Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

do huong giang
Xem chi tiết
Thảo Phương
15 tháng 7 2019 lúc 21:20
Sau khi đọc bài thơ "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa, em có cảm nhận rằng: Muốn làm ra được hạt gạo thì đâu phải dễ dàng gì, người nông dân phải vất vã rất nhiều. Trong hạt gạo có bao nhiêu mồ hôi nước nước mắt, vị phù sa của con sông thuần khiết, hương sen và cả những câu hát vui khi chăm sóc cánh đồng, khoảnh ruộng của mẹ. Người nông dân muốn cho cây lúa tốt tươi thì còn phải cực nhọc khi những cơn bão lớn đi qua, mưa to, gió lốc lớn, những trưa hè oi ả lại phải ra đồng cày cấy, nước ruộng nóng cứ như là được ai đun sôi. Đến các con vật như cá, cua cũng không chịu nổi: "cá chết-cua ngoi lên bờ". Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thiên nhiên như vậy mà người nông dân, cụ thể ở đây là người mẹ của tác giả vẫn không quản khó khăn, chịu nắng nóng khắc nghiệt để xuống đồng gieo mạ. Bài thơ đã cho mọi người hiểu cảnh khổ cực của nông dân thời bao cấp, để mọi người luôn nhớ ơn người nông dân đã làm ra những hạt gạo trắng trong chắt lọc tinh hoa của đất trời nghìn năm muôn thuỡ. "Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần".
Bình luận (0)
✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿
17 tháng 7 2019 lúc 8:14

Đúng là cậu bé Trần Đăng Khoa có cảm nhận về người nông dân Việt Nam ,đặc biệt là người mẹ một nắng hai sương đang đi cấy vào buổi trưa để làm ra hạt gạo làng ta đó bạnThành quả lao động là hạt gạo,tác giả chỉ ra cái quả là hạt gạo đựoc gieo trồng bằng cái nhân ,cái nhân đó chính là những ngày nắng nóng oi bức của tháng tháng sáu,vựot qua những ngày bão gió tháng bảy,những ngày mưa phùn gió bắc tháng ba.Người lao động là mẹ em ,vẫn lặn lội cấy trồng mặc cho thời tiết như nào để ba tháng trông cây không bằng một ngày trông quả ,đã ra sản phẩm dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần ,tác giả chỉ hình ảnh con cua con cá đều bị chết ngạt bởi cái nắng nóng như thiêu như đốt mà mẹ tác giả vẫn gieo trồng cấy lúa để lấy hạt gạo .Mấy câu sau này tác giả đã pha trộn tình thương của mình vào người mẹ Việt Nam,có phần cảm ơn mẹ đã nuôi dạy tác giả bằng một nắng hai sưogn,mồ hôi của mẹ rụng xuống như mưa ruộng cày mới làm ra đựoc sản phẩm nông nghiệp vậy !

Bình luận (0)
Cầm Đức Anh
3 tháng 10 2017 lúc 17:01

Truyền thuyết là những truyện kể truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng yếu tố hư ảo, thần kỳ như cổ tích và thần thoại.

Bình luận (0)
Đời về cơ bản là buồn......
3 tháng 10 2017 lúc 17:05
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian, ra đời sau truyện thần thoại, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo, các nhân vật, sự kiện đều liên quan đến lịch sử, là những truyện truyền miệng kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện ...
Bình luận (0)
bùi thị hường
3 tháng 10 2017 lúc 17:35

truyền thuyết kể về các nhân vật sự kiện lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử yếu tố kì diệu . Qua đó thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật,sự kiện lịch sử được kể . Qua đó thể hiện quan niệm ước mơ của nhân dân ta của cái thiện đối với cái ác .ok

Bình luận (0)
Đạt Trần
9 tháng 10 2017 lúc 15:58

Thời trẻ nhỏ, nhà tôi luôn có truyền thống đón trung thu phải đầy đủ các thành viên trong gia đình, dù ai có công việc xa xôi cỡ nào thì ngày trung thu cũng phải trở về với gia đình, chính vì thế mà trung thu với tôi là một ngày rất nhộn nhịp và vui vẻ khi được gặp mặt tất cả các thành viên trong gia đình và tiếng cười nói luôn lan tỏa mọi ngóc ngách trong nhà tôi.

Những đứa trẻ trong gia đình tôi, trong đó có cả tôi vào ngày trung thu sẽ xếp hàng để chúc tuổi ông bà, cha mẹ, những người lớn tuổi trong gia đình và sẽ được nhận lại kẹo và bánh trung thu, chúng tôi đều rất thích và thường rủ nhau chuẩn bị những câu chúc hay nhất mong được nhiều quà để gửi đến cho mọi người. Quà do ông bà, cha mẹ những người lớn tuổi cho được chúng tôi gom lại và tự tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ rất vui và nhộn nhịp. Mỗi lần nhớ lại, tôi đều tự cười thầm đó là một miền kí ức khó quên đối với tôi.

Cũng như bao đứa trẻ khác, những món đồ chơi ngày trung thu rất hấp dẫn tôi, chúng có một ma lực kì lạ khiến đứa trẻ nào cũng đều thích thú khi cầm trên tay. Trung thu nào cũng vậy, tôi đều được bố mẹ tặng cho một chiếc lồng đèn, nhưng chiếc lồng đèn mà tôi thích nhất là chiếc lồng đèn do tôi tự tay làm ra. Năm ấy, trung thu tràn về khắp mọi nẻo đường trên đất nước, bố tôi chỉ tôi cách làm một chiếc lồng đèn ông sao. Từ khâu vót tre, tạo khung, dán giấy và trang trí tôi đều được bố chỉ một cách tỉ mỉ, thành phẩm của tôi làm ra là một chiếc lồng đèn ông sao tuy không đẹp như những chiếc lồng đèn mà người ta bày bán ngoài đường, tuy nhiên đó lại là chiếc lồng đèn mà tôi thích mà tôi giữ lại cho đến tận bây giờ. Cùng đám bạn trong xóm đi rước đèn, nghêu ngao trên môi những bài hát về trung thu, cười nói vui vẻ, đó là những kỉ niệm rất khó phai với tôi, lâu lâu tôi vẫn thầm ước rằng mình có thể trở lại khoảng thời gian ấy để được tận hưởng những thú vui thời thơ ấu mà có lẽ suốt cuộc đời này tôi không thể tìm lại được.

Thêm một kỉ niệm nữa đó là những đêm hội vui trung thu mà tôi được bố mẹ chở đi xem. Ở khu tôi sống là khu vực tôn giáo, chính vì thế mà trung thu các nhà thờ thường hay tổ chức các đêm hội vui trung thu dành cho trẻ em với nhiều trò chơi và sinh hoạt hấp dẫn. Năm nào cũng thế, tôi được bố mẹ dẫn đi chơi trên tay tôi lúc nào cũng có lồng đèn, những chương trình văn nghệ diễn ra làm tôi rất thích thú, xen vào đó là không khí sôi nổi, nhộn nhịp, đông vui và náo nhiệt của đêm hội. Những đoàn lân được nhà thờ thuê về biểu diễn cho trẻ em xem luôn làm cho chúng tôi thích thú. Hình tượng chú Cuội, chị Hằng đã ăn sâu vào tiềm thức của tôi như một kí ức tuyệt vời thời thơ trẻ. Vào các đêm văn nghệ ấy, trẻ em thường được tặng bánh trung thu đây là điều mà tôi rất thích và chưa năm nào tôi bỏ lỡ các đêm hội vui trung thu tại nhà thờ. Bây giờ thì khác khi lớn lên công việc bề bộn, tôi không còn dành nhiều thời gian cho trung thu nữa, đó là một điều mà tôi luôn cảm thấy hối tiếc và ao ước trở về tuổi thơ của mình.

Và kì ức cuối cùng có lẽ là kí ức đáng trân trọng nhất của tôi về ngày trung thu. Đêm trung thu nhà tôi quây quần lại bân nhau, chia cho nhau những chiếc bánh trung thu, thưởng thức hương vị truyền thống mà bánh trung thu mang lại, ông bà dặn dò con cháu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Mâm cỗ ngày rằm được các thành viên trong gia đình chia sẻ cho nhau, không khí sum họp ấm cúng lan tỏa khắp nhà tôi, cảm giác này có lẽ khó khi nào kiếm lại được. Hiện tại, trung thu của gia đình tôi đã không còn ông bà nữa, tuy nhiên những kí ức về những trung thu sum họp đầm ấm của tuổi thơ sẽ là hành trang theo tôi suốt cuộc đời. Hiện tại, cứ khi trung thu về tôi thường đặt bánh trung thu lên bàn thờ của ông bà thay cho lời chúc trung thu mà tôi thường làm khi còn thơ ấu. Đây sẽ là một kỉ niệm đẹp mà tôi rất trân trọng dẫu rằng còn nhiều kí ức tươi đẹp khác về trung thu nhưng đây sẽ là kí ức khó quên nhất đối với tôi.

Năm nay, trung thu lại về tôi không còn mơ về chú Cuội chị Hằng như hồi còn bé nữa, công việc khiến cho tôi quên đi những giá trị quý báu mà gia đình mang lại. Chắc chắn trung thu này tôi sẽ trở về với gia đình để niềm vui sum họp lại được lan tỏa. Tôi thầm cầu chúc cho các em nhỏ trên khắp thế giới sẽ có được những kí ức tươi đẹp về ngày trung thu giống như tôi, và nó sẽ trở thành hành trang giúp cho các em biết yêu quý và trân trọng gia đình mình hơn và luôn luôn chờ đón và yêu thích ngày trung thu.

Bình luận (0)
Huỳnh Đăng Khoa
3 tháng 10 2017 lúc 16:48

tả giúp mình về thạch sanh được ko

Bình luận (1)
Linh Dreamer
Xem chi tiết
Nguyễn Lan Anh
3 tháng 10 2017 lúc 8:51

Việt Nam vốn có truyền thống hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam luôn anh hùng, kiên cường trong chống giặc ngoại xâm, và trước sức mạnh ấy thì các thế lực bạo tàn cũng đã lật lượt bị đánh đuổi ra khỏi bờ cõi của Việt Nam, làm nên những chiến thắng lừng lẫy, oai hùng đó không chỉ bởi sức mạnh lớn lao, tinh thần đoàn kết của quân dân ta mà còn bởi những vị tướng tài giỏi, có tài mưu lược và cầm quân, như Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Lí Bí, Trần Quốc Tuấn….

Trong nền văn học viết, các nhà văn, nhà thơ cũng đã thể hiện thái độ tôn trọng cũng như sự đề cao đối với các nhân vật này, còn trong sự phát triển của văn học dân gian, khi văn học viết còn chưa ra đời thì hình tượng của những người anh hùng được phản ánh thông qua các tác phẩm của truyền thuyết, thông qua các nhân vật hư cấu, thể hiện được khát vọng của nhân nhân về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm. Và nói đến truyền thuyết về người anh hùng thì không thể không nhắc đến truyền thuyết “Thánh Gióng”.

Thánh Gióng là một trong những truyền thuyết tiêu biểu của nền văn học dân gian Việt Nam, truyện kể về nhân vật chính, đó chính là người anh hùng chống giặc ngoại xâm Thánh Gióng, đó là một nhân vật mang sức mạnh phi thường, kì diệu và chính sức mạnh siêu nhiên đó đã quét sạch quân xâm lược Ân ra khỏi bờ cõi nước ta. Và sau khi đã giúp cho dân chúng dẹp loạn giặc cỏ thì Thánh Gióng đã cùng ngựa bay về trời xanh. Ngay từ phần mở đầu thì các tác giả dân gian đã nói về sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng, bố mẹ của Thánh Gióng vốn là những người hiền lành, phúc đức nhưng mãi mà vẫn chưa có một mụn con.

Và sự kì diệu đã xảy đến, trong một lần ra đồng, thấy vết chân to, bà đặt lên ướm thử thì về nhà có thai và sinh ra Thánh Gióng. Ta có thể thấy ngay sự xuất hiện của Thánh Gióng cũng không giống người thường mà mang chút gì đó huyền kí, kì ảo. Có lẽ chính từ những chi tiết đầu tiên các tác giả dân gian đã làm cho Thánh Gióng khác thường để báo hiệu về một con người đầy phi thường. Nhưng sự kì lạ chưa kết thúc ở chi tiết đó, bởi khi Thánh Gióng được sinh ra thì dù đã ba tuổi nhưng không hề biết nói, biết cười, đặt đâu ngồi đấy. Đây quả thực là một trường hợp rất lạ lùng, bởi trước nay hầu như không có những trường hợp ba tuổi nhưng không nói, không cười như vậy.

Nhưng những chuyện kì lạ đã xảy ra, khi nghe tiếng sứ giả rao tìm người tài giỏi cứu nước thì Thánh Gióng bỗng cất tiếng dõng dạc nói với mẹ: “Mẹ mời sứ giả vào đây”. Đây thực sự là một chuyện rất kì lạ, gây ra sự bất ngờ không chỉ với chính bố mẹ Thánh Gióng mà còn đối với chính những độc giả theo dõi câu chuyện. Vì một đứa bé bình thường cũng khó có thể nói được những lời dõng dạc, nghiêm túc đến vậy, nói chi đến Thánh Gióng một đứa trẻ mà ba năm không nói, không cười. Mẹ của Thánh Gióng tuy cũng rất bất ngờ nhưng cũng theo lời Thánh Gióng mà mời sứ giả vào. Khi sứ giả vào thì chàng cũng không hề vòng vo mà nói thẳng vào việc chính: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”.

Ở trong truyền thuyết này, các tác giả dân gian có lẽ không quá miêu tả vào sự kì lạ của Thánh Gióng, cũng như đề cập đến những sự bất ngờ, hoài nghi của sứ giả khi nghe những lời Thánh Gióng yêu cầu về việc đánh giặc. Bởi mục đích chính của các tác giả dân gian đó chính là xây dựng hình ảnh của người anh hùng chống giặc ngoại xâm. Và những người anh hùng này thường mang những nét phi thường, những đặc điểm kì lạ của những con người có tầm vóc. Quay trở lại với câu chuyện, ngay sau khi đưa ra những yêu cầu với sứ giả về những vật dụng cần thiết mà mình cần để chống giặc, thì chú bé Thánh Gióng bỗng chốc trở nên nhanh nhẹn,linh hoạt khác hẳn với dáng vẻ của một chú bé ba tuổi.

Chàng lớn nhanh như thổi, cơm ăn bao nhiêu cũng không no, áo mới mặc nhưng cũng bị bục chỉ. Bố mẹ của Thánh Gióng dù có làm ra bao nhiêu cũng không đủ cơm gạo để nuôi. Thấy sự tình kì lạ bà con láng giềng cũng chung tay góp sức gom góp gạo để nuôi Thánh Gióng, vì ai cũng muốn chàng giết giặc, cứu nước. Khi giặc Ân đã kéo đến chân núi Trâu, tức đã xâm phạm vào lãnh thổ của nước ta, người người đều vô cùng hoảng hốt, lúc bấy giờ thì Thánh Gióng đã “vươn vai một cái, bỗng chốc trở thành một tráng sĩ, mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt”. Thánh Gióng mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt cầm roi sắt đơn phương độc mã mà lao vào trận chiến.

Tuy chỉ có một mình nhưng trước sức mạnh phi thường của Thánh Gióng thì lũ giặc ngoại xâm cũng bị đánh cho tơi bời : “Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ”. Khi đang chiến đấu thì roi sắt bị gãy, Thánh Gióng đã nhổ những cụm tre bên đường mà quật vào lũ giặc làm cho lũ giặc sợ hãi hoảng hốt giẫm đạp lên nhau mà chạy trốn. Ngay khi đã diệt xong giặc Ân, Thánh Gióng không về triều đình lĩnh thưởng, cũng không trở về thăm lại bố mẹ, làng xóm mà lên đỉnh núi Sóc rồi cả người lẫn ngựa bay lên trời.

Như vậy, Thánh Gióng là một nhân vật mà tác giả dân gian đã sáng tạo ra để thể hiện khát vọng về hình tượng anh hùng chống giặc ngoại xâm anh dũng, phi thường. Tuy có mang những sức mạnh kì lạ, bởi đó là sự hư cấu, tưởng tượng của nhân dân, nhưng qua truyền thuyết này ta có thể thấy các tác giả đã tái hiện được phần nào sức mạnh của con người Việt Nam xưa, kiên cường, anh dũng, đoàn kết một lòng chống giặc ngoại xâm.

Bình luận (0)
Hợp Trần
3 tháng 10 2017 lúc 10:04

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

Bình luận (0)
Hoàng Thị Ngọc Linh
13 tháng 10 2017 lúc 20:03

Mấy bạn trả lời dài wá

Bình luận (0)
nguyễn thị hà my
Xem chi tiết
Cầm Đức Anh
2 tháng 10 2017 lúc 21:47

Khác:về nội dung và mục đích
+Về nội dung:
- Truyện cổ tích kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc như: nhân vật mồ côi, nhân vật dũng sĩ, nhân vật dì ghẻ.
- Truyện truyền thuyết kể về những nhân vật lịch sử
+ Về mục đích:
-Truyện truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân ta về nhân vật và sự kiện lịch sử
-Truyện cổ tích thể hiện ước mơ niềm tin của nhân dân ta về chiến thắng cuối cùng của cái thiện, cái công lí

Bình luận (0)
Nguyễn Phạm Quỳnh Như
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Linh
Xem chi tiết
Vũ Thị Minh Hồng
3 tháng 10 2017 lúc 13:04

vất bỏ

ức hiếp

bỏ rơi

Bình luận (0)
Phạm Đại Quốc Nguyên
Xem chi tiết
Việt Công Thành Thành
Xem chi tiết
Hòm Hiếu
Xem chi tiết