Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Văn Thị Quỳnh Trâm
Xem chi tiết
Thời Sênh
26 tháng 7 2018 lúc 19:16

Ông mặt trời toả ánh nắng chói chang, làm cho không khí của mùa hè càng thêm oi ả, khó chịu. Ngồi trong nhà, em chỉ mong sao có trận mưa rào.Bỗng từ đâu, những đám mây lớn, đen kịt kéo đến đuổi hết mây trắng đi. Gió thổi mạnh giật đùng đùng, mặc sức điên đảo, cuốn bụi cát bay mù mịt. Cây cối nghiêng ngả, tranh thủ rũ bỏ hết những chiếc lá già nua, xấu xí. Mấy chú chim sẻ cũng biến đi đâu mất hút. Trên đường, ai nấy đều hối hả, vội vàng đi thật nhanh để tránh mưa. Ở các sân chơi, mấy em nhỏ cũng líu tíu chạy về mau kẻo ướt. Nhà nào nhà nấy đều vội đóng cửa kín mít. Em thì thật nhanh thu hộ mẹ cái áo ngoài sân.Rồi mưa cũng đến.

Bình luận (0)
Thảo Phương
26 tháng 7 2018 lúc 19:46

Trời nóng oi bức đến mười ngày, hôm qua một trận mưa rào vừa ập xuống.Trời bỗng tối sầm lại, gió thổi ù ù, mây đen kéo đến ùn ùn như ông trời đang mặc áo giáp đen ra trận. Không hiểu từ đâu mối bay ra rợp trời, mối trẻ hay rất cao, cao đến sát mái nhà, ngọn cây. Mối già bay thấp, có con bay là là mặt đất. Mối bay ra rất nhiều tưởng như vơ tay lên là bắt được đến vài con mối. Ngoài vườn, mẹ gà cục cục dẫn đàn con tìm nơi ẩn nấp, những chú gà con như những nắm bông vàng chạy lon ton, thỉnh thoảng lại kêu "chiếp chiếp". Gió ngày càng thổi mạnh, bãi mía trước nhà được cơn gió thổi làm lá mía xào xạc như muôn ngàn thiếu nữ đang múa gươm. Bụi cuốn mù trời, lá khô cuốn theo chiều gió chạm xuống đất nghe xào xạc dồn vào một góc sân như một bàn tay vô hình đã quét lại. Ngoài đầu ngõ, những chú kiến hối hả hành quân về tổ mang theo bao nhiêu là thức ăn dự trữ báo hiệu trước một trận mưa rất to sắp đến. Gió thổi mát ơi là mát.

Bình luận (0)
Phong Nguyệt Băng
Xem chi tiết
Thời Sênh
28 tháng 7 2018 lúc 12:51

Bài 1:

Nhà

- Nghĩa gốc: Nhà em có sơn màu xanh rất đẹp

- Nghĩa chuyển: Em ước mơ làm nhà báo.

Đi

- Nghĩa gốc: Hôm nay, em được đi chơi cùng gia đình

- Nghĩa chuyển : Cô tôi gầy đi trông thấy.

Ngọt

- Nghĩa gốc: Chè này ngọt quá

- Nghĩa chuyển: Trẻ em rất ưa nói ngọt

Bài 2 :

a.

- Nghĩa gốc : Miệng cười…,miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật , dùng để ăn và nói . Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người : há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm) ; trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống )

- Nghĩa chuyển : miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ) ; nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)

b) – Nghĩa gốc : xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức )

- Nghĩa chuyển : sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng , làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật ) ; hở sườn , sườn địch (chỗ trọng yếu , quan trọng)

Bài 3:

- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn ( làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy )

- Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng ( làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát )

- Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh bức điện ( làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi )

- Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn ( làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng)

– Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt )

Bình luận (0)
Thảo Phương
28 tháng 7 2018 lúc 17:29

Bài 1:

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .

- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .

- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2:

a)- Nghĩa gốc : Miệng cười…,miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật , dùng để ăn và nói . Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người : há miệngchờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm) ; trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống )

- Nghĩa chuyển : miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ) ; nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)

b) – Nghĩa gốc : xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức )

- Nghĩa chuyển : sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng , làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật ) ; hở sườn , sườn địch (chỗ trọng yếu , quan trọng)

Bài 3:

- đánh chỉ tác động tạo ra âm thanh: đánh trống, đánh đàn, đánh điện, đánh tiếng

- đánh chỉ nghĩa làm sạch: đánh răng, đánh giày, đánh phèn

- đánh chỉ nghĩa đánh bắt con vật: đánh cá, đánh bẫy

- đánh chỉ nghĩa làm tan ra: đánh trứng

Bình luận (0)
Phong Nguyệt Băng
Xem chi tiết
Lương Thị Diệu Linh
31 tháng 7 2018 lúc 14:29

Bài 1:Cho các từ: Cánh đồng:

cách đồng lúa quê em đang vào mùa gặp.

quê hương em đang ngày càng phát triển vì có đồng lúa xanh tốt.

tình thương:

tình thương là món quà vô giá

ai cũng cần tình thương.

lịch sử

lịch sử là môn học e yêu thick.

môn học e thick là lịch sử.


Bài 2: Xác định các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn thơ sau:

Quê hương là cánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

danh từ:

quê hương;con đò nhỏ; cánh diều; nước ven sông

động từ:

thả; khua

tính từ:

biếc, nhỏ; êm đềm

Bình luận (0)
Thảo Phương
31 tháng 7 2018 lúc 14:54

*Cánh đồng:

-Cánh đồng quê tôi rộng mệnh mông

-Các bác nông dân đg làm việc trên cánh đồng

*Tình thương:

-Mẹ là ng dành cho con nhiều tình thw nhất

-Tình thw của mẹ trao cho em bao la như biển cả

*Lịch sử:

-Lịch sử là môn học yêu thích của em

-Lịch sử bây h khác ngày xưa

Câu 2:

Quê hươngcánh diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng

Quê hương là con đò nhỏ

Êm đềm khua nước ven sông.

*LƯU Ý:+TỪ IN ĐẬM:DANH TỪ

+TỪ IN NGHIÊNG:ĐỘNG TỪ

+IN NGHIÊNG+IN ĐẬM:TÍNH TỪ

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
5 tháng 8 2018 lúc 11:54

Tuổi học trò có lẽ là tuổi hồn nhiên, đẹp đẽ, trong sáng đơn thuần nhất trong cuộc đời mỗi con người. Cùng với âm thanh quen thuộc của tiếng ve, sắc đỏ rực rỡ của những chùm phượng vĩ thì cây bàng chính là hình ảnh quen thuộc, gắn liền sâu sắc với kí ức thời áo trắng thơ ngây.

Từ xa nhìn lại, cây bàng như một chiếc ô xanh khổng lồ. Tán bàng rộng che kín cả một góc sân trường em. Tới gần, vẻ đẹp của cây bàng càng đáng yêu hơn. Tán bàng được đan dệt bởi những tầng lá xanh, to rộng và dày lại với nhau. Trên tán cây, thỉnh thoảng điểm xuyết vài nhành hoa bàng màu trắng li ti trông rất nhỏ bé, tinh khiết. Thân cây bàng to bằng một vòng tay em ôm không xuể. Vỏ cây bàng mày nâu, xù xì như da cóc, giống như những nếp nhăn của tháng năm đã vắt kiệt sức trẻ của cây bàng. Rễ cây bàng nổi lên trên mặt đất như những con rắn khổng lồ, là chiếc ghế tự nhiên cho chúng em có bóng mát vào mỗi ngày hè oi ả. Cây bàng là người bạn thân thiết của lũ học trò nhất quỷ nhì ma chúng em, là bóng dáng quen thuộc xuất hiện trong hồi ức tươi đẹp của thanh xuân.

Cây bàng có rất nhiều công dụng. Trước hết, nó là chiếc ô xanh khổng lồ che mát cho chúng em mỗi khi cái nóng oi ả của mùa hè ghé qua. Lá bàng khô dùng để làm chất đốt rất tốt vào những mùa ẩm ướt. Thân cay bàng khi đem phơi khô có thể đem đóng vật dụng trong gia đinh, hoặc là chất đốt tiện lợi mỗi khi mưa gió kéo dài. Cây bàng có những lợi ích thật thiết thực đúng không ạ.

Hơn tất cả, cây bàng gắn với kỉ niệm tuổi học trò chúng em là những lần trèo cây, ném quả bàng cười ha ha cùng ăn nhấm nháp như lũ chuột con tinh nghịch. Em nhớ có lần, vì nghịch ngợm nên đã vin cành bàng con vừa mới chào đời để bẻ lá, vặt quả ở cành khác ăn, kết quả là bị một trân phạt chạy quanh sân trường mấy vòng mệt lử. Trên thân cây bàng, bọn em cũng khắc khi những dấu vết của mình mà đã vô tình làm đau bác Bàng thân thương. Nhưng có lẽ Bác Bàng cũng hiểu sự dại khờ, hồn nhiên của bọn em nên sẽ tha thứ thôi.
Cây bàng là chiếc ô xanh tỏa mát tâm hồn trong trẻo của em, là hình ảnh thân thuộc của tuổi học trò em sẽ luôn khắc ghi.

Bình luận (0)
Thánh Lầy
3 tháng 8 2018 lúc 12:48

Dàn ý :

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần đề cập
‘‘ Mùa đông áo đỏ
Mùa hạ áo xanh
Cây bàng khi mở hội
Là chim đến vây quanh...’’
Đây là lời bài hát cây bàng trường tôi, bài hát như gợi nhớ lại tuổi thơ của mỗi chúng ta khi đến trường. cây bàng như một người bạn thân yêu mỗi giờ ra chơi, mỗi lần ăn hàng, mỗi lần chơi trốn tìm,…. Bao kỉ niệm chợt ùa về, tôi vẫn nhớ như in bóng dáng cây bàng thân yêu ngày nào.
II. Thân bài
1. Tả bao quát:

- Dáng cây to, cao
- Tán cây rộng
- Cây bàng như một cụ già lom khom
2. Tả chi tiết
- Cây bàng già nua, cao lêu nghêu, rễ ăn nổi trên mặt đất.
- Thân cây lớn màu nâu, xù xì, thô ráp, nhiều mấu.
- Cành cây chĩa ngang và rất nhiều cành, tán lá gồm nhiều tầng phân từng tầng rất đẹp.
- Lá bàng lớn hơn bàn tay, mặt trên xanh đậm, mặt dưới xanh nhạt, hiện rõ những đường gân.
- Lá bàng mọc thành từng chùm. Tán cây toả rộng cho bóng mát.
- hoa bàng hình ngôi sao, nhỏ li ti, màu trắng ngà, thơm dịu.
- Trái bàng hình thoi, màu xanh, lúc chín màu vàng, có vị ngọt béo.
- Chim chóc thường làm tổ trên tán lá.
- Gốc bàng là nơi tránh nắng, vui chơi...
3. Tả cây bàng qua từng mùa:
a. Mùa xuân
- Gió đông đi qua, mùa xuân về trên những cành cây bàng
- Cây bàng lấm tấm những chồi non trông rất xinh xắn
- Bỗng một hôm cây xòe những lá non mơn mởn
- Cuối xuân là những lá bàng xanh ngắt đầy cây bàng
b. Mùa hạ
- Cây bàng xanh um lá
- Những lá bàng tỏa bóng mát che khắp nơi
- Những chú chim đua nhau làm tổ
c. Mùa thu
- Những lá cây bàng bắt đầu ngả màu: những màu sắc vô cùng vui mắc, nào là lá xanh, lá nâu, lá vàng,…
- Quả bàng vàng ruộm lúc lỉu trên cành, nấp sau những vòm lá đủ màu ; có quả rụng lăn lóc trên mặt đất
d. Mùa đông
- Thân cây lộ rõ vẻ sần sùi; những cái u trên thân trơ ra với cái gió đông lạnh lẽo
- Cành bàng trơ trụi lá, gầy guộc, nâu xám
- Chỉ còn vài lá bàng trơ trọi còn sốt lại
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của em về cây bàng
- Nó đã gắng bó như thế nào với em trong tuổi thơ

Bình luận (0)
Thánh Lầy
3 tháng 8 2018 lúc 12:51

Trường em có rất nhiều cây nhưng nổi bạt nhất là cây bàng bởi nó đứng sừng sững giữa sân trường như một cây đại thụ lớn. Em cũng không biết chính xác là nó có từ bao giờ chỉ biết là nó có từ lâu rồi nên rất to.

Đứng từ cổng vào, chúng ta nhìn thấy cây bàng như một vị thần bóng mát bung tỏa tán lá rộng của mình che nắng một khoảng rộng ở sân trường để chúng em vui chơi sau mỗi giờ nghỉ giải lao giữa các tiết mà không bị nắng hay bị ốm. Điều đặc biệt em thấy thích ở cây bàng này nó rất nhảy bén với thời tiết. Bởi mỗi khi giao mùa cây lại có một sắc thái khác nhau.

Cây bàng to bằng một vòng ôm của em, có màu nâu đậm và có rất nhiều cành phân tán rộng ra xung quanh. Lá cây bàng rất to giống chiếc quạt mo của bà em vẫn hay quạt. Ở mặt trên của lá bóng hơn so với mặt dưới của lá. Càng lên cao thì ta thấy rằng số lượng lá càng nhiều. Đặc lá cây bàng thay đổi theo mùa.

Vào mùa Hạ thì ta thấy lá bàng có màu xanh thẫm. Nhìn cây bàng lúc này như một chiếc ô xanh làm dịu đi không khí nắng nóng của mùa hè oi ả. Nhưng vào cuối mùa Hạ thì lá bàng bắt đầu thay đổi màu sắc và có dấu diệu hơi cong lại. Khi sang đến mùa Thu cây bàng bắt đầu chuyển màu lá thành màu đỏ mận và cuối mùa thu lá chuyển hẳn sang mùa tím. Lúc này nhìn cả cây bàng như một chiếc ô tím lớn khác hẳn so với lá của các loại cây khác.

Điều đặc biệt hơn là khi thời tiết mùa Đông sang cây bắt đầu trút lá và chỉ còn một mình thân cây trơ chụi giữa khoảng không bao la. Nhưng khi đông qua đi thì xuân tới những cơn mưa phùn cùng thời tiết ấm hơn bắt đầu làm cây đâm trồi và ra những lá non mới xanh mơn mởn. Lúc này như sức sống bắt đầu quay trở lại khiến những chú chim non bay đến đậu hót vang làm sân trường có thêm sự vui nhộn hơn rất nhiều.

Ở dưới gốc cây này là bao nhiêu kỉ niệm tuổi thơ cùng những năm tháng học tại ngôi trường của các bạn. Chúng em có thể chơi mọi trò chơi ở dưới gốc cây như đá cầu, nhảy dây, đuổi bắt nhau,…và rất nhiều những trò chơi khác. Và khi không bị nắng chiếu vào chúng em không cảm thấy mệt.

Mỗi ngày cứ trôi qua như vậy đấy, cây thì cũng mỗi ngày một to lên và tỏa ra bóng mát nhiều hơn khiến cho chúng em có thêm không gian mát để vui chơi. Và dần dần cây bàng như một người bạn thân, một bác bảo vệ luôn bảo vệ chúng em dưới những tia nắng độc hại để chúng em có thể vui chơi sau những giờ học mệt mỏi.

Hình ảnh cây bàng sẽ mãi in đậm trong tâm trí em, em sẽ không bao giờ quên nó dù sau này có phải chia tay máy trường đi chăng nữa.

Bình luận (0)
Trần Bảo Hân
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 8 2018 lúc 16:59

-Viết:vạch ra những đường nét tạo thành chữ

-Vẽ:tạo hoặc gợi ra hình ảnh sư vật trên 1 mặt phẳng bằng các đường nét ,màu sắc

Bình luận (0)
Lương Thị Diệu Linh
4 tháng 8 2018 lúc 14:37

viết: dùng bút đặt lên trang giấy trắng để tạo ra những con chữ, những con số.

vẽ: dùng những màu vẽ khác nhau để tạo ra các đường thẳng, đoạn thẳng những hình ảnh.

Bình luận (0)
Linh Nguyễn
Xem chi tiết
Nhan Thanh
3 tháng 8 2018 lúc 19:11

x= 2 hoặc 8

y= 4

Xin lỗi vì ko giải thích . do mình đang gấp !!bucminhkhocroi

Bình luận (2)
anna kurauchi
Xem chi tiết
Đạt Trần
4 tháng 8 2018 lúc 11:54

Cây thị cổ thụ là s

Bình luận (1)
Nguyễn Thị Thu Hương
8 tháng 8 2018 lúc 15:03

Mảnh vườn của bác tôi có rất nhiều thành viên sinh sống. Bác Vối già, cô Trứng gà, anh Vú sữa, anh Mít và già nhất phải kể đến ông Thị.

Đứng lừng lững phía cuối vườn, chỗ giáp sân nhà tôi không biết đã bao lâu, nhưng từ khi tôi hiểu biết đã thấy Ông Thị ở đó rồi. Bà tôi bảo, từ khi bà về nhà làm dâu, ông Thị đã có rồi. Ông có thân hình cao to như cái cột đình. Thân hình béo ục của ông phải hai sải tay tôi ôm mới hết. Gốc ông xù xì, thô ráp. Những ngón chân ngoằn nghèo, đen xám như những con rắn lớn tìm cách ngoi lên khỏi mặt đất. Thân hình ông đầy những vết thương ở chỗ mấu, chỗ cành, trông cũng không khác những vết sẹo từ thời chiến tranh để lại của ông nội.

Ông Thị đội lên đầu chiếc mũ khổng lồ, thân mặc chiếc áo lá rộng thùng thình xoè rộng che mát cả một khoảng vườn. Mùa đông, những chiếc lá gắn trên mũ, trên áo rụng xuống, chiếc áo xác xơ, thưa thớt không đủ che đi những cánh, tay khẳng khiu, gầy guộc. Tụi trẻ con hàng xóm thường tưởng tượng đó như cánh tay của mụ phù thuỷ trong truyện cổ tích đang cố với ra bắt chúng vào rừng. Toàn thân nẫu xám của ông dày đặc rêu phong loang lổ với một vài khóm tầm gửi ôm quanh mình.

Mùa quả chín, trên tấm áo xanh lấp ló những trái vàng ươm thơm phức. Mỗi cơn gió nhẹ thổi qua lại đưa mùi hương bay khắp vườn, vào trong nhà, ra tận ngoài ngõ.

Bình luận (0)
nguyễn hùng
Xem chi tiết
Huong San
5 tháng 8 2018 lúc 10:17

Tưởng tượng và miêu tả Âu Cơ hoặc Lạc Long Quân (đây cậu nhé mình hơi bận xíu)

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Hương
5 tháng 8 2018 lúc 11:42

Xưa kia, trên vùng đất Lạc Việt màu mỡ, có một vị thần mình rồng, vốn là con trai thần Long Nữ. Ấy là Lạc Long Quân. Với sức khoẻ vô địch, thần luôn giúp đỡ dân lành, trở thành ân nhân của bao gia đình nghèo khổ. Thần có nhiều phép lạ, đã mấy lần diệt trừ Ngư Tinh, Mộc Tinh, Hồ Tinh, ơn nghĩa của chàng với nhân dân cao hơn núi, rộng hơn biển, dân làng biết lấy gì mà đền đáp cho nổi. Tấm lòng nhân hậu của Lạc Long Quân đã bao lần ban hạnh phúc cho nhân dân. Chẳng đòi hỏi gì, vị thần của chúng ta còn dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, cày cấy, rồi lại được dạy cách làm nhà, ăn ở. Trước một vị thần phổ độ chúng sinh như thế, nhân dân rất lấy làm cảm kích. Vốn sinh ra đã là rồng, Lạc Long Quân chỉ lên cạn khi có việc cần, không thì ở dưới nước với mẹ. Nhờ thần, mảnh đất Lạc Việt trở nên kì ảo, lộng lẫy.

Bấy giờ, nơi vùng núi cao, có nàng Âu Cơ xinh đẹp tuyệt trần, xứng đáng là tiên nữ hạ thế. Nàng thuộc dòng dõi Thần Nông, cũng yêu dân như con của mình. Nàng dịu dàng, nhã nhặn, làm mê hoặc đàn ông cả một vùng. Biết đến tiếng thơm của nơi kia Lạc Việt, nàng ghé thăm với ước muốn được nhìn thấy những hoa thơm cỏ lạ của mảnh đất kì diệu này.

Đứng ngắm nhìn những bông hoa dại nhỏ bé, Âu Cơ gặp Lạc Long Quân ở ngay trên vùng đất ấy. Ngay từ ánh mắt đầu tiên, họ đã trao nhau những tình cảm sâu sắc. Mây đang hé nụ cười rạng rỡ. Mặt trời đang cười khà khà ở nơi nào quanh đấy. Đám hoa cỏ dại rung rinh theo tiếng sóng. Những ngọn gió thổi vào trong nhịp đập trái tim hai vị thần. Họ yêu nhau, họ lấy nhau, nên duyên vợ chồng. Cả trời đất như tung hô sự kết duyên này. Lạc Long Quân và Âu Cơ cùng ở tại cung điện Long Trang – nơi đong đầy hạnh phúc.

Chẳng bao lâu sau, Âu Cơ có mang. Đôi vợ chồng vui mừng khôn xiết. Nhưng lạ thay, nàng tiên núi cao không sinh ra một đứa con như người phàm trần, nàng đẻ ra một cái bọc, cái bọc trăm trứng. Âu Cơ và Long Quân sững sờ ngắm nhìn cái bọc, ngắm nhìn từng sự chuyển động của nó. Từ trong ấy, phát ra những tiếng lục đục, rồi một quả nứt ra, hai quả, ba quả. Cái bọc nở ra một trăm người con. Đứa nào đứa ấy hồng hào, khoẻ mạnh, sức khoẻ chẳng thua gì cha, sắc đẹp không kém hơn mẹ. Một trăm đứa con, một trăm con người thần kì. Chẳng cần bú mớm gì, chúng vươn vai, trưởng thành trong tích tắc. Rồi một trăm người anh em nắm tay nhau, xếp thành vòng tròn, nhảy múa trên bãi cỏ. Hoàng hồn đang xuống, cho nàng Âu Cơ khóc trong niềm hạnh phúc, hạnh phúc khôn tả!

Ngày tháng cứ thế trôi đi, thắm thoát đã mấy năm ròng rã, Lạc Long Quân vốn đã là rồng, nên chẳng thể nào sống thiếu nước. Chàng đã quá mệt mỏi với việc ở trên cạn. Một đêm nằm nghĩ, Long Quân quyết định quay lại Thuỷ cung. Nhưng rồi chàng bứt rứt: “Ta đi, để Âu Cơ một mình thì khổ cho nàng quá!”. Sau một đêm dài thức trắng, chàng vẫn không từ bỏ ý định về biển, dù trong lòng áy náy vô cùng. Vậy là, chàng bỏ đi, để Âu Cơ một mình nuôi con. Biết tin này, Âu Cơ buồn lắm! Nàng luôn cố giấu nước mắt trước những đứa con của mình nhưng lại âm thầm rơi lệ những đêm cô đơn. Cái cảnh thiếu vắng thật lạnh lẽo quá! Rồi một ngày, Âu Cơ không thể quên nổi Long Quân bèn gọi chàng lên và bảo:

– Sao chàng nỡ lòng nào bỏ thiếp mà đi ? Để thiếp một mình, chàng vô tâm quá! Xin đừng bắt thiếp đợi hãy quay về!

Lạc Long Quân thấu hiểu nỗi lòng của Âu Cơ nhưng chàng không tài nào ở trên cạn được nữa. Thôi thì, vị thần này an ủi vợ rằng:

– Ta vốn là thái tử dưới biển, còn nàng là công chúa vùng non cao. Gặp nhau, yêu nhau rồi cả lấy nhau vốn đã do trời định nhưng hoàn cảnh lại thật trớ trêu. Được lấy nàng, ta vô cùng hạnh phúc nhưng liệu cuộc hôn nhân có bền vững dài lâu? Nay, kẻ miền biển, người miền núi, từ nhỏ phong tục tập quán đã khác nhau, sao sống cùng nhau cho được.

Âu Cơ nghe Lạc Long Quân nói mà nước mắt cứ tuôn trào. Nàng không thể rời bỏ chàng được! Long Quân vẫn cố gắng:

– Không ở cùng nhau, nhưng trái tim vẫn cùng nhau. Ta mang năm mươi đứa con xuống biển dạy dỗ, nàng đem năm mươi con còn lại lên non nuôi nấng; chia nhau cai quản bốn phương trời. Xin nàng đừng trách ta, ta cũng buồn lắm chứ! Nhưng tuy vậy, vẫn luôn hướng về nhau, gặp chuyện gì cũng sẵn sàng giúp đỡ. Đừng bao giờ quên lời hẹn ước!

Lạc Long Quân vừa dứt lời, chim ngừng ca, gió không thôi. Biển ào ào cuộn sóng mang nỗi nhớ về đây. cỏ cây hoa lá cũng thôi khoe sắc, không gian tưởng chừng hiu quạnh cả. Đâu đây còn âm vang tiếng Long Quân ban nãy. Đói vợ chồng bịn rịn chia tay, khoé mi còn đọng lại những tâm sự chưa nói hết. Một trăm người anh em cũng quyến luyến tạm biệt. Sâu thẳm trong đôi mắt của Âu Cơ lúc này, là cái gì đó xao xuyến lắm, còn lắng đọng trong trái tim. Một cơn sóng bất ngờ ập vào đưa Lạc Long Quân cùng năm mươi người con đi. Âu Cơ đứng nhìn, vẫy theo bóng người chồng dần dần khuất xa, cổ họng nàng như nghẹn lại, Âu Cơ chỉ biết đưa ánh mắt đi tìm vị thần rồng kia.

Về sau, người con trưởng theo Âu Cơ được tôn làm vua. Con trai vua là Lang, con gái là Mị Nương. Đất nước phát triển, triều đình vững mạnh, đời này nối tiếp đời kia, vua vẫn lấy hiệu là Hùng Vương, chẳng hề thay đổi. Nước Văn Lang ra đời.

Từ đó đến nay, dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn luôn luôn tự nhận mình là con cháu rồng tiên. Con người Việt Nam sẽ mãi mãi tự hào về bốn chữ “Con Rồng cháu Tiên”

Bình luận (0)
Phạm Huyền
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Trâm Anh
4 tháng 8 2018 lúc 14:00

Từ láy: háo hức, sẵn sàng,

Từ ghép: đứa trẻ, đi chơi, đêm nay, quần áo, cặp sách, giày nón, khai trường, chuyến đi, lòng con, ngày mai, thức dậy

Bình luận (0)
Lưu Phương Ly
4 tháng 8 2018 lúc 21:22

Từ ghép: đứa trẻ, nhạy cảm, đi chơi, ...

từ láy: háo hức, sẵn sàng.

Bình luận (0)
Vĩnh Thuyên Kim
Xem chi tiết
Thảo Phương
5 tháng 8 2018 lúc 6:54

Trong im ắng , hương vườn thơm thoảng bắt đấu rón rén bước ra và tung tăng trong ngọn gió nhẹ , nhảy trên cỏ , trườn trên những thân cành ."

->CÓ 3 VỊ NGỮ

Bình luận (1)
Lưu Phương Ly
5 tháng 8 2018 lúc 19:47

3

Bình luận (0)