Văn bản ngữ văn 7

Tử Đằng
Xem chi tiết
Thời Sênh
10 tháng 7 2018 lúc 9:29

Từ lâu ông bà ta đã dạy dỗ, nhắc nhở các thế hệ về những kinh nghiệm trong việc chọn bạn để chơi, chọn người để học hỏi, như kim chỉ nam sống, soi đường tỏ lối, thực sự cần thiết với mỗi chúng ta nhất là trong xã hội càng ngày càng phát triển và phức tạp như hiện nay. Một trong số đó là câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thật sự đáng để cho chúng ta cùng phải suy ngẫm.

Có thể nói ca dao, tục ngữ bắt nguồn từ những gì là thân thuộc, từ đời sống với mỗi người chúng ta. Vậy nên, câu nói này cũng không ngoại lệ, lấy hai hình ảnh biểu trưng đó là mực và đèn, hai thứ gần gũi, chúng ta ai cũng đều biết để như một ẩn dụ cho chính những mối quan hệ ta gặp trong cuộc sống. Một bên là “mực” tối đen, bẩn mà ít ai muốn động vào để muốn chỉ đến những con người xấu, sống không đúng chuẩn mực, đạo đức xã hội. Nhưng ngược lại với “mực”, sự đối lập nằm ngay trong vế sau của câu nói là “đèn”, đèn là vật cần thiết với chúng ta, nó phát sáng để giúp ta hoạt động trong bóng đêm, ủ ấm cho con người thay mặt trời cũng là muốn chỉ đến những con người sống trong sạch, thiện lương, những người mang đầy đủ những phẩm chất, đức tính tốt. Suy nghĩ câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Chúng ta luôn muốn sống để trở nên là một người tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nên nếu là ta, ta cũng chẳng muốn chọn chơi với người xấu vì chúng ta luôn hiểu với nhau rằng thói xấu thì dễ nhiễm, nhưng điều tốt thì lại khó học hơn.

Sống, học tập, chơi cùng với người tốt, ta sẽ được “rạng rỡ” như chính mình, sống được sự chỉ bảo tận tình, mở lối cho một tương lai đẹp đẽ, những phẩm chất của ta cũng sẽ dần hoàn thiện từng ngày mà ta không cần quá mất nhiều sức để theo đuổi như ngay trong vấn đề học tập ở gần những bạn học giỏi, chăm ngoan, bạn tốt, biết giúp đỡ người khác,… thì đảm bảo một điều rằng chắc chắn ta cũng học được những đức tính ấy, trở nên tốt hơn, nhưng không nên vì thế mà ỷ lại, phải tự sống tự khám phá cuộc sống bằng chính đôi mắt, đôi tay, tiếng gọi của trái tim bản thân

Nếu như ta không may mắn, không chọn được hoàn cảnh ta sinh ra,mọi thứ đều không thuận lợi cho ta phát triển bản thân, sẽ rất có khả năng dẫn đến ta làm người xấu cụ thể ở nơi bố mẹ luôn cãi nhau, đánh đập thì ta cũng sẽ bị trì trệ về tinh thần, tình cảm, ta đâm ra sinh hư, tìm những lý do để trốn khỏi nơi gia đình quá đáng sợ ấy, lớn lên cũng sẽ thiếu thốn, quậy phá. Hay nếu xung quanh ta toàn những người nghiện hút, luôn ăn chơi, trốn học, để thầy cô la rầy, ta gắn bó với họ thì tự sau ta cũng sẽ một phần bị ảnh hưởng lây…. Tất cả những ví dụ ấy đã kể ra ở đây là một sự thực, nhưng cũng đừng quá lo lắng, ta vẫn còn có những sự lựa chọn đằng sau, ta phải tự bứt phá khỏi hoàn cảnh ràng buộc ta, để thay đổi chính bản thân mình, để trở thành người sống có chuẩn mực rõ ràng, sống thành người tốt, tự có thể phát triển được bản thân, giúp được gia đình và xã hội.

Con người ta luôn có hai mặt, thiện và ác, một khi phần ác nổi lên do hoàn cảnh ép buộc, do bản thân người ta đã bị lu mờ bởi những điều xấu từ người khác, người ta sẽ khó tìm lại được bản thân mình, đến lúc này, dù biết rất khó, nhưng ta cũng không nên hoàn toàn xa lánh họ, cần tạo cho họ một cơ hội để giải thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tội ác, luật pháp kìm kẹp, hướng cho họ một tương lai tươi sáng hơn, để họ dần hòa nhập trở lại với cộng đồng là một trách nhiệm, một tâm hồn rộng rãi, bao dung có sẵn trong dòng máu Việt, như chính ông cha đã dạy con cháu.

Không một ai là hoàn toàn xấu, cũng không hẳn ở gần mực thì ta hoàn toàn “đen”, vì chúng ta đều nên học hỏi ở mỗi người ta gặp trong cuộc đời, khai thác điểm tốt ở họ, giúp đỡ họ loại trừ dần đi phần xấu trong tâm hồn, cách hành xử. Nếu như ta chỉ chơi với người tốt, vậy những người xấu họ sẽ càng ngày càng trì trệ và lấn sâu vào vũng bùn lầy đáy của xã hội, càng làm xã hội không thể phát triển được. Và ta cũng chưa thể biết được những người “tốt” họ đã phải trải qua những gì trong cuộc đời. Nên nhớ rằng aitrong chúng ta đều có quyền lựa chọn những điều tốt và xấu để tiếp thu, vận dụng để hướng đến sự toàn diện, giá trị chân-thiện-mỹ cao quý ai cũng muốn có trong cuộc đời.

Bài học vẫn còn nguyên vẹn giá trị dù trải qua bao lâu. Thế giới đang ngày phát triển, dần dần càng phức tạp, mỗi chúng ta hãy luôn biết tỉnh táo để lựa chọn người bạn gắn bó với ta và cũng nên rộng lòng để đón nhận những điều mới mẻ, khích lệ những điều tốt từ người khác, là ta đã góp phần bảo tồn những giá trị của câu tục ngữ, vừa để câu nói ngày càng đúng, phù hợp hơn, ảnh hưởng tích cực hơn đến cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (1)
Huong San
10 tháng 7 2018 lúc 9:32

Có một nhà văn đã nói: “Gần mặt trời thì sáng, gần mẹ hiền thì ấm”. Quả thực, với cuộc đời con, mẹ như mặt trời mang lại ánh sáng, sự ấm áp, niềm tin và sự sống.

Bình luận (25)
Phạm Linh Phương
10 tháng 7 2018 lúc 9:53

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Tuấn Việt
19 tháng 2 2016 lúc 22:05

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Huy Hùng
20 tháng 2 2016 lúc 9:24

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

Bình luận (0)
Nguyễn Hòa Bình
20 tháng 2 2016 lúc 10:13

I. Kiến thức  cơ bản

 - Thành phố Huế bên bờ sông Hương là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Đây là thành phố đẹp với nhiều kiến trúc và nét văn hóa độc đáo. Huế đã được công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

- Huế nổi tiếng với các điệu hò, càc làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng,

-Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương , ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

II. Trả lời câu hỏi

1. Cố đo Huê là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ....

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có : chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, họ nện,.... Các điệu hát có : lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xương, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ nhắc tới gồm : đành tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chi nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú vui tao nhã, đầy quyến rũ.

4.

a) Ca Huế được hình thanhg từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc : sôi nổi, tươi vui ( có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương, ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian; còn trang  trọng, y nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên sông Hương thơ mộng, giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hòa gồm những nhạc công điêu luyện tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thùy Trang
30 tháng 1 2016 lúc 15:55

Nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một khối lượng tác phẩm có giá trị lớn. Bà viết nhiều về người phụ nữ, đặc biệt là những người phụ nữ gặp số phận bất hạnh, trong đó phải kể đến bài thơ Bánh Trôi Nước, một tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc.

Trong xã hội lúc bấy giờ, chế độ phong kiến đang suy tàn, bọn quan lại tha hồ bóc lột dân lành, tha hồ hưởng lạc, người phụ nữ chịu nhiều đau khổ nhất. Bản thân bà, một con người thông minh, tài ba mà cuộc đời cũng đầy trắc trở, tình duyên lận đận. Người phụ nữ phó mặc đời mình cho sự may rủi, thân phận như cái bánh trôi nước:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắt nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Trước mắt ta hiện lên một cách sinh động hình ảnh cái bánh trôi - hình dáng, màu sắc:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bánh trôi là món ăn dân da, truyền thống từ lâu dời của nhân dân ta, bánh được làm bằng bột nếp, nặn thành những viên tròn. Cánh bánh trôi đúng là vừa trắng lại vừa tròn. Chỉ hai từ trắng, tròn, tác giả đã lột tả được hình ảnh cái bánh trôi. Những câu thơ không chỉ nhằm miêu tả cái bánh trôi mà còn gợi cho ta liên tưởng một vấn đề khác. Từ thân em ta nhớ đến câu ca dao nói về thân phận người phụ nữ:                                                                          Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào giếng nước, hạt ra ngoài đồng.

 ... Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ, biết vào tay ai.

Người phụ nữ phải chịu rất nhiều thiệt thòi, họ không có quyền quyết định cuộc sống của mình. Cuộc đời của họ phụ thuộc vào người chồng người cha:

Bảy nổi ba chìm với nước non.

Trong thời điểm đó, người phụ nữ dù có nhan sắc, phẩm hạnh đến thế nào đi nữa thì người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng không thoát khỏi cảnh bảy nổi, ba chìm. Vì sao vây? Tác giả trả lời ta:

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Trong thực tế, thành quả của cái bánh thế nào phụ thuộc vào khả năng của người tạo ra nó. Nhà thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ. Họ bảy nổi, ba chìm bởi đời họ bị lệ thuộc vào người khác. Trong việc hệ trọng quyết định hạnh phúc cả một đời thì cũng cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Gặp người tốt thì đời được hạnh phúc, còn ngược lại, gặp người xấu thì học sẽ khổ cực suốt đời. Lấy chồng thì phải tòng phu, chồng chết thì phải tòng tử.Nhưng dù số phận có chìm nổi, có hẩm hiu đến đâu, người phụ nữ vẫn giữ được tấm lòng trong trắng:

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Câu cuối bài thơ là lời của tác giả cũng như toàn thể phụ nữ chịu số phận bất hạnh, muốn đứng lên khẳng định với đời về phẩm giá cao quý của người phụ nữ, đó là phẩm giá đáng được coi trọng. Dù cuộc đời có vùi dập, có cám dỗ thì người phụ nữ vẫn giữ lòng chung thủy, sự trong trắng của mình. Với sự cảm thông sâu sắc trước nỗi bất hạnh của người phụ nữ và tài năng phi thường của mình, nhà thơ đã dùng chiếc bánh trôi nước để nói về người phụ nữ. Ở đó người phụ nữ tuy bị coi thường, bị vùi dập nhưng họ có tâm hồn và nhân cách đáng trân trọng.

Bài thơ đã nói lên tâm hồn trong sáng và bản lĩnh phi thường của những người phụ nữ trong xã hội cũ, cái xã hội mà con người không có quyền làm chủ. Tác giả đã có sự đồng cảm sâu sắc với thân phận người phụ nữ, và thay những người phụ nữ ấy đứng lên khẳng định vị trí của mình trong xã hội, đòi quyền lợi cho người phụ nữ lúc bấy giờ.

 

 

Bình luận (4)
Hoàng Ngọc Hân
5 tháng 1 2017 lúc 21:29

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

ơ đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại Mà em vẫn giữ tấm lòng son. ơ đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.



Bình luận (0)
Huỳnh Thị Thu Thủy
30 tháng 1 2016 lúc 15:53

Đến với thơ của Bà Huyện Thanh Quan chúng ta thưởng thức được những lời thơ trang nhã, mang tính chất cung đình, luôn gợi nỗi buồn man mác. Ngược lại học thơ của Bà Hồ Xuân Hương ta lại gặp một phong cách hoàn toàn khác. Giọng điệu thơ mạnh mẽ, rắn rỏi, đề tài thơ bình thường dân dã, ý thơ sâu sắc thâm thuý, chua cay, chất chứa nỗi niềm phẫn uất, đả kích xã hội đương thời. Bánh trôi nước là một bài thơ quen thuộc thể hiện rõ phong cách thơ của bà.

Đây là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả đã mượn chiếc tránh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp về hình thể và tâm hồn của người con gái thân phận nhỏ bé, bị chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ gìn trọn vẹn phẩm giá của mình.

Toàn bài thơ là một hình ảnh nhân hoá tượng trưng. Nhờ tài quan sát, nhờ khả năng liên tưởng kì lạ, Hồ Xuân Hương đã phát hiện được những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi nước tầm thường và hình ảnh cũng như cuộc đời người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Cả hai đều có vẻ bề ngoài đẹp (trắng, tròn) có tâm hồn cao quý (tấm lòng son), cuộc sống chìm, nổỉ, lênh đênh (trong nồi nước sôi luộc bánh cũng như trong cuộc đời), không làm chủ được số phận của mình. Chính những nhận xét riêng rất mới này, hình tượng thơ đã được xây dựng. Nhà thơ ngay từ những từ đầu tiên đã nhân hoá cái bánh trôi, gắn liền những chi tiết tả thực với những từ ngữ đa nghĩa tạo lên một trường liên tưởng rộng rãi cho người đọc. Do đó, bài thơ tả thực mà hàm nghĩa tượng trưng, nói về cái bánh trôi với đầy đủ đặc điểm của nó mà thành chuyện người phụ nữ chìm nổi trong cuộc đời. Người con gái ở đây có hình thể thật đẹp, da trắng nõn nà, thân hình đầy đặn, xinh xắn, có tâm hồn thật trong trắng nhân hậu hiền hoà:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn.

Lẽ ra với vẻ đẹp như thế, nàng phải có cuộc đời sung sướng. Nhưng không, cuộc đời nàng phải long đong, vất vả, phiêu dạt, chìm nổi không chỉ một lần, trong cuộc đời rộng lớn:

Bảy nổi ba chìm ưới nước non.

Người phụ nữ không làm chủ được cuộc đời, sô phận của họ do người khác định đoạt, nàng bị phũ phàng, vùi dập:

Rắn nát mặc dầu tay kể nặn

Nhưng không, dù đời có phũ phàng, dù trải bao bất hạnh người phụ nữ vẫn giữ trọn vẹn phẩm giá và tâm hồn cao đẹp của mình.

Mà em vẫn giữ tấm lòng son

Ở đây ta lại thấy được tài năng sáng tạo của nữ sĩ. Ngay trong câu thơ đầu, bà chọn chi tiết không nhiều nhưng chọn kĩ và tả đúng với đặc điểm cua chiếc bánh và tác giả chỉ cần đặt trước những từ miêu tả ấy hai từ thân em. Câu thơ lại sinh động hẳn lên. Thân em lời xưng hô của cái bánh được nhân hoá mà đó cũng chính là lời của người phụ nữ tự giới thiệu. Nhờ hai từ này, trí tưởng tượng của người đọc được chắp cánh và hình ảnh người phụ nữ đẹp hiện ra trong tâm trí mọi người. Cặp quan hệ từ vừa... lại vừa phụ trợ cho tứ thơ khiến giọng thơ hàm chứa một ý thức và một chút hài lòng kiêu hãnh về vẻ đẹp hình thể đó.

Thế nhưng sang câu thứ hai giọng thơ đột ngột chuyển hẳn. Từ thoáng chút hài lòng, tự hào chuyển sang than vãn về số phận hẩm hiu. Đảo lại một thành ngữ quen thuộc (ba chìm bảy nổi), nhà thơ đã tạo nên cách nói mới, nhấn mạnh hơn vào sự long đong. Thành ngữ này đi liền với hình ảnh vừa trắng vừa tròn tạo ra sự đối lập bất ngờ càng tô đậm nỗi bất hạnh của người phụ nữ. Cụm từ với nước non đi kèm theo hình ảnh bảy nổi ba chìm như một lời oán trách: Tại sao xã hội bất công lại vùi dập cuộc đời người phụ nữ như vậy?

Và từ giọng than vãn lời thơ lại chuyển sang giọng ngậm ngùi cam chịu “Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn”. Người phụ nữ không làm chủ được cuộc dời mình mà phụ thuộc vào tay kẻ khác. Nhưng đến câu cuối cùng giọng thơ, ý thơ đột ngột chuyển lại: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Ở đây kết cấu đối lập được tác giả khai thác triệt để. Đó là sự đối lập giữa thái độ người phụ nữ trong câu ba và câu bốn, đối lập giữa thái độ cam chịu và thái độ quả quyết bảo vệ phần trong sáng trong tâm hồn con người. Sự đối lập này tràn ra cả ngôn từ Mặc dù... mà em vẫn giữ... chỉ quan hệ đối lập nhưng do đặt vị trí đầu câu lại được tăng cường thêm của từ vẫn khiến cho ý nghĩa đối lập càng thêm sắc, mạnh. Từ mà là một "nhãn từ" (chữ hay nhất trong câu thơ) nói lên một cách dõng dạc và dứt khoát sự kiên trì cố gắng đến cùng để giữ tấm lòng son. ở đây người phụ nữ dám đối lập tấm lòng son với tất cả sóng gió, bảy nổi ba chìm của cuộc đời. Đó là người phụ nữ có ý thức rất rõ về cuộc sống và phẩm chất của mình. Đó là lời khẳng định giá trị đáng kính của người phụ nữ.

Bài thơ vỏn vẹn chỉ có bốn câu, đề tài lại là sự vật bình thường nhưng dưới ngòi bút thần diệu, Hồ Xuân Hương đã tạo nhiều vẻ. Bài thơ chứa đựng một luồng ánh sáng ý thức về xã hội bất công vùi dập người phụ nữ và ý thức về giá trị, phẩm giá của người phụ nữ chân chính, của con người luôn giữ tấm lòng son dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.

   Tóm lại, có thể nói Bánh trôi nước là bài thơ trữ tình đặc sắc của Hồ Xuân Hương. Đây là tiếng nói của người phụ nữ tự bộc bạch mình, là lời oán ghét sự bất công đối với người phụ nữ đồng thời cũng là lời khẳng định giá trị tâm hồn của họ. Nhà thơ đã thay mặt giới phụ nữ cất lên tiêng nói ấy cũng là lời bà tự khẳng định mình.

 

Bình luận (1)
Hoàng  Nam
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Nhung
21 tháng 8 2017 lúc 16:28

cmt đầu hiha

Bình luận (2)
Tiểu Thư họ Nguyễn
21 tháng 8 2017 lúc 16:33

Mình cũng làm bên văn , mình cũng thấy thế . Lúc đầu mình không làm bên văn vì sợ mất nhiều thời gian, đôi khi lại không được tick . Nhưng thấy ai cũng copy rồi paste đầy , GP tăng chóng mặt luôn , mk cũng thử làm theo ( Cũng có nhiều bài tự làm) . Đến bây giờ mình ít khi làm nữa vì thấy chép nhiều quá , quá trớn luôn . Thà là copy đúng cho người ta tham khảo , đằng này lại copy khong đúng đề nữa chứ , Nhưng bạn cũng thông cảm cho các bạn CTV vì học cũng phải học bài của họ nữa , không cón hiều thời gian để làm như thế .

Bình luận (5)
Phương Thảo
21 tháng 8 2017 lúc 16:37

Hơ hơ t tham gia chút =))

Bình luận (4)
Thảo My
Xem chi tiết
Linh Phương
2 tháng 6 2017 lúc 9:36

Kính gửi cô Phương,

Người cô đã rèn luyện cho em rất nhiều về đạo đức và kiến thức. Cô ơi, một mùa hè nữa lại đến rồi, mùa hè năm nay không giống như mùa hè năm trước nó đặc biệt hơn rất nhiều. Vì chỉ hết mùa hè năm nay em sẽ không được học cô nữa rồi. Ngày đầu tiên vào trường THCS, cô là người đã dìu dắt em suốt cả mộ quãng đường dài. Nhớ hồi học lớp 6, kiến thức môn Văn của em còn chưa chắc chính cô đã là người rèn luyện, dạy bảo em. Để đạt được như ngày hôm nay, nhờ một tay cô giúp đỡ em. Cô từng nói, chỉ cần em thành công thì cô sẽ có một món quà dành tặng cho em. Và giờ em đã biết món quà ấy là gì rồi, món quà mang tên " Thành công ". Em cảm sự dạy dỗ của cô, em hứa sẽ không làm cô thất vọng.

Và em cũng phải cảm ơn các thầy cô trên HOC24. Vì các thầy cô là những người cho em động lực là những người sửa lỗi cho em để em có thể nhìn lại nó và không bị lặp lại. Em cảm ơn cô Đỗ Ngọc Thoa và cô Hà Thùy Dương và các thầy cô khác nữa.Vì 2 cô đã là người luôn nhắc nhở em nên làm gì và sửa chữa lỗi lầm của em. Em thực sự cảm ơn 2 cô rất nhiều. Và thầy phynit , thầy là một người có tâm huyết với nghề. Cảm ơn thầy đã cho em và các bạn một wed học bổ ích. Suốt một năm học, đã có rất nhiều chuyện xảy ra nhưng thầy đều xử một cách công bằng. Em cảm ơn các thầy cô đã mang đến cho chúng em những món quà tuyệt nhất.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
2 tháng 6 2017 lúc 9:46

Công ơn lớn lao của thầy cô, chúng con không biết phải đền đáp như thế nào? Cám ơn thầy cô đã dạy dỗ chúng em thành những đứa con ngoan, những công dân có ích với cuộc đời.Thầy cô mang đến cho chúng em không chỉ có kiến thức mà còn cả cách sống, cách làm người và cách nhìn nhận những vấn đề trong cuộc sống một cách đúng đắn. Thầy cô đã dạy cho chúng em thấy được vẻ đẹp của tuổi trẻ, của tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương, đất nước. Thầy cô dạy cho chúng em cách nhìn nhận cuộc sống một cách đa diện, nhiều chiều.Chúng con biết rằng có nhiều lúc đã làm thầy cô buồn lòng, không vui.Chúng con xin hứa sẽ cố gắng học tập tốt hơn nữa để có thể phần nào bù đắp những lỗi lầm của mình.Chúng con biết, thầy cô đã phải vất vả như thế nào khi lái những con đò, trải qua bao nhiêu sóng, bao nhiêu gió, thầy cô vẫn một lòng vì chúng con, che chở, dìu dắt chúng con. Những lúc chúng con chùn bước, bàn tay ấm áp của thầy cô lại nâng đỡ nhẹ nhàng. Những lúc chúng con bất lực, giọng nói truyền cảm của thầy cô đem đến cho chúng con thêm nghị lực. Thầy ơi, cô ơi, ngàn lần chúng con cảm ơn người!

Bình luận (0)
Chi Dương
2 tháng 6 2017 lúc 9:34

*Một năm học nữa lại sắp kết thúc. Và giờ đây, khi viết những dòng này thì cũng là lúc chúng em sắp phải rời ghế nhà trường, xa thầy cô, bạn bè, xa mái trường Nguyễn Trãi yêu dấu, để bước đi trên đoạn đường hoàn toàn mới của cuộc đời. Em thầm cảm ơn dịp cuối cấp đã cho em có cơ hội gửi những lời tri ân này đến thầy cô, bè bạn, đến mái trường thân thương này…

*Đã ba năm chúng em học dưới mái trường này, 3 năm chúng em gắn bó với thầy cô, ba năm chúng em được trưởng thành dưới vòng tay yêu thương, dưới sự dìu dắt, nâng đỡ, sự dạy bảo tận tình của thầy cô. Tất cả chúng em, những học trò đến từ những vùng miền khác nhau của Tổ quốc đều cảm thấy mình thật sự may mắn và tự hào khi được sống và học tập dưới mái nhà chung này. Nơi đây chúng em đã được thầy cô trang bị cho một nền tảng kiến thức vững chắc bước vào đời. Có những bài học hay, nhẹ nhàng và sâu lắng, cũng có những kiến thức khô khan, cứng nhắc. Nhưng bằng tất cả lòng yêu thương, sự tâm huyết, thầy cô cứ thế lôi cuốn sự chăm chú của chúng em. Có thể chúng em không nhớ hết từng bài giảng ấy nhưng chúng em sẽ không thể quên những dáng hình tận tụy bên bục giảng thân quen.

*Một cây lớn khởi đầu từ cái mầm nhỏ, cuộc đời mỗi con người không có thầy cô thì không thể trưởng thành. Em xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc của gần 1000 học sinh và đặc biệt là của 306 học sinh khối 12 tới các thầy cô. Chúng em biết chặng đường học tập trước mắt còn rất nhiều khó khăn thử thách, nhưng chúng em rất tự tin vì chúng em đã được thầy cô nuôi lớn trí tuệ, làm giàu lòng nhân ái – những phẩm cách quan trọng nhất của mỗi con người.

*Dù mệt nhọc, nóng bức, mồ hôi chảy dài bên mái tóc ngắn, cô vẫn nhiệt tình dạy dỗ chúng em, quan tâm đến từng đứa chúng em trong lớp. Chúng em tự cảm thấy cô đặt kỳ vọng rất nhiều vào chúng em. Những lần chúng em bị điểm kém, bị cô nhắc nhở, chúng em thấy rất xấu hổ vì đã làm cô buồn và thất vọng. Giờ đây, chúng em đã hiểu rằng cô làm như vậy là muốn chúng em cố gắng hơn để chuẩn bị cho tương lai phía trước mà sắp tới là kì thi đại học. Trong em, cô luôn là người thầy tận tâm, được các thế hệ học trò yêu quý và kính trọng.
Gửi đến các bạn mến thương ,
Lời chia tay với mái trường thân yêu.
Mai đây mỗi sớm, mỗi chiều,
Không còn tới lớp thân yêu nữa rồi.
Xa trường nhớ lắm bạn ơi,
Làm sao không tiếc quãng đời ngây thơ.
Chúng mình biết đến bao giờ,
Mới được tụ họp như xưa vui đùa.
Nhớ những lúc lớp thi đua,
Lao động học tập chẳng thua lớp nào.
Thầy cô không tiếc công lao,
Ân cần dạy dỗ biết bao ân tình.
Đẹp sao là tuổi học sinh,
Cái tuổi lắm chuyện nghịch tinh nhất đời.
Học hành vui thú ,thảnh thơi.
Nhớ sao những buổi đi chơi xa nhà,
Làm cho mỗi đứa chúng ta,
Thêm đoàn thêm kết, thật là vui tươi.
Mai đây khi cách xa rồi,
Vẫn còn mãi nhớ mái trường của tôi .

Bình luận (1)
Phan Thị Minh Trí
Xem chi tiết
Bùi Thị Ánh Tuyết
30 tháng 1 2016 lúc 16:07

Học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người. Người xưa đã nhắc nhở con cháu rằng: “Nếu còn trẻ mà không chịu học hành thì khi lớn lên sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích”. Bên cạnh đó còn có những câu: “Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ”. Hoặc: “Bất học bất tri lí” (Không học thì không biết lí lẽ, lẽ phải).

Suốt lịch sử phát triển mấy ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội. Những tri thức ấy được lưu truyền từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền miệng và chữ viết (sách). Muốn tiếp thu tinh hoa trí tuệ, con người chỉ có một con đường duy nhất là học, học suốt đời.

Nói đến học là nói đến trí lực, một năng lực suy nghĩ, một trực quan nhạy bén, một tư duy hợp lí. Điều ấy hết sức cần thiết cho tất cả mọi người. Chính vì vậy, ngay từ lúc nhỏ, bất kì ai cũng phải được học hành.

Trong mười hai năm ở trường phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức sơ đẳng của một số bộ môn cơ bản như Toán, Lý, Hóa, Sinh, Văn, Sử, Địa, Ngoại ngữ… Tuy thế, học sinh phải chăm chỉ học hành thì mới hiểu và nắm vững kiến thức một cách có hệ thống. Nếu lơ là, chểnh mảng, thiếu nghiêm túc trong việc học hành thì rốt cuộc là tốn thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được chẳng đáng là bao.

Thực tế cho thấy là có học có hơn. Mục đích của việc học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu quả cao. Nếu ta đơn thuần làm việc theo thói quen hoặc kinh nghiệm có sẵn thì công việc sẽ tiến triển chậm và chất lượng không tốt. Cách làm như trên chỉ thích hợp với các công việc giản đơn, không cần nhiều đến trí tuệ. Còn đối với những công việc phức tạp liên quan đến khoa học kĩ thuật thì cung cách làm việc ấy là lạc hậu, lỗi thời. Muốn đạt hiệu quả tốt trong mọi lĩnh vực, chúng ta bắt buộc phải học, phải được đào tạo chính quy theo từng chuyên ngành và trong suốt quá trình làm việc vẫn phải học tập không ngừng, bằng mọi hình thức khác nhau.

Trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển với tốc độ nhanh như hiện nay thì tri thức (chất xám) của con người là tiền đề vô cùng quan trọng. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Có nắm vững lí thuyết, chúng ta mới làm được những công việc phức tạp. Lí thuyết khoa học có tác dụng soi sáng, dẫn đường cho kĩ năng thực hành, con người sẽ rút ngắn được thời gian mò mẫm, tìm hiểu thực tiễn, do đó sẽ tránh được những sai lầm đáng tiếc.

Học không chỉ là quá trình rèn luyện tri thức mà còn là quá trình rèn luyện tình cảm và đạo đức. Con người ngoài cái trí còn cần có cái tâm. Học là để thấu hiểu những lẽ huyền bí của cuộc đời, của vũ trụ chứa đựng trong những công thức toán đơn giản hoặc trong những quy luật thịnh suy của một xã hội. Không hòa cái tâm của mình vào trong cuộc đời, vào vũ trụ để lắng tìm và cảm nhận thì làm sao có được những tín hiệu mách bảo cho trí tuệ con đường đi tới những lẽ huyền diệu và bí ẩn kia ?. Như vậy là có biết bao kién thức mới, nhận thức mới về cuộc đời, về thế giới mà chúng ta tìm kiếm được không chỉ bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn.

Học cần có cái trí và cũng có cần có cái tâm là vì thế. Học cũng là để sáng thêm cái trí, lành thêm cái tâm và để đóng góp tài đức của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước mạnh giàu.

Điều quan trọng là đã học thì phải học đều các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Văn, Sử là những môn học cần thiết, nếu không nói là đặc biệt quan trọng để tạo nên nhân cách. Nếu chúng ta không coi trọng các môn này thì tâm hồn sẽ khô cứng, vô cảm trước con người và cuộc đời mà dẫn đến thái độ dửng dưng trước vẻ đẹp phong phú và sự giàu có của lịch sử văn hóa dân tộc.

Sẽ không ai trách chúng ta khi chỉ thích học Tin học, Kinh tế, Ngoại ngữ… Nhưng nếu chỉ giỏi chữ số mà quên chữ viết, giỏi kĩ thuật mà kém văn hóa thì sẽ là thiệt thòi lớn cho mỗi con người.

Việc học hành quan trọng như vậy, do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò của việc học hành. Đúng là: “Nếu không có học hành đến nơi đến chốn thì lớn lên, chúng ta sẽ chẳng làm được việc gì có ích”.

Hiện nay, một số bạn trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc học đối với sự thành công hay thất bại của đời người. Nhận thức lệch lạc thường dẫn đến hành động sai lầm. Bỏ học đi chơi, giao du với những thành phần bất hảo để rồi bị rủ rê, sa ngã vào con đường cờ bạc, chơi bời, hút chích… dần dần những người đó sẽ đánh mất nhân cách, mất khả năng làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. Một cuộc sống như thế không đáng gọi là cuộc sống của một con người chân chính. Đến lúc nào đó tỉnh ngộ, dẫu có ăn năn, hối hận thì cũng đã muộn màng.

Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở và cuộc đời nếu đem áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại nhiều thành quả tinh thần, vật chất cho cuộc sống của bản thân, gia đình và xã hội.

Tri thức loài người mênh mông như biển cả (“Bể học vô bờ”). Dẫu chúng ta có miệt mài học suốt cuộc đời thì cũng chỉ là tiếp thu được một phần rất nhỏ. Bác Hồ dạy: “Học ở trường, học trong sách vở; học lẫn nhau và học ở dân”. Lenin cũng từng khuyên thanh niên: “Học! Học nữa! Học mãi!”. Đó là những lời khuyên chí lí, có giá trị đối với mọi thời đại. Nếu không coi trọng việc họ thì chúng ta sẽ không thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của đất nước trong giai đoạn mới.

Bình luận (4)
Nguyễn Thị Hà Uyên
30 tháng 1 2016 lúc 16:10

Việc học tập trong cuộc sống là vô cùng quan trọng. Đây là việc cần thực hiện khi còn trẻ và trong suốt cuộc đời sau này. Ít lâu nay, một số bạn trong lớp tôi có phần lơ là học tập. Tôi đã cố gắng thuyết phục các bạn và cũng như tự nhắc nhở mình rằng nếu khi ta còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích!

Có ai biết từ “học hành” mang nghĩa gì không? “Học hành” có nghĩa là tiếp thu kiến thức của người cô, người thầy, nhưng lí thuyết vẫn chưa đủ, chúng ta phải được thực hành để nâng cao tầm hiểu biết. Còn “học hỏi” là sao? Học hỏi là sự chuyên cần trong học tập không bất chấp khó khăn, song để kiến thức được bổ sung, ngoài việc học ở trường lớp, ta phải học tập những tấm gương hoặc đi đây đó tìm thêm kiến thức mình chưa biết trong thiên hạ vì kiến thức của nhân loại bao la, mênh mông như biển cả, còn sự hiểu biết của mỗi người chúng ta chỉ như giọt nước

Chắc các bạn cũng đã biết về Bác Hồ rồi phải không? Bác Hồ không những giỏi giang việc nước, yêu thương dân lành mà còn rất thông minh. Bác Hồ thông minh như vậy không phải là do Bác chi tiền để đi học, cũng không phải nhờ ai chỉ bảo trước, lại càng không phải là có tài năng bẩm sinh. Bác Hồ thông minh nhờ sợ chịu khó, kiên trì, nhẫn nại. Bác tự học lấy mà không cần ai giúp cả. Tiêu biểu trong thời kì mà Bác ra đi để tim đường cứu nước, trước mỗi lần dọn dẹp boong tàu, Bác luôn luôn ghi trên tay mình mười chữ cái tiếng Anh. Bác không biết thì Bác tra cứu tài liệu, học cho thuộc lòng, vượt chỉ tiêu đặt ra thì mới chịu thôi. Cứ như thế, ngày qua ngày, Bác trở nên thành đạt, thông thạo ngoại ngữ chẳng khác chi so với một người nước ngoài cả.

Chắc bạn chưa biết rằng học tập giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng như không thể vượt qua được. Một ví dụ điển hình cho chúng ta một bài học rất hay chính là thầy Nguyễn Ngọc Kí. Thầy ấy bị liệt hai tay từ nhỏ, mọi người ai cũng nghĩ rằng: “Chắc tàn đời rồi còn đâu mà học nữa” nhưng thật sự không phải như thế. Dù thầy liệt hai tay nhưng thầy vẫn còn yêu việc học tha thiết. “Thua keo này, bày keo khác” – mọi người cũng hay nói thế. Thầy viết chữ bằng tay không được, quyết không nản chí, thầy liền học cách để viết được chữ bằng chân. Nét chữ đúng là có xấu, nhưng thầy vẫn không nản ý chí học tập của mình mà vẫn kiên trì khổ luyện. Nên kết quả đạt được của thầy chính là trở thành một người thầy được mọi người quý trọng, có nét chữ thật đẹp.

Ông bà ta cũng hay có câu: “Một rương vàng không bằng một nang chữ” để nói cho con cháu hiểu rằng tiền bạc không là gì nếu thiếu một cái đầu thông minh… Quả đúng là thế: “tiền bạc, công việc có thể kết thúc một ngày nào đó, nhưng sự học vấn thì không bao giờ” – Đó là câu nói của một danh nhân nổi tiếng có ý bảo ta rằng, tiền bạc ngày qua ngày cứ mất dần, nhưng kiến thức sẽ giúp ta có việc làm nên kiến thức vẫn quý hơn ngàn lần tiền bạc: “Học tập là hạt giống của kiến thức, khiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Để các bạn không lơ là trong việc học, tôi sẽ chủ động khuyên các bạn trong lớp không nên lơ là mà phải tập trung trong học tập hơn. Ta phải chịu khó học khi còn trẻ thì lớn lên mới làm được việc có ích, làm được việc lớn được.

 

Bình luận (7)
Đoàn Thị Hồng Vân
30 tháng 1 2016 lúc 16:10

Trải qua gần một trăm năm dưới ách nô lệ của thực dân Pháp, hai mươi năm chống đế quốc Mĩ, nhân dân Việt Nam đã bỏ biết bao công sức, trí tuệ cho sự nghiệp độc lập, tự do của Tổ quốc, và hôm nay, trên con đường hội nhập với thế giới, Việt Nam đã trở thành một nước công nghiệp hoá, đang trên đà phát triển. Chúng ta có quyền tự hào bởi ta là người Việt Nam, được sinh ra trên mảnh đất anh hùng, luôn tồn tại những con người kiên cường, bất khuất, đầy trí tuệ, thông minh và sáng tạo. Thế nhưng có khi nào thế hệ tuổi trẻ Việt Nam chúng ta, những người thanh niên sắp là chủ nhân tương lai của đất nước trong thời đại mới nghĩ đến những tiến bộ, những mặt còn hạn chế của chính mình, để từ đó có những kết luận đúng đắn giúp đất nước ngày càng đi lên, hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.

Qua thực tế, ta nhận thấy vẫn còn rất nhiều bạn còn mải chơi, bỏ học coi việc học là nghĩa vụ nặng nề mà bố mẹ giao cho, chẳng nghiêm túc và tự giác trong học tập,… Đó là những con người lười nhác, chỉ hưởng không công, những người còn đang ngủ quên trên chiến thắng của dân tộc,chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn. Đó là những biểu hiện thật hổ thẹn với quá khứ hào hùng của cha anh, một vấn đề mà hiện nay ta cần phải quan tâm và xem xét bởi vì “nếu khi còn trẻ ta không chịu khó học tập thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích”. Trong những năm học phổ thông, học sinh được cung cấp những kiến thức hết sức căn bản, nhưng nếu chúng ta không chăm chỉ học hành, lơ là, chểnh mảng thì sẽ không nắm vững được kiến thức một cách có hệ thống mà còn tốn thời gian, tiền bạc và kết quả thu được cũng chẳng đáng là bao, huống chi là cả một kho tàng tri thức khổng lồ về tự nhiên và xã hội mà nhân loại đã tích lũy suốt mấy ngàn năm lịch sử và những kiến thức tân tiến, hiện đại của khoa học kĩ thuật bây giờ mà nếu chúng ta không học thì sẽ trở thành những con người lạc hậu và chậm tiến. Vì thế, việc làm trước tiên của thanh niên trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là phải học tập, trang bị thật tốt cho mình vốn kiến thức, hiểu biết về thế giới, khoa học và con người… Học tập tốt không chỉ giúp ta góp phần xây dựng một đất nước vững mạnh, phát triển và phồn vinh mà còn là con đường tốt nhất giúp ta đi đến một tương lai tương sáng và tốt đẹp.

“Học tập là hạt giống của kiến thức

Kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

Không chỉ dừng lại ở việc học, thanh niên, học sinh còn phải hoàn thiện bản thân, tu dưỡng và rèn luyện về đạo đức. Có lòng thương người và đối xử với người theo lẽ phải, đó là nhân nghĩa, là truyền thống cao đẹp của người Việt Nam mà chúng ta cần duy trì và phát triển và thiết thực nhất đó là sự kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, ông bà…, quan tâm, chia sẻ, nhường nhịn với những người xung quanh, cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, hoạn nạn, luôn có thái độ kính trọng và biết ơn với những người đã có công với đất nước…

Đặc biệt, thanh niên cần tích cực rèn luyện một lối sống trong sáng, lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội như cờ bạc, thuốc lá, ma tuý… và những thói hư tật xấu, lối sống lai căng, thực dụng, xa rời các truyền thống văn hóa của xã hội bởi chúng có tác hại ghê gớm cho bản thân, gia đình, xã hội về tư tưởng đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống…

“Gạo đem vào giã bao đau đớn,

Gạo giã xong rồi trắng tựa bông;

Sống ở trên đời người cũng vậy,

Gian nan rèn luyện mới thành công.”

(Hồ Chí Minh)

Mỗi người chúng ta đều có những mặt mạnh, yếu khác nhau, không ai là hoàn mĩ cả, mặt khác, xã hội luôn không ngừng phát triển, vì vậy, thanh niên phải luôn tự hoàn thiện bản thân mình, biết vượt lên mọi khó khăn, trở ngại, biết phát huy ưu điểm, khắc phục, sửa chữa khuyết điểm, học hỏi những điều hay, điều tốt của người khác. Có như thế thì bản thân, gia đình, cộng đồng sẽ ngày một phát triển tốt hơn, tiến bộ hơn.

“Nếu là con chim, chiếc lá

Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh,

Lẽ nào vay mà không có trả

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?”

(Tố Hữu)

Tóm lại, thanh niên chúng ta cần phải phấn đấu học tập, xác định mục tiêu học tập đúng đắn, coi việc học tập khoa học kĩ thuật là then chốt, trở thành những nhà khoa học trẻ tuổi tương lai, những thanh niên xung phong tronhg thời đại mới, có kích thích sáng tạo, tìm tòi cái mới, ứng dụng lí thuyết vào đời sống thực tế, học hỏi không ngừng, có tình yêu quê hương đất nước, nhận lãnh trách nhiệm là người chủ nhân tương lai của đất nước, là thành viên ưu tú của xã hội. Song song đó, chúng ta cần tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu, của tệ nạn xã hội, luôn có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ phẩm cách trong sáng, bảo vệ gia đình, xã hội, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Những hành động trên là vô cùng thiết thực trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa này, những điều mà ai trong chúng ta cũng có thể làm được để đất nước ngày càng phát triển và có thể sánh đôi với các cường quốc khác, góp phần bảo vệ, xây dựng đất nước Việt Nam ngày một giàu đẹp hơn.

 

Bình luận (1)