-\dfrac{y}{x}=\dfrac{5}{6}\\x^2-y^2=5\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6x^2-6y^2=5xy\\x^2-y^2=5\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}6x^2-6y^2=5xy\\6x^2-6y^2=30\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}0=5xy-30\\6x^2-6y^2=30\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}5xy=30\\6x^2-6y^2=30\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{30}{5y}\\6\left(\dfrac{30}{5y}\right)^2-6y^2=30\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{30}{5y}\\\dfrac{216}{y^2}-6y^2=30\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{30}{5y}\\216-6y^4=30y^2\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=\dfrac{30}{5y}\\y=2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}x=3\\y=2\end{matrix}\right.\)

Bình luận (2)