Văn bản ngữ văn 7

Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 8 2016 lúc 15:41

Bài 2 : Chọn các từ trong ngoặc để hoàn thành câu. Gạch chân dưới câu đúng

a. Chúng ta bảo vệ những ( thành quả, thành tích, thành tựu ) của sự nghiệp đỏi mới đất nước .

b. Các quốc gia đang phải gánh chịu những ( kết quả, hệ quả, hậu quả ) của sự ô nhiễm môi trường.

c.Học sinh phải chấp hành ( quy chế, nội quy, quy định )

d. Loại xe ấy ( tiêu dùng, tiêu thụ, tiêu hao ) nhiều xăng quá !

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Anh Duong
19 tháng 8 2016 lúc 15:26

a. Chúng ta bảo vệ những thành tựu của sự nghiệp đổi mới đất nước.

b.Các quốc gia đang phải gánh chịu hậu quả của sự ô nhiễm môi trường.

c. Học sinh phải chấp hành nội quy.

d. Loại xe ấy tiêu hao nhiều xăng quá !

Nhớ tick cho mk nha !!vui

Bình luận (0)
LIÊN
19 tháng 8 2016 lúc 16:37

a) thành tựu

b) hậu quả

c) nội quy

d) tiêu hao

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
Nhok Đáng Yêu
19 tháng 8 2016 lúc 17:41

Từ ''ba'' đã bổ nghĩa cho từ ''bà'' để làm rõ nghiã các từ

vd: từ bà ba là chỉ 1 loại áo dài Việt Nam thời xưa.Nếu ko có từ ''ba'' thi từ còn lại chưa có nghĩa hoàn chỉnh

Bình luận (0)
Phương Anh (NTMH)
21 tháng 8 2016 lúc 14:30

 

Trong những từ ghép chính phụ : bà Ba, bà cố, bà tôi, bà mụ, bà nội

Các tiếng đứng sau tiếng "bà" có vai trò gì?

=>Các tiếng đứng sau tiếng "bà" có vai trò : bổ nghĩa cho tiếng bà, và để làm rõ nghĩa

 

Có thể đổi vị trí các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giừ nguyên ý nghĩa của từ được không?

=> không thể đổi lên trước được mà cx ko giữ nguyên ý nghĩa được

 

Bình luận (0)
Trần Thị Thùy Dương
30 tháng 8 2016 lúc 22:14

làm rõ nghĩa hơn

Bình luận (0)
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Anh Duong
19 tháng 8 2016 lúc 15:50

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng cảm động khi đọc câu chuyện " Cuộc chia tay của hai con búp bê". Nhưng chúng ta sẽ thắc mắc rằng liệu sẽ có cuộc hội ngộ nào giữa Thành và Thủy sau này. Vậy hãy cùng tớ đón xem. 

10 năm sau kể từ ngày đó,...

Tôi ( Thành ) rảo bước trên con đường ngày xưa tôi hay dẫn Thủy đi học.Tôi bồi hồi nhớ lại kỉ niệm xưa,tôi đi qua trường, bỗng thấy bên gốc phượng mà ngày xưa em tôi vẫn ngồi đọc sách có một cô gái khoảng 21,22 tuổi đang ngồi. Tôi bất giác bước lại gần, run run hỏi:

- Có phải Thủy đó không em ?

Cô gái quay lại, vẫn khuôn trắng hồng ngày nào, vẫn mái tóc đen buộc lỏng. 

- Là anh Thành đúng không ? 

Thủy nói tới đây thì khóc nức nở. Tôi ngồi xuống bên em, nắm tay hỏi :

- Dạo này em sống ra sao ? Mẹ chúng ta còn khỏe chứ ? Sao em lại về đây ? Bây giờ em đang làm gì ? Ở đâu ? - Tôi hỏi em dồn dập.

Thủy lau nước mắt, xúc động :

- Từ ngày theo mẹ về quê, em đi bán trái cây ngoài chợ, nhưng trong xã có mở lớp học tình thương nên ngày đi bán tối về em đi học. Kể đã 10 năm rồi anh ạ ! Em thi đỗ sư phạm và được chuyển về đây dạy học, em ở trong kí túc xá trong trường. Còn mẹ thì .... huhu .... mẹ .... mẹ đã mất cách đây 2 năm vì bệnh rồi anh ạ ! Thủy run lên khi nhắc lại quá khứ.

Tôi không tin vào mắt mình nữa, trước mặt em đã là cô giáo rồi không còn là cô em bé bỏng nữa.

- Anh ! Anh còn giữ con Vệ sĩ và con Em nhỏ nữa không anh ? Anh không làm rách áo nữa chứ? Thủy đánh thức tôi bằng câu hỏi đó.

- Có ! Có chứ ! Anh vẫn giữ chúng cẩn thận. Còn áo anh không làm rách nữa rồi. Tôi trả lời.

Thủy mỉm cười. Nhìn đồng hồ , đã quá 5 giờ , Thủy vội ôm tôi rồi nói : " Anh à ! Giờ em phải về để kịp lên Sở, anh em ta nhất định sẽ gặp lại.Thủy bước đi, nhìn theo bóng em, tôi tin rằng em nói đúng.

Nhớ tick cho mk nha !!ok

Bình luận (2)
LIÊN
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
18 tháng 8 2016 lúc 11:20

Tự sự hay kể chuyện là bất kỳ sự tường thuật nào để kết nối các sự kiện, trình bày cho người đọc hoặc người nghe bằng một chuỗi câu viết hoặc nói, hoặc một chuỗi hình ảnh

Văn miêu tả là loại văn giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh…. làm cho đối tượng miêu tả như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.

Biểu cảm là bộc lộ những tình cảmcảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải cóluận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấnđề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa

Bình luận (0)
Phương Anh (NTMH)
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 8 2016 lúc 9:16

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi” vì:

- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.

- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.

Bình luận (0)
Lê Thị Anh Thương
18 tháng 8 2016 lúc 9:18

      Mặc dù có nhan đề " Mẹ tôi " nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn cảm xúc, thái độ của mình mà không làm cho đứa con phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề

Bình luận (0)
thao nguyen phuong hien
18 tháng 8 2016 lúc 15:39

Mặc dù có nhan đề là Mẹ tôi nhưng văn bản lại được viết dưới dạng một bức thư của người bố gửi cho con trai. Cách thể hiện độc đáo này giúp cho những phẩm chất của người mẹ (nội dung chủ yếu của tác phẩm) được thể hiện một cách khách quan và trực tiếp. Đồng thời qua đó, người viết thư có điều kiện để bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho người tiếp thu (đứa con) phải xấu hổ, từ đó nhanh chóng hiểu ra vấn đề

Bình luận (0)
Lưu Huyền Điện Nước
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 8 2016 lúc 9:37

- Phó từ chỉ thời gian:

+ Lan đã làm bài tập xong.

+ Mẹ em đang nấu cơm

+ Chị Ngọc sắp trở thành mẹ. 

- Phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự:

+ Ngày nào Hà cũng ra đồng bắt ốc.

+ Hoa vẫn đi học vào ngày mai.

+ Quanh năm, cây táo nhà tôi đều xanh tốt.

- Phó từ chỉ mức độ:

+ Hà thật dễ thương và học giỏi.

+ Con voi rất khoẻ.

+ Em Diệu ngoan lắm!

- Phó từ chỉ phủ định:

+ Linh không làm bài tập.

+ Thảo chưa tỏ ra lễ phép khi nói chuyện với cô giáo.

+ Khánh chẳng bao giờ đi chơi khi chưa làm bài tập xong.

- Phó từ chỉ khẳng định:

+ Vân hai hộp bút chì màu.

+ Tôi một con mèo vàng.

+ Cây dừa nhà Giang quanh năm quả.

- Phó từ chỉ sự cầu khiến:

Đừng xả rác bừa bãi ra môi trường.

+ Hãy chấp hành tốt luật An toàn giao thông.

+ Chớ làm điều dại dột có thể gây hại đến bản thân.

- Phó từ chỉ kết quả:

+ Lan mất chiếc bút chì vào hôm qua.

+ Tôi được tặng một chiếc váy hồng nhân dịp sinh nhật lần thứ 11.

+ Loan bước vào nhà.

- Phó từ chỉ khả năng:

+ Anh Dũng có thể bơi được 50m trong vòng 5 phút.

+ Tôi không thể làm 1 điều hết sức dại dột như vậy.

+ Nụ chưa thể khẳng định được rằng điều mà tôi nói là đúng.

Thiếu phó từ nào thì bạn bảo mình. Mình sẽ làm tiếp cho bạn.hihi

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Ngà
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
18 tháng 8 2016 lúc 15:23

 Bà ngoại dẫn tôi đi trên con đường làng quen thuộc. Sao mà thân thương đến thế. Ngày khai trường đầu tiên là ngày mà tôi bắt đầu cần những dụng cụ để học tập: bút thước, sách vở... Tôi mặc bộ quần áo đồng phục của nhà trường để đến trường.Ngày khai trường là ngày ý nghĩa nhất trong cuộc đời đi học của tôi. Dù mai này có nhiều ngày khai trường vu hơn nhưng tôi sẽ không quên ngày khai trường đầu tiên này.

Bình luận (4)
Nguyễn Thu Ngà
17 tháng 8 2016 lúc 21:27

giúp mình với huhukhocroimình cần gấphuhu

Bình luận (3)
nguyễn vũ phượng duy
1 tháng 9 2016 lúc 18:57

mik  ko viết đúng đề xory nha!

sáng hôm nay cũng như buổi sáng mọi ngày, khi những chú gà trống cất cao giọng gáy, không khí trong nhà em rôn ràng. tất bật hẳn lên! 
bố em lo dắt chiếc xe máy cũ kĩ ra ngoài; mẹ thì lo sửa soạn trang điểm lại đôi chút chuẩn bị đi làm; còn em là người tất bật nhất, vội vàng đánh răng rửa mặt để kịp giờ đi học. 
cau :bố em lo dắt chiếc xe máy cũ kĩ ra ngoài; mẹ thì lo sửa soạn trang điểm lại đôi chút chuẩn bị đi làm; còn em là người tất bật nhất, vội vàng đánh răng rửa mặt để kịp giờ đi học

"Quê hương là chùm khế ngọt 
Cho con trèo hái mỗi ngày..." 

Ôi! Quê hương tôi đẹp biết bao - Thành phố Huế nó chính là nơi tôi sinh ra và lớn lên. Ở đó, có con sông Hương uốn quanh nép mình dưới chân núi Ngự Bình như cái yên ngựa nổi bật trên dòng sông Hương, cần mẫn mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng. Huế còn nổi tiếng với các món ăn đặc sắc vốn có của mình. Huế còn là thành phố đấu tranh kiên cường, đấu tranh bất khuất. Huế đã đi vào mọi người dân Việt Nam nói riêng và người ngoài nói chung... Huế còn là thành phố anh hùng.... 

xin lỗi rất nhiều nha! hì hìleuleuicon-chat

Bình luận (0)
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
17 tháng 8 2016 lúc 20:48

- Cô bé kia mặt mày lúc nào cũng xinh xắn.

- Tóc tai bé Ngọc luôn luôn bù xù.

- Thằng Nam thật là cứng đầu!

- Bạn Hoa dễ bị mềm lòng khi được người khác nịnh nọt.

- Cái đầu của nó cứng như sắt đá.

- Hàng ngày, Lan chăm chỉ lo việc cơm nước cho gia đình.

 

Bình luận (0)
Bui Ngoc TRuc
17 tháng 8 2016 lúc 20:45

Mặt mày lì lợm ấy làm tôi khó chịu 
Nó cứ vò đầu bứt tai 
Trung là một học sinh cứng đầu 
Thảo là người rất mềm lòng 
Sắt đá thật quan trọng trong đời sống con người
Mẹ em là người lo chuyện cơm nước

Bình luận (2)
Nguyen Ngoc Anh Duong
18 tháng 8 2016 lúc 16:16

- Mặt mày của cậu bé kia nhìn thật sáng sủa.

- Tóc tai gọn gàng là nét đẹp của HS.

- Cậu ấy rất cứng đầu.

- Cô ấy dễ mềm lòng với tất cả.

- Trái tim của cô ấy như sắt đá.

- Mẹ về , cơm nước đã tinh tươm.vui

Nhớ tick cho mk nha

Bình luận (0)
Trần Quang Hiếu
Xem chi tiết
Bui Ngoc TRuc
17 tháng 8 2016 lúc 20:18

Từ gồm các tiếng nghĩa trái ngược nhau là : đầu đuôi , gần xa , đó đây , to nhỏ , khó dễ
Từ gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa : lựa chọn , màu sắc , yêu mến , cứng rắn , hư hỏng

Bình luận (0)
Linh Phương
17 tháng 8 2016 lúc 20:36

Các tiếng nghĩa trái ngược nhau: đầu đuổi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ.

Các tiếng đồng nghĩa hoặc gần nghĩa là: lựa chọn, yêu mến, cứng rắn, màu sắc, hư hỏng

Chúc bạn học tốt!

 

Bình luận (0)
Hoàng Dương
14 tháng 9 2017 lúc 19:47

Từ ghép gồm các tiếng trái nghĩa là: đầu đuôi, gần xa, đó đây, to nhỏ, khó dễ.

Từ ghép gồm các tiếng đồng nghĩa hoặc khác nghĩa là: lựa chon, màu sắc, yêu mến, cứng rắn, hư hỏng.

Bình luận (0)
BIM BIM
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
17 tháng 8 2016 lúc 18:56

Theo em, đó là một thế giới vô cùng tuyệt vời, bởi vì: - Em nhận biết được bao nhiêu điều mới lạ, bao nhiêu vốn trí thức phong phú của loài người: từ những cái gần gũi xung quanh như vì sao cây lại cần ánh sáng, đến những cái xa vời như bầu trời khí quyển và định lí toán học, hóa học, vật lí…. - Qua cánh cổng trường còn cho em rất nhiều bạn bè thân thương, thầy cô yêu kính, với những tình cảm chân thành cao quý. - Qua cánh cổng trường còn cho em hiểu và càng yêu thêm đất nước mình.

         Chúc bạn học tốt

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Nguyệt
17 tháng 8 2016 lúc 19:41

"Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra". Câu văn này đã nói lên ý nghĩa to lớn của nhà trường trong cuộc đời mỗi con người. Như trong một câu chuyện cổ tích kì diệu, phía sau cánh cổng kia là cả một thế giới vô cùng hấp dẫn đối với những người ham hiểu biết, yêu lao động và yêu cuộc sống, thế giới của tri thức bao la, của tình bạn, tình thầy trò nồng ấm tha thiết, chắp cánh cho chúng ta bay cao, bay xa tới những chân trời của ước mơ và khát vọng.

Bình luận (0)
Nguyen Ngoc Anh Duong
18 tháng 8 2016 lúc 16:33

Câu nói đó quả thật không sai. Qua cánh cổng trường là một thế giới vô cùng kì diệu. Chỉ cần bước qua cánh cổng là ta sẽ bước đến với cánh cửa tri thức rộng lớn.  Những môn học sao mà mới lạ đến thế, sao mà thú vị đến thế ? Nếu chúng ta không bước qua cánh cổng trường thì làm sao biết được những môn học như thế ? Nhưng, một điều quan trọng hơn là chúng ta sẽ học những kiến thức như vậy từ ai ? Chính là từ những thầy cô yêu dấu, luôn tận tụy với nghề . " Những người lái đò cần mẫn " như thầy cô với viên phấn là mái chèo , bảng đen là con thuyền sẽ đưa ta đi tới bến bờ tương lai tri thức rực rỡ thành công . Một phần không thể thiếu trong thế giới kì diệu này chính là những người bạn, những người luôn sẵn sàng bên ta lúc khó khăn, ở cạnh ta lúc hạnh phúc. Họ chính là nguồn động lực để ta đứng vững trên con đường học tập. Và còn biết bao điều mới lạ đằng sau cánh cổng trường. Ta nên hiểu rằng : " Mỗi ngày đến trường là một ngày vui . " 

Mk chỉ viết vậy thôi . nhớ tick cho mk nha !

Bình luận (0)