Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Hà Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Ngọc Duyên
15 tháng 5 2017 lúc 20:39

-Trong văn tự sự, các sự việc có thể được kể theo thứ tự trước‐ sau một cách tự nhiên. Nhưng để tạo bất ngờ, gây hứng thú, thể hiện tình cảm nhân vật,...người ta có thể linh hoạt thay đổi thứ tự kể bằng cách kể đảo ngược, kết quả kể trước, diễn biến kể sau hoặc kể bổ sung các sự việc theo dòng hồi nhớ của nhân vật.

‐ Trong văn tự sự, ngôi kể cũng có một vai trò rất quan trọng. Có khi người kể giấu mình đi, gọi nhân vật bằng tên của chúng, kể theo ngôi thứ ba; khi đó, người kể có thể linh hoạt, tự do những gì xảy ra với nhân vật. Có khi người kể tự xưng là ''tôi'' để kể theo ngôi thứ nhất. Khi đó, người kể có thể trực tiếp kể những gì mình nghe, mình thấy hoặc những điều mà chính mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, suy nghĩ của mình. Chúc bạn học tốt vui

Bình luận (1)
Huyền Ribby
7 tháng 7 2017 lúc 15:51

-Trong văn tự sự giữa các sự việc, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau.

+ Trước tiên, để có một bài văn tự sự gồm các sự việc, nhân vật đúng theo yêu cầu cần phải có chủ đề. Chủ đề giúp bài làm đúng trọng tâm, để khi viết bài dễ xác định yêu cầu làm.

+ Ngoài ra, khi có chủ đề\(\Rightarrow\) chúng ta sẽ tạo ra các sự việc liên quan đến chủ đề mình cần viết. Từ đó sự việc sẽ tạo nên cốt truyện hay, có ý nghĩa mà vẫn đúng trọng tâm đề bài.

+Khi có được các sự việc\(\Rightarrow\) Chúng ta sẽ tạo được những nhân vật. Nếu không có nhân vật câu chuyện sẽ không còn hay, sáng tạo. Nhân vật tạo nên tầm ảnh hưởng của bài văn tự sự nhằm quyết định bài văn có chạm tới người đọc, người nghe hay không.

\(\rightarrow\) Trong bài văn tự sự, những yếu tố này rất quan trọng vì thế mỗi yếu tố đều không thể thiếu. Từ chủ đề \(\Rightarrow\) sự việc \(\Rightarrow\) nhân vật - chúng có mỗi liên kết chặt chẽ với nhau tạo ra một bài văn hay.

-Thứ tự ngôi kể và ngôi kể:

+ Thứ tự ngôi kể: Là vị trí của ngôi kể trong một bài văn tự sự. Chúng xắp xếp các vị trí trước, sau một cách phù hợp giúp bài văn có một trình tự rõ ràng, mạch lạc giúp câu thoại của nhân vật rõ ý hơn.

+ Ngôi kể: Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Ngôi kể thường được thể hiện ra bằng nhân xưng trong lời kể. Có khi người kể kể theo ngôi thứ nhất - xưng "tôi"; có khi kể theo ngôi thứ ba - dấu mình đi, không trực tiếp lộ diện nhưng thực ra đã có mặt ở khắp nơi để chứng kiến và kể lại chuyện, kể như nhân vật tự kể, kể như "người ta kể". Ngôi kể nhằm xác định người kể và vai trò của người đó.

~leu~

Bình luận (0)
Carol
15 tháng 5 2017 lúc 9:14

Nó liên kết với nhau một cách chặt chẽ.Vd: Buổihọc cuối cùng, Bức tranh của em gái tôi,..

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kiều Trang
Xem chi tiết
Linh Phương
19 tháng 4 2017 lúc 21:28

Nhìn dáng tre, màu tre, sự sinh sôi nảy nở của tre, nhà văn phát hiện ra bao vẻ đẹp riêng của tre như mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc. Tre được nhân hoá trở thành một biểu tượng sáng giá: Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người. Phẩm chất của tre cũng là phẩm chất của con người Việt Nam xưa nay.Thép Mới trích dẫn câu thơ của Tố Hữu: Bóng tre trùm mát rượi để từ đó nói lên vẻ đẹp của luỹ tre làng quê, một vẻ đẹp êm đềm của xứ sở: Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Tre là vẻ đẹp của cảnh sắc làng quê, là vẻ đẹp của nền văn hoá lâu đời của dân tộc, là nếp sống lao động cần cù và cuộc sống yên vui êm đềm của nhân dân ta qua hàng nghìn năm lịch sử. Các từ ngữ, hình ảnh: bóng tre, dưới bóng tre của ngàn xưa, dưới bóng tre xanh,... được điệp lại, láy lại đã tạo nên giọng văn nhẹ nhàng mênh mang biểu cảm.

Bình luận (0)
Thảo Phương
20 tháng 4 2017 lúc 13:30

Hình ảnh cây đa, bến nước cùng những khóm tre xào xạc là những hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân ở mọi miền quê Việt Nam. Cây tre không những bảo vệ, bao bọc xóm làng mà còn trở thành nguyên liệu để làm ra những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống, gắn bó thân thiết với mỗi con người từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời. Ngay từ thủa ấu thơ ta đã được nằm trong chiếc nôi tre êm đềm với tiếng ru à ơi của mẹ. Và nó sẽ mãi là hình ảnh không bao giờ phai mờ. Rồi khi lớn lên, tre lại gắn bó với trẻ trong suốt thời niên thiếu qua những vật dụng hàng ngày hay qua những trò chơi con trẻ. Cũng có lúc tre lại được tô khắc, trang điểm theo những ý tưởng độc đáo của người thợ để tạo ra những sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao.Cây tre Việt Nam, Thép Mới đã sử dụng rộng rãi và thành công phép nhân hóa. Tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam, là tư tưởng xuyên suốt toàn bài. Với vẻ đẹp nhân hoà, những phẩm chất cao quí của dân tộc Việt Nam đã hiện lên bình dị qua hình ảnh cây tre. Nhà văn không lên gân, không hề hô khẩu hiệu mà bài văn vẫn có sức truyền cảm sâu sắc và thấm thía tới người đọc: Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
Xem chi tiết
Dương Khánh Linh
19 tháng 4 2017 lúc 20:46

bn ơi dài quá

khocroi

Bình luận (1)
Thiên Thần Bé Nhỏ
20 tháng 4 2017 lúc 19:58

dài quá vậyohooe

Nhưng đây là môn ngữ văn mà bạn ucchegianroibucminh

Bình luận (0)
usagi
23 tháng 4 2017 lúc 15:51

wtfbucqua dai du hathanghoadoc xong chet lienthanghoa

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
Xem chi tiết
thám tử
19 tháng 4 2017 lúc 21:24

đây là anh mà, đâu phải văn

Bình luận (0)
Thiên Thần Bé Nhỏ
20 tháng 4 2017 lúc 20:02

ohogianroibucminhoeucche

Bình luận (0)
Bạch An Nhiên
11 tháng 5 2017 lúc 17:00

hoa mắt , chóng mặt oho

Bình luận (0)
Dương Taurus
Xem chi tiết
Un Phạm
19 tháng 4 2017 lúc 20:40

Câu 1: (4,0 điểm).

Phân tích giá trị nghệ thuật của hình ảnh hoán dụ trong đoạn thơ sau:

"Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo bước các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn"

(Tố Hữu)

Câu 2: (6,0 điểm).

Đọc thầm câu chuyện sau: "Câu chuyện về túi khoai tây" và trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa câu chuyện bằng một bài văn ngắn.

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi cảm thấy oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những người không ưa hay ghét hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau, chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng, đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.

Sau đó, thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ lúc nào trong thời gian một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi với bạn bè cũng phải đem theo.

Chỉ sau một thời gian ngắn, chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai tây nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rữa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai tây ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái trong lòng.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: "Các em thấy không, lòng oán giận hay thù ghét người khác đã làm cho chúng ta thật nặng nề và khổ sở! Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác, ta càng giữ lấy gánh nặng khó chịu ấy mãi trong long. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng cho bản thân mình".

Câu 3: (10 điểm)

Bướm và Ong gặp nhau trong một vườn hoa cùng nhau trò truyện về cách sống của mình. Em hãy kể lại cuộc đối thoại đó theo trí tưởng tượng của em.

Đáp án đề thi chọn HSG môn Ngữ Văn lớp 6 cấp trường

Câu 1. (4 điểm)

Chỉ ra các hình ảnh hoán dụ: (2 điểm)

Hình ảnh "Những trái tim không thể chết", "trái tim" chỉ tình yêu nước thương dân, tình yêu lí tưởng cách mạng của các anh hùng liệt sĩ. Hình ảnh hồn Trần Phú vô danh chỉ các liệt sĩ cách mạng của Đảng, của dân tộc. Hình ảnh "sóng xanh" và "cây xanh" là những dấu hiệu biểu thị sự trường tồn, bất diệt của các anh hùng liệt sĩ đó.

Phân tích tác dụng của các hình ảnh hoán dụ: (2 điểm)

Qua những hình ảnh ấy, Tố Hữu ca ngợi tình yêu nước thương dân, lòng trung thành với lí tưởng cộng sản của các liệt sĩ cách mạng. Nhà thơ khảng định tên tuổi và tinh thần cách mạng của các liệt sĩ đời đời bất tử, trường tồn với đất nước, với dân tộc Việt Nam.

Câu 2: (6 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm)

Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí. Hệ thống ý (luận điểm) rõ ràng và được triển khai tốt. Diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

Yêu cầu về nội dung: (5 điểm)

Tóm tắt mẩu chuyện: (1 điểm)

Câu chuyện kể về việc thầy giáo yêu cầu các em học sinh luôn mang theo bên mình túi khoai tây có ghi tên những người các em ghét, giận trong một tuần. Chỉ trong một thời gian ngắn các em thấy khó chịu về việc đó và xin thầy cho phép bỏ các túi khoai ấy đi. Ý nghĩa câu chuyện: (2 điểm) Trong câu chuyện trên, khi quẳng được số khoai tây nặng nề, rỉ nước đầy tên những người mình không ưa hay giận ghét, ai cũng thấy nhẹ nhõm trong lòng. Tha thứ cũng vậy, người được tha thứ vui mừng đã đành, người tha thứ cũng chút bỏ được hận thù , thấy tâm hồn mình thanh thản nhẹ nhàng. Như thế phải chăng đó là một món quà quý giá, tốt đẹp mà chúng ta đã dành tặng cho bản thân chúng ta. Bài học rút ra cho bản thân: (2 điểm) Không nên ghi nhớ thù hận người khác. Cần biết tha thứ để có một tâm hồn nhẹ nhõm thanh cao. Đừng để mất đi sự ấm cúng, tương hỗ trong quan hệ giữa con người với con người. Tha thứ là điều dễ dàng nhất chúng ta có thể làm trên thế giới này. Hãy quý trọng những điều mình có, đừng nhân thêm nỗi đau hay giữ khư khư lòng vị tha mà không chịu ban phát.

Câu 3: (10 điểm)

Yêu cầu chung:

Yêu cầu về hình thức:

Nên dùng ngôi kể thứ ba và chỉ cần nhân vật mà đề đã nêu thể hiện được suy nghĩ, tâm sự của mình (tức là đã được nhân hoá). Bố cục rõ ràng mạch lạc ( Khuyến khích bài làm có cách mở bài và kết thúc độc đáo). Viết dưới dạng bài kể chuyện .

Yêu cầu về nội dung:

Bài văn phải ghi lại lời trò truyện của Ong và Bướm về cách sống của chúng. Qua cuộc trò truyện này, người kể phải gửi gắm trong đó một nội dung giáo dục cụ thể. Đây là một câu chuyện tưởng tượng hoàn toàn.

Yêu cầu cụ thể:

Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:

Mở bài:

Bướm đang xập xòe bay lượn nhởn nhơ trong vườn hoa, bỗng gạp chú Ong cặm cụi hút mật nhụy hoa.

Thân bài:

Bướm tự hào về đôi cánh đẹp trời cho nên cảm thấy hạnh phúc, tha hồ vui chơi,du ngoạn trong bộ áo lộng lẫy. Ong không đồng ý về cách sống của Bướm. Theo Ong ,cuộc sống phải đem lại cho đời một cái gì có ích, những dòng mật ngọt chữa trị bệnh, nuôi con người... Bướm cho rằng cuộc sống của Ong có ích nhưng gò bó, vất vả. dòng họ nhà Ong không được tự do, mỗi lần đi về phải giữ đúng nguyên tắc, không được quên cửa nhầm nhà, chân không có phấn hoa thi không được vào tổ.... Ong không có nhiều thời gian để tiếp chuyện Bướm bay đi tìm mât. Trước khi bay đi Ong đã nhắn nhủ với Bướm: Sống ở trên đời phải sống sao cho xứng đáng ..

Kết bài:

Nói xong Ong bay đi, bỏ lại Bướm rong chơi.

chúc bn thi tốt nhé!!

Bình luận (0)
Đặng Châu Anh
19 tháng 4 2017 lúc 20:44

Mình nhớ mỗi đề văn thôi!!!!!

Đề bài:.Em hãy tuoẻng tượng cuộc đối thoại giữa chú trâu và cây tre giữa trời trưa nắng nóng.(Khoảng hơn 1 trg giấy thi)

Bình luận (0)
Dương Khánh Linh
19 tháng 4 2017 lúc 20:50

Câu 5:(10 điểm)

Sau khi học xong, em ra ngoài hít thở không khí trong lành em hãy tả lại khung cảnh lúc đó.

Mk nhớ mỗi câu thôi, đề năm nay của các bn mks đó.

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh Tuyền
Xem chi tiết
tran duc nghia
20 tháng 4 2017 lúc 20:40

Mở bài:

– Giới thiệu qua về thầy / cô giáo mà em sắp kể.

– Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.

Thân bài:

– Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo.

– Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.

– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?

– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?

Kết bài:

Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy / cô giáo và em sẽ phấn đấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy / cô.

Bài làm

Trong suốt những năm tháng học dưới mái trường mến yêu, người mà em kính mến nhất đó là cô Thanh. Đó là người đã mang lại cho em những tình cảm cao quý của một người cô giáo đối với học sinh.

Em còn nhớ rõ, năm em học lớp hai, ngày đầu tiên cô Thanh bước vào lớp với dáng vẻ rất hiền hậu. Cô còn trẻ lắm, dáng cô thanh mảnh, nhỏ nhắn và rất dễ thương. Cô rất thương yêu học sinh. Ngày nắng cũng như ngày mưa, cô chưa bao giờ đi dạy trễ hoặc nghỉ dạy ngày nào. Cô luôn dịu dàng với học sinh nhưng rất nghiêm túc trong giảng dạy. Những giờ ra chơi, nếu có bạn nào không hiểu bài, cô ân cần ở lại lớp giảng cho từng bạn. Những bạn nam hay đùa nghịch, phá phách cô nhẹ nhàng nhắc nhở. Cô thường lấy những mẩu chuyện vui, có ích để giáo dục chúng em. Bạn nào có lỗi cô chỉ khuyên răn chứ không hề la mắng. Còn bạn nào học yếu cô luôn quan tâm đặc biệt để bạn ấy tiến bộ hơn. Vì thế chúng em ai cũng yêu quý cô, xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Em còn nhớ có một hôm, khi học xong tiết cuối bỗng nhiên em bị sốt, người nóng ran. Cô đã không ngại đường xa chở em về nhà, báo cho mẹ em biết bệnh tình của em. Sau đó em nghỉ học mấy ngày để bình phục do vị sốt siêu vi. Dù không đi học những bữa nào cô cũng đến thăm em và phân công các bạn thay phiên chép bài cho em. Chỗ nào em không hiểu cô sẽ giảng lại tường tận. Bạn nào có hoàn cảnh gia đình khó khăn cô cũng giúp đỡ, có khi còn đóng tiền học phí dùm cho một bạn trong lớp có hoàn cảnh mồ côi ba mẹ ở với bà ngoại. Trong lớp ai cũng quý mến cô, ngày Nhà giáo Việt Nam chúng em tặng quà cho cô cô chỉ cười bảo: “Món quà quý nhất với cô đó là kết quả học tập thật giỏi của các em đó!” Ngoài việc dạy kiến thức ở trường, cô còn dạy cho chúng em kĩ năng múa hát, rất vui.

Giờ đây, tuy đã xa cô nhưng em vẫn nhớ mãi từng nụ cười, ánh mắt, giọng nói dịu dàng của cô. Cô đã truyền cho một một tấm lòng nhân hậu, dạy em biết cách yêu thương và quan tâm đến mọi người, tin yêu cuộc đời. Em tự hứa với lòng sẽ học thật giỏi để cho cô vui lòng,trở thành con ngoan, trò giỏi và một người có ích cho xã hội. Cô là tấm gương sáng để học sinh chúng em noi theo.

Bình luận (0)
Ngọc Mai
Xem chi tiết
Đoàn Ngọc Ly
19 tháng 4 2017 lúc 20:49

Dàn ý chi tiết nè bạn :

1.Mở bài

a) Trong những năm học đầu tiên ở ngôi trường THCS Kiều Phú này ( hoặc trường khác bạn tự thay vào nhá ) tôi cảm thấy thật hồi hộp và có cảm giác mới lạ : khung cảnh trường mới,thầy cô mới , ... và bạn mới . Tôi rất yêu quý những người bạn mới vừa thân thiện lại dễ gần này , luôn giúp đỡ tôi trong mọi việc làm quen với trường mới.Nhưng hiện tại , người bạn mà tôi yêu quý và thân thiết nhất là....(bạn điền vào nhá )

b)Thời gian trôi qua thật nhanh , mới thế đã gần hết năm học lớp 6 rồi .Ở đây , t có rất nhìu người bạn thân thiết nhưng người bạn mak tôi yêu quý nhất là .... ( bạn điền tên bạn thân vào )

2.Thân bài

a) Ngoại hình

_ Khuôn mặt : trái xoan , tròn , vuông , hình trái tim ,...

_ Mái tóc : dài , đen nhánh , ngắn , mượt , ...

_Mũi : dọc dừa

_Đôi mắt : long lanh , đen láy , to , tròn,...

_Miệng :hình trái tim , hồng đỏ , căng mọng , ...

_Làn da : ngăm , trắng hồng , trắng ngần,...

_ Dáng người : cao , béo , lùn , gầy , thanh thanh , ...

b)Tính cách

_Sở thích : đọc sách , tập thể dục , .... nhưng bạn phải nhấn mạnh là bạn thân của bạn rất thích trồng cây và chăm sóc chúng .

c)Hoạt động

_Buổi sáng :

+dậy thật sớm để tưới cây và tỉa lá cho những bông hoa ngoài ban công nhà .

_ Đến trường :

+ Tích cực tham gia các hoạt động của lớp , của trường , năng động , nhiệt tình , ...

+ Luôn để ý tới các cây hoa , cây cảnh ở trường

+ Thỉnh thoảng ngồi dưới gốc cây phượng , cây bàng đọc sách hoặc trò chuyện cùng bạn bè về cây xanh

...

3.Kết bài

T cảm thất thật ngưỡng mộ bạn ... ( điền tên ) vì bạn ấy vừa hiền lành , ngoan ngoãn lại học giỏi và đặc biệt rất yêu quý cây xanh . T nghe được ước mơ của ... ( tên bạn ấy ) là sẽ trở thành sinh viên tình nguyện bảo vệ môi trường hay cô giáo dạy Sinh học , mặc dù t ko thích học Sinh và cây lắm nhưng t lun lun ủng hộ ... ( tên bạn ấy )

*Đây là mik nói về con gái , nếu là con trai bạn phải thay đổi một số tính từ nhá > Chúc bạn học tốt

x

Bình luận (0)
Trần Thị Kim Ngọc
Xem chi tiết
Kudo Shinichi
12 tháng 8 2017 lúc 11:35

Minh ko biet , thong cam nha

Bình luận (1)
Vũ Thị Quỳnh Liên
Xem chi tiết
Thu Trang
23 tháng 4 2017 lúc 21:40

a) Cách dùng dấu chấm hỏi và dấu chấm than trong các câu dưới đây không đúng.

Sửa lại: Tôi chẳng tìm thấy ở tôi một năng khiếu gì. Và không hiểu vì sao tôi không thể thân với Mèo như trước kia nữa. Chỉ cần một lỗi nhỏ ở nó là tôi gắt um lên.

b)

- Xin mời các bạn hãy đến thăm động Phong Nha quê tôi!

- Động Phong Nha thật là "Đệ nhất kì quan" của nước ta!

-Động Phong Nha còn cất giữ bao điều huyền bí, thú vị, hấp dẫn mà con người vẫn chưa biết hết.

g) -Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa?

- Chưa? Thế còn bạn đã đến chưa?

- Mình đến rồi. Nếu đến đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?

=> dấu chấm hỏi thứ 2,4 ko đúng. Vì đó là câu trần thuật.

g) Gợi ý: – Câu “Bạn đã đến thăm động Phong Nha chưa?” có
phải là câu nghi vấn không? Nếu là câu nghi vấn thì dấu chấm hỏi đặt cuối câu là chính xác. – Câu “Chưa?
(câu tỉnh lược thành phần) có phải là câu nghi vấn không? Nếu không phải là câu dùng để hỏi thì dấu chấm hỏi đặt cuối câu là sai. – Câu “Thế còn bạn đã đến chưa?” là câu gì? Nếu
là câu nghi vấn thì dấu chấm hỏi đặt cuối câu là đúng. – Câu “Mình đến rồi.” có phải là câu trần thuật
không? Nếu là câu trần thuật thì dấu chấm đặt cuối câu là đúng. – Câu “Nếu tới đó, bạn mới hiểu vì sao mọi người lại thích đến thăm động như vậy?” là câu nghi vấn hay câu trần thuật? Nếu là câu trần thuật thì dấu chấm hỏi đặt cuối câu là sai. c) Chị Cốc liền quát lớn: – Mày nói gì! – Lạy chị, em nói gì đâu. Rồi Dế Choắt lủi vào! – Chối hả. Chối này. Chối này. Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. Gợi ý: Chị Cốc liền quát lớn: – Mày nói gì? (Câu hỏi) – Lạy chị, em nói gì đâu! (Câu cảm thán) Rồi Dế Choắt lủi vào. (Câu trần thuật) – Chối hả? (Câu hỏi) Chối này! (Câu cảm thán) Chối này! (Câu cảm thán) Mỗi câu “Chối này”, chị Cốc lại giáng một mỏ xuống. (Câu trần thuật). Chúc bn học tốt!vui
Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
19 tháng 4 2017 lúc 20:03

Trang bao nhiêu nhìn sách cho dễ

Bình luận (0)
Nguyễn Đinh Huyền Mai
19 tháng 4 2017 lúc 20:05

c) Đặt dấu câu thích hợp vào chỗ có dấu ngoặc đơn dưới đây.

– Mày nói gì (?) - Lạy chỉ, em nói gì đâu (!) Rồi Dế Choắt lủi vào (.) - Chối hả (?) Chối này (!) Chối này (!) Mỗi câu "Chối này", chị Cốc lại giáng một mỏ xuống (.)
Bình luận (2)
Vũ Thị Quỳnh Liên
Xem chi tiết
Thu Trang
23 tháng 4 2017 lúc 21:15

b)

(1) Tôi phải bảo: – Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. […] Rồi, với bộ điệu
khinh khỉnh, tôi mắng:
[…] Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. (Tô Hoài) (2) AFP đưa tin
theo cách ỡm ờ: “Họ là 80 người sức lực khá tốt nhưng hơi gầy” (!?)
(Nguyễn Tuân) Gợi ý: – Dấu chấm được đặt cuối câu cầu khiến: “Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.“,
Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt
ấy đi.
“; – Dấu chấm than và dấu chấm hỏi được đặt trong ngoặc (!?)
với ngụ ý nghi ngờ, pha sắc thái châm biếm. c) Gợi ý: – (1) – (1′): Dùng dấu phảy (,) để ghép hai câu lại thành
hai vế của câu ghép trong trường hợp này là không hợp lí (1′), vì ý nghĩa của
hai vế này không liên quan chặt chẽ với nhau. Dùng dấu chấm (.) để tách thành
hai câu độc lập là hợp lí (1). – (2) – (2′): Dùng dấu chấm để ngắt thành hai câu như câu
(2′) là không hợp lí, làm cho câu sau tách khỏi chủ ngữ, phá vỡ liên kết của cặp
quan hệ từ vừa… vừa. Dùng dấu chấm
phẩy như câu (2) là hợp lí. Chúc bn học tốt!vui
Bình luận (0)