Văn bản ngữ văn 7

Hinamori Amu
Xem chi tiết
Dracula
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Khánh Huyề...
19 tháng 1 2017 lúc 21:57

Mở bài: Đã từ rất lâu, thật thà là một phẩm chất quý báu của con người trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi, sự “thật thà” lại khiến cho con người gặp nhiều phiền toái, thậm chí còn bị chê bai như câu tục ngữ: “Thật thà là cha thằng dại”. Tại sao lại như vậy?

Thân bài: viết thành từng phần, đoạn

Giải thích câu tục ngữ: Chuyển ý: Trước hết chúng ta cần hiểu thế nào là “Thật thà là cha thằng dại”. “Thật thà” có nghĩa là trung thực, thẳng thắn, không gian dối đối với mọi người. “Cha”: là người có công sinh thành, dưỡng dục. Còn “thằng dại” được hiểu là một người khờ dại, là người làm điều dại dột. Suy cho cùng, câu tục ngữ mang hàm ý thật thà sinh ra dại dột. Hay nói ngắn gọn hơn “Thật thà là dại”. Tại sao “Thật thà là cha thằng dại” ?

- Chuyển ý: Câu tục ngữ trên là vô lí chăng? Vậy chẳng phải ông cha lại khuyên chúng ta đừng nên thật thà? Thực sự mà nói, thật thà vẫn là một đức tính tốt đẹp ngàn đời. Là bài học cha mẹ dạy cho con cái từ thuở lên ba. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng nên “thật thà”.

- Nhiều người ngay thẳng có những khi bị cô lập, thậm chí là trù dập. Ngay chính nhiều bậc cha mẹ muốn giữ thân cho con luôn khuyên rằng: "Đừng có thật thà quá mà chuốc họa vào thân". Thực tế có những công nhân đứng lên tố cáo sai phạm của các xí nghiệp, nhà máy, họ thắng kiện rồi bị cho... nghỉ việc. Cứ như thể chúng ta đang sống chung với bệnh giả dối và nó đã là... người bạn quá thân quen.

- Không phải lời nói dối nào cũng xấu (Có những lời nói dối không xấu như người con đang ở xa gia đình, gặp bất trắc hoặc có vấn đề về sức khỏe, khi cha mẹ già yếu hỏi thăm thì con lại nói đang có cuộc sống hoặc sức khỏe tốt. Một ví dụ khác ngược lại là cha mẹ già yếu nay ốm mai đau, nhưng khi con cái - vốn đang đi công tác xa - gọi điện thoại hỏi thăm thì cha mẹ nói rằng sức khỏe vẫn bình thường. Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ nhưng còn nhiều ví dụ khác nữa cho ý kiến không phải lời nói dối nào cũng xấu. Tất nhiên, vẫn có nhiều lời nói dối đem đến cái xấu cho xã hội.)

- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng…(điều này thật ra mình không dại mà chỉ vì người khác không đón nhận sự chân thành của mình.

- Một doanh nhân trên thế giới rằng: “nói dối khi cần và nói thật khi có thể”. Tức là khi cần vẫn có thể nói dối và chỉ nói thật khi điều mình nói ra không ảnh hưởng đến người khác, không ảnh hưởng đến mình và những mối quan hệ khác.Người quá thật thà không dễ thành công ?

- Vì vậy, “thật thà” không đúng lúc, đúng nơi thật sự chính là “cha thằng dại”.

- Tìm thêm lí lẽ, dẫn chứng…

Chúng ta cần phải làm gì?

- Để tránh nói ra những điều khiến một giây sau phải hối hận, cách tốt nhất là nên im lặng suy nghĩ về cái được và cái mất của mình trước lúc nói. Không ai bắt mình phải nói ngay cả. Cha ông ta đã từng đúc kết “phải uốn lưỡi bảy lần trước lúc nói” là vì vậy. Nếu không nghĩ được cái gì để nói thì có thể im lặng và không bày tỏ quan điểm. Không nói gì còn hơn nói ra để rồi sau đó phải ân hận.

- Thời gian im lặng để suy nghĩ đó cũng chính là thời gian giúp người thật thà làm chủ được cảm xúc của mình. Khi đã làm chủ được mình, họ sẽ tìm ra được cách nói thế nào sẽ mang lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên, đó chỉ là cách điều trị để giảm bớt triệu chứng, để không nói ra những câu nói “hớ hênh”. Không dễ chữa được “bệnh” thật thà, vì nó là bẩm sinh, là tố chất của con người.

- Thật thà đúng thời điểm. (Ta nghĩ nên thay từ "thật thà" bằng từ "trung thực". Những lời nói thật rất khó tiếp thu. Vậy ta nên nêu cao tinh thần trung thực thì hơn. Chúng ta không nói dối, không làm sai và khi cần thì ta sẽ thẳng thắn. Ta nói là "khi cần" vì trong những trường hợp khác, tự nhiên bạn sẽ bị đi vào thế cô lập. Những lời nói quá thẳng thắn có thể gây tổn thương, thậm chí khắc cốt ghi tâm vào lòng người nghe như một sự nhẫn tâm. Vậy, khẳng định: thật thà, thẳng thắn là đúng nhưng phải biết hành động đúng thời điểm, đúng người).

- Và, nói dối mà tốt cho mọi người, không hại ai thì “nói dối lại là cha thằng khôn”. Tuy nhiên, không vì thế mà để nói dối trở thành thói quen.

Kết bài: Câu tục ngữ trên thật sâu sắc, khuyên chúng ta cần khéo léo trong giao tiếp ứng xử. Nói thật đôi khi có hại mà ngược lại nói dối lắm lúc lại là điều cần thiết trong cuộc sống. Bản thân là học sinh, ta cần rèn luyện nhiều đức tính tốt đẹp như nhân ái. dũng cảm, kiên trì… trong đó không thể thiếu trung thực. Tuy nhiên, mỗi người cần vận dụng một cách linh động không nên cứng nhắc để dẫn đến nhiều điều không hay.

Bình luận (0)
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Phương Thảo
19 tháng 1 2017 lúc 21:47

CON NGƯỜI
- Người là vàng của là ngãi.
- Người năm bảy đấng, của ba bảy loài.
- Sống mỗi người một nết, chết mỗi người một tật.
- Chết giả mới biết bụng dạ anh em.
- Khôn ngoan đến cửa quan mới biết, giàu có ba mươi tết mới hay.
- Chữ tốt xem tay, người hay xem khoáy.
- Người khôn dồn ra mặt.
Trông mặt mà bắt hình dung.
- Mỏng môi hay hớt, trớt môi nói thừa,
- Con mắt là mặt đồng cân.
- Bụng bí rợ ăn như bào, làm như khỉ.
- Lòng người như bể khôn dò.
- Miệng hỏa lò ăn hết cơ nghiệp.
- To mắt hay nói ngang.
- Con mắt lá răm, lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
XÃ HỘI
- Xa mỏi chân, gần mỏi miệng.
- Cáo chết ba năm còn quay đầu về núi.
- Bần cùng sinh đạo tặc.
- Thượng bất chính, hạ tắc loạn.
- Phép vua thua lệ làng.
- Đất có lề, quê có thói.
- Lá lành đùm lá rách.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Trời sinh voi, trời sinh cỏ.
- Ai giàu ba họ, ai khó ba đời.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:49

ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Nòi nào giống ấy.
2. Cây có cội, nước có nguồn.
3. Giấy rách giữ lề.
4. Cha già con cọc.
5. Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
6. Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
7. Khôn từ trong trứng khôn ra.
8. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
9. Máu chảy ruột mềm.
10. Khác máu tanh lòng.
1. Một người làm quan cả họ được nhờ.
2. Chim có tổ, người có tông.
3. Chú như cha, già như mẹ *
4. Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì
5. Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
6. Cháu bà nội, tội bà ngoại.
7. Nó lú có chú nó khôn.
8. Đắng cay cũng thể ruột rà,
Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
9. Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
Chín tháng lò dò chạy đi.
10. Trẻ lên ba cả nhà học nói.
1. Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
2. Chị em dâu như bầu nước lã.
3. Áo năng may năng mới, người năng nói năng thân.
4. Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
5. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
6. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
7. Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly.
8. Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
9. Bán anh em xa mua láng giềng gần.
10. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
1. Cha mẹ sinh con trời sinh tính
1. Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
2. Dễ người dễ ta.
3. Sẩy đàn tan nghé.
4. Con sâu bỏ rầu nồi canh.
5. Cả vốn lớn lãi.
6. Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.
7. Quen mặt đắt hàng.
8. Tiền trao cháo múc.
9. Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.
10. Nhà gần chợ để nợ cho con.
1. Tiền không chân xa gần đi khắp.
2. Đồng tiền liền khúc ruột.
3. Của thiên trả địa.
4. Của thế gian đãi người thiên hạ.
5. Của một đồng, công một nén.
6. Có tiền mua tiên cũng được.
7. Người làm nên của, của không làm nên người.
8. Người sống đống vàng.
9. Thế gian chuộng của, chuộng công
Nào ai có chuộng người không bao giờ.
10. Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.
1. Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.
2. Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
3. Của bụt mất một đền mười.
4. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau là đồng tiền dại.
5. Mạnh về gạo bạo về tiền.
6. Của bền tại người.
7. Nhất tội, nhì nợ.
8. Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh.
9. Làm nghề gì ăn nghề ấy.
10. Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.
1. Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
2. Bầu dục chẳng đến bàn thứ tám, cám nhỏ chẳng đến miệng lợn sề.
3. Thằng mõ có bỏ đám nào.
4. Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.
5. Làm hàng săng, chết bó chiếu.
6. Dò sông, dò bể, dò nguồn
Biết sao được bụng lái buôn mà dò.
7. Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.
8. Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột.
9. Muốn nói oan làm quan mà nói.
10. Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
1. Lễ vào quan như than vào lò.
2. Quan thời xa, bản nha thời gần.
3. Tuần hà là cha kẻ cướp.
4. Hay làm thì đói, hay nói thì no.
5. Cốc mò cò xơi.
6. Cá lớn nuốt cá bé.
7. Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
8. Tức nước vỡ bờ.
9. Con giun xéo lắm cũng quằn.
10. Được làm vua, thua làm giặc.

Bình luận (0)
nguyễn hồng hạnh
5 tháng 2 2017 lúc 17:04

mí bn xem trên tài liệu tham khảo 100 câu tục ngữ về cn người và xã hội hả

hihi

Bình luận (0)
Hinamori Amu
Xem chi tiết
Vũ Hà Khánh Linh
19 tháng 1 2017 lúc 21:44
Đạo lí truyền thống của dân tộc ta được thể hiện khá toàn diện qua ca dao,tục ngữ.Nói về lối sống thanh cao và việc giữ gìn phẩm giá tốt đẹp trong hoàn cảnh khó khăn,người xưa có câu : “Đói cho sạch,rách cho thơm”.
Dân gian mượn hai yếu tố thiết yếu nhất trong cuộc sống hàng ngày là “ăn” và “mặc” để thông qua đó phản ánh quan niệm sống.Trong xã hội phong kiến,người lao động chân lấm tay bùn thường bị giai cấp bóc lột khinh thường,rẻ rúng.Bọn chúng cho rằng mọi sự xấu xa trên đời đều bắt đầu từ sự cùng khốn : “Bần cùng sinh đạo tặc” hay “Đói ăn vụng,túng làm càn”.Thực tế cũng có một số người bị tha hóa trước hoàn cảnh,còn phần lớn người dân lao động vẫn giữ vững nếp sống lành mạnh,trong sạch của ông cha.
Lúc đói,bản năng tự nhiên của con người trỗi dậy rất mạnh để bảo tồn sự sống.Liệu có còn đủ lí trí để giữ cho sạch sẽ ? Khi nghèo nàn,rách rưới,mấy người còn nghĩ tới thơm tho ? Câu tục ngữ này không chỉ đề cập đến cái đói,cái rách mà cao hơn thế,nó nêu lên một triết lí sống,một quan điểm sống làm nền tảng đạo đức của nhân dân ta.
Câu tục ngữ lấy “đói” và “rách” là hai biểu hiện cụ thể nhất,tiêu biểu nhất của hoàn cảnh khó khăn trong đời sống vật chất của con người để phản ánh cuộc sống gian truân,vất vả.Nước ta là một nước nông nghiệp,trước đây hơn chín mươi phần trăm dân số sống bằng nghề làm ruộng.Quanh năm họ dãi dầu nắng mưa,đổ mồ hôi sôi nước mắt trên đồng ruộng để làm ra củ khoai,hạt lúa.Cực nhọc trăm bề nhưng nghèo đói vẫn hoàn nghèo đói bởi sưu gạo,thuế nặng,bởi chính sách áp bức bóc lột tàn khốc của giai cấp thống trị.Suốt đời,người nông dân nghèo có mấy khi được vui vẻ,ấm no ?
Sống trong đói rách kéo dài triền miên như vậy,nếu không giữ gìn phẩm giá,con người sẽ rất dễ bị tha hóa về đạo đức.
Trong hoàn cảnh ấy,những lời khuyên nhủ,những bài học nhân sinh là hết sức cần thiết.Người lao động khuyên nhau,nhắc nhở nhau hãy sống cho trong sạch,đúng với bản chất thiên lương,sao cho khỏi “cúi xuống thẹn đất,ngẩng lên thẹn trời” và trước hết là để cho lương tâm mình không bị cắn rứt bởi tội lỗi xấu xa.
Quan điểm này là sự đối nghịch với quan điểm sống tiêu cực của giai cấp bóc lột;là sự tự khẳng định và đề cao lối sống thanh cao của người lao động,không một uy lực nào,một cám dỗ nào có thể làm cho những con người chân chính khuất phục.
Trong sạch trong lối sống,trong nếp nghĩ.Thơm tho trên phương diện danh dự,đạo lí làm người.Điều đó đã được kết tụ trong cách sống cao thượng của những bậc chính nhân quân tử như Nguyễn Trãi,Cao Bá Quát,Nguyễn Công Trứ,Nguyễn Khuyến…Quan niệm sống cao đẹp ấy đã thành truyền thống từ ngày xưa truyền lại.Nó giống như những bông hoa sen vươn lên trên đầm lầy với vẻ đẹp thanh cao và làn hương thơm ngát.
Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:44
Qua câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, tác giả dân gian đã sử dụng hình ảnh đối xứng cùng những hình ảnh gần gũi để đề cao sự giữ gìn nhân phẩm trong sạch. Đối với mỗi con người, nhân phẩm chính là “tờ giấy” mà chúng ta luôn phải giữ nó thật trắng. Khi chúng ta “đói”, “rách” thì chúng ta vẫn phải giữ gìn mình sao cho “sạch”, “thơm”. Dù nghèo khổ, thiếu thốn nhưng chúng ta vẫn phải ăn ở sạch sẽ. Trong những hoàn cảnh khó khăn nhất, chúng ta vẫn phải giữ cho nhân phẩm được trong sạch để không làm huê ố tổ tiên, không làm những điều trái với lương tâm. Trong những lúc cuộc sống khốn khó nhất, chúng ta vẫn phải giữ gìn nhân phẩm thơm ngát ngàn đời, không sa vào tôi lỗi. Nhân phẩm tạo cho chúng ta một sức mạnh to lớn, nhờ vào ý chí, niềm tin để nỗ lực, phấn đấu. Chúng ta hãy sống một cuộc sống tốt đẹp nhất, một cuộc sống vì mọi người và cũng vì chính chúng ta.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
19 tháng 1 2017 lúc 21:45

+ Những từ (đói, sạch, rách, thơm) tự nó là 1 nghĩa đen:
- Ăn không đủ no đi nữa cũng phải cho sạch; mặc áo rách đi nữa cũng phải cho thơm. Đói cho sạch, rách cho thơm, huống chi no mà không sạch, lành mà không thơm thì đó là một điều rất đáng tiếc.
- Dù đói đến đâu,trước khi ăn cũng phải rửa tay cho sạch. Quần áo dù rách cũng phải giặt cho thơm, ăn mặc sạch sẽ chỉnh tề.
- Có đói thì ăn cái gì thì phải cho sạch sẽ, tuy mặc cái gì rách nhưng cũng phải thơm.
- Xét về nghĩa khi đói cũng phải giữ gìn cơ thể, tâm hồn cho sạch sẽ, khi rách cũng không được dơ bẩn, không ôi thối, chứ làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói..
+ Còn 1 nghĩa bóng nữa là nói rằng cho dù có phải lâm vào cảnh đường cùng, bế tắc như thế nào đi nữa thì chúng ta phải giữ lòng dạ mình cho trong sạch, phải giữ cho được phẩm chất đạo đức danh dự nhân cách, không làm những việc mà ta cảm thấy xã hội và mọi người không thể chấp nhận, và nhất là lương tri lương tâm trong chính con người ta không bị cắn rứt (thêm nữa, câu này chỉ khuyên được những người nào vẫn còn lương tâm để cắn rứt, còn những người không có lương tâm thì không thể cắn rứt được cho nên khỏi cần bàn).
Điển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám dổ...
Câu tục ngữ khuyên chúng ta dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, cũng phải biết giữ mình, không sa ngã trước cám dổ của đồng tiền phi nghĩa. Không làm điều gì trái với đạo trời, trái với lương tâm, đạo đức...
----> Cụ thể là các anh hùng dân tộc trong lịch sử, cổ đại và hiện đại,
----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Giấy rách phải giữ lấy lề
Thà chết vinh còn hơn sống nhục
Chết đứng còn hơn sống quỳ
Chết trong hơn sống đục
Cây ngay không sợ chết đứng
Có đức mặc sức mà ăn


"Khi đói thì đầu gối phải bò" là câu số 2 - Câu này dễ hiểu. Là câu chính xác trong thời đại hiện nay. Vì trong mỗi con người đầy dẫy ích kỷ, tư tưởng thấp hèn, không có những tư tưởng cao thượng như người xưa qua câu tục ngữ: "Đói cho sạch, rách cho thơm". Chẳng lẽ chỉ vì thơm và sạch mà phải chịu đói chịu rách cho khổ sở cái thân xác sao?
-----> Dẫn chứng tục ngữ khác:
Tham sống sợ chết
Có thực mới vực được đạo
Mật ngọt chết ruồi
Nghèo sinh loạn, Giàu sinh tật
Tham giàu, phụ khó. Tham sang, phụ bần

==> Bn có thể dựa vào cái này để tự làm

Bình luận (0)
Khởi My
Xem chi tiết
Khởi My
19 tháng 1 2017 lúc 21:18

Duong Thi Nhuong TH Hoa Trach - Phong GD va DT Bo Trach

Bình luận (0)
Vũ Hà Khánh Linh
19 tháng 1 2017 lúc 21:28

Học chung với bạn từ năm lớp Một đến giờ nên chúng tôi là đôi bạn rất thân. Chúng tôi cùng nhau làm bài ở nhà, cùng nhau đến lớp, đi đâu cũng có nhau…Vậy mả có lần tôi làm cho Minh buồn mất mấy ngày, còn tôi, tôi rất ân hận nhưng không thể nào xóa đi lỗi lầm đã mắc.

Hồi ấy chúng tôi học lớp 5A, lớp chuyên của trường. Cả hai chúng tôi đều say sưa giải các bài toán khó mới sưu tầm được. Ngoài bài tập của thầy giáo, chúng tôi thường tìm đề bài trên các mục đố vui trong các sách tham khảo. Anh, chị, bố, mẹ, ông bà đều quan tâm và khuyến khích chúng tôi bằng cách tìm những bài toán khó cho chúng tôi luyện tập. Vì thế chúng tôi ngày càng tiến bộ. Bao giờ cũng vậy, có đề nào mới là chúng tôi lại cho nhau biết và sau khi làm xong thì đối chiếu xem ai làm đúng hơn, nhanh hơn. Không ít lần tôi cười đắc thắng khi thấy Minh phải chịu là cách giải của tôi làm ngắn gọn, sáng sủa hơn. Và chính tính hiếu thắng đó là nguyên nhân gây ra lỗi lầm của tôi.

Hôm ấy, Minh hớn hở khoe với tôi một tập đề bài chép tay và nói của chị Ngọc chép lại cho từ một tài liệu nước ngoài mượn của thầy.

Tôi và Minh chụm đầu vào đọc và làm thử bài đầu tiên.

Loay hoay một lúc, hai đứa mới làm xong và cũng đến giờ nấu cơm chiều. Tôi liền bảo Minh cho mượn tập đề bài đề chép rồi sẽ thi giải với Minh. Tôi hôm ấy tôi không chép mà lặng lẽ làm luôn hai bài. Đêm đã khuya, tôi nghĩ đến những nụ cười đắc thắng của- mình, nghĩ tới vẻ ỉu xìu của Minh những lúc Minh thua tôi. Tôi chợt mong ước rằng lúc nào tôi cũng thắng. Thế là trong óc tôi nghĩ ra một ý nghĩ xấu…

Sáng hôm sau, gặp nhau ở lớp, tôi đưa trả Minh tập giấy nhòe nhoẹt, ẩm ướt, không nhìn thấy chữ nghĩa gì cả với lời thanh minh đầy vẻ hợp lý: “Không may tớ để rơi vào vũng nước… Tớ cũng chưa kịp chép gì cả…”

Minh cầm tập đề mà tôi sầm mặt lại, không nói được câu nào. Bạn ấy lặng lẽ về chỗ. Nhìn Minh buồn bã, tôi bắt đầu thây ân hận. Không dám nói gì thêm, tôi cũng đã về chỗ và cô giữ vẻ mặt bình thường.

Trời ơi! Tại sao tôi lờ làm hỏng tập đề bài mà Minh rất quí? Minh đang gửi gắm vào đó bao niềm tin và hi vọng. Tại sao tôi nỡ nói dối bạn ấy trong khi Minh tin tôi không chút nghi ngờ? Tôi vẫn còn một bản sao khác trong tủ sách ở nhà, liệu tôi có đủ can đảm nói thật với Minh mọi chuyện không? Biết bao ý nghĩ lộn xộn cứ giằng co trong đầu óc tôi, trong cái đầu xưa nay chỉ chuyên chú học hành, vậy mà giờ đây đã sinh ra những ý nghĩ xấu xa.

Đầu óc quay cuồng, tôi không say sưa với cảm giác chiến thắng điên rồ ấy nữa. Tôi lấy hết can đảm kể cho Minh nghe sự thật và chụp một bản sao cho Minh. Đến bây giờ, tôi vẫn chưa quên cảm giác nóng bừng cả mặt khi đưa lại cho Minh tập đề bài, và đôi khi nhìn Minh tôi cứ thấy sượng sùng. .

Thời gian trôi qua, Minh dường như quên hết chuyện cũ. Chỉ có tôi là không quên được. Bây giờ dù thắng Minh đi nữa, tôi không còn thấy đắc ý một cách con nít như trước. Chúng tôi vẫn giữ được niềm say mê toán học thuở nào, nhưng tôi nghĩ tình bạn chân thành còn quí giá hơn

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
19 tháng 1 2017 lúc 23:01

Ngày hôm ấy, là sinh nhật bạn. Bữa tiệc ấy có lẽ sẽ rất vui nếu như không có chuyện đó xảy ra. Trước khi buổi tiệc bắt đầu, tôi là người đến sớm nhất để giúp bạn trang hoàng tiệc. Sau khi trang trí xong, tôi lên phòng Trân nghỉ xả hơi và bật nhạc nghe. Khi nằm lên giường, cảm thấy có gì cồm cộm dưới gối, tôi liền lấy ra xem thì ra đó là nhật kí của Tran tranh thủ lúc Trân còn đang ở dưới lầu tôi đọc lướt qua cuốn sổ. Tôi giở ra từng trang thích thú đọc những dòng chữ hiện ra trước mắt. Quá chăm chú đọc nên tôi không biết rằng Trân đã đứng đó từ lúc nào, gói bánh trên tay bạn rơi xuống. Nụ cười trên môi vụt tắt,đôi môi bạn mím chặt lại, mắt mở to. Khuôn mặt hồng hào của bạn giờ đây trắng bệch.Trân hét thất thanh:

-Cậu thật quá đáng!

Tiếng hét của Trân làm tôi chợt tỉnh, tôi vô cùng sợ hãi và bất ngờ, tay tổiun lên, quyển nhật kí rơi xuống đất. Mọi thứ diễn ra quá nhanh làm tôi không thể tưởng tượng được. Đôi mắt Trân nhìn tôi trở nên đầy lạnh lẽo và xa cách.Tôi im lặng không noi lời nào khi thấy trên khuôn mặt bạn là hai hàng nước mắt.

-Thôi! Cậu xuống lầu nhập tiệc đi! Vừa nói Trân vừa nhặt cuốn nhật kí lên và chạy vội vào phòng, tôi sững sờ chưa kịp nói lời xin lỗi. Bữa tiệc hôm ấy đã diễn ra nhưng không ai thấy sự xa cách của tôi và Trân.

Về nhà tôi suy nghĩ về hành động của mình, tôi tự trách mình ” tại sao mày lại to mò đến vậy ? Mày có biết là đã đánh mất đi niêm tin của người bạn thân iu không”Trong tôi luôn muốn nói lời xin lỗi nhưng sao khó quá!

Cũng chính sự ngang bướng của tôi đã làm mất đi tình bạn của mình Tôi giận mình quá lòng ray rứt vì đã xúc phạm bạn. Tôi thật sự không muốn mất bạn. Trân ơi minh ân hận quá, hãy tha lỗi cho mih. Ngày mai deén lớp tôi sẽ mua cho bạn 1 gói o mai và nói lời xin lỗi với bạn, Tôi mong bạn tha thú cho mình và thạt sự tôi dã là được tôi đã laýy hết can đảm để noi lời xin lỗi với Trân. Ngoài sự mong đợi Trân mỉm cười và chấp nhận tha thứ cho tôi. Bạn nói:

-Trong cuộc sống không ai không mắc lỗi lầm nhưng người biết sữa chũa và nói lời xin lỗi là người tôt và cậu đã làm được đấy thôi! Vì thé mình sẽ tha thứ cho cậu.

Tính hiếu kì đôi lúc làm con người khám phá ra những điều mới lạ nhưng cũng có lúc làm cho con người trở nên xấu xa hơn khi nó biến thành sự tò mò tọc mạch. Mỗi con người đều có 1 góc riêng tư không thể bày tỏ cùng ai và điều đó cần được tôn trọng. Vì vậy lén xem trộm nhật kí của bạn là một hành vi không đúng. Tôi đã xúc phạm bạn và nếu như không được tha thứ thì có lẽ tôi sẽ dánh mất tình bạn thiêng liêng nay và hạ thấp con người của mình. Xin mọi người hãy tôn trọng những riêng tư của nhau, đừng bao giờ to mò như tôi

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Thu
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
19 tháng 1 2017 lúc 20:29

Nhà thơ Chế Lan Viên có hai câu thơ rất nổi tiếng: Khi ta ở chỉ là nơi đất ở Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn! Hai câu thơ cho chúng ta thấy môi quan hệ gắn bó thắm thiết giữa người và mảnh đất quê hương thân thương. Cái chân lí phổ quát của đời sống con người ấy không phải chỉ có nhà thơ Chế Lan Viên mới chiêm nghiệm ra mà luôn tồn tại trong dòng máu, hơi thư của người dân Việt Nam chất phác, dung dị, thủy chung, sâu tình, nặng nghĩa. Thật vậy, đất nước Việt Nam ta xinh đẹp khiến mỗi khi xa cách, ai cũng nhớ nhung vời vợi. Mỗi khi nhắc đến hai tiếng “quê hương” thiêng liêng, trong lòng những người Việt xa quê chợt dâng lên niềm tự hào khó tả. Chính vì thế một người Việt Nam đi du lịch nhiều nơi, khi trở về bạn bè, người thân hỏi nơi nào đẹp nhất, người đó trả lời: “Không nơi nào đẹp bằng quê hương.” Đây là một câu trả lời chân thành, thể hiện niềm tự hào dân tộc, tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc. Chúng ta hiểu rằng “đẹp” trong câu nói của người ấy không có nghĩa là “đẹp” do những kiến trúc tân kì, diễm lệ tạo nên. Cái “đẹp” ở đây chính là vẻ đẹp của tâm hồn; cái “đẹp” của tình yêu quê hương ngự trị trong lòng của mỗi người Việt Nam “chân lấm tay bùn”, cần cù, chịu thương, chịu khó. Câu trả lời của người ấy gợi cho chúng ta thêm nhiều suy nghĩ. Một con người không thấy quê hương mình đẹp thì người đó không phải là người yêu quê hương. Quê hương Việt Nam ta đẹp lắm. Đẹp làm sao những hàng dừa soi mình bên những dòng sông quanh co, uốn khúc, những lũy tre làng rì rào trong gió. Đẹp làm sao những ánh trăng vàng óng ả khi mùa lúa chín, những giọt sương khuya ướt đọng giàn bầu! Đẹp làm sao dáng mẹ hiền đứng bên mái hiên nhà trông ngóng khi những đứa con đi xa!... Những vẻ đẹp ấy được nhân dân ta truyền lại cho đời sau qua những làn điệu ca dao, dân ca mộc mạc, trữ tình. Ai là người Việt Nam cũng đều quen thuộc với khúc hát tâm tình sau: Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước hển đường hôm nao. Khúc hát ngọt ngào ấy cất lên từ nỗi nhớ da diết của một người xa xứ nghe thật cảm động. Ai đi xa mà chẳng nhớ quê hương? Nhưng nỗi nhớ của mỗi người đậm nhạt khác nhau. Anh trai làng nhớ hai món ăn bình dị, dân dã: “canh rau muông”, “cà dầm tương”. Anh không quên những người lao động nghèo khổ, lam lũ quanh năm, “dãi nắng dầm sương” để đem lại cho đời những hạt gạo trắng ngần. Ngoài ra, anh còn nhớ đau đáu hình ảnh ai đó “tát nước bên đàng” trong khoảng thời gian cách đây không xa. Chắc có lẽ đó là hình ảnh cô gái nết na, siêng năng, cần mẫn ở làng anh. Cô gái này chúng ta gặp trong hai câu ca dao: Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi. Tuy quê hương anh không có những món cao lương mĩ vị, không có những phương tiện máy móc hiện đại để làm nghề nông, nhưng nơi đó vẫn hiện lên thật tươi đẹp, một vẻ đẹp đơn sơ, dân dã làm rung động lòng người, làm rơi nước mắt những người dân Việt Nam sông ở phương trời xa mỗi khi nghĩ về quê hương. Trên đây là tình cảm của anh trai làng xa quê hương. Còn với cô gái quê thì sao? Chúng ta hãy nghe câu ca dao: Ai về Giồng Dứa qua trông Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em. Chắc có lẽ cô gái vì hoàn cảnh đặc biệt phải rời quê hương sinh sống ở một nơi khá xa nên nỗi nhớ cảnh và người nơi quê xưa thật da diết cháy bỏng. Nhìn bông sậy lay động bởi cơn gió nhẹ, cô bỗng chạnh lòng. Thật ra, sậy là chỉ một loại cây hoang dại hay làm bạn với lau, lách, cũng như một số cỏ cây khác, ít có giá trị kinh tế, nhưng nó tượng trưng cho nhừng gì quen thuộc nhất nơi quê cũ của cô. Câu ca dao cho chúng ta thấy tâm hồn của cô gái quê ấy vô cùng đẹp đẽ, ân tình và thủy chung. Ca dao cũng thể hiện niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước gắn liền với lòng kính yêu lãnh tụ vĩ đại của dân tộc: Tháp Mười đẹp nhất bông sen Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ. Người Việt Nam nào mà không biết vùng “Đồng Tháp Mười cò bay thắng cánh” nổi tiếng bởi vẻ đẹp tuyệt vời của những đóa hoa sen thơm ngát. Sen là bậc đế vương của các loài hoa đồng cỏ nội ở Tháp Mười. Câu ca dao vừa giản dị, vừa mộc mạc, vừa thể hiện được môi quan hệ biện chứng, logic giữa vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và đất nước. Câu ca dao ấy là viên ngọc quý trong tiếng nói trong trẻo, hồn nhiên của chúng ta. Chúng ta hãy tự hào và yêu quý vẻ đẹp của quê hương cũng như ta tự hào và yêu thương mẹ đẻ của mình vậy. Bởi lẽ: Quê hương mỗi người chỉ một Như là chi môt mẹ thôi.

Bình luận (1)
chicothelaminh
Xem chi tiết
Ngọc Nguyễn Minh
19 tháng 1 2017 lúc 20:07

Thưa ngài António Guterres - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc!

Trước hết, tôi xin chúc mừng ngài đã chính thức nhậm chức TTK Liên Hợp Quốc. Đây quả là một chức vụ vinh quang nhưng cũng đầy nặng trách nhiệm và ưu tư.

Là một cố vấn bên cạnh ngài, tôi hiểu ngài muốn bắt tay ngay lập tức vào việc giải quyết các vấn đề nóng của thế giới mà LHQ có trách nhiệm.

Thưa ngài Antonio Guterres,

Trong 10 năm ngài giữ vai trò người phụ trách Cao ủy LHQ về người tị nạn, tôi biết ngài đã có những nỗ lực không mệt mỏi để giúp đỡ những người phải rời bỏ nhà cửa để chạy trốn xung đột, nghèo đói và thiên tai. Ngài vẫn cho rằng nghèo đói là vấn nạn lớn nhất của thế giới hiện nay và phải giải quyết nó cho triệt để thì mới có cơ sở để giải quyết nhiều vấn đề khác.

Năm 2015, sau khi Các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ hết hạn, chúng ta đã đề ra 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) giai đoạn từ nay đến 2030, trong đó hai mục tiêu quan trọng nhất được đề cập đến chính là xóa nghèo, xóa đói.

Hiện nay trên thế giới vẫn còn có 836 triệu người sống ở mức nghèo. Cứ 5 người có 1 người sống với dưới 1,25 USD/ngày. Bên cạnh đó, hiện cứ 9 người thì có 1 người không có đủ thức ăn. Mục tiêu của chúng ta đặt ra là đến năm 2030 sẽ xóa nghèo cho tất cả mọi người ở mọi nơi; xóa đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt là những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả trẻ sơ sinh, được tiếp cận với nguồn thức ăn đầy đủ, dinh dưỡng và an toàn trong cả năm.

Xoá đói giảm nghèo rõ ràng là mục tiêu bao trùm của SDGs bên cạnh các mục tiêu về giáo dục, bình đẳng giới, bảo vệ môi trường… ​

Thưa ngài,

Hiện nay tình trạng đói nghèo đặc biệt cao ở hai khu vực là châu Á và châu Phi. Đây là những khu vực có nền kinh tế kém phát triển, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai nhiều, và có lịch sử phải trải qua nhiều biến động, chiến tranh.... Để tiến tới xóa đói, giảm nghèo ở các khu vực này, mà trước hết là tình trạng đói nghèo cùng cực, tôi cho rằng việc đầu tiên là phải phát huy được tối đa các nguồn lực tại chỗ, để mỗi người dân là một đại sứ trong công tác xóa đói giảm nghèo.

Ở Việt Nam - đất nước tôi, nhiều năm qua, chính phủ đã không ngừng nỗ lực giảm tỉ lệ đói nghèo trong nhân dân. Theo tiêu chí cũ, từ 1993, Việt Nam còn 58% hộ nghèo thì đến 2015, giảm còn 4,45%, nếu theo chuẩn nghèo đa chiều tỷ lệ này tương đương với 9,92%. Việt Nam đã về đích trước mục tiêu thiên niên kỷ của ​LHQ trong bối cảnh toàn thế giới hiện vẫn còn trên 1 tỷ người nghèo, chủ yếu là ở vùng nông thôn.

Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam là không thể phủ nhận khi chủ động đưa vấn đề xóa đói giảm nghèo vào các chính sách của Nhà nước, đồng thời vận động, tạo điều kiện cho mọi tổ chức, tầng lớp nhân dân cùng tham gia. Song, ở đất nước Việt Nam cũng tồn tại những mô hình hỗ trợ đói nghèo cực kỳ thú vị và hữu ích, mà tôi xin được chia sẻ với ngài dưới đây.

Cuối năm 2011 - 1 nhà báo của Việt Nam - ông Trần Đăng Tuấn có thành lập một dự án nhỏ để giúp các em học sinh ở một vùng dân tộc có thêm những bữa ăn có thịt. Dự án này đã lớn mạnh nhanh chóng ngoài dự kiến ban đầu của những người khởi xướng và Quỹ trò nghèo vùng cao với chương trình trọng tâm "Cơm có thịt" đã ra đời!

Quỹ này hoạt động với lời kêu gọi đơn giản "Chương trình "CƠM CÓ THỊT" - Để nhiều em bé được ăn cơm ngon hơn, mặc áo ấm hơn… cần nhiều người chung tay, mỗi người một chút, ít thôi nhưng đều đặn!" Quỹ sẽ hỗ trợ tiền để bổ sung dinh dưỡng cho bữa ăn tại lớp tại các trường vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Khởi điểm ban đầu là mang đến cho các em nhỏ vùng khó khăn những bữa cơm có đủ dinh dưỡng - xóa đói, quỹ đã dần tiến tới hỗ trợ xây dựng phòng học, ký túc xá, bếp ăn, đồ dùng, vật dụng học tập cần thiết cho học sinh, các phương tiện nâng cao đời sống tinh thần của học sinh, giáo viên vùng cao.

Thưa ngài, chỉ 4 năm sau khi ra đời, chương trình Cơm có thịt đã góp phần xóa đói thiết thực cho hàng ngàn học sinh nghèo trên khắp Việt Nam. Số tiền quyên góp cho dự án đã lên tới vài triệu USD. Đặc biệt, đây là một dự án có sức lan tỏa lớn. Từ Việt Nam, Cơm có thịt đã có mặt tại Australia, Mỹ, Đức, Nhật Bản, Trung Quốc...và nhiều đất nước khác. Với tiêu chí hoạt động công khai tài chính, tôi tin rằng Cơm có thịt sẽ còn tiếp tục lan tỏa và thực hiện tốt vai trò của mình.

Hàng năm, Liên Hợp Quốc vẫn có các chương trình cứu đói cho nạn nhân ở nhiều vùng quốc gia, lãnh thổ khó khăn. Liên Hợp Quốc cũng có nhiều hoạt động, ký kết, thỏa thuận với các quốc gia để cùng nhau bắt tay xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên theo tôi, chúng ta cần có thêm các chương trình tuyên truyền, vận động mạnh mẽ hơn nữa; với những chiến dịch hỗ trợ thực sự hữu ích tăng cường khả năng hỗ trợ tự xóa đói giảm nghèo ở từng địa phương, quốc gia. Tôi cho rằng nếu chúng ta thực sự sâu sát, không ngần ngại sát cánh bên các dự án đang đạt hiệu quả cao hoặc sắp được triển khai mà xác suất thành công lớn ngay tại các địa phương thì kết quả chúng ta mong muốn cũng sẽ gần hơn.

Khó khăn của mỗi nơi thì chính nội tại sẽ là hiểu rõ nhất. Như ông Trần Đăng Tuấn vì đến tận nơi mà biết rõ lũ trẻ nghèo vùng cao cần nhất thịt và gạo để bữa cơm đủ no, đủ dinh dưỡng. Các nạn nhân đói nghèo ở Ấn Độ có thể cần hỗ trợ để có việc làm; các nạn nhân tại một số nước châu Phi có thể lại cần nước nhất. Một cách tiếp cận đa chiều và cần thật sâu sát, với những nghiên cứu và định hướng chiến lược nhằm tăng cường năng lực ở cấp địa phương, coi đây là những nhân tố chính trong các chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững của mỗi quốc gia là rất cần thiết.

Chúng ta cũng nên hỗ trợ Chính phủ các nước đo lường các kết quả đạt được; dùng những ảnh hưởng đặc biệt của Liên Hợp Quốc để hỗ trợ những chương trình đang có tác động tốt tới việc xóa đói giảm nghèo, cải thiện các chỉ tiêu phát triển con người; nghiên cứu khả năng nhân rộng ở những khu vực phù hợp.

Tôi hy vọng rằng, đói nghèo cùng cực sẽ chấm dứt. Tỉ lệ đói nghèo sẽ giảm dần không chỉ ở đất nước tôi mà còn ở nhiều quốc gia khu vực kém phát triển khác trên thế giới; tiến tới một thế giới bình đẳng hơn, các quyền con người được đảm bảo hơn, mỗi cá nhân sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc; và chúng ta sẽ có một thế giới hòa bình, an lành hơn!

Chúc ngài sức khỏe

Mrs. Phạm

Việt Nam, ngày ​11 tháng 1 năm 2017

Bình luận (2)
Nguyễn Huỳnh Thảo Như
Xem chi tiết
Đỗ linh chi
19 tháng 1 2017 lúc 20:26

táo quân ý bn

Bình luận (0)
Nguyễn Huỳnh Thảo Như
19 tháng 1 2017 lúc 20:33

cỡ 5ph th á bạn

Bình luận (0)
Ánh bình minh ban mai
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Kim Loan
19 tháng 1 2017 lúc 17:00

Đồng nghĩa :Ăn chọn nơi, chơi chọn bạn.

Trái nghĩa :Không thầy đố mày làm nên

Bình luận (0)
Thân Thị Phương Trang
19 tháng 1 2017 lúc 18:53

đồng nghĩa:Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một li.

Trái nghĩa:Nhất tự vi sư bán tự vi sư

Bình luận (0)
Đoàn Thị Thanh hải
19 tháng 1 2017 lúc 19:26

+ Đồng nghĩa: Học bạn vô vạn phong lưu.

+ Trái nghĩa: Không thầy đố mày làm nên.

Bình luận (0)
Trần Linh Chi
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 1 2017 lúc 14:49

+ Tìm hiểu đề:

- Vấn đề nghị luận: ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người. - Bàn luận về vấn đề nghị luận: vai trò của sách đối với đời sống của con người. Phân tích tác dụng của sách đối với nhận thức của con người về thế giới xung quanh, về các lĩnh vực tri thức, về quá khứ

- hiện tại

- tương lai, giúp cho ta chia sẻ với tình cảm của người khác, giúp ta có những phút giây giải trí, thưởng thức nghệ thuật ngôn từ, tiến tới khẳng định sách là người bạn không thể thiếu trong đời sống mỗi người.

- Thái độ với vấn đề nghị luận: khẳng định ý nghĩa to lớn của sách đối với đời sống con người.

+ Lập ý:

- Vì sao lại nói "Sách là người bạn lớn của con người".

- Ích lợi của sách đối với đời sống con người thể hiện cụ thể ở các phương diện

. - Ích lợi của sách thể hiện trong thực tế. Những sự việc cụ thể cho thấy ích lợi của sách.

- Hành động của mỗi người khi nhận rõ ích lợi to lớn của sách.

Bình luận (1)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
19 tháng 1 2017 lúc 18:03
I.Mở bài: - Giới thiệu về vấn đề nghị luận: nêu vai trò, tầm quan trọng của sách đối với con người. VD: "Sách rất quan trọng với con người, sách mang cho chúng ta tri thức, sáng mang cho chúng ta những cái tinh hoa, đúc kết của cha ông ta để lại, tưởng tượng nếu như không có sách thì nhân loại sẽ như thế nào...." - Trích dẫn câu nói, câu tục ngữ về sách, vd: "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người". II.Thân bài: 1.Sách là 1 kho tàng kiến thức vô tận nên con người xem nó là 1 người bạn trung thành, thân thiết - Mặc dù ta có thể tiếp thu kiến thức từ thầy cô, bạn bè, từ mạng,... nhưng sách là nguồn tri thức tin cậy nhất, chính xác nhất, đúc kết những tinh hoa, những kinh nghiệm của cha ông ta để lại. - Sách có nhiều loại, mang cho chúng ta nhiều loại kiến thức khác nhau. VD: + Sách văn học: Nhiều bài văn, thơ, câu chuyện mang tính nhân văn, bổ ích => làm sâu sắc tình cảm con người, giúp con người có lòng nhân hơn… + Sách lịch sử sử: Đưa ta quay trở về quá khứ cách đây nghìn năm để như được sống lại, chứng kiến những cuộc đấu tranh, giải phóng của dân tộc => Giúp ta yêu thêm đất nước, nhớ ơn những người đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc, biết ơn nguồn cội,... + Sách khoa học: mở ra 1 thế giới mới thú vị với các con số, thí nghiệm,…. 2.Nếu thiếu sách cuộc sống của con người sẽ rất nhàm chán - Con người sẽ thiếu đi nguồn cung cấp kiến thức quan trọng và chính xác. - Con người sẽ ngày càng bị thụt lùi so với sự tiến bộ của thế giới. - Nếu thiếu sách sẽ không còn thứ gì để lưu lại truyền cho đời sau. - "Sách là ngọn đèn sáng bất diệt", thiếu sách con người sẽ chìm trong đêm tối của sự dốt nát, lầm đường lạc lối,... =>Vì vậy sách rất cần thiết đối với con người, trở thành người bạn thân thiết cho con người. 3.Không phải sách luôn luôn là người bạn lớn của con người. Chỉ có những cuốc sách tốt mới là bạn lớn của con người - Trong thực tế, có rất nhiều sách. Bên cạnh những cuốn sách hay, mang lại kiến thức bổ ích thì vẫn còn tồn tại những cuốn sách nhảm nhí, vô bổ, kích động bạo lực - Những cuốn sách không phù hợp lứa tuổi, nội dung đồi trụy, truyền bá những tư tưởng phi đạo lí,… - Con người cần phải biết chọn lựa sách khi đọc sách để không tim nhiễm phải những thói xấu và để sách luôn là 1 người bạn lớn của con người 4. Làm cách nào để sách luôn là người bạn lớn của con người? - Chúng ta phải biết giữ gìn và trân trọng sách. - Sưu tầm, tìm tòi những cuốn sách mới lạ, bổ ích - Loại bỏ những cuốn sách vô bổ - Xem sách là người bạn lớn của con người II.Kết bài: -Khẳng định lại vấn đề: Sách sẽ mãi và luôn luôn là người bạn lớn, trung thành của con người trong việc tìm kiếm và khám phá tri thức. - Vì vậy chúng ta cần phải trân trọng sách, sử dụng đúng cách để sách có thể trở thành một công cụ mang tri thức đến cho con người.
Bình luận (1)
Trần Nguyễn Bảo Quyên
19 tháng 1 2017 lúc 18:02

1) Tìm hiểu đề
Đề văn nêu lên vấn đề:
Việc đọc sách trong cuộc sống con người.
Đối tượng và phạm vi: Xác định giá trị của sách, món ăn
tinh thần không thể thiếu trong đời sống con người.
Khuynh hướng: Khẳng định việc đọc sách là hết sức cần thiết.
Yêu cầu: Dùng lí lẽ để bàn luận về giá trị của sách,
dùng nhiều dẫn chứng thực tế minh hoạ cho lợi ích
mà việc đọc sách đem lại.
2) Lập ý cho đề bài
1/ Xác lập luận điểm
2/ Tìm luận cứ
3/ Xây dựng lập luận
-Đề bài thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với việc đọc sách.
-Chúng ta khẳng định việc đọc sách là tốt, là cần thiết.
-Sách là kết tinh của trí tuệ nhân loại.
-Sách là một kho tàng phong phú gần như vô tận, đọc cả đời không hết.
-Sách đem lại nhiều lợi ích. Nó bổ sung trí tuệ cho mỗi người.
-Nó làm cho cuộc sống của một người nhân lên nhiều lần.
-Nó giúp con người học tập,hiểu biết để tham gia vào quá trình sáng tạo.
-Sách giúp con người có cách sống cao đẹp, vốn ngôn ngữ giàu có hơn.
-Sách giúp con người thấy yêu đời hơn, ham sống hơn.
-Sách giúp con người hiểu sâu sắc hơn về xã hội.
-Nêu lên lợi ích của việc đọc sách.
-Kết luận mỗi người đều phải cố gắng đọc sách.
-Coi sách là một người bạn lớn.

Bình luận (0)