Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Đỗ Nguyễn Như Bình
30 tháng 5 2016 lúc 14:41

ừm mk ko thường đọc mấy chuyện dạng như thế lắm nhưng bạn cứ làm đi 

nhớ like nhaok

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
30 tháng 5 2016 lúc 15:31

viết truyện hử...thui thì viết về One Piece ik, truyện đó cx hay đấy

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
30 tháng 5 2016 lúc 15:49

One Piece nghe rùi nhưng chưa đọc thui, hihi, xin lỗi bn

Bình luận (0)
tiểu thư họ nguyễn
Xem chi tiết
Đặng Thị Cẩm Tú
30 tháng 5 2016 lúc 10:03

mk chẳng thik bài hát nào cả, mk chỉ thick nhạc HÀn thui, ko thik nhạc VN nhưng mk hơi thik Mashup 30 bài đó bn

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
30 tháng 5 2016 lúc 12:12

mk chẳng bít

nhớ like nha

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
30 tháng 5 2016 lúc 12:48

umk.......... nhìu lém!!!

Bình luận (0)
Phạm Ngọc Minh Tú
29 tháng 5 2016 lúc 18:21

Ukm

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
30 tháng 5 2016 lúc 10:11

nếu bn muốn ngừ khác nhắn tjjn vs bn thì đầu tiên bn phải nhắn tin vs ngừ khác trước

có thế ngừ khác mới nhắn tin vs bn

Bình luận (0)
Cao Hoàng Minh Nguyệt
30 tháng 5 2016 lúc 10:34

Meeeeeeeeeee

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Những Điều nên làm trước...
29 tháng 5 2016 lúc 17:10

cũng được bạn ạvui

Bình luận (0)
Dương Hoàng Minh
29 tháng 5 2016 lúc 17:36

tạm đc

Bình luận (0)
Dương Hoàng Minh
29 tháng 5 2016 lúc 17:48

mắt kiểu j

Bình luận (0)
Lê Thị Anh Thương
Xem chi tiết
Công chúa đáng yêu
29 tháng 5 2016 lúc 13:45

Bài làm:

   Nếu có 1 điều ước em sẽ ước em được sống trong 1 thời đại khác không phải thời đại như chúng ta sống bây giờ. Ở thời đại đó chỉ toàn những điều tốt đẹp, không có chiến tranh, không có những người nghèo khổ, không có những người bị phân biệt đối sử. Đó là 1 thời đại mà con người sống bình đẳng với nhau không có sự bon chen như bây giờ.

    Không có những người yêu nhau bị ngăn cấm. Và con người đến với nhau vì tình yêu chứ không phải vì vật chất. Nhưng chúng ta lại không sống trong một thời đại như vậy. Nếu kiếp này tôi không sống trong thời đại đó, thật đáng tiết. Tôi mong kiếp sau sẽ sông trong thời đại tốt đẹp tôi vừa kể. 

     Điều ước của tôi là như vậy đấy.

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
29 tháng 5 2016 lúc 13:50

mk ko bít ước gì hết

Bình luận (0)
Trần Hoàng Khánh Linh
29 tháng 5 2016 lúc 21:03

Nếu có một điều ước,mình sẽ ước cho thế giới ko còn chiến tranh,và khi đó,sẽ ko có những ng nghèo khổ,sẽ ko có những ng bị phân biệt đối sử nữa!Đó sẽ là 1 thế giới hoàn toàn mới mẻ,đầy ắp những điều tốt đẹp.Trẻ em sẽ đc sống trong những mái nhà hạnh phúc bên người thân,và đc vui vẻ cắp sách đến trường với bạn bè.Mình luôn mong điều ước này trở thành hiện thực!

Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
29 tháng 5 2016 lúc 7:09

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
29 tháng 5 2016 lúc 8:58

Chiều qua, khi hồi trống tan trường vừa điểm tôi vội vã đi thẳng về phía nhà xe. Trên con đường quen thuộc, đôi chân tôi guồng những vòng xe mạnh mẽ hơn. Tôi đạp xe về nhà mà trong lòng háo hức. Tôi vừa xúc động lại vừa thấy vui vui. Tôi mong sao được kể thật nhanh cho cả nhà nghe câu chuyện cảm động mà tôi vừa được chứng kiến ở trường mình.

Chả là để thể hiện lòng biết ơn thực sự của các thế hệ con cháu đối với sự hy sinh của cha ông, trường tôi có mời một đoàn ca nhạc về trường biểu diễn. Điều đặc biệt là các ca sĩ đều là những người đã phải gánh chịu ít nhiều những di chứng của chất độc màu da cam. Người thì bị mất đôi chân, người thì không con đôi mắt. Đáng thương hơn khi có những người dường như chỉ còn tồn tại một vài bộ phận trong con người. Thế nhưng tất cả những con người ấy đã khiến cho cả trường chúng tôi phải vô cùng khâm phục bởi họ là những tấm gương tuyệt vời về ý chí và sự quyết lâm.

 

Thú thực, mới đầu chúng tôi đi xem chỉ vì đứa nào cùng háo hức tò mò. Thế nhưng khi tấm màn nhung khép lại chương trình biểu diễn thì chúng tôi đứa nào đứa nấy đều cảm thấy xúc động sâu xa.

Buổi diễn bắt đầu bằng những lời giới thiệu chân thật và lay động lòng người của chú trưởng đoàn. Nó dường như là một bài diễn thuyết được chuẩn bị kỹ càng từ trước. Thế nhưng khi chính những mảnh đời đau khổ kia lên tiếng thì mọi người bắt đầu rơi nước mắt. Những cái tên, những quê quán, những cuộc đời và những lý do… Tất cả, tất cả đều bắt đầu bằng những ước mơ, những khát khao yên bình và hạnh phúc. Thế nhưng chiến tranh đã cướp đi tất cả. Chiến tranh tàn bạo đến mức không cho cả những ước mơ nhỏ nhoi nhất được hình thành. Mười ca sĩ là mười cảnh tàn tật khác nhau, mười lý do bất hạnh khác nhau. Và tất nhiên phía sau mười con người cần được cảm thông và chia sẻ ấy còn bao nhiêu người khác đang ngày đêm ngậm ngùi ôm những nỗi đau đớn xót xa.

Khác hẳn với màn giới thiệu, buổi trình diễn lại chẳng có một chút gì gợi ra cảnh đau thương. Rất nhiều và rất nhiều bài hát đã được biểu diễn bởi những chất giọng khác nhau. Thế nhưng chúng đều có chung một đặc điểm đó là đều ngợi ca những ước mơ, lòng bác ái và sự công bằng; ngợi ca những ước mơ và khát khao của tuổi thơ của những người đang sống và cả những người đã khuất. Chương trình cuốn hút tất cả người xem, thậm chí nhiều bạn, trong đó có cả tôi đã bước lên sân khấu để tặng hoa và để cùng hát lên những lời ca chia sẻ. Chúng tôi đã khóc, khóc thực sự trong niềm thân ái, trong sự yêu thương và mong ước được sẻ chia.

Buổi trình diễn nằm ngoài sự hình dung của tất cả chúng tôi. Nó thực sự khiến chúng tôi bất ngờ và xúc động. Câu chuyện được tôi kể cho gia đình nghe ngay sau khi mọi người dùng xong cơm trưa. Nhấp một chút nước trà, bố tôi vừa dặn đò vừa tâm sự: “Các con còn nhỏ hiểu được như thế là rất quý. Thế nhưng, những gì các con đã làm là chưa thật lớn đâu. Các con còn phải làm nhiều việc tốt lành hơn nữa để đền đáp công ơn của những người đã hy sinh để mang lại hạnh phúc cho cuộc  đời mình”.

Bình luận (0)
Phạm Lê Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Phan Thùy Linh
29 tháng 5 2016 lúc 7:13
 

.........(nơi viết thư) ngày ........... tháng 5 năm 2015

 

Cô ...... kính mến

 

 

 

Con đò mộc mái đầu sương

Mãi theo ta khắp muôn phương vạn ngày

Khúc sông ấy vẫn còn đây

Thầy đưa tiếp những đò đầy sang sông.

 

 

          Cứ mỗi lần đọc lên câu thơ này lòng em lại dạt dào cảm xúc. Một cảm xúc khó diễn tả. Dường như nó đã ấp ủ trong lòng từ bấy lâu và đợi đến lúc này nó bỗng trào lên. Người thầy mang trong người một sự nghiệp cao cả - đó là sự nghiệp trồng người.

 

Những người gần như hi sinh cả cuộc đời để âm thầm dõi theo bước đường của chúng em, người đã gián tiếp tiếp thêm sức mạnh, thêm tri thức để chúng em không ngỡ ngàng và tự tin bước vào đời. Người thầy vẫn lặng lẽ đứng đó, chứng kiến từng thế hệ này sang thế hệ khác, chứng kiến những thành quả của thầy-những thành quả sẽ trực tiếp đi xây dựng đất nước. Công lao của thầy như những vị anh hùng vô danh, tuy không lưu vào sử sách nhưng sẽ được mọi người ca ngợi đến ngàn đời…..

 

Nhân ngày lễ tri ân của trường. Em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người cô giáo và cũng là người mẹ thứ 2 của em. Cô giáo Phạm Kim Liên. Em mong cô cho em gọi cô bằng tiếng gọi thân thương nhất từ tận đáy lòng! Mẹ .  Người luôn lắng nghe và thấu hiểu cảm nhận của chúng con. Là một người thầy khi giảng dạy và là luôn lắng nghe và sẻ chia những cảm xúc đầu đời những lời động viên nhẹ nhàng nhưng vô cùng quan trọng đối với chúng con. Là một hiệu trưởng năng động sáng tạo cả trong công việc và phong cách giảng dạy. Cô không làm các công việc một cách thụ động mà chủ động để ra phương hướng cách giải quyết một cách triệt để. Cô và học sinh cùng tham gia các hoạt động chung của trường nên giữa cô trò dường như có một mối liên kết dặc biệt. Những cây cỏ dại mọc trong bồn hoa, những cành lá héo khô, cô tự tay chăm sóc tỉa cành không cần ai giúp. Ở nhà cô là một người hàng xóm tốt bụng. Cô coi trường là ngôi nhà của mình, coi làng xóm nơi đây như chính bà con anh em, quê hương của mình.

 

Cô còn nhớ không, Vào mùa hè năm ngoái cô đi du lịch cùng trường. Cũng là ngày sinh nhật của con. Cô đã gọi điện để chúc mừng con  và nói cho con nghe về ý nghĩa của ngày đó. Khi về cô còn mua quà cho cả xóm. tuy nó chỉ là những món quà nhỏ nhưng nó lại mang một ý nghĩ rất lớn.

 

Con nhớ nhất là lần thi học sinh giỏi của trường. con rất thích môn toán và con hy vọng rằng con sẽ đạt được kết quả cao cả trong kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và cấp huyện. Đó cũng là lúc cô nhận nhiệm vụ ôn buổi hai cho chúng con. Cô nói rằng con có khả năng trong môn văn và sẽ có thể đạt được giải cao. Cô muốn con suy nghĩ chuyển sang học môn văn và dù con quyết định thế nào thì cô cũng tôn trọng quyết định đó. Tuy con rất thích môn văn nhưng toán là môn con đam mê nhất. con vẫn quyết định học toán. Đến kỳ thi con đã không làm được bài. Con thất vọng và buồn rầu. Mỗi khi gặp cô con lại cảm thấy xấu hổ và có lỗi. Nếu như con chuyển sang học văn thì có lẽ đã đạt được giải. Con biết rằng người buồn nhất không phải là con mà chính là cô. Cô tiếc cho con, và cô muốn con có thể phát huy khả năng của mình trong môn văn học. một cơ hội đã đến cới con Cô đã xin PGD cho con làm bài kiểm tra văn nếu được con sẽ được thi học sinh giỏi cấp tỉnh.  Con biết rằng danh dự của cô đã được lấy ra để đặt cược cho con có một cơ hội… Trong vòng một tháng cô dốc hết tâm sức vào việc dạy học cho con. Ban ngày cô ở trên trường làm việc, đến tối cô lại xuống tận nhà con chỉ bảo cho con. Cách dạy của cô rất đặc biệt không như ở trên trường. Cô nói một cách thiết thực áp dụng vào thực tế để con hiểu. Thật sự cô không chỉ dạy cho con học mà con là người dạy cho em lẽ sống ở đời, thế nào là lẽ phải..

 

Nhiều lúc Con cảm thấy bất lực. Cô đã đặt vào con một niềm tin quá lớn, con sợ mình sẽ không làm được nhiều lúc con định bỏ cuộc. Rồi cũng chính cô lại cho con niềm tin thổi vào con sự đam mê cho môn văn. Con cảm thấy mình thật hạnh phúc. Đây là lần đầu tiên một cô hiệu trưởng lại phải xuống nhà của học sinh để dạy học. Chính vì vậy con quyết tâm học thật tốt để đền đáp lại công ơn của cô. Hôm nào cũng vậy sáng học chiều học tối học, Nhiều lúc con kiệt sức, hết niềm tin nhưng cứ nghĩ về cô hằng ngày phải làm bao công việc trên trường việc gia đình đến tối lại phải xuống tận nhà kèm con học, cô còn mệt hơn connhiều lần cô không nản chí thì sao con có thể làm như  vậy Đó chính là liều thuốc giúp con quên đi khó khăn mệt nhọc. Ngày con đi thi tỉnh cô đã nói với con cố gắng thi thật tốt đọc kỹ bài. Lúc ra khỏi phòng thi người con muốn gặp nhất chính là cô. con muốn khoe với cô là con làm được bài rất tốt. Chờ đợi kết quả chính là thời điểm cả 2 cô trò vừa vui mừng hồi hộp xen lẫn lo sợ. Kết quả cuối cùng cũng có con đạt giải 3 cấp tỉnh là người được giải văn cao nhất huyện. Cô vui mừng khôn siết. Nhận được tin cô xuống nhà thông báo con muốn chạy đến ôm lấy cô như con chim nhỏ muốn được mẹ chăm sóc. Thành tích của con chính là của cô cho. Nếu không có cô con sẽ chẳng có cơ hội để phát huy khả năng của mình. Bước chân lên bục nhân giải cầm giấy khen trong tay con muốn hét lên rằng con hạnh phúc quá con đã hoàn thành được ước mơ của mình. Cảm ơn cô. Người đã cho con nghị lực để bước đi trên con đường mình đã chọn. Con hạnh phúc và con biết rằng cô rất tự hào về con.Con không biết phải đền dáp công ơn của cô thế nào. Con sẽ cố gắng học tập thật tốt, Cố gắng đạt được thật nhiều giải cao.Niềm vui lại nối liền niềm vui Con được nhận học bổng. Sống trong niềm hạnh phúc nhưng con không quên đây là năm em cuối cấp, áp lực thi cử rất lớn vì thế con cần có những phương pháp học tập có hiệu quả. Người luôn đứng đằng sau trằn trọc suy nghĩ mỗi đêm cho chúng con  phương pháp học tập tốt nhất luôn ở bên cạnh dõi theo và lo lắng cho chúng con đó chính là cô . Mỗi ngày trôi qua Cô lại có thêm hàng trăm nỗi lo, lo cho chúng con có đủ sức khỏe để chuẩn bị thi không, Lo cho từng bạn học yếu đến khi có thể học khá hơn, cô lo cho chúng em nhiều lắm, nhiều đến nỗi quên đi sức khỏe của bản thân.. Có mầy ai hiểu được những hi sinh thầm lặng lớn lao của thầy cô, Thầy cô ơi! Những công lao của thầy cô chúng con đều ghi nhớ hết

 

Con biết hàng đêm khi tất cả đã chìm vào giấc ngủ nhưng bên ánh đèn, bên trang giáo án cô của con vẫn miệt mài soạn bài để kịp ươm những mầm xanh. Sự hi sinh thầm lặng đó của cô tất cả cũng chỉ vì tương lai của chúng con.Rồi mai đây, khi phải chia tay với mái trường, xa thầy cô, xa bạn bè nhưng em vẫn luôn là một học trò bé bỏng ngày nào, vẫn muốn được nghe những lời dậy dỗ tận tình của cô. cô ơi! Giờ đây đứng trong thời khắc thiêng liêng này lòng em nghẹn lại không sao nói lên lời. Em còn muốn viết, viết nhiều hơn nữa để tỏ lòng biết ơn thầy cô nhưng em biết dù có nói bao nhiêu cũng không sao kể hết công lao to lớn của thầy cô.Thầy cô yêu mến! chuyến đò thầy cô đưa giờ đã cập bến, con chim non đã đủ cánh để bay đi tìm đến những chân trời mới khám phá những điều mới mẻ những điều chúng con chưa biết, sự chuẩn bị chu đáo của thấy cô đã cho con đủ hành trang để bước đi trên con đường tương lai. Nhưng dù có bay đến chân trời nào thi chúng em không bao giờ quên được mái trường THCS Vinh quang, nơi đây có đội ngũ các thầy cô giáo mà em kính yêu vô cùng. Em xin cảm ơn, ngàn  lời cảm ơn công lao dạy dỗ của thầy cô giáo suốt 4 năm qua. Thầy cô không chỉ là người đưa chúng em khám phá những chân trời tri thức mà còn dậy chúng em những bài học làm người, dạy chúng em biết đối nhân xử thế, dạy chúng em biết yêu thương. Trong phút chia tai đầy vấn vương em xin gửi đến tất cả các bạn lời nhắn nhủ “ Các bạn ơi! Chuyến đò đã cập bến, xin hãy hãy đừng quên người đưa đò đó chính là những người thầy của chúng ta.

Thời gian vẫn cứ trôi, những trang giáo án vẫn miệt mài trong đêm, không gian lặng lẽ, chỉ còn lại tiếng lật sách, bút viết, tiếng gió thổi thoảng qua mang chút se lạnh của màn đêm, tiếng lạch cạch của kim đồng hồ... và rồi , tiếng chuông điểm khoảnh khắc 12 giờ, có lẽ chính lúc này , những con người lái đò vĩ đại ấy đã cảm nhận rõ nét nhất về thời gian. Thời gian nhìn dáng ngồi soạn bài của thầy cô, mà đi qua lặng lẽ, vô tình, để lại dấu ấn trên mái tóc thầy, đôi mắt cô. Ôi! Thời gian lặng lẽ mà sao vô tình đến thế? ... Công ơn lớn lao của cô, chúng con không biết phải đền đáp như thế nào? Chúng con biết, nhiều lúc đã làm thầy cô buồn lòng , không vui, chúng con xin hứa sẽ cố gắng học tập hơn nữa để có thể phần nào bù đắp những lỗi lầm của mình. Chúng con biết, thầy  cô đã phải vất vả như thế nào khi lái một con đò, bao nhiêu sóng, bao nhiêu gió, thầy cô vẫn một lòng vì chúng con, che chở, dìu dắt chúng con. Những lúc chúng con chùn bước, bàn tay ấm áp của thầy cô lại nâng đỡ nhẹ nhàng. Những lúc như bất lực, giọng nói truyền cảm lại đến với chung con, cho chúng con thêm nghị lực. Thầy ơi, cô ơi, ngàn lần chúng con cảm ơn người! Chúng con sẽ cố gắng lắng nghe tiếng thời gian, nắm thật chặt trong tay dòng thời gian của mình,để có thể bước đến bến bờ thành công như niềm hi vọng mà  cô dành cho chúng conĐất nước cho chúng con một quê hương để thương, để nhớ. cha mẹ cho chúng con một hình hài, dáng dấp để sống và học tâp. cô cho chúng con một nền tảng vững chắc bước vào đời.

 

Gửi người cô em yêu quý học sinh của cô : 

Phạm Lê Quỳnh Nga

 
Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hà
29 tháng 5 2016 lúc 8:59

  Ngày... tháng... năm...

  Cô kính yêu của em!

  Chắc cô sẽ ngạc nhiên khi nhận và đọc xong lá thư này. Em nói như thế phần vì chưa bao giờ em viết thư gửi cô phần vì những điều em viết ra có thể sẽ làm cô rơi nước mắt hoặc cô sẽ phẫn nộ vì tội bất kính của đứa học trò hỗn hào hoặc cô sẽ giận run người. Vâng dù thế nào em cũng xin chấp nhận và không vì thế mà em vơi hao sự kính trọng và lòng biết ơn đối với cô.

  Thưa cô em đã từng được sống trong những bài giảng văn của cô. Em đã thấy mỗi khi nói về nỗi đau của con người cô đều nghẹn lời mắt rưng rưng lệ. Em đã thấy Con Người là một khái niệm chứa đựng trong đó bao điều lớn lao và đau khổ mà vì nó cô của em đã tận tụy sống tận tụy đem tình thương yêu tới lũ trò nhỏ và cũng từng nhận về mình bao hệ lụy. Em đã chứng kiến cô tự hào và vui sướng như thế nào khi có bạn trong lớp em là người thành đạt. Em cũng đã chứng kiến cô đau buồn ra sao khi một đứa trong chúng em sống chưa ra sống. Em thầm cảm ơn số phận đã cho em được gần cô được học cô và qua cô để tìm thấy những điều mà không phải môn học nào cũng có thể mang tới cho em như môn Văn.

  Đến hôm nay em vẫn còn nhớ hồi ấy để giảng bài bài: “Phong cách Hành chính” cô chuẩn bị tỉ mỉ đủ các loại giấy tờ văn bản để làm cho giờ học sinh động một giờ trả bài chất lượng. Rồi cô cân nhắc từng lời trước khi đặt bút ghi lời phê vào mỗi bài văn của chúng em. Giờ trả bài của cô bao giờ cũng giàu kịch tính và học sinh thì rất nhớ lỗi để rút kinh nghiệm cho lần sau. Trong một số bài học ứng dụng chúng em được thảo luận nêu ý kiến diễn kịch... Có khi tranh cãi như mổ bò có khi thẹn thò vì không dám diễn đoạn Pênêlôp quàng tay ôm lấy cổ chồng. Ôi cái tuổi học trò vụng dại!... Cứ như vậy cả cô và trò đã ngất ngưởng cùng Nguyễn Công Trứ chiến đấu rồi hi sinh cùng người nghĩa sĩ Cần Giuộc khóc Dương Khuê cùng Nguyễn Khuyến thương bà Tú cùng Trần Tế Xương...

  Nhưng cô ơi ở đời nhiều khi không biết thế nào là hay. Nếu như được ở bên cô là một niềm hạnh phúc và học môn Văn cô dạy em đã giúp em thi đậu Đại học với điểm số cao thì những ngày học môn Văn cũng là thời gian em phải chứng kiến nhiều việc mà lẽ ra ở tuổi học trò chúng em chưa nên biết. Em đã suy nghĩ rất nhiều và thấy rằng mình không thể im lặng lâu hơn được nữa. Em không muốn giả tạo với chính mình vì em hi vọng sẽ được một chút gì cho môn Văn yêu quí của chúng ta. Có thể cô sẽ trách em “Tại sao không nói ra sớm hơn?” nhưng em tin cô sẽ không đặt ra câu hỏi đó mà chia sẻ với em. Bởi trước đây em chỉ là một đứa học trò và không biết điều gì sẽ đến với em nếu những điều em viết dưới đây được công bố ngay khi em còn ngồi trên ghế nhà trường?

  Thưa cô em phải nói thực là dù vẫn biết cô là một giáo viên giỏi nhưng không rõ tại sao với nhiều bạn trong lớp em giờ Văn thường là giờ buồn ngủ. Buồn ngủ lắm cô ạ dù thương cô nhưng cơn buồn ngủ của tuổi mới lớn khiến chúng em không sao cưỡng lại được. Cô cũng biết và có lần cô đã lại gần bạn Nam dùng văn chương lay thật khẽ: “Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng!” làm cả lớp cười ồ. Riêng bạn Nam thì mắt đỏ quạch ngẩng lên ngơ ngác nhìn xung quanh rồi lại gục xuống. Với thầy cô khác có thể bạn ấy đã bị quát: “Dạy ra ngoài lấy nước rửa mặt!”. Nhưng có lẽ vì nghĩ đêm trước bạn Nam mất ngủ do phải học nhiều nhà bạn Nam ở xa phải dạy sớm ... nên cô chỉ nhẹ nhàng nhắc: “Thôi để cho bạn ấy ngủ thêm lát nữa lời cô nói như lời ru của mẹ đưa bạn ấy vào giấc ngủ êm đềm” và cả lớp lại cười. Lúc ấy em biết cô đã thỏa hiệp.

  Cô ạ một trong các lý do để chúng em buồn ngủ trong giờ Văn là do phải học quá nhiều. Mười ba môn học chính khóa cùng với các chương trình Hướng nghiệp Quân sự Phụ đạo học nghề luyện thi Tốt nghiệp luyện thi Học sinh giỏi... khiến thời gian biểu của chúng em chật cứng. Tính ra phải tới 19 môn đấy cô ạ. Đó là chưa kể để đạt được ước mơ vào Đại học thì lịch học thêm còn dày đặc hơn nữa khiến chúng em “không còn thở được”. Nghĩa là với học sinh lớp 12 ngày “chạy sô ba ca” là chuyện thường tình. Mà môn nào thầy cô cũng yêu cầu: “Phải học! Phải học!”. Yêu môn Văn và kính trọng cô nhưng nay nghĩ lại em thấy áp lực như vậy mà cái đầu bé nhỏ của chúng em không “nổ tung” thì mới là chuyện lạ! Chúng em đã phải học như “cái máy” học như để “nhồi nhét” vào đầu thì còn đâu thời gian cảm thụ nghiền ngẫm tác phẩm văn học? Còn vì tình yêu văn chương nếu chúng em cất lên tiếng nói thật suy nghĩ thật của bản thân trong cảm thụ tác phẩm thì có khi sẽ tự làm khổ mình. Bởi chắc chắn tiếng nói thật suy nghĩ thật đó không trùng khớp với những bài văn mẫu với những “ba rem” mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn. Và hình như đôi lúc thầy cô đã quên điều từng truyền dạy chúng em rằng: “Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có...”.

  Em nhớ cô đã dạy thật hay trích đoạn Thề nguyền ngợi ca một cô Kiều dám “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tự tình với Kim Trọng và họ đã ở bên nhau cho đến sáng. Khi cô nói đến đó có bạn đã thì thầm: “Thế mà không có con!”. Em thì lại nghĩ dù ở thời nào cũng không có cha mẹ nào đồng ý cho con gái mình chủ động đến nhà bạn trai như vậy. Rồi khi trong giờ Văn thầy cô dạy chúng em về đức hi sinh của người đàn bà miền biển. Chị ấy biết chấp nhận đớn đau từ những trận đòn dữ dội của người chồng chỉ để nhìn thấy đàn con được ăn no. Thày cô còn bênh vực lão đàn ông vũ phu rằng anh ta chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Vì đói khổ không lối thoát nên ngày nào anh ta cũng lôi vợ mình ra đánh. Sao lại có thể oan ức như vậy? Giờ là thế kỉ nào rồi? Giải phóng phụ nữ ở đâu? Quyền con người ở đâu? Rồi trong bài giảng Về luân lý xã hội... cô khen ngợi cách đặt vấn đề trực diện bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác sắc sảo thức thời: “xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Và cô đưa ra một loạt dẫn chứng: “dân ta quen phải ai tai nấy ai chết mặc ai cháy nhà hàng xóm bình chân như vại đèn nhà ai nhà nấy rạng chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình bất công cũng cho qua”. Em ngồi nghe và nghĩ nói như thế e có vơ đũa cả nắm hay không? Dù chỉ là một học sinh lớp 12 nhưng qua tìm hiểu em đã lờ mờ nhận thấy chúng ta đã đi từ cực đoan này đến cực đoan khác. Chương trình cũ hầu như chỉ một “tông” ca ngợi chương trình mới lại yêu cầu chúng em tiếp cận một loạt vấn đề gai góc. Chúng em không dám cãi vì cô nói rất say sưa nhưng ngồi dưới nghe thì chúng em chưa phục. Vâng thưa cô còn bao điều nhức nhối mà em muốn gửi đến cô và không biết trang giấy này có nói hết.

  Lên đến lớp 12 chúng em không còn thời gian để mê mải cùng Đam-san đi bắt “Nữ thần Mặt trời” hay cùng Chí Phèo “say” bên Thị Nở... Và chúng em liên tục phải nghe để chép nhìn máy chiếu và chép. Cô ngồi ghế đung đưa chân và đọc những con chữ từ một thế giới vô hình xa xăm nào đó. Còn chúng em thì chép lia lịa chép mà nhiều khi chẳng biết mình đang chép cái gì? Chép để khỏi bị cô phạt chép để yên tâm khi thi cử có cái để ôn nếu thuận tiện thì có cái để mà... “quay”! Lúc có người “dự giờ” cô vẫn bày biện đủ mọi thứ nhưng khi chỉ còn có cô trò mình cô lại tiếp tục... đọc và chúng em chép. Đơn giản là nếu cô không đọc cho chép thì chúng em không thể làm được bài. Và thế là điều thầy cô dạy: “các em phải là những ngọn đèn tự sáng lối học nhồi nhét nặng về đổ đầy kiến thức đã cũ kĩ lắm rồi” trở thành một sáo ngữ hơn là lời răn dạy có ý nghĩa thực hành. Một vài bạn không thích đi theo lối mòn suy nghĩ và diễn đạt phá cách thì nhận được lời phê: “Bài của em thể hiện tư duy độc lập nhưng cần chú ý kiến thức cơ bản để đảm bảo yêu cầu thi cử”. Thế đấy cô ạ phải viết như khuôn mẫu mới dễ “ăn điểm”. Vì đáp án dài đến 3 4 trang qui định chi li kiến thức cần có phần ghi chú bao giờ cũng nói rõ: “Học sinh có thể trình bày theo ý riêng”. Nhưng cái “ý riêng” liệu có ý nghĩa gì trước các bài văn mẫu? 

  Có lúc vô tình cô từng kể về một bài thi làm đầy đủ cả ba câu chỉ được 2 điểm và cô nói đùa: “Chắc vị giám khảo này say rượu!”. Sau này phúc tra lại bài ấy lại được 7 điểm như thế là chênh lệch đến 5 điểm phải không cô? Trong khi chỉ thiếu nửa điểm đã đủ “chết” chúng em rồi. Về sau em còn biết nhiều chuyện “độc đáo” khác nữa như hai cô ở cùng tổ chuyên môn của một trường lớn mà chấm bài thi Đại học chênh lệch đến 6 điểm người chấm 3 người chấm 9 (!); thày P.T.L còn nêu rõ địa chỉ bài một bạn bị 3 điểm khi chấm vòng thứ nhất sau chấm chung được 10. Rồi sau đó bạn đã được đi học nước ngoài.

  Thưa cô vì sao lại có những sai lệch như vậy?

    Cô kính mến!

... Vì những sự lộn xộn đó nên thày cô phải dồn hết tâm lực cho việc dạy để chúng em... thi chứ không phải dạy để học! Chỉ cần lật trang cuối sách giáo khoa là chúng em thấy rõ các tác phẩm thuộc nội dung thi được ôn rất kĩ còn những bài không trong giới hạn ôn thi thì: “Các em ghi đầu đề thôi chúng ta tập trung vào những bài quan trọng!”. Lúc ấy chúng em thấy cô thật tâm lý vì đa số các bạn thi khối A B nên phải “ưu tiên” thời gian cho các môn tự nhiên. Ban Khoa học Xã hội của mình gần như bị triệt tiêu rồi! Nhưng em thì thấy đau lòng lắm cô ạ vì em tiếc cho môn Văn tiếc cho từng khắc từng giờ trôi đi oan uổng. Những môn không phải thi tốt nghiệp thì cô trò được ngồi “tâm sự”. Rồi ở “lớp chọn” các thày cô phải đầu tư cho đội tuyển ở lớp thường chỉ có các bạn yếu được quan tâm. Thày cô chà xát thật kĩ những “phần tử” có khả năng làm trường hụt chỉ tiêu làm thày cô mất thành tích. Các bạn còn lại hầu như được “thả” (!).

  Thưa cô cuộc vận động “Nói không với tiêu cực” liệu có trở thành một khẩu hiệu trống rỗng hay không khi đã và đang có quá nhiều điều hoàn toàn không hay chút nào vây lấy chúng em từ học hành đến thi cử từ tiếp thu kiến thức đến sử dụng kiến thức? Trường học lẽ ra phải là nơi chúng em được học những điều tốt đẹp nhất thì tại đây sự giả dối vẫn ngang nhiên diễn ra không biết bao giờ mới chấm dứt?

   Giờ học ầm ầm như cái chợ vẫn được điểm 10 vì thày cô nể nhau. Một số thày cô thực tập lên lớp còn lúng ta lúng túng thậm chí dạy sai cả kiến thức nhưng nghe thày Hiệu trưởng công bố kết quả xếp loại thì vẫn thấy những thầy cô ấy đạt loại xuất sắc! Hàng ngày thày cô xa xả mắng học trò dốt nát nhưng cuối năm vẫn cứ 70% học lực khá giỏi 90% hạnh kiểm tốt tốt nghiệp vẫn 100%. Buổi lễ trọng nào chúng em cũng phải ngồi giữa trời nắng đến cả tiếng đồng hồ để chờ đại biểu. Chờ họ đến và lên diễn đàn nói những điều ít ai muốn nghe vậy mà chúng em vẫn phải liên tục vỗ tay để thể hiện lòng hiếu khách! Thày cô luôn dạy chúng em phải trung thực nhưng trước khi thi tốt nghiệp thày cô lại dặn phải gây thiện cảm với giám thị nếu là bạn trường mình thì phải “giúp đỡ” nhưng với trường ngoài thì tuyệt đối không để cho “người ta” nhìn bài. Tại sao lại thế hả cô? Và em lại phải xin lỗi cô khi nhắc lại điều em được nghe kể rằng khi đi thi thày cô cũng “quay cóp” làm y như những việc mà thày cô đã phê phán. Ngày nào đài báo rầm rộ chuyện thày Khoa ở Hà Tây được coi là “anh hùng chống tiêu cực” nhưng đến giờ thì thày còn tiêu cực hơn cả những người thày đã chống! Thế mà thày cô từng dạy em: “Điều gì mình không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác!”.

   Sau ba năm học và thi thoảng trở lại trường em thấy càng ngày trường mình càng được xây dựng đàng hoàng to đẹp. Nhưng em thấy đắng lòng khi cảm nhận được mỗi viên đá lát mỗi vườn cây đều thấm đầy mồ hôi nước mắt. Năm nào phụ huynh cũng phải nộp thêm bao nhiêu khoản nào là chăm sóc vườn hoa cây cảnh làm sân thể thao xây hàng rào bảo vệ quét vôi ve lớp học mua quạt trần. Cuối khóa thì “ủng hộ” Hội đồng thi...Chưa nói ở trường nọ trường kia số tiền quĩ cho một năm hoạt động của cha mẹ và học sinh lên đến mấy trăm triệu. Đóng góp của phụ huynh thì nhiều thế mà thật lạ lùng - em nói điều này mong cô đừng cho là em quá chi tiết - đến một cái nhà vệ sinh sạch sẽ một chút cho tụi học trò chúng em nhà trường cũng không có nổi. Để đến nỗi cái việc cực chẳng đã là phải đi vệ sinh ở các khu WC không thể bẩn thỉu hơn đã luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của biết bao nhiêu thế hệ học trò. Điều đáng buồn là chuyện "Wiliam Cường"này báo chí kêu hộ chúng em nhiều lắm nhưng các thầy cô dường như lại không mấy để tâm xem như chuyện vặt. Tại sao lại như vậy hả cô? 

  Chúng em không biết nhiều nhưng cô từng bảo rằng tiền phụ huynh “giúp đỡ” nhà trường nào có đáng kể gì. Ban Giám hiệu phải sấp ngửa đi “xin” các doanh nghiệp các nhà tài trợ. Và cũng vì thế nên năm nào lớp chọn cũng phải có vài suất “ngoại giao” dù điểm “đầu vào” của các bạn ấy còn thua xa điểm chuẩn. Nhập lớp rồi mấy bạn ấy được đi học mà không thèm học bỏ học và trốn học đi chơi điện tử như cơm bữa. Trong khi bao nhiêu bạn khát khao được đến trường chỉ vì điểm thi thấp mà đành rẽ cuộc đời sang ngả khác chấm dứt ước mơ học hành. Em còn nhớ trong buổi sinh hoạt lớp bạn Thành đề nghị chuyển toàn bộ số tiền mua quà mừng ngày 20-11 cho đồng bào miền Trung có bạn quát rất to: “Mày ngu thế!”. Bạn Thành bảo: “Em xem ti vi thấy người ta không có mì để ăn không có nhà để ở trường mình tổ chức 20-11 hoành tráng thế để làm gì?”. Cô lúng túng vài giây rồi từ tốn giải thích: “Việc nào ra việc ấy em ạ em muốn ủng hộ bao nhiêu cũng được còn đây là việc chung của trường mình không bỏ được”. Cô đã tìm ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề vừa thỏa mãn ý kiến của học trò vừa không làm hao hụt phần “quà 20-11” của các thày cô. Vâng cô đã không nổi giận mà áp chế chúng em nhưng nếu chúng ta đồng lòng bớt chi tiêu lãng phí đi thì đã có người nghèo được giúp đỡ cô ạ.

   Còn một việc nữa mà nói ra có thể cô sẽ coi là “phạm thượng” vì liên quan đến sinh hoạt của thày cô. Nhưng xin cô hãy nghe em nói một lần. Nhà trường quy định học sinh đến trường phải ăn mặc giản dị mặc áo sơ mi có cổ bẻ không sử dụng điện thoại di động không ăn quà bánh nhưng trong giờ lên lớp em vẫn thấy không ít thày cô nghe điện thoại mang túi to túi nhỏ để giờ ra chơi ăn uống tùm lum. Nhiều thày cô vừa ăn vừa cười nói rất to phản cảm lắm cô ạ. Có một hôm vào giờ Văn cô T. dạy thay ở lớp mình. Cô rất xinh nhưng mặc áo hơi trễ có lúc cô cúi thấp xuống...làm mấy bạn nam ngồi bàn đầu khoái chí còn các bạn gái thì xấu hổ thay cho cô! Kinh khủng nhất là chuyện thày X. dạy toán quên không kéo khóa quần mấy bạn trai bịt miệng không dám cười. Nhận ra “sự cố” thày thản nhiên thò tay kéo đánh “roạt!” trước mặt học sinh và nói chửi: “Mẹ bố chúng mày thấy bố quên thì chúng mày phải nhắc chứ?”! Thày thật “vui tính”!?

      Thày cô vẫn nói với chúng em về mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhưng nhiều khi thày cô lại không làm như thế. Nhiều bạn trong lớp mình không biết làm vệ sinh lớp học không cầm đến cái cuốc cái xẻng bao giờ...vì phụ huynh đã nộp tiền thuê lao động vệ sinh cả năm rồi. Trường tổ chức cắm trại nhưng không bạn nào biết làm cô lại chỉ đạo thuê tất từ thiết kế đến dựng trại nhổ trại “Để thời gian cô trò mình chơi cho sướng!”. Là giáo viên chủ nhiệm nhưng vì cô bận nên không có thời gian nghe hết tâm sự của chúng em. Cô có biết là ở lớp mình một số thày cô đã công khai gợi ý cho chúng em học thêm đến các lớp để phát tờ rơi quảng cáo? Giờ trên lớp thì thầy cô ấy dạy qua loa nếu chúng em không học thêm thì khó lòng thi đạt điểm cao được. Ban đầu một số bạn không đăng kí những lớp phụ đạo tại nhà như thế nhưng rồi khổ suốt cả năm. Thầy cô không nói gì nặng đâu ạ nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt lạnh lùng nhận vài câu mát mẻ lỡ có lỗi thì bị chì chiết thế là đủ ức chế lắm rồi còn đâu tâm trí mà học? Ở lớp 10A6 bạn Tú gan lì nhất kiên quyết không theo lớp học thêm thì trong buổi học cuối kì I cô giáo chủ nhiệm đã đề nghị gặp riêng và không cần giấu giếm nữa: “Nếu em không theo được phong trào của lớp thì thôi gia đình nên cho em chuyển sang lớp khác!”. Bạn ấy ngồi khóc. Chúng em thương bạn lắm và bảo: Thôi cần gì đã thế thì chuyển đi! Nhưng rồi biết chuyển đi đâu hả cô? Lớp nào cũng thế thôi cùng một gầm trời này...rồi trường nào cũng vậy! Bạn Tú đành chấp nhận nộp tiền oan chỉ đến lớp ngồi cho cô điểm danh. Bạn không vào đầu thêm được chữ nào vì ở nhà đã có anh trai học ở trường chuyên dạy cho bạn rồi!

  Có thày cô còn “hướng dẫn” chúng em rằng: “Sau ba năm học dưới mái trường này các em như bầy chim đã đủ lông đủ cánh sắp bay xa chúng ta phải thể hiện niềm biết ơn với các thày cô biết ơn các bác bảo vệ lao công người phụ trách y tế học đường thày dạy quân sự cô dạy hướng nghiệp các thày cô trong Ban Giám hiệu...”. Thế là số tiền “biết ơn” đó tăng lên biết bao nhiêu lần để mua thêm mấy chục suất quà! Chưa kể lớp nào cũng phải có thêm một thứ gì đó “to to” nữa để “kỉ niệm” nhà trường. Các thày cô đi đâu cũng khoe: “Học sinh trường mình chu đáo hiếu nghĩa có trước có sau!”. Các cô chủ nhiệm thì mát mặt! Chỉ các bạn con nhà nghèo là phải cắn răng mà chịu đựng thôi cô ạ. Cô của em thì không phải là người tham em biết rõ như vậy. Nhưng dần dà em nhận thấy những phẩm chất tốt đẹp mà em đã từng cảm nhận ở cô cũng ngày một hao mòn. Em nhớ hồi đầu phát hiện thấy phong bì của phụ huynh khéo léo gài trong bó hoa cô đỏ mặt và tìm cách trả lại. Sau rồi tình trạng không thay đổi không thấy cô trả lại lần nào nữa. Đã có lúc em đau xót nghĩ đến đề văn mà cô đã ra cho lớp tập quán xấu ban đầu là khách qua đường sau nó ở chung nhà và trở thành chủ nhà khó tính. Cô còn kể về con Sói xin gửi một chân vào nhà Cừu sau đó thì gửi cả hai chân và nhảy luôn vào nhà ăn thịt lũ cừu bé bỏng. Cô có thấy là những bài học đó vô tình đã được “ứng dụng” vào cô rồi không?

  Em hết sức xin lỗi cô vì đã không giấu được suy nghĩ của mình. Nhưng cô hãy tin rằng trong trái tim bé nhỏ của em luôn có chỗ cho tình yêu thương thày cô. Thày cô cũng là con người cũng có gia đình cũng phải vất vả trong cuộc mưu sinh. Đa số thày cô là tốt không thiếu những người đã tận tụy làm việc hết mình vì sự tiến bộ của chúng em. Những lời chuyện trò tâm huyết những việc làm thấm đầy tình thương yêu và ý thức trách nhiệm mà nhiều thày cô dành cho chúng em làm sao chúng em có thể quên? Em xin khắc ghi tận đáy lòng những điều ân nghĩa. Dưới mái trường này rất nhiều thế hệ học trò chúng em đã lớn khôn và nhận về mình bao tình cảm tốt đẹp. Ngôi trường sẽ mãi phong kín trong em với những hoài niệm còn lặng im run rẩy. Trong đó có biết bao kỉ niệm đẹp của tuổi học trò hồn nhiên và vụng dại. Nhưng cũng còn một số điều chưa đẹp không chịu ngủ quên...như em đã kể lại trong thư...Lỗi là ở đâu? Không hẳn tại thày cô em lờ mờ cảm nhận như vậy. Nhưng cô ơi sản phẩm giáo dục của cô thày không thể chỉ là những đứa con ngoan ngoãn biết vâng lời. Cuộc sống đang phát triển từng ngày cuộc sống đang đòi hỏi chúng em phải trau dồi tri thức một cách nghiêm túc biết suy nghĩ độc lập và biết sáng tạo đặc biệt là biết tự ý thức về mình để sống tốt hơn sống có ích hơn. Em chưa một lần dám nói “hỗn” với cô vì em không muốn làm cô buồn. Nhưng nếu không vượt qua mặc cảm để viết bức thư này thì em lại vô cùng day dứt. Từ nơi xa xôi em nhớ cô nhớ nhà buồn đến khóc. Em thấy mình có lỗi thật nhiều. Nhưng dù cô có mắng mỏ hay không coi là “học trò cũ” đi nữa em vẫn mãi mong muốn được là đứa con bé bỏng của cô là công dân có trách nhiệm của nước Việt. Cô sẽ không bao giờ phải ân hận vì đã sinh ra em lần thứ hai. Và em mong một ngày nào đó về thăm trường em sẽ được cô trìu mến nắm tay và bảo với em rằng: “Cô hiểu em. Cô chia sẻ với em. Cô sẽ cố gắng để những điều làm em phải dằn vặt sẽ không còn tồn tại trên đời này nữa!”.

                Mãi là trò nhỏ của thày cô.

Bình luận (0)
Phạm Trần Ái Ly
29 tháng 5 2016 lúc 18:33

Cô kính yêu của em!

  Chắc cô sẽ ngạc nhiên khi nhận và đọc xong lá thư này. Em nói như thế phần vì chưa bao giờ em viết thư gửi cô phần vì những điều em viết ra có thể sẽ làm cô rơi nước mắt hoặc cô sẽ phẫn nộ vì tội bất kính của đứa học trò hỗn hào hoặc cô sẽ giận run người. Vâng dù thế nào em cũng xin chấp nhận và không vì thế mà em vơi hao sự kính trọng và lòng biết ơn đối với cô.

  Thưa cô em đã từng được sống trong những bài giảng văn của cô. Em đã thấy mỗi khi nói về nỗi đau của con người cô đều nghẹn lời mắt rưng rưng lệ. Em đã thấy Con Người là một khái niệm chứa đựng trong đó bao điều lớn lao và đau khổ mà vì nó cô của em đã tận tụy sống tận tụy đem tình thương yêu tới lũ trò nhỏ và cũng từng nhận về mình bao hệ lụy. Em đã chứng kiến cô tự hào và vui sướng như thế nào khi có bạn trong lớp em là người thành đạt. Em cũng đã chứng kiến cô đau buồn ra sao khi một đứa trong chúng em sống chưa ra sống. Em thầm cảm ơn số phận đã cho em được gần cô được học cô và qua cô để tìm thấy những điều mà không phải môn học nào cũng có thể mang tới cho em như môn Văn.

  Đến hôm nay em vẫn còn nhớ hồi ấy để giảng bài bài: “Phong cách Hành chính” cô chuẩn bị tỉ mỉ đủ các loại giấy tờ văn bản để làm cho giờ học sinh động một giờ trả bài chất lượng. Rồi cô cân nhắc từng lời trước khi đặt bút ghi lời phê vào mỗi bài văn của chúng em. Giờ trả bài của cô bao giờ cũng giàu kịch tính và học sinh thì rất nhớ lỗi để rút kinh nghiệm cho lần sau. Trong một số bài học ứng dụng chúng em được thảo luận nêu ý kiến diễn kịch... Có khi tranh cãi như mổ bò có khi thẹn thò vì không dám diễn đoạn Pênêlôp quàng tay ôm lấy cổ chồng. Ôi cái tuổi học trò vụng dại!... Cứ như vậy cả cô và trò đã ngất ngưởng cùng Nguyễn Công Trứ chiến đấu rồi hi sinh cùng người nghĩa sĩ Cần Giuộc khóc Dương Khuê cùng Nguyễn Khuyến thương bà Tú cùng Trần Tế Xương...

  Nhưng cô ơi ở đời nhiều khi không biết thế nào là hay. Nếu như được ở bên cô là một niềm hạnh phúc và học môn Văn cô dạy em đã giúp em thi đậu Đại học với điểm số cao thì những ngày học môn Văn cũng là thời gian em phải chứng kiến nhiều việc mà lẽ ra ở tuổi học trò chúng em chưa nên biết. Em đã suy nghĩ rất nhiều và thấy rằng mình không thể im lặng lâu hơn được nữa. Em không muốn giả tạo với chính mình vì em hi vọng sẽ được một chút gì cho môn Văn yêu quí của chúng ta. Có thể cô sẽ trách em “Tại sao không nói ra sớm hơn?” nhưng em tin cô sẽ không đặt ra câu hỏi đó mà chia sẻ với em. Bởi trước đây em chỉ là một đứa học trò và không biết điều gì sẽ đến với em nếu những điều em viết dưới đây được công bố ngay khi em còn ngồi trên ghế nhà trường?

  Thưa cô em phải nói thực là dù vẫn biết cô là một giáo viên giỏi nhưng không rõ tại sao với nhiều bạn trong lớp em giờ Văn thường là giờ buồn ngủ. Buồn ngủ lắm cô ạ dù thương cô nhưng cơn buồn ngủ của tuổi mới lớn khiến chúng em không sao cưỡng lại được. Cô cũng biết và có lần cô đã lại gần bạn Nam dùng văn chương lay thật khẽ: “Tỉnh lại em ơi qua rồi cơn ác mộng!” làm cả lớp cười ồ. Riêng bạn Nam thì mắt đỏ quạch ngẩng lên ngơ ngác nhìn xung quanh rồi lại gục xuống. Với thầy cô khác có thể bạn ấy đã bị quát: “Dạy ra ngoài lấy nước rửa mặt!”. Nhưng có lẽ vì nghĩ đêm trước bạn Nam mất ngủ do phải học nhiều nhà bạn Nam ở xa phải dạy sớm ... nên cô chỉ nhẹ nhàng nhắc: “Thôi để cho bạn ấy ngủ thêm lát nữa lời cô nói như lời ru của mẹ đưa bạn ấy vào giấc ngủ êm đềm” và cả lớp lại cười. Lúc ấy em biết cô đã thỏa hiệp.

  Cô ạ một trong các lý do để chúng em buồn ngủ trong giờ Văn là do phải học quá nhiều. Mười ba môn học chính khóa cùng với các chương trình Hướng nghiệp Quân sự Phụ đạo học nghề luyện thi Tốt nghiệp luyện thi Học sinh giỏi... khiến thời gian biểu của chúng em chật cứng. Tính ra phải tới 19 môn đấy cô ạ. Đó là chưa kể để đạt được ước mơ vào Đại học thì lịch học thêm còn dày đặc hơn nữa khiến chúng em “không còn thở được”. Nghĩa là với học sinh lớp 12 ngày “chạy sô ba ca” là chuyện thường tình. Mà môn nào thầy cô cũng yêu cầu: “Phải học! Phải học!”. Yêu môn Văn và kính trọng cô nhưng nay nghĩ lại em thấy áp lực như vậy mà cái đầu bé nhỏ của chúng em không “nổ tung” thì mới là chuyện lạ! Chúng em đã phải học như “cái máy” học như để “nhồi nhét” vào đầu thì còn đâu thời gian cảm thụ nghiền ngẫm tác phẩm văn học? Còn vì tình yêu văn chương nếu chúng em cất lên tiếng nói thật suy nghĩ thật của bản thân trong cảm thụ tác phẩm thì có khi sẽ tự làm khổ mình. Bởi chắc chắn tiếng nói thật suy nghĩ thật đó không trùng khớp với những bài văn mẫu với những “ba rem” mà thầy cô đã chuẩn bị sẵn. Và hình như đôi lúc thầy cô đã quên điều từng truyền dạy chúng em rằng: “Văn chương phải khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có...”.

  Em nhớ cô đã dạy thật hay trích đoạn Thề nguyền ngợi ca một cô Kiều dám “xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” đến tự tình với Kim Trọng và họ đã ở bên nhau cho đến sáng. Khi cô nói đến đó có bạn đã thì thầm: “Thế mà không có con!”. Em thì lại nghĩ dù ở thời nào cũng không có cha mẹ nào đồng ý cho con gái mình chủ động đến nhà bạn trai như vậy. Rồi khi trong giờ Văn thầy cô dạy chúng em về đức hi sinh của người đàn bà miền biển. Chị ấy biết chấp nhận đớn đau từ những trận đòn dữ dội của người chồng chỉ để nhìn thấy đàn con được ăn no. Thày cô còn bênh vực lão đàn ông vũ phu rằng anh ta chỉ là nạn nhân của hoàn cảnh. Vì đói khổ không lối thoát nên ngày nào anh ta cũng lôi vợ mình ra đánh. Sao lại có thể oan ức như vậy? Giờ là thế kỉ nào rồi? Giải phóng phụ nữ ở đâu? Quyền con người ở đâu? Rồi trong bài giảng Về luân lý xã hội... cô khen ngợi cách đặt vấn đề trực diện bộc lộ quan niệm tư tưởng của một nhà Nho uyên bác sắc sảo thức thời: “xã hội luân lí trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”. Và cô đưa ra một loạt dẫn chứng: “dân ta quen phải ai tai nấy ai chết mặc ai cháy nhà hàng xóm bình chân như vại đèn nhà ai nhà nấy rạng chỉ nghĩ đến sự yên ổn của riêng mình bất công cũng cho qua”. Em ngồi nghe và nghĩ nói như thế e có vơ đũa cả nắm hay không? Dù chỉ là một học sinh lớp 12 nhưng qua tìm hiểu em đã lờ mờ nhận thấy chúng ta đã đi từ cực đoan này đến cực đoan khác. Chương trình cũ hầu như chỉ một “tông” ca ngợi chương trình mới lại yêu cầu chúng em tiếp cận một loạt vấn đề gai góc. Chúng em không dám cãi vì cô nói rất say sưa nhưng ngồi dưới nghe thì chúng em chưa phục. Vâng thưa cô còn bao điều nhức nhối mà em muốn gửi đến cô và không biết trang giấy này có nói hết.

  Lên đến lớp 12 chúng em không còn thời gian để mê mải cùng Đam-san đi bắt “Nữ thần Mặt trời” hay cùng Chí Phèo “say” bên Thị Nở... Và chúng em liên tục phải nghe để chép nhìn máy chiếu và chép. Cô ngồi ghế đung đưa chân và đọc những con chữ từ một thế giới vô hình xa xăm nào đó. Còn chúng em thì chép lia lịa chép mà nhiều khi chẳng biết mình đang chép cái gì? Chép để khỏi bị cô phạt chép để yên tâm khi thi cử có cái để ôn nếu thuận tiện thì có cái để mà... “quay”! Lúc có người “dự giờ” cô vẫn bày biện đủ mọi thứ nhưng khi chỉ còn có cô trò mình cô lại tiếp tục... đọc và chúng em chép. Đơn giản là nếu cô không đọc cho chép thì chúng em không thể làm được bài. Và thế là điều thầy cô dạy: “các em phải là những ngọn đèn tự sáng lối học nhồi nhét nặng về đổ đầy kiến thức đã cũ kĩ lắm rồi” trở thành một sáo ngữ hơn là lời răn dạy có ý nghĩa thực hành. Một vài bạn không thích đi theo lối mòn suy nghĩ và diễn đạt phá cách thì nhận được lời phê: “Bài của em thể hiện tư duy độc lập nhưng cần chú ý kiến thức cơ bản để đảm bảo yêu cầu thi cử”. Thế đấy cô ạ phải viết như khuôn mẫu mới dễ “ăn điểm”. Vì đáp án dài đến 3 4 trang qui định chi li kiến thức cần có phần ghi chú bao giờ cũng nói rõ: “Học sinh có thể trình bày theo ý riêng”. Nhưng cái “ý riêng” liệu có ý nghĩa gì trước các bài văn mẫu? 

  Có lúc vô tình cô từng kể về một bài thi làm đầy đủ cả ba câu chỉ được 2 điểm và cô nói đùa: “Chắc vị giám khảo này say rượu!”. Sau này phúc tra lại bài ấy lại được 7 điểm như thế là chênh lệch đến 5 điểm phải không cô? Trong khi chỉ thiếu nửa điểm đã đủ “chết” chúng em rồi. Về sau em còn biết nhiều chuyện “độc đáo” khác nữa như hai cô ở cùng tổ chuyên môn của một trường lớn mà chấm bài thi Đại học chênh lệch đến 6 điểm người chấm 3 người chấm 9 (!); thày P.T.L còn nêu rõ địa chỉ bài một bạn bị 3 điểm khi chấm vòng thứ nhất sau chấm chung được 10. Rồi sau đó bạn đã được đi học nước ngoài.

  Thưa cô vì sao lại có những sai lệch như vậy?

    Cô kính mến!

... Vì những sự lộn xộn đó nên thày cô phải dồn hết tâm lực cho việc dạy để chúng em... thi chứ không phải dạy để học! Chỉ cần lật trang cuối sách giáo khoa là chúng em thấy rõ các tác phẩm thuộc nội dung thi được ôn rất kĩ còn những bài không trong giới hạn ôn thi thì: “Các em ghi đầu đề thôi chúng ta tập trung vào những bài quan trọng!”. Lúc ấy chúng em thấy cô thật tâm lý vì đa số các bạn thi khối A B nên phải “ưu tiên” thời gian cho các môn tự nhiên. Ban Khoa học Xã hội của mình gần như bị triệt tiêu rồi! Nhưng em thì thấy đau lòng lắm cô ạ vì em tiếc cho môn Văn tiếc cho từng khắc từng giờ trôi đi oan uổng. Những môn không phải thi tốt nghiệp thì cô trò được ngồi “tâm sự”. Rồi ở “lớp chọn” các thày cô phải đầu tư cho đội tuyển ở lớp thường chỉ có các bạn yếu được quan tâm. Thày cô chà xát thật kĩ những “phần tử” có khả năng làm trường hụt chỉ tiêu làm thày cô mất thành tích. Các bạn còn lại hầu như được “thả” (!).

  Thưa cô cuộc vận động “Nói không với tiêu cực” liệu có trở thành một khẩu hiệu trống rỗng hay không khi đã và đang có quá nhiều điều hoàn toàn không hay chút nào vây lấy chúng em từ học hành đến thi cử từ tiếp thu kiến thức đến sử dụng kiến thức? Trường học lẽ ra phải là nơi chúng em được học những điều tốt đẹp nhất thì tại đây sự giả dối vẫn ngang nhiên diễn ra không biết bao giờ mới chấm dứt?

   Giờ học ầm ầm như cái chợ vẫn được điểm 10 vì thày cô nể nhau. Một số thày cô thực tập lên lớp còn lúng ta lúng túng thậm chí dạy sai cả kiến thức nhưng nghe thày Hiệu trưởng công bố kết quả xếp loại thì vẫn thấy những thầy cô ấy đạt loại xuất sắc! Hàng ngày thày cô xa xả mắng học trò dốt nát nhưng cuối năm vẫn cứ 70% học lực khá giỏi 90% hạnh kiểm tốt tốt nghiệp vẫn 100%. Buổi lễ trọng nào chúng em cũng phải ngồi giữa trời nắng đến cả tiếng đồng hồ để chờ đại biểu. Chờ họ đến và lên diễn đàn nói những điều ít ai muốn nghe vậy mà chúng em vẫn phải liên tục vỗ tay để thể hiện lòng hiếu khách! Thày cô luôn dạy chúng em phải trung thực nhưng trước khi thi tốt nghiệp thày cô lại dặn phải gây thiện cảm với giám thị nếu là bạn trường mình thì phải “giúp đỡ” nhưng với trường ngoài thì tuyệt đối không để cho “người ta” nhìn bài. Tại sao lại thế hả cô? Và em lại phải xin lỗi cô khi nhắc lại điều em được nghe kể rằng khi đi thi thày cô cũng “quay cóp” làm y như những việc mà thày cô đã phê phán. Ngày nào đài báo rầm rộ chuyện thày Khoa ở Hà Tây được coi là “anh hùng chống tiêu cực” nhưng đến giờ thì thày còn tiêu cực hơn cả những người thày đã chống! Thế mà thày cô từng dạy em: “Điều gì mình không muốn làm cho mình thì đừng làm cho người khác!”.

   Sau ba năm học và thi thoảng trở lại trường em thấy càng ngày trường mình càng được xây dựng đàng hoàng to đẹp. Nhưng em thấy đắng lòng khi cảm nhận được mỗi viên đá lát mỗi vườn cây đều thấm đầy mồ hôi nước mắt. Năm nào phụ huynh cũng phải nộp thêm bao nhiêu khoản nào là chăm sóc vườn hoa cây cảnh làm sân thể thao xây hàng rào bảo vệ quét vôi ve lớp học mua quạt trần. Cuối khóa thì “ủng hộ” Hội đồng thi...Chưa nói ở trường nọ trường kia số tiền quĩ cho một năm hoạt động của cha mẹ và học sinh lên đến mấy trăm triệu. Đóng góp của phụ huynh thì nhiều thế mà thật lạ lùng - em nói điều này mong cô đừng cho là em quá chi tiết - đến một cái nhà vệ sinh sạch sẽ một chút cho tụi học trò chúng em nhà trường cũng không có nổi. Để đến nỗi cái việc cực chẳng đã là phải đi vệ sinh ở các khu WC không thể bẩn thỉu hơn đã luôn là nỗi ám ảnh kinh hoàng của biết bao nhiêu thế hệ học trò. Điều đáng buồn là chuyện "Wiliam Cường"này báo chí kêu hộ chúng em nhiều lắm nhưng các thầy cô dường như lại không mấy để tâm xem như chuyện vặt. Tại sao lại như vậy hả cô? 

  Chúng em không biết nhiều nhưng cô từng bảo rằng tiền phụ huynh “giúp đỡ” nhà trường nào có đáng kể gì. Ban Giám hiệu phải sấp ngửa đi “xin” các doanh nghiệp các nhà tài trợ. Và cũng vì thế nên năm nào lớp chọn cũng phải có vài suất “ngoại giao” dù điểm “đầu vào” của các bạn ấy còn thua xa điểm chuẩn. Nhập lớp rồi mấy bạn ấy được đi học mà không thèm học bỏ học và trốn học đi chơi điện tử như cơm bữa. Trong khi bao nhiêu bạn khát khao được đến trường chỉ vì điểm thi thấp mà đành rẽ cuộc đời sang ngả khác chấm dứt ước mơ học hành. Em còn nhớ trong buổi sinh hoạt lớp bạn Thành đề nghị chuyển toàn bộ số tiền mua quà mừng ngày 20-11 cho đồng bào miền Trung có bạn quát rất to: “Mày ngu thế!”. Bạn Thành bảo: “Em xem ti vi thấy người ta không có mì để ăn không có nhà để ở trường mình tổ chức 20-11 hoành tráng thế để làm gì?”. Cô lúng túng vài giây rồi từ tốn giải thích: “Việc nào ra việc ấy em ạ em muốn ủng hộ bao nhiêu cũng được còn đây là việc chung của trường mình không bỏ được”. Cô đã tìm ra “chìa khóa” giải quyết vấn đề vừa thỏa mãn ý kiến của học trò vừa không làm hao hụt phần “quà 20-11” của các thày cô. Vâng cô đã không nổi giận mà áp chế chúng em nhưng nếu chúng ta đồng lòng bớt chi tiêu lãng phí đi thì đã có người nghèo được giúp đỡ cô ạ.

   Còn một việc nữa mà nói ra có thể cô sẽ coi là “phạm thượng” vì liên quan đến sinh hoạt của thày cô. Nhưng xin cô hãy nghe em nói một lần. Nhà trường quy định học sinh đến trường phải ăn mặc giản dị mặc áo sơ mi có cổ bẻ không sử dụng điện thoại di động không ăn quà bánh nhưng trong giờ lên lớp em vẫn thấy không ít thày cô nghe điện thoại mang túi to túi nhỏ để giờ ra chơi ăn uống tùm lum. Nhiều thày cô vừa ăn vừa cười nói rất to phản cảm lắm cô ạ. Có một hôm vào giờ Văn cô T. dạy thay ở lớp mình. Cô rất xinh nhưng mặc áo hơi trễ có lúc cô cúi thấp xuống...làm mấy bạn nam ngồi bàn đầu khoái chí còn các bạn gái thì xấu hổ thay cho cô! Kinh khủng nhất là chuyện thày X. dạy toán quên không kéo khóa quần mấy bạn trai bịt miệng không dám cười. Nhận ra “sự cố” thày thản nhiên thò tay kéo đánh “roạt!” trước mặt học sinh và nói chửi: “Mẹ bố chúng mày thấy bố quên thì chúng mày phải nhắc chứ?”! Thày thật “vui tính”!?

      Thày cô vẫn nói với chúng em về mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện nhưng nhiều khi thày cô lại không làm như thế. Nhiều bạn trong lớp mình không biết làm vệ sinh lớp học không cầm đến cái cuốc cái xẻng bao giờ...vì phụ huynh đã nộp tiền thuê lao động vệ sinh cả năm rồi. Trường tổ chức cắm trại nhưng không bạn nào biết làm cô lại chỉ đạo thuê tất từ thiết kế đến dựng trại nhổ trại “Để thời gian cô trò mình chơi cho sướng!”. Là giáo viên chủ nhiệm nhưng vì cô bận nên không có thời gian nghe hết tâm sự của chúng em. Cô có biết là ở lớp mình một số thày cô đã công khai gợi ý cho chúng em học thêm đến các lớp để phát tờ rơi quảng cáo? Giờ trên lớp thì thầy cô ấy dạy qua loa nếu chúng em không học thêm thì khó lòng thi đạt điểm cao được. Ban đầu một số bạn không đăng kí những lớp phụ đạo tại nhà như thế nhưng rồi khổ suốt cả năm. Thầy cô không nói gì nặng đâu ạ nhưng chỉ cần nhìn ánh mắt lạnh lùng nhận vài câu mát mẻ lỡ có lỗi thì bị chì chiết thế là đủ ức chế lắm rồi còn đâu tâm trí mà học? Ở lớp 10A6 bạn Tú gan lì nhất kiên quyết không theo lớp học thêm thì trong buổi học cuối kì I cô giáo chủ nhiệm đã đề nghị gặp riêng và không cần giấu giếm nữa: “Nếu em không theo được phong trào của lớp thì thôi gia đình nên cho em chuyển sang lớp khác!”. Bạn ấy ngồi khóc. Chúng em thương bạn lắm và bảo: Thôi cần gì đã thế thì chuyển đi! Nhưng rồi biết chuyển đi đâu hả cô? Lớp nào cũng thế thôi cùng một gầm trời này...rồi trường nào cũng vậy! Bạn Tú đành chấp nhận nộp tiền oan chỉ đến lớp ngồi cho cô điểm danh. Bạn không vào đầu thêm được chữ nào vì ở nhà đã có anh trai học ở trường chuyên dạy cho bạn rồi!

  Có thày cô còn “hướng dẫn” chúng em rằng: “Sau ba năm học dưới mái trường này các em như bầy chim đã đủ lông đủ cánh sắp bay xa chúng ta phải thể hiện niềm biết ơn với các thày cô biết ơn các bác bảo vệ lao công người phụ trách y tế học đường thày dạy quân sự cô dạy hướng nghiệp các thày cô trong Ban Giám hiệu...”. Thế là số tiền “biết ơn” đó tăng lên biết bao nhiêu lần để mua thêm mấy chục suất quà! Chưa kể lớp nào cũng phải có thêm một thứ gì đó “to to” nữa để “kỉ niệm” nhà trường. Các thày cô đi đâu cũng khoe: “Học sinh trường mình chu đáo hiếu nghĩa có trước có sau!”. Các cô chủ nhiệm thì mát mặt! Chỉ các bạn con nhà nghèo là phải cắn răng mà chịu đựng thôi cô ạ. Cô của em thì không phải là người tham em biết rõ như vậy. Nhưng dần dà em nhận thấy những phẩm chất tốt đẹp mà em đã từng cảm nhận ở cô cũng ngày một hao mòn. Em nhớ hồi đầu phát hiện thấy phong bì của phụ huynh khéo léo gài trong bó hoa cô đỏ mặt và tìm cách trả lại. Sau rồi tình trạng không thay đổi không thấy cô trả lại lần nào nữa. Đã có lúc em đau xót nghĩ đến đề văn mà cô đã ra cho lớp tập quán xấu ban đầu là khách qua đường sau nó ở chung nhà và trở thành chủ nhà khó tính. Cô còn kể về con Sói xin gửi một chân vào nhà Cừu sau đó thì gửi cả hai chân và nhảy luôn vào nhà ăn thịt lũ cừu bé bỏng. Cô có thấy là những bài học đó vô tình đã được “ứng dụng” vào cô rồi không?

  Em hết sức xin lỗi cô vì đã không giấu được suy nghĩ của mình. Nhưng cô hãy tin rằng trong trái tim bé nhỏ của em luôn có chỗ cho tình yêu thương thày cô. Thày cô cũng là con người cũng có gia đình cũng phải vất vả trong cuộc mưu sinh. Đa số thày cô là tốt không thiếu những người đã tận tụy làm việc hết mình vì sự tiến bộ của chúng em. Những lời chuyện trò tâm huyết những việc làm thấm đầy tình thương yêu và ý thức trách nhiệm mà nhiều thày cô dành cho chúng em làm sao chúng em có thể quên? Em xin khắc ghi tận đáy lòng những điều ân nghĩa. Dưới mái trường này rất nhiều thế hệ học trò chúng em đã lớn khôn và nhận về mình bao tình cảm tốt đẹp. Ngôi trường sẽ mãi phong kín trong em với những hoài niệm còn lặng im run rẩy. Trong đó có biết bao kỉ niệm đẹp của tuổi học trò hồn nhiên và vụng dại. Nhưng cũng còn một số điều chưa đẹp không chịu ngủ quên...như em đã kể lại trong thư...Lỗi là ở đâu? Không hẳn tại thày cô em lờ mờ cảm nhận như vậy. Nhưng cô ơi sản phẩm giáo dục của cô thày không thể chỉ là những đứa con ngoan ngoãn biết vâng lời. Cuộc sống đang phát triển từng ngày cuộc sống đang đòi hỏi chúng em phải trau dồi tri thức một cách nghiêm túc biết suy nghĩ độc lập và biết sáng tạo đặc biệt là biết tự ý thức về mình để sống tốt hơn sống có ích hơn. Em chưa một lần dám nói “hỗn” với cô vì em không muốn làm cô buồn. Nhưng nếu không vượt qua mặc cảm để viết bức thư này thì em lại vô cùng day dứt. Từ nơi xa xôi em nhớ cô nhớ nhà buồn đến khóc. Em thấy mình có lỗi thật nhiều. Nhưng dù cô có mắng mỏ hay không coi là “học trò cũ” đi nữa em vẫn mãi mong muốn được là đứa con bé bỏng của cô là công dân có trách nhiệm của nước Việt. Cô sẽ không bao giờ phải ân hận vì đã sinh ra em lần thứ hai. Và em mong một ngày nào đó về thăm trường em sẽ được cô trìu mến nắm tay và bảo với em rằng: “Cô hiểu em. Cô chia sẻ với em. Cô sẽ cố gắng để những điều làm em phải dằn vặt sẽ không còn tồn tại trên đời này nữa!”.

                Mãi là trò nhỏ của thày cô.

                                                 Phạm Trần Ái Ly

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Linh
28 tháng 5 2016 lúc 21:55

nhanh giúp mik sang mai phai nop rui

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
29 tháng 5 2016 lúc 17:49

 bài thơ trăng của mỗi người của lê hồng thiện của lơp mấy z

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Linh
30 tháng 5 2016 lúc 21:56

lop 6 len 7

 

Bình luận (0)
Trần Khắc Nguyên Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
28 tháng 5 2016 lúc 16:55

Chi tiết Long Quân cho mượn gươm thần là một chi tiết kì ảo hấp dẫn và có ý nghĩa sâu sắc.Gươm thần là một vũ khí vô cùng quý giá.Khi đất nước có giặc,Long Quân cho Lê Lợi -thủ lĩnh nghĩa quân ,đại diện cho chính nghĩa,cho nhân dân mượn gươm thần.Đó chính là thể hiện sự đồng tình và phù trợ của thần linh,của tiền nhân đối với cuộc chiến tranh chính nghĩa của dân tộc .Khi đất nước thanh bình,Long Quân đòi lại gươm thần cùng là có ý nhắc Lê Lợi:khi đất nước lâm nguy thì dùng vũ khí đánh giặc còn khi non sông đã thái bình thì chăm dân trị nước,nếu dùng vũ khí cũng như sức mạnh của binh đao sẽ không được lòng dân .Đó là bài học không chỉ để nhắc Lê Lợi mà còn nhắc nhở tất cả các vua chúa mọi thời đại về cách sử dụng vũ khí .Hơn nữa ,vũ khí của Long Quân để trợ giúp chính nghĩa nên chỉ trợ giúp khi cần .

Bình luận (0)
Emma Watson
7 tháng 9 2016 lúc 21:31

SAI 1 SỐ CHỖ . việc đòi lại gươm của Long Quân là ko mún Lê Lợi chủ quan mà ko luyện tập binh lính, rèn luyện sức khỏe vì cậy có gươm thần như An Dương Vương chủ quan cậy nỏ thần mà ko nghĩ đến chuyện binh lính nên thành mới vỡ 

Bình luận (0)
Duong Thi Nhuong
Xem chi tiết
Nguyễn Huy Đức
28 tháng 5 2016 lúc 15:33

tui nè

 

Bình luận (2)
Đặng Thị Cẩm Tú
28 tháng 5 2016 lúc 15:38

mk thì ko 

Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
28 tháng 5 2016 lúc 15:39

ờ để suy nghĩ lại đã

Bình luận (0)