Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

srah hanako ss
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 4 2017 lúc 20:40

a) Đây là em của tôi và bạn của

b) Chiều nay hoặc sáng mai sẽ có .

c) Nói không làm

d) Hai bạn như hình với bóng , không rời nhau một bước

Bình luận (0)
Why not
30 tháng 4 2017 lúc 20:26

a, của

b, và

c,mà

d,với

Bình luận (0)
Lý Phạm Somali
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 4 2017 lúc 22:57

Hôm nay là thứ hai, một tuần mới lại bắt đầu, như thường lệ, chúng tôi đang chuẩn bị cho buổi sinh hoạt dưới cờ. Quang cảnh hôm nay thật thơ mộng.(Chào cờ nên không thể dủng từ thơ mộng cho cảnh vật được nhé)

Buổi sinh hoạt dưới cờ đã là hình thức sinh hoạt quen thuộc của từng (từng thì không thể nói chung được) trường nói chung, và mỗi cá nhân học sinh nói riêng. Nhưng hôm nay buổi sinh hoạt dưới cờ có chút đổi mới, lần đầu tiên chúng tôi được sinh hoạt trên một bãi đất rộng hơn, quang cảnh thoáng đãng hơn, rộng rãi hơn bởi lẽ trường tôi mới xây mới xong.

Chưa tơi sáu giờ rưỡi mà trên sân trường đã tấp nập học sinh rồi. Những anh chị lớp lớn thì nhanh nhẹn kê bàn ghế cho thầy cô. Ở các lớp những bạn học sinh chân trước chân sau thoăn thoắt vào phòng chưa đồ tranh những cái ghế mới nhất dành cho lớp học của mình. Các bạn học sinh vẫn đang tranh thủ trước lúc chào cờ mà trực nhật cho thật sạch. Thoáng cái, hơn mười lăm phút mà đã thêm hàng trăm cái (cái gì?) sẽ phủ kín một góc sân trường. Tượng đài chủ tịch Hồ Chí Mình nhà trường cũng cho tạc thật mới, mạ một lớp vàng nhẹ và đẹp. Cột cờ được xây dựng vững chắc trước sân trước. Vì là buổi sinh hoạt dưới cơ (cờ) cuối cùng trong năm học này cũng đồng nghĩa với việc sắp nghỉ hè nên tiếng ve kêu râm ran cũng tạo nên âm thanh sống động chào ngày mới. Thầy tổng phụ trách tất bật cho công tác tuyên truyền tuyển sinh. Thế rồi, ba hồi trống "tùng, tùng, tùng" đã vang lên giòn giã. Buổi sinh hoạt dưới cờ bắt đầu.

Trước sự chỉ huy tài ba và dõng dạc, bạn liên đội trưởng đã nhanh chóng hoàn thành phần chào cờ. Một đặc điểm khác với các trường khác là trường em còn có phần kể chuyện về tấm gương đạo đức của Bác. Từ đó chúng em có thể học tập về con người của Bác, quả là một điều quý báu.

Sau đó, là sự vui mừng khi thầy công bố kết quả thi đua các lớp với thứ tự nhất nhì. Em chú ý rằng,(nhìn thấy được rằng) trên khuôn mặt các bạn của lớp chiến thắng là những giọt nước mắt của sự vui mừng hay những nụ cười mãn nguyện dưới cái nắng hơn bảy giờ. Thầy hiệu trưởng "bảnh bao" của trường cũng thường xuyên lên và phát biểu nhắc nhở học sinh cố gắng trong học tập.

Đúng bảy giờ bốn mươi lăm phút, "tùng tùng tùng" hồi trống kết thúc tiết sinh hoạt dưới cờ. Mọi người lại thu dọn ghế và hội trường. Đây có lẽ sẽ là buổi sinh hoạt dưới cờ mà em nhớ nhất với ngôi trường hoàn toàn mới!

Tuy rằng trong suy nghĩ vẫn còn nhiều dư âm nhưng phải tạm gác lại để tiếp tục buổi học. Em sẽ luôn quan sát và trân trọng những phút giây thiêng liêng này.

_____________________Chúc bạn học tốt____________________

Nguồn: Tự làm.

Bình luận (0)
qwerty
30 tháng 4 2017 lúc 19:39

Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.

Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.

Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng! Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.

Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em.

Bình luận (0)
Nguyễn Chương
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh Đan
Xem chi tiết
Nguyễn Trần Thành Đạt
30 tháng 4 2017 lúc 23:17

Chọn đề c.

Bài làm:

Bấy lâu nay tôi luôn bị gò bó bởi vùng quê nhỏ bé này, tôi muốn thoát mình ra khỏi nó và tiến đến cuộc sống thành phố. Ở làng quê thì cảnh về đêm là cảnh đẹp nhất vì nó thể hiện ro ở sự yên bình, những ngôi sao thức,... Không biết thành phố về đêm có gì ấn tượng? Mới chuyển nhà mấy ngày lên thành phố nên tôi quan sát rất kĩ cảnh về đêm nơi đây, tôi sẽ tả cho các bạn nhé!(không nhất thiết phải nói là sẽ tả, văn kỵ nhất là lộ ý)

Khi mặt trời mệt mỏi thì là lúc mặt trăng thức tỉnh, bầu trời tối lại và xuất hiện những chấm nhỏ li ti trên bầu trời(có thể thay là trên nền trời) đen, đó là những ngôi sao. Dù là ở làng quê hay thành phố ta cũng có thể thấy được điều đó. Khác với cảnh đêm ở làng quê, thì cảnh đêm ở thành phố sôi động, nhộn nhịp hơn. Nếu như ở vùng miền quê bảy tám giờ đã ít xe, thì giờ đó (ở thành phố) là giờ cao điểm cho sự cố ùn tắc giao thông. Mọi người thành phố (ở đây) đều làm việc cật lực vào ngày, và ban tối họ dành thời gian thư giãn, đi chơi. Trên những con đường quốc lộ dọc thành phố này, tôi luôn thấy những cái xe hơi to và sang trọng "bốc lửa" trên đường phố. Chúng cứ tranh giành chỗ, vượt đèn đỏ đèn vàng. Con đường thành phố sạch sẽ và rộng hơn đường nông thôn nhiều. Về tối, quanh hai con đường ta thấy không khi trong lành hơn hẳn mọi lúc khó hiểu. Ban tối là giờ mọi người nghỉ ngơi nhưng trên khuôn mặt bé nhỏ của những em học sinh là sự mệt mỏi, căng thẳng, áp lực từ việc học trên trường đến việc học thêm. Ở nông thôn ta không thấy cảnh học sinh học tối thì ở thành phố cảnh tượng này luôn đập vào mắt người nhìn một cách dễ dàng. Nếu như ở nông thôn ta sẽ cảm thấy mát mẻ về tối thì ở thành phố cả ngày cả tối đều nóng cả.

Trên bầu trời rộng lớn, nhìn về phía xa những ngôi sao sáng nhất là những linh hồn của những người mới mất, còn những ngôi sao mờ nhạt là linh hồn của người đã mất lâu. Ba tôi mất mười năm nên không biết ba có theo mẹ con tôi tới nơi "đất khách quê người" này hay không nữa. Quan trọng hơn cả, ta có thể so sánh với đặc điểm chiếu sáng, nếu như nông thôn không có đèn đường, mọi thứ tối đen như mực thì hệ thống đèn đường thành phố với một mật độ dày đặc như hệ thống sông ngòi Việt Nam vậy luôn chiếu sáng ít nhất mười tiếng trên ngày. Hoạt động của con người thành phố luôn tấp nập như vậy!

Qủa thật, cảnh đêm thành phố thật đẹp. Tôi sẽ luôn ghi nhớ khoảnh khắc này. Nó sẽ là hình ảnh khó phai trong trái tim và hồi ức của tôi. Dù có đi về đâu, tôi vẫn sẽ nhớ mãi cảnh đêm thành phố.

_________________Chúc bạn học tốt_________________________

Nguồn: Tự làm

 

Bình luận (5)
Why not
30 tháng 4 2017 lúc 20:08

mình làm đề d thôi nha:

"Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày"

Những câu hát cứ âm vang mãi trong tôi mỗi khi nhớ về quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Nhớ về quê là lại nhớ về những dòng sông nước chảy hiền hòa bốn mùa, những con đường xanh rờn hai bên bờ cỏ. Nhưng gần gũi thân quen với tôi hơn cả là cánh đông thẳng cánh cò bay khi đã vào mùa hạ oi bức.

Buổi sáng, khi ông mặt trời còn đang đắm mình trong giấc ngủ say sưa thì cánh đông đã tỉnh thức từ bao giờ và đang vui đùa với những chị Gió. Tiếng cười khúc khích của những bông lúa hòa lẫn với tiếng chim hót líu lo đã tấu lên một bản nhạc rộn rã chào ngày mới. Lấp ló đâu đó những bông lúa trĩu hạt, trông như những hạt vàng. Trên những chiếc lá lúa úa vàng còn đọng những hạt sương tinh khiết của màn đêm. Vào những buổi trưa hè, cánh đồng khoác lên mình chiếc áo dạ hội vàng chói trông rực rỡ cả một bầu trời. Khi hoàng hôn bắt đầu buông xuống, lũ trẻ chăn trâu trong làng kéo nhau về thì cánh đồng lại nhộn nhịp trong tiếng cười đùa vui vẻ. Rồi từng ngày trôi qua, đã đến lúc trả lại cho những người nông dân những thành quả họ đã làm ra. Mỗi sớm, cánh đồng đã ồn ã trong tiếng nói cười của các bác nông dân. Thế rồi từng cây lúa được cắt và bó thành từng bó mang về. Lúc này trông cánh đông hiu quạnh biết bao những cây lúa đã đi mà chỉ để lại những gốc rạ trơ trụi, nhìn mà thương. Dường như bây giờ những gốc rạ đó đang thương nhớ về những bông lúa kia như người mẹ lo lắng, nhớ thương đứa con của mình vừa đi lấy chồng.

Tôi yêu biết bao nhiêu cánh đồng quê tôi. Nó đã trở thành một điều không thể thiếu đối với tôi và mọi người trong làng như máu thịt của một thân thể. Dù mai sau những khu công nghiệp sẽ dần lấn chiếm những cánh đồng này nhưng hình ảnh nó sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí tôi.

Bình luận (1)
Lý Phạm Somali
Xem chi tiết
Tống Khánh Ly
30 tháng 4 2017 lúc 19:10
Sáng sớm tinh mơ,em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua.Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng.Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đê. Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo. Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng. Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/ta-canh-dong-lua-vao-mot-buoi-sang-dep-troi-c33a6766.html#ixzz4fjZPNcVa

Bình luận (0)
Ngọc Hằng
30 tháng 4 2017 lúc 19:13

Một buổi sáng chủ nhật đẹp trời, em cùng mẹ đi bẻ ngô. Cánh đồng quê em gần thị trấn Phủ Lỗ cách Hà Nội chưa dầy bốn mươi cây số.

Cánh đồng làng em khá rộng: từ làng ra tới đường quốc lộ xa hơn một cây số và chạy dài theo đường quốc lộ gần hai cây số. Đất đai màu mỡ và tinh hần lao động cần cù đã khiến đồng ruộng quanh năm xanh tươi,bốn mùa đều có nhiều thóc, đậu, ngô, khoai…

Lũy tre dày bao bọc quanh làng. Ra khỏi làng là những đầm sen. Mùa này sen đang lụi nên trông đầm rộng hẳn ra. Kế đó là những ruộng lúa. Từng thửa ruộng to nhỏ khác nhau, mảnh hình chữ nhật mảnh hình thnag… Lúa đang thì con gái đã cao quá bờ nen nhìn xa chỉ thấy một màu xanh mơn mởn liền lạt chạy tít tắp. Sau gần chục ngày mưa phùn gió bấc rét căm căm, trờ mùa đông hôm nay tạnh ráo, quang quẻ và chỉ se se lạnh. Nắng vàng trải nhẹ. Gió đùa vui cùng cây lúa. Đó đây những cây bóng mát cao lớn điểm xuyết trên thảm lúa menh mông Ở một vài thửa ruộng, lác đác đã có mấy người làm cỏ, be bờ. Mấy chú cò bay ngang, màu trắng lấp lóa trong nắng.

Mùa này vùng ruộng sâu trồng được lúa nhưng vùng cạn chỉ trồng hoa màu. Đậu xanh, đậu đen chạy dài theo luống. Thân cây thấp,cành lá đu dưa nhue vậy chào người qua lại. Những vồng khoai lùm xùm. Nhìn gần mới thấy những dây khoai còn nhìn xa, chỉ thấy mộ màu xanh lam hoặc tim tím của lá, tùy theo từng giống khoai. Mấy bà mấy chị đang vun luống cho đậu, cho khoai cười nói vui vẻ. Một đnà chim sâu sà xuống vừa xới để kiếm ăn. Gần đường quốc lộ là những vạt ngo cao quá đầu em. Thân cay mập mạp.Lá tỏa dài ken vào nhau. Bắp ngô bám theothaan, mỗi cây chừng hai,ba bắp. Bắp thon dài lớp áo ngoài xanh bóng,chòm râu hung hung mượt mà là còn non. Bắp mập chắc, lớp áo ngoài đã bàng bạc, chòm râu đã sẫm và hơi rũ là vừa ăn. Một bầy chim lích chích trong bài ngô. Tiếng xe ô tô ầm ì và tiếng còi xe pin pin từ đường quốc lộ vọng tới. Sự chuyển mình nhanh chóng của cả một vùng với con đường cao tốc lườm lượp xe cộ ở gần đó và những căn nhà nhiều tầng đua nhau mọc lên đã dôi tới làng quê.

Theo đà đổi mới của đất nước, cánh đồng quê em cũng đang thay đổi. một sự đổi thay âm thầm và mãnh lệt tỏng màu xanh mát mắt, trong từng thân lúa thân ngô ngày càng mập mạp, trong từng củ khoai, bắp ngô ngày càng to chắc và thơm ngon… Em yêu tha thiết cánh đồng quê em và tự hào về bước chuyển mình của quê hương em.

Bình luận (0)
nma so
17 tháng 10 2017 lúc 8:24

Sáng sớm tinh mơ, em cùng với bố đi tập thể dục trên con đường làng chưa có một dấu chân qua. Cánh đồng lúa chín như một tấm thảm khổng lồ màu vàng óng. Chúng như muốn níu chân em lại để thưởng thức hương thơm đồng quê và vẻ đẹp của cánh đồng lúa vàng tươi còn lấp lánh sương đêm.

Bao trùm lên cánh đồng là một màu vàng óng ả. Nhìn xa trông chiếc áo nhung vàng ấy còn được đính trên mình những viên kim cương lấp lánh. Mỗi khi có làn gió nhè nhẹ thổi qua làm những bông lúa cong cong hình đuôi gà oằn vì trĩu hạt, chúng lắc lư rồi ghé đầu vào nhau thì thầm to nhỏ. Bao bọc quanh cánh đồng lúa là con đường uốn quanh như dải lụa, cỏ non xanh mướt còn đọng những hạt sương đêm lấp lánh, lung linh thật là huyền ảo.

Mặt trời đã lên cao lộ rõ ánh hào quang lấp lánh. Ánh nắng dịu nhẹ và ấm áp lọt xuống các kẽ lá, rồi ánh nắng chói chang đã xâm nhập vào tổ các chú côn trùng còn đang ngủ say sưa và đánh thức chúng dậy. Sương treo trên các đầu ngọn cỏ trông lại càng long lanh tinh khiết hơn dưới ánh nắng ban mai, chúng cũng tan dần theo hơi ấm của ông Mặt Trời. Những đợt sóng lúa nhấp nhô nối tiếp nhau như một cuộc thi chạy không bao giờ có chiến thắng.

Thỉnh thoảng có đàn bướm trắng bay là là trên chiếc áo màu vàng khổng lồ trông thật đẹp mắt. Lá lúa khẽ lay động theo làn gió một cách nhẹ nhàng uyển chuyển. Bông lúa cong mình yểu điệu ngả đầu vào nhau trông thật đáng yêu. Xa xa ẩn nấp dưới các khóm lúa vàng tươi là chú chích bông chăm chỉ cần cù đang bắt sâu cho lúa. Chích bông không những là người bạn tốt của nhà nông mà còn là người bạn đáng yêu của bọn trẻ chúng em.

Gió thổi những bông lúa hớn hở khoác tay nhau nhảy múa. Mùi hương lúa mới lan tỏa khắp cánh đồng. Thỉnh thoảng có tiếng hót lảnh lót của chú chim chiền chiện chúng liệng quanh cánh đồng ba bốn vòng rồi bay vút vào bầu trời xanh thẳm. Thấp thoáng đằng xa người dân quê em đang ra đồng tháo nước làm cỏ bờ cho sạch để chuẩn bị thu hoạch lúa. Dòng nước trong xanh bao ngày nuôi lúa lớn nay thong dong chảy về con sông, trở về với biển.

Ôi cánh đồng lúa quê em thật đẹp. Nó mãi mãi trong em bao hình ảnh thân thương, chim vẫn hót xôn xao trong vòm lá, lúa vẫn chín từng ngày để gọi bà con ra gặt hái mang về. Chắc chắn khi bưng bát cơm thơm chúng em sẽ cảm ơn nhiều lắm các bác nông dân ngày ngày làm việc vất vả để có được bát cơm trắng thơm ngon.

Bình luận (0)
Ngọc Hằng
30 tháng 4 2017 lúc 19:15

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1. Cô giáo của tôi cao, gầy, mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc, cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp. Ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng, nghiêm nghị mà dịu dàng. Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên...

Hôm ấy là ngày thứ 7. Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ "My pen" lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút. Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng, thầm ao ước được cầm nó trong tay...

Đến giờ ra chơi, tôi một mình coi lớp, không thể cưỡng lại ý thích của mình, tôi mở cặp của Mai, ngắm nghía cây bút, đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa. Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày, được tự mình sở hữu nó, được thấy nó trong cặp của chính mình...

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp, Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay! Cả lớp xôn xao, bạn thì lục tung sách vở, bạn lục ngăn bàn, có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không... Đúng lúc đó, cô giáo của chúng tôi vào lớp! Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút: nào là nó màu gì, có chữ gì, có điểm gì đặc biệt, ai cho, để ở đâu, mất vào lúc nào... Cô yên lặng ngồi xuống ghế. Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình như không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi, vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi, những cái nhìn dò hỏi, nghi ngờ, tôi thấy tay mình run bắn, mặt nóng ran như­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trư­ờng, chỉ một cái gật đầu của cô lúc này, cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra...Bạn bè sẽ thấy hết, sẽ chê cười, sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa...Tôi sợ hãi, ân hận, xấu hổ, bẽ bàng...Tôi oà khóc, tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn... Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng, cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp, giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai, sau giờ chào cờ, cô bước vào lớp, gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống. Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình, có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút, nó sung sướng nhận là của mình, cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận, giờ học trôi qua êm ả, nhẹ nhàng...Ra chơi hôm ấy, các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước. Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu...

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi, cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều. Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm, cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường, coi rẻ...

Năm tháng qua đi, bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết. Nhưng hôm nay, nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình như là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn, đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình, tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGƯỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ

Bình luận (0)
Nkok_ Nhỏ_Dễ_Thươg
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
30 tháng 4 2017 lúc 18:11

1 MB : giới thiệu người cần tả

Cách 1 : giới thiệu từ tình cảm , cảm xúc , ấn tượng sâu đậm của người viết

Cách 2 : giới thiệu từ một nét đặc biệt nổi bật đáng nhớ của nhân vật

Cách 3 : giới thiệu từ một câu nói , cử chỉ quen thuộc

2.TB

a) Tả ngoại hình

- Dáng người

( - cách ăn mặc , dáng vẻ , điệu bộ ... )

- Tả mái tóc

- Gương mặt

- Làn da

- Đôi tay

=> Lựa chọn một chi tiết ngoại hình nổi bệt để tả cụ thể , khắc sâu

b Tả người đó trong khi làm việc , hoạt động ( => tính nết )

VD : khi nấu ăn - nhanh nhẹn , khéo léo , gọn gàng

- Nấu những món ăn giản dị mà ngon

- Tả món ăn - hấp dẫn , ....

c) Một kỉ niệm sâu sắc của em với người ấy

3KB : Ấn tượng sâu đậm và tình cảm tốt đẹp của em và người định tả

Bình luận (0)
Lý Đỗ Thị
30 tháng 4 2017 lúc 18:52

1. Mở bài :

Giới thiệu người định tả

2. Thân bài:

a) Tả ngoại hình, hoạt động,sở thích:( đặc điểm , ngoại hình, hình dáng, cách ăn mặc,đang làm gì, nghề nghiệp, ....)

b) Tính tình ( hiền lành, hay giúp đỡ mọi người, kính trên nhường dưới, được mọi người quí mến,....)

3.Kết bài : Nêu cảnh nghĩ về người được tả

Bình luận (0)
bạch thị phuong ly
1 tháng 5 2017 lúc 10:25

Lập dàn ý chung thôi nhé ^-^

MB: Giớ thiệu chung về người mình tả( tên gì ? quan hệ của người đó với em hay vị trí của người đó trong lòng mình )

TB: -Tả ngoại hình ( tuổi tác , dáng người , nước da, mái tóc, khuôn mặt, mắt, nụ cười, tay, chân, ...)

-Tả tính tình chủ người đó( hiền hay vui tính, cẩn thận, siêng nâng,...vv) được hiện qua mối quan hệ với mọi người xung quanh

-Tả hoạt động, công việc hằng ngày, sở thích của người đó

-Có thể gợi nhắc 1 kỉ niệm của em với người đó

KB: Cảm nghĩ của em về người đó( yêu thương, kính trọng, mong người đó như thế nào? làm gì để người đó vui lòng? )

Bình luận (0)
Nkok_ Nhỏ_Dễ_Thươg
Xem chi tiết
Thảo Nguyễn Karry
30 tháng 4 2017 lúc 17:53

Dàn ý

1.MB : giới thiệu cảnh phiên chợ miền núi

( Phiên chợ vùng cao là một sinh hoạt đậm đà bản sắc của dân tộc ít người )

2.TB :

a) Không gian thiên nhiên ( hoàn cảnh )

- Chợ phiên đầu năm luôn là thời điểm vui vẻ , đông đúc và đậm đà nghĩa tình nhất

- Đất trời : còn vương vấn , hơi gió lạnh lùng của mùa đông nhưng khắp núi rừng bát ngát đã hửng hồng cái nắng non tơ của nàng xuân lộng lẫy

- Chợ họp giữa chốn rừng bát ngát , với những lều quán đơn sợ mộc mạc , giản dị

- Giữa màu xanh của cây lá là những sắc màu sặc sỡ của những tấm vải thổ cẩm được treo bán giữa chợ

- Mùa này , hoa mơ , hoa mận cùng đào mai khoe sắc khiến núi rừng như khoác tấm áo hoa đẹp như mộng

b) Tả phiên chợ

- Người đi chợ : ngay từ sang sớm người đi chợ đã náo nức tiếng cười nói xôn xao , những gánh hàng kĩu kịt , những chiếc gùi chứa đầy các sản vật đặc trưng của miền núi ( những chiếc túi thổ cẩm xinh xinh , những chiếc mũ được dệt khéo léo hay những chiếc khăn với hoa văn cầu kì , những ngọn măng rừng tươi rói ... )

- Tới chợ ta như lạc vào một thế giới đầy hấp dẫn . Chợ vùng cao không giống chợ miền xuôi , người ta bán những thức hàng do tự tay mình làm ra là chủ yếu

+ Chỗ này là mấy chú gà trống hùng dũng mào đỏ tươi , chỗ kia là dăm ba quả bí ngô tròn ủng to tướng

+ Nơi hấp dẫn nhất là khu bán hàng dệt thổ cẩm , mỗi tấm vải là một bức tranh nghệ thuật được dệt bằng những sợi cầu kì khéo léo của những cô gái vùng cao . Những chiếc khăn e ấp gửi niềm thương nhớ như chứa một tình ý gì đó của người đan khắn

3.KB : Cảm nghĩ về phiên chợ ấy

( Chợ còn là nơi hò hẹ của trai gái . Tiếng khèn , tiếng sao của những chàng trai như nỉ non chinh phục , như bày tỏ nỗi niềm để đôi má người thiếu nữ dân tộc đỏ hây hây . Phiên chợ ấy chở nên thật thí vị , lãng mạn ... )

Chúc em hok tốt !

Bình luận (0)
Ngọc Hằng
30 tháng 4 2017 lúc 19:21

DÀN Ý

1. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Chợ vùng cao là nơi tập trung các sản vật quý của núi rừng và thể hiện đặc điểm văn hoá đa dạng của các dân tộc thiểu số.

2. Thân bài:

* Tả cảnh chợ:

- Chợ họp vào ngày cuối tuần. Người đi chợ mặc quần áo truyền thống của dân tộc mình, từ các ngả đường kéo về chợ.

- Phiên chợ là ngày hội của mọi người.

- Hàng hoá phong phú, cảnh mua bán tấp nập.

- Cảnh mua bán ở dãy hàng vải vóc, tạp hoá, trái cây...

- Cảnh cửa hàng ăn uống rộn rã tiếng nói, tiếng cười.

3. Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Chợ tan nhưng dư âm còn vọng lại: tiếng lục lạc ngựa leng keng, tiếng khèn văng vẳng trong gió chiều...

- Phiên chợ vùng cao như một bức tranh nhiều màu sắc và ấm áp tình người.

Bình luận (0)
Ke Lan Phan
6 tháng 8 2017 lúc 14:56

:)

Bình luận (0)
Mrs Jones
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
30 tháng 4 2017 lúc 17:13

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên là một trog những tác phẩm hay thuộc thể loại truyện hiện đại VN . Dưới ngòi bút tài tình cùng với vốn từ ngữ phong phú của Tô Hoài , văn bản cho ta đi vào thế giới của các loài vật , thấy đc cách sống , cách sinh hoạt của chúng . Hơn thế nữa , ta còn bắt gặp 1 nét tương đồng nào đó của bản thân với anh chàng Dế Mèn lịch lãm . Dế Mèn là 1 hình ảnh đẹp , 1 hình ản tượng trưng cho giới trẻ ngày nay . Qủa là Tô Hoài quá tài giỏi khi tạo ra một nhân vật như vậy . Và cx thể ko nói tới ah bạn Dế Choắt . Tuy ngoại hình k đc bắt mắt như Dế Mèn nhưng chú lại có một tấm lòng nhân hậu bao la . Có thể nói Dế Choắt là hình ảnh tượng trưng cho sự tha thứ , sự độ lượng .

Bình luận (0)
Xem chi tiết
bùi thị ngọc linh
30 tháng 4 2017 lúc 16:03

có 3 nhân vật đó là dế mèn dế choắt và chị cốc

Bình luận (2)
bạch thị phuong ly
1 tháng 5 2017 lúc 10:29

VB "Bài học đường đời đầu tiên" có 3 nhân vật. Đó là Dế Mèn , Dế Choắt, chị Cốc

Bình luận (0)