Văn bản ngữ văn 7

Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 4 2017 lúc 21:06

Dùng liệt kê để diễn tả vẻ linh hoạt , đáng yêu của những chú chim trong khu vườn nhỏ : Thể hiện một cái nhìn quan sát hết sức tinh tế của tác giả

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
Trần Thị Anh Thư
8 tháng 4 2017 lúc 20:11

a) Kiểu liệt kê theo từng cặp

B)Kiểu liệt kê tăng tiến

Bình luận (0)
Phương Thảo
8 tháng 4 2017 lúc 20:16

a) Liệt kê ko tăng tiến

b) Liệt kê tăng tiến

Bình luận (0)
Đặng Quốc Khánh ( dặt dẹ...
8 tháng 4 2017 lúc 20:37

a) Liệt kê không tăng tiến và không theo cặp

b) Liệt kê tăng tiến

Me mình là giáo viên văn nên mình tin tưởng vào câu trả lời này. Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
Cuồng Sơn Tùng M-tp
Xem chi tiết
Trần Ngọc Định
8 tháng 4 2017 lúc 20:50
A- Mở bài : Giới thiệu cảm xúc về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ qua “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. B- Thân bài : - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên ở bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh: + Đọc bài thơ “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi ta như lạc vào Côn Sơn một nơi thiên nhiên đẹp đẽ, nên thơ, khoáng đạt, dịu mát, cảnh đẹp như một bức tranh sơn thuỷ hữu tình; ta như được thưởng thức âm thanh trầm bổng du dương của tiếng đàn cầm là tiếng suối chảy rì rầm, bất tận ngày đêm không ngớt. ta như được ngồi trên chiếu thảm rêu phơi trên đá, êm đềm, dịu mát. Dưới bạt ngàn rừng thông, , rừng trúc, ta tìm nơi mát mẻ ta nằm chơi, ngâm thơ nhàn nhã … Cảnh Côn Sơn thiên nhiên kì thú, nên thơ làm sao. Cảnh sắc thiên nhiên là suối, đá, thông, trúc nhưng sao ta thấy gần gũi và thân thương đến thế. Nó là tiếng đàn muôn điệu, là nơi con người gần gũi, giao hoà, là nơi con người thả hồn mình cùng những vần thơ. + Đến với bài thơ “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh. ta cũng đến với đêm trăng nơi chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp nhưng cảnh cũng thật đẹp tươi, thơ mộng. Ta cũng được thưởng thức cảnh đêm trăng xuân đầy sức sống. Nó cũng làm cho tâm hồn ta thư thái. Cảnh không lạnh lẽo, vắng vẻ nữa. Cảnh núi rừng ở đây không có đá, rêu, thông trúc nhưng ta được thưởng ngoạn ánh trăng mênh mang từ sông nước đến trời mây. Cảnh đêm khuya giữa núi rừng Việt Bắc mà thật thơ mộng, quyến rũ hồn người. Nhưng nổi bật trong cảnh đêm xuân thơ mộng ấy là cảnh con người - những người chiến sĩ đang toạ đàm quân sự. Thiên nhiên ở đây không chỉ làm cho con người thư thái, thảnh thơi như trong “Bài ca Côn Sơn” mà là làm đẹp cho những người chiến sĩ đang hoạt động vì dân, vì nước mà tiêu biểu là Bác Hồ. Chính vì vậy người đọc không thể quên được hình ảnh ánh trăng ngân đầy thuyền, một hình ảnh đầy chất lãng mạn càng làm cho cảnh và con người đẹp hơn. - Trình bày những cảm xúc, liên tưởng, tượng tượng và suy ngẫm của mình về tâm hồn của các nhà thơ ở hai bài thơ này: + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà thi sĩ Nguyễn Trãi trong bài “bài ca Côn Sơn” đã chủ động đến với thiên nhiên hoà mình vào thiên nhiên và yêu thiên nhiên tha thiết nhưng cũng đầy khí phách, bản lĩnh kiên cường, phong thái ung dung, tự tại. Ta trân trọng tâm hồn thanh cao, trong sạch, ngay thẳng, kiên cường qua cách xưng hô, giọng điệu, hành động và những hình ảnh thiên nhiên. + Bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ của mình về tâm hồn của nhà thơ, nhà chiến sĩ Hồ Chí Minh trong bài “ Rằm tháng giêng”: Cảm mến trước tâm hồn nhạy cảm yêu cảnh thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ, yêu vẻ đẹp đầy chất quyến rũ của đêm trăng sông nước nơi chiến khu. Với tình yêu ấy, nhà thơ đã thổi hồn vào cảnh khuya của núi rừng Việt Bắc, làm cho nó hiện lên thật gần gũi, sống động, thân thương. Đó cũng chính là lòng yêu quê hương, đất nước tha thiết, nó thể hiện chất nghệ sĩ của tâm hồn Hồ Chí Minh. Nhưng cái đẹp trong tâm hồn Người không phải chỉ là tâm hồn thanh cao, trong sạch của một ẩn sĩ với thú lâm tuyền như Nguyễn Trãi mà càng say mê yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng lo lắng việc quân sự, sự nghiệp kháng chiến bấy nhiêu. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất trong con người Bác thể hiện sự hài hoà giữa tâm hồn nghệ sĩ và người chiến sĩ. ánh trăng ngân đầy thuyền như ngân lên tình yêu quê hương, đất nước của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. C- Kết bài : Nhấn mạnh lại cảm xúc và suy ngẫm của mình về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ.
Bình luận (0)
Hoàng Thị Ngọc Anh
8 tháng 4 2017 lúc 20:14

Cách đây 60 năm, mùa xuân Mậu Tý năm 1948, Bác "xuất hành" công tác trên chiến khu Việt Bắc, Bác viết bài thơ xuân : "Rằm tháng Giêng" - một bài thơ đầy vẻ đẹp lung linh huyền ảo, trong trẻo và tuyệt mỹ. Cho đến hôm nay, tình yêu mùa xuân bao la đất trời, xuân mênh mang lòng người, rộn rã thấm đẫm hương xuân dịu ngọt trong những vần thơ của Bác mãi mãi đọng lại trong lòng người hôm nay về những vần thơ vẫn lấp lánh vẻ xuân, sắc xuân, khí xuân lộng lẫy, vô cùng kỳ thú. Bài thơ

"Nguyên tiêu" ra đời trong khoảnh khắc ngắn ngủi khi Hồ Chủ tịch đi trên thuyền giữa đêm rằm tháng Giêng, nhưng qua những vần thơ ấy ta nhìn thấy chân dung cao đẹp của một nhà cách mạng, một nhà văn hóa với bản lĩnh nghệ thuật và bản lĩnh sống cao đẹp. Bài thơ đẹp như một bức tranh lụa mềm, nhưng cũng đầy chất thép, ngời nghĩa khí và tự tin : "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền " Trăng rừng Việt Bắc ánh lên niềm vui, soi tỏ một sức sống rạo rực trong tâm hồn người làm thơ đang cùng những người đồng chí bàn quân cơ quốc kế. Nhà thơ Xuân Thủy có mặt trên thuyền xúc động vì bài thơ Bác vừa ứng khẩu, lập tức dịch sang tiếng Việt. Bản dịch giờ đây vẫn nóng hổi cảm xúc, nhạc xuân còn ngân trong lòng người :"Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền " Đây là Việt Bắc những ngày kháng chiến, nơi đại ngàn xanh thẫm, lọc ánh trăng thêm xanh, tiếng thầm thì của lá hoa thêm huyền ảo, bức tranh thiên nhiên vào thơ thêm gợi cảm. Trăng-trời-nước cùng bao la, trăng ngự giữa đỉnh trời, vằng vặc sáng, dưới bầu trời là sông mênh mang phản chiếu vẻ đẹp trước một tâm hồn rộng mở, hào phóng, tràn ngập ánh xuân tươi kết tinh trong câu thơ "Rằm xuân lồng lộng trăng soi". Nhưng hai chữ "lồng lộng" ấy đã chuyển chức năng câu tự sự thể hiện sự mong chờ, hồi hộp thành câu thơ miêu tả. Trong thơ Bác "Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên" có nghĩa là "đêm nay rằm tháng giêng chính là lúc trăng tròn" là khi vầng trăng vào độ sáng nhất. Trăng thả đường tơ ánh sáng xuống trời xuân, sông xuân. Câu thơ như chứa đựng một bầu tâm sự, một nỗi niềm. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, trăng như một người bạn tri kỷ, tri ân luôn song hành cùng với Người. Sau 30 năm bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước, mới trở lại đất Cao Bằng, Bác đã trò chuyện cùng trăng, Bác hỏi và trăng trả lời : Nước Việt bao giờ thì giải phóng
Nói cho nghe thử, hỡi cô Hằng
Trăng rằng "Tôi kính trả lời ông" Khi Bác bị bắt giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, vầng trăng lặng lẽ bên Người trong đêm lạnh :" Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ " Trăng gần gũi, thân mật đến độ bước thẳng vào cuộc sống sinh hoạt của con người, đẩy cửa sổ cất tiếng hỏi rằng thơ đã xong chưa ("Thi thành vị ?") "Rằm tháng Giêng", sức gợi của vầng trăng thật đặc biệt. Bởi rằm tháng Giêng là đêm trăng tròn đầu tiên, là vẻ đẹp tinh khôi, e ấp đáng được thưởng ngoạn. Câu thơ của Bác được khởi nguồn từ cảm hứng đặc biệt đó, dẫn ta lạc vào một đêm trăng rất đẹp. Hương vị mùa xuân bắt đầu từ dòng sông, tràn ra mặt nước, nhuộm cả mầu trời : "Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên". Sống động và sôi trào, sắc xuân phủ kín cả vũ trụ, sức xuân trỗi dậy với nội lực phi thường. Một mùa xuân căng tràn nhựa sống, thật khác xa với cảnh sắc thiên nhiên nẩy nở trong tư thế tĩnh tại, an nhàn của thơ xưa trong thơ ca cổ điển phương Đông. Cái vui, cái đẹp trong câu thơ biểu thị một sức mạnh bình thản, tự tin trong tâm hồn Bác. Cảm hứng chủ đạo của câu thơ tả cảnh rất hài hoa kia khởi phát từ một tâm hồn thơ và một bản lĩnh thép trong nhà thơ - chiến sĩ Hồ Chí Minh. Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc còn bao khó khăn, nhiệm vụ cách mạng còn rất nặng nề, vậy mà Bác vẫn thưởng ngoạn vẻ đẹp đêm xuân, vui với ánh trăng, say với mây trời sông nước. Tâm hồn Bác hòa hợp với thiên nhiên, nhưng không hòa tan, đắm chìm trong cảnh đẹp mà vươn cao hơn, rộng hơn, bao trùm tất cả. Phong thái của Bác thật ung dung, thanh tao và tự tin. Đối diện với vầng trăng, cảm xúc thi ca cũng dâng đầy lên trong Bác. Nhưng Bác còn phải lo cho an nguy của đất nước. Thế là không chỉ một lần, nhà thơ Hồ Chí Minh đành phải lỗi hẹn với vầng trăng tri kỷ để trở về với công việc, cái khung cảnh đẹp như trong mộng ảo, rộng mở và say đắm nước xuân và trời xuân, đó là "bàn bạc việc quân". Kỳ diệu là ở chỗ giữa dòng sông xuân ấy xuất hiện việc "đàm quân sự" trên một con thuyền náu mình sau khói sóng mà không hề lạc lõng chút nào. Hình tượng thơ chuyển hóa vừa táo bạo, bất ngờ, vừa linh hoạt và rất uyển chuyển ấy là nhờ những thi liệu đậm màu cổ điển, khiến đêm trăng Việt Bắc mang đầy phong vị Đường thi : " Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền ""Yên ba thâm xứ" là ở sâu giữa nơi "khói sóng" (sông nước) mở ra một không gian thơ mộng, khi tỏ khi mờ. Trong đêm trăng còn đầy hơi nước ấy con thuyền như lướt đi trong lan tỏa khói sương. Phảng phất đâu đây những câu thơ còn mang nỗi u hoài một thuở, bao bọc trong huyền bí mơ màng là bóng hình ẩn sĩ cô đơn :" Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Yên ba giang thượng sử nhân sầu".
(Thôi Hiệu)" Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai ".Hay câu thơ của Cao Bá Quát :" Thế sự thăng trầm quân mạc vấn
Yên ba thâm sứ hữu ngư châu"
(Cuộc đời lên xuống anh đừng hỏi
Trong khói sóng có một con thuyền)

Con thuyền bồng bềnh trong sương khói mông lung là dấu hiệu của thơ cổ điển, nhưng câu thơ của Bác được sáng tạo với nét tạo hình đặc sắc, rất tài tình. Cái giá lạnh u uẩn của khói sóng bỗng tan đi khi chốn thâm nghiêm tĩnh mịch ấy được Bác chọn làm địa điểm lý tưởng cho việc "đàm quân sự". Câu thơ tạo nên một bước ngoặt, một từ trường cảm xúc mạnh và sâu, một bầu không khí vừa rất hiện thực, vừa như chốn tiên cảnh bồng lai. Đó là vẻ đẹp đặc biệt toát lên từ tâm hồn Bác, một tâm hồn tràn đầylạc quan, tự tin, cốt cách phong lưu, vô cùng bình dị mà cũng cao cả đến vô cùng.

Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh lộng lẫy: "Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Trăng và người quả là có sự hòa đồng, tương cảm tuyệt đối. Trăng thấu hiểu Người bận việc quân, nên lui lại phía sau, lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền diệu xuống dòng sông, mặt nước, con thuyền. Giờ việc quân đã xong, Người chợt nhận ra trăng vẫn quấn quýt, đợi chờ. Việc nước và trăng xuân hòa đồng tạo lên một ý nghĩa sâu xa : sắc xuân, ý xuân, sức xuân trên dòng sông xuân đêm Nguyên tiêu chính là màu sắc, âm thanh náo nức của mùa xuân tiến quân lịch sử toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến với niềm tin mãnh liệt :" Trường kỳ kháng chiến, nhất định thắng lợi
Thống nhất độc lập, nhất định thành công !"

Sự lạc quan phơi phới chính là vẻ đẹp của bài thơ đầy chất thép trong hồn thơ xuân của Bác. Khi công việc đã xong, con thuyền chở những chiến sĩ cách mạng trở về, cùng với họ là "Bát ngát trăng ngân đầy thuyền". Một hình ảnh thật nên thơ, nên họa, vừa gợi con thuyền chở đầy dải trăng lóng lánh như bạc, vừa có ý nghĩa trăng ngân nga khúc hát mê say. Hiểu cách nào cũng đẹp, và chấp chới giữa dòng sông xuân, con thuyền chở đầy trăng càng đẹp hơn. Bác đã biến cái ảo thành cái thực, vật thể hóa luồng ánh sáng thành những thoi bạc chất đầy vào lòng thuyền. Người làm thơ đã thu cả vũ trụ vào ngọn bút tài hoa của mình, hiển hiện lên một cốt cách, một tâm hồn cao cả. Vằng trăng là nguồn cảm hứng cho nhà thơ ngây ngất đắm say nhưng việc quân mới là thi hứng đích thực cho ngôn từ phát sáng. Con thuyền chở Bác đi giữa đêm xuân "đàm quân sự" trên sông trăng cũng thơ mộng như thuyền thơ chở thi nhân đi tìm thi hứng. Tư tưởng lớn, tình cảm lớn thấm đượm trong từng câu, từng chữ, trong từ trường cảm xúc đằm thắm, trong trẻo. Sức xuân trong trang thơ toát lên từ sự hội tụ, gặp gỡ của ánh trăng lộng lẫy đêm rằm. Sự hài hòa giữa thi hứng của thi nhân và trách nhiệm đối với đất nước, giữa hồn thơ và chất thép, giữa con người thi sĩ và con người chiến sĩ trong bài thơ "Nguyên tiêu" thực sự là một tuyệt tác.

Trong không khí rộn ràng của mùa xuân mới , chúng ta hãy ngược dòng thời gian để đọc lại bài thơ Bác viết về mùa xuân cách đây 60 năm nhưng vẫn còn nguyên giá trị thời sự cho hôm nay vẻ đẹp đầy chất thép trong hồn thơ xuân của Bác.

Bình luận (0)
Trần Thị Anh Thư
8 tháng 4 2017 lúc 20:15

1.Bài ca côn sơn

Sau chiến thắng, không được tin dùng, ông lui về quê ngoại làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Bài ca Côn Sơn, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và bày tỏ tâm sự của mình có lẽ đã được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời khoảng này. Tuy phải xa lánh triều đình nhưng ông luôn canh cánh bên lòng hoài bão được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.

Phần trích giảng in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu bài thơ chữ Hán vừa nói đã được dịch ra thơ lục bát. Đoạn này chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.

Bằng lối đặc tả, tám câu thơ đã làm nên một bức tranh thủy mặc đầy sảng khoái, biểu hiện sự quan sát đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy sâu lắng của thi nhân, của tâm hồn một trang hiền sĩ tưởng như không vướng bận bụi trần. Nổi lên trên những đường nét chấm phá hữu tình là suối, là đá, là cây. Suối hiện ra bằng âm thanh róc rách của tiếng đàn trời:

Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Đá hiện ra với những trận mưa dội lên đá và những tưởng lớp rêu xanh biếc êm ái phủ lên bề mặt, khiến tác giả ngồi lên như ngồi trên thảm chiếu hoa

Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.

Cây hiện lên trong một bức tranh mênh mông trải rộng ra tít tắp những trúc, những thông:

Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.

Người đọc tha hồ mà tưởng tượng theo sự gợi mở của tác giả. Cây thông đứng reo giữa trời chịu rét là hình ảnh bất khuất của bậc anh hùng. Trúc “tiết trực tâm hư” dầu ở đâu, lúc nào cũng tươi tốt, là dáng dấp từ ngàn xưa của người quân tử. Cây cao tán rợp gợi dáng lọng che. Tiếng đàn suối nhắc nhở nhã nhạc. Thảm êm, lối trúc nhắc nhở triều đình. Phải chăng theo Nguyễn Trãi, thà làm thảo mộc vô tri còn hơn làm trang tài trí mà phải mang thân cúi luồn quản gian nịnh?

Thấp thoáng trong từng câu chữ của đoạn thơ là bóng dáng đầy tìm cách an hưởng thú nhàn của tác giả. Thực ra đó chỉ là bề ngoài. Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng "đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng" lo dân, thương nước. Chính vì vậy, khi Lê Thái Tông thấu hiểu lòng ông, mời ông trở lại triều đình, ông lại hăng hái về triều kề vai gánh vác việc dân việc nước.

2 Rằm tháng giêng

Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta, người cũng là một thi nhân có tài. Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp, tuy phải bận bề trăm công nghìn việc nhưng Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyện vời, trong đó có tuyện tác về cảnh trăng xuân: “Nguyên tiêu”:

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên
Xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên
Yên ba thâm xứ đàm quân sự
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

Bài thơ được Bác sáng tác nguyên văn theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, một thể thơ nổi tiếng của thời Đường ở Trung Quốc. Sau này bài thơ được nhà thơ Xuân Thủy dịch và mang tên là “Rằm tháng giêng”. Bài thơ được dịch theo thể thơ lục bát, vốn là thể thơ cổ truyền của dân tộc Việt Nam:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Mở đầu bài thơ là cảnh trăng xuân tuyện đẹp ở chiến khu Việt Bắc:

Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Song xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.

Hình ảnh “trăng” lại xuất hiện trong hai câu thơ này. Trăng là người bạn tri âm tri kỉ của Bác, vì thế, trăng trở đi trở lại trong thơ của Bác. Ngay cả trong ngục tù, hình ảnh “ánh trăng” vẫn được Bác sử dụng:

Trong tù không rượu củng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.( Ngắm trăng - Nhật kí trong tù )

Từ “xuân” được điệp lại hai lần để chỉ sự khì thế, vui tươi của mọi vật ở đây. Sông xuân, nước xuân, trời xuân và mọi vật đang hòa quyện vào nhau, cùng nhau căng tràn sức xuân. Một không gian bao lt, bát ngát tràn ngập ánh trăng và sức xuân.
Nếu ở hai câu đầu là cảnh thiên nhiên, cảnh trăng xuân ở chiến khu Việt Bắc thì ở hai câu thơ cuối, hình ảnh Bác Hồ hiện ra trong tư thế một người chiến sĩ bận lo việc nước, việc quân:

Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn đó, Bác phải họp tổng kết việc kháng chiến trên dòng song trăng. Tuy là một cuộc họp quan trọng nhưng Bác vẫn không căng thẳng, vẫn ung dung, tự tại để cảm nhận nên cảnh trăng xuân tuyệt đẹp ở Việt Bắc vào đêm khuya:

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền.

Cuộc họp kết thúc vào lúc nửa đêm, khi về, chiếc thuyền nhỏ lướt nhẹ trên dòng song trăng, ánh trăng ngập tràn lòng thuyền. Một không gian bao la ngập tràn ánh trăng. Trước hoàn cảnh khó khăn như vậy mà Bác vẫn có thể sáng tác ra những vần thơ tuyệt cú như thế đủ để thấy phong thào ung dung, lạc quan của Bác.
Bài thơ vừa mang tính cổ điển, vừa mang tình thời đại, tính lịch sử. Tuy chỉ có bốn câu, mỗi câu bảy chữ nhưng bài thơ đã thể hiện hết tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng, phong thài ung dung, lạc quan, cốt cách thi sĩ lồng trong tâm thế chiến sĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta.

Bình luận (2)
Cuồng Sơn Tùng M-tp
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 4 2017 lúc 20:17
- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh. - Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục: + Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng. + Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ … Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ… Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm. + Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. - Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Bình luận (0)
Linh Phương
8 tháng 4 2017 lúc 21:24

+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng. + Các câu 2, 3, 4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ … Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ… Kiểu câu “Từ …. đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đa dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm.

+ Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.

- cách lập luận chặt chẽ, tác giả khen ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta ==> động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 4 2017 lúc 11:14

- Đoạn văn nói về tinh thần yêu nước của nhân dân trong văn bản nghị luận về Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.
- Đoạn văn đã sử dụng phép lập luận chứng minh, cách lập luận rất rõ ràng theo quan hệ Tổng - Phân - Hợp giàu sức thuyết phục:
+ Câu mở đoạn nêu luận điểm: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước để giới thiệu tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay đồng thời còn có sự so sánh đối chiếu với tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày trước để bày tỏ thái độ ngợi ca, trân trọng.
+ Các câu 2,3,4 liệt kê một loạt dẫn chứng tiêu biểu, cụ thể, toàn diện để chứng minh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta ngày nay nêu ra ở câu nêu luận điểm: các cụ già … các cháu thiếu niên nhi đồng; các kiều bào … đồng bào vùng bị tạm chiếm; nhân dân miền ngược … miền xuôi; những chiến sĩ ngoài mặt trận … các công chức ở hậu phương; những phụ nữ … bà mẹ; nam nữ công nhân và nông dân … những đồng bào điền chủ …
Cùng với những dẫn chứng tác giả trình bày chi tiết, tỉ mỉ những hành động, biểu hiện của tấm lòng yêu nước của những con người này: Ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc, … nhịn đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, … nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, … khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, … săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình, … thi đua tăng gia sản xuất, … không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, … quyên đất ruộng cho chính phủ…
Kiểu câu “Từ đến” tạo ra lối điệp kiểu câu, cùng với điệp từ những, các và phép liệt kê rất tự nhiên, sinh động vừa đảm bảo tính toàn diện vừa giữ được mạch văn trôi chảy thông thoáng cuốn hút người đọc, người nghe. Tác giả đã làm nổi bật tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong kháng chiến rất đã dạng, phong phú ở các lứa tuổi, tầng lớp, giai cấp, nghề nghiệp, địa bàn, hành động, việc làm.
+ Cuối đoạn văn khẳng định: Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước.
- Với cách lập luận chặt chẽ, tác giả ca ngợi tấm lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta từ đó kích thích động viên mọi người phát huy cao độ tinh thần yêu nước ấy trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

Bình luận (0)
➻❥ℜ¡ղ︵✰
Xem chi tiết
➻❥ℜ¡ղ︵✰
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
8 tháng 4 2017 lúc 19:34

một số dẫn chứng: đê1
+Từ vựng:tiếng việt đã việt hoá nhiều từ gốc hán :độc lập,tự do ,hạnh phúc...
+Tiếng việt dồi dào về cấu tạo từ ngữ ;các từ ghép ,láy; nhiều từ ghép có thể thay đổi trật tự các tiếng để cấu tạo nhạc tính khi cần thiết .VD:đắng cay-cay đắng .Có khi từ láy được tách thành 2 từ đơn để nhấn mạnh:sóng dập gió dồi
+ Phong phú về hình thức diễn đạt:cấu tạo thông thường chủ ngữ-vị ngữ,song cũng có khi trật tự thay đổi để nhấn mạnh
VD:từ những năm đau thương chiến đấu -đã ngời lên nét mặt quê hương

Bình luận (0)
Cuồng Sơn Tùng M-tp
Xem chi tiết
Thien Tu Borum
8 tháng 4 2017 lúc 19:13

Tìm 4 thành ngữ nói về đặc điểm con người. Ví dụ như:
Hiền như đất, đẹp như tiên, vắt cổ chày ra nước, rán sành ra mỡ …

Bình luận (0)
Đỗ Thị Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 4 2017 lúc 21:15

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Tự sự

2. Theo em, thông điệp người viết muốn nhắn gửi đến bạn đọc qua đoạn trích trên là gì?

Mỗi người trong chúng ta hãy biết giữ gìn vệ sinh chung cho môi trường , như thế xã hội sẽ tự khắc văn minh hơn

Hãy đặt nhan đề cho đoạn trích trên.

Vỏ hộp sữa giấy

3. Hãy tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn trích trên.

Câu đặc biệt : Buổi sáng

Tác dụng : xác định , gợi tả thời gian

Bình luận (0)
Linh Phương
8 tháng 4 2017 lúc 21:34

1) Phương thức: tự sự

2) Thông điệp: Dù là một mẩu ni lông nhỏ hay vỏ sữa...thì ta cũng phải biết giữ gìn môi trường. Ý thức , hành động thể hiện nhân phẩm của con người trong việc bảo vệ môi trường.

==> Nhan đề : Hành Động Nhỏ

3) Câu đặc biệt:

+) Buổi sáng.

==> chỉ về thời gian

4) Nghị luận:

Môi trường là tài nguyên thiên vô cùng quý giá đối với con người. Nó là những thứ có sẵn trong tự nhiên như không khí, nước,....Môi trường nước có tính đặc thù hơn các môi trường khác bởi nó có sự lây lan nhanh chóng giữa các nguồn nước, giữa các dòng sông với nhau. Đất cũng là một yếu tố đang bị ô nhiễm bởi rác thải sinh hoạt, bởi sự ô nhiễm của nguồn nước, làm thẩm thấu, ngấm vào trong lòng đất, do con người phun các loại thuốc hóa học xuống đất trong quá trình sản xuất nông nghiệp.Là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường không chỉ cần tích cực học tập, rèn luyện đạo đức mà cần nâng cao ý thức gìn giữ bảo vệ môi trường ngay từ bây giờ. Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, bất cứ hành động tích cực nào cũng sẽ góp phần làm cho môi trường sống trở nên tươi đẹp hơn. Cụ thể, trong hoạt động ở trường, các bạn học sinh cần tích cực dọn dẹp vệ sinh môi trường, không phá hoại cây xanh, không xả rác bừa bãi trong lớp học cũng ở sân trường.Hành động tích cực ấy sẽ làm cho khuôn viên trường học trở nên sạch sẽ, xanh đẹp. Ngoài ra, học sinh chúng ta cần tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường cho những người thân và những người xung quanh chúng ta, như vậy môi trường mới được bảo vệ, cuộc sống của chúng ta mới thực sự tươi đẹp, ý nghĩa. Để không chỉ chúng ta mà những con người cùng chung sống trong xã hội này cũng có ý thức bảo vệ môi trường. Vì môi trường là của chung, chỉ có hành động của tất cả mọi người mới có thể mang lại những kết quả tốt nhất.

Chúc bạn hc tốt!

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 4 2017 lúc 11:13

a)PTBĐC:Tự sự

b)Thông điệp:Có lẽ rằng ai trong chúng ta cũng cần có một cuộc sống thật tốt, một môi trường thật trong lành, ở mọi nơi dù trong nhà hay ngoài ngõ, dù trên cạn hay dưới sông dều cần có một môi trường sống tốt đẹp cho chính bản thân mình và còn cho mọi người. đứng trước xu thế hiện nay làm thế nào để vươn ra biển lớn, để hòa nhập với bạn bè bốn phương. Thiết nghĩ cần nhất là một gương mặt, một diện mạo mới của đất nước. một con đường sạch đẹp ở thành phố luôn tạo cho mọi người, nhất là các khách du lịch quốc tế một cảm giác thật thoải mái. Hãy làm cho mình đẹp hơn dưới con mắt cũa mọi người.
Qua đây, cho ta thấy được môi trường rất cần thiết đối với chúng ta, vì vậy chúng ta không nên vứt rác ra đường. đồng thời em muốn gửi tới tất cả mọi người một thông điệp theo tinh thần cao đẹp: “ mình vì mọi người, mọi người vì mình”. Và hi vọng rằng với việc nhỏ nhoi đó sẽ làm cho đất nước ta đẹp hơn và ngày càng phát triển hơn.

Nhan đề:Chỉ 1 hành động nhỏ đã làm cho môi trường Xanh-Sạch-Đẹp b)Câu đặc biệt:bUỔI SÁNG Tác dụng:tăng tính gợi hình,chỉ thời gian cụ thể rõ ràng c)Đất nước ngày càng phát triển trên nhiều lĩnh vực , đời sống người dân ngày càng được nâng cao cách nghĩ . Lối sống của mỗi người ngày càng văn minh , tiến độ ứng xử có văn hóa . Đặc biệt là trong yêu cầu của cuộc sống ngày nay , đường phố xanh – sạch – đẹp là một tiêu chuẩn không thể thiếu đối với một thành phố văn minh, sạch đẹp . Điều đó khiến mỗi người cần có ý thức giữ gìn vệ sinh để bảo vệ sức khỏe cho bản thân mình và người khác . Nhận thức cùa người dân đa phần đã tích cực hơn . Mỗi nhà đều phải gom rác sinh hoạt để đúng chỗ để các cô chú công nhân vệ sinh đem vận chuyển đến nơi quy định để xử lý . Những việc làm đó thật đáng biểu dương vì không những giữ vệ sinh giữ sức khỏe cho cá nhân một người một gia đình mà còn cho cả cộng đồng . Các bạn thấy đó tuy có nhiều người vô ý thức xả rác bừa bãi nhưng tồn tại song song với những con người này là số lớn những con người có ý thức vệ sinh rất tốt . Một nhóm bạn trẻ ở thành phố biển nhân ngày nghỉ hè rảnh rỗi đã cùng nhau nhặt rác ở khắp bãi biển , một bà lão lớn tuổi vẫn ngày ngày nhặt những mảnh chai trên cát , làm giảm đi sự nguy hiểm cho những người vui chơi trên biển. Đó là những việc làm tốt đẹp đáng cho ta noi theo . Còn những người vô ý thức kia đã đến lúc suy nghĩ lại . Hãy làm việc gì đó trước khi quá muộn . Nạn vứt rác bừa bãi có thể được khắc phục dựa trên sự cố gắng của mỗi người và toàn xã hội . Ngay từ bây giờ , ta cần kêu gọi ý thức giữ gìn vệ sinh của mỗi người . Bằng nhiểu hình thức như áp phích, panô ,các chương trình tuyên truyền trên đài phát thanh truyền hình , những thông điệp cơ bản về ý thức bảo vệ môi trường sẽ được truyền đến tận tai , tận mắt của mỗi người góp phần nâng cao ý thức của người dân . Hơn nữa , đối với những người ương bướng , cố tình vi phạm cần phải bị xử phạt thích đáng . Không thể nhẹ tay với những con người vô ý thức , tàn phá môi trường nghiêm trọng vì nếu quá dễ dãi với họ thì sẽ mãi không bao giờ chấm dứt được tình trạng trên . Nếu như thực hiện được những việc làm trên thì cuộc sống sẽ tươi đẹp biết bao . Và có lẽ ở nước ta cũng không xảy ra chuyện vớt trên sáu tấn rác mỗi ngày ở một con kênh hay những cái lắc đầu chê trách của du khách nước ngoài .
Bình luận (0)
Đỗ Thị Thanh Nguyên
Xem chi tiết
Phương Thảo
8 tháng 4 2017 lúc 21:27

a) Đoạn văn trên thuộc văn bản nào? Tác giả?

Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh

b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên

Ca ngợi và tuyên truyền cho nét đẹp của văn hóa cố đo Huế

c) Xác định câu đặc biệt trong đoạn văn trên. Nêu tác dụng của câu đặc biệt đó.

Câu đặc biệt : Đêm

Tác dụng : xác định , gợi tả thời gian

Bình luận (0)
Hồ Trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Khánh Huyền
9 tháng 4 2017 lúc 8:01

Dòng tái bút hay gọi là dòng viết thêm hoặc bổ sung. Nếu trong tác phẩm "Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu" không có dòng tái bút thì sự khinh bỉ của Phan Bội Châu đối với Va-ren cũng bị giảm đi ít nhiều. Chi tiết cuối cùng, Phan Bội Châu đã có một hành động thể hiện sự coi thường, khinh bỉ với con người và nhân cách dối trá, bỉ ổi của Va-ren bằng cái nhổ vào mặt hắn.Tuy đây chỉ là một lời nói của một nhân chứng ngoài cuộc cũng chưa chắc chắn nhưng dù thế nào thí thái độ của phan bội châu đối với va-ren cũng là một sự khinh bỉ, coi thường

Bình luận (0)