Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Văn Dũng
Xem chi tiết
LIÊN
20 tháng 8 2016 lúc 18:56

1) nhân hóa:kiên cường; xung phong; giữ lang,giữ nước, giữ đồng lúa chín; hi sinh;anh hùng lao đông.anh hùng chiến đấu

b) biểu cảm: viết đoạn văn à hay là gạch đầu dòng

a. Trong lao động:

– Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

– Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

b. trong sinh hoạt

– Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

– Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

– Tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp:

+ Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

+ Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

+ Tre gắn với tuổi già: điếu cày tre.

+ Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

c. Trong chiến đấu:

– Tre là đồng chí…

– Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù.

– Tre xung phong… giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh…

– Tre hi sinh để bảo vệ con người

 

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 8 2016 lúc 15:41

mạng

Bình luận (0)
Võ Ngọc Tường Vy
1 tháng 4 2017 lúc 21:21

bn ơi bn lên mạng hỏi thử đi nhéok

Bình luận (0)
Bùi Anh Thư
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
7 tháng 8 2016 lúc 9:17

Dế Mèn phiêu lưu kí là tác phẩm nổi tiếng của Tô Hoài dành cho thiếu nhi. Thông qua đó, tác giả thể hiện những khát vọng đẹp đẽ của tuổi trẻ. Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương I của tác phẩm, kể về lai lịch Dế Mèn từ lúc còn nhỏ cho tới lúc chú rút ra bài học đầu tiên. 

Dế Mèn là một chú có ngoại hình cường tráng. Với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Chú tuổi còn trẻ nên còn nông nổi và có tính tự lập rất cao(tự đào hang sâu). Một lần để ra oai với Dế Choắt, Dế Mèn đã chêu chị Cốc làm ra kết cục đau thương cho Dế Choắt. Dế mèn đã rất hối lỗi và từ đó rút ra bàoi học đường đời đầu tiên cho mình.

Chữ in đậm cụm danh từ

Chữ in nghiêng cụm động từ

Chữ gách chân cụm tính từ

  
Bình luận (1)
Dương Nguyễn
7 tháng 8 2016 lúc 11:38

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới)

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

Bình luận (1)
Nguyễn Nhi
Xem chi tiết
Linh Phương
7 tháng 8 2016 lúc 8:20

+ Tên thật của nhà thơ Minh Huệ: Nguyễn Đức Thái

Năm sinh và năm mất: ( 1927 - 2003 )

Quê ở Nghệ An

Ông tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945.

Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ được sáng tác dựa trên sự kiện có thực: trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trật theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta

 

 

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
7 tháng 8 2016 lúc 11:01

a/ Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970). Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.

Ông tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927, quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

 

Ông mất ngày 11 tháng 10 năm 2003.

b/ Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ đc sáng tác vào năm 1951 kháng chiến chống Pháp.

Bình luận (0)
Hải Ninh
7 tháng 8 2016 lúc 12:24

Minh Huệ (1927-2003) là một nhà thơ hiện đại của Việt Nam. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm thơ "Đêm nay Bác không ngủ", và đã được Nhà nước Việt Nam tặng giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật với 3 tập thơ: Đêm nay Bác không ngủ (1985); Tiếng hát quê hương (1959); và Đất chiến hào (1970)[1]. Ngoài bút danh Minh Huệ, ông còn có các bút danh khác là Mai Quốc Minh, Nguyễn Thái.

 

Ông tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, sinh ngày 3 tháng 10 năm 1927[2], quê tại Bến Thủy, nay thuộc phường Quang Trung, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

Ông hoạt động cho Việt Minh từ tháng 5 năm 1945 và tham gia giành chính quyền ở Nghệ An trong Cách mạng tháng 8 năm 1945. Khi quân Pháp nổ súng tái chiếm Đông Dương, ông hoạt động tuyên truyền, văn nghệ tuyên huấn, báo chí ở Nghệ An, khu ủy khu Bốn và một số nơi. Ông bắt đầu viết năm 1951, khi mới 24 tuổi. Ông từng là Hội trưởng Hội sáng tác Văn nghệ liên khu IV,Trưởng ban thơ, lý luận, phê bình; Văn học dịch Nhà xuất bản văn học,Ủy viên Ủy ban hành chính kiêm Trưởng ty Văn hóa Nghệ An.

Sau khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, ông tiếp tục đi học và tốt nghiệp đại học Văn, được kết nạp làm Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1957), Chủ tịch Hội văn nghệ Nghệ Tĩnh, Ủy viên Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam (1984-1991).

Ông mất ngày 11 tháng 10 năm 2003[3].

 

 

Bình luận (1)
Phan Lan Hương
Xem chi tiết
Trần Hoàng Khánh Linh
6 tháng 8 2016 lúc 22:12

mk chịu,nhưng nó đâu có liên quan đến tiếng anh đâu bn?

Bình luận (0)
Nguyễn Vương Thục Anh
7 tháng 8 2016 lúc 20:44

câu 3:anh con trai tự sát vì nghĩ bn gái mk tự sát

mk chỉ nghĩ đc thế

 

 

Bình luận (0)
Hoàng Hà Trang
13 tháng 8 2016 lúc 15:25

À, câu 3 thì tôi tl được:

Bởi khi người con trai nhảy xuống hồ để cứu bạn gái, anh nắm phải một vật gì đó giống như là rong rêu, liền thả tay ra và lên bờ, bởi anh nghĩ bạn gái mình đã chết. Và sau khi biết được là dưới hồ đó ko hề có rong rêu, thì anh mới hiểu ra thứ mà tay anh nắm phải trong ngày hôm đó là tóc của cô gái ấy. Vậy mà anh lại buông tay ra khiến cô gái bị chết.

Đúng chưa ???

Bình luận (2)
Tiểu thư Amine
Xem chi tiết
Lê Nguyên Hạo
6 tháng 8 2016 lúc 20:03

1. cô áo

2. sai

3. cá vàng

4. k ông nào hết

Bình luận (2)
Tiểu thư Amine
6 tháng 8 2016 lúc 20:02

help mekhocroi

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
6 tháng 8 2016 lúc 20:03

Câu đố ak

Bình luận (1)
Linh Mai
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
10 tháng 8 2016 lúc 16:56

Câu ghép: 

Mưa mùa xuân/ xôn xao, phơi phới

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy để kết nối 2 vế câu.

Những hạt mưa/ bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót.

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy, từ mà để kết nối 3 vế câu.

Mặt đất/ đã kiệt sức bỗng thức dậy, âu yếm đón lấy/ những giọt mưa/ ấm áp, trong lành.

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy, từ bỗng để kết nối 3 vế câu.

Đất trời/ lại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ.sfdbtcvế câu.

Mưa mùa xuân/ đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn lry5gxên các nhánh lá mầm non.

=> Gồm có cụm chủ ngữ - vị ngữ và có dấu phẩy để kết nối 2 vế câu.

3 DT, ĐT, TT:

+ Mặt đất

+ Trả

+ Mềm

Bình luận (0)
Linh Phương
6 tháng 8 2016 lúc 18:56

cho mình hỏi chút. Bạn có thể ghi rõ đề bài là tìm câu ghét hay tìm danh từ động từ tính từ trong đoạn văn hay ở ngoài 

Bình luận (3)
nguyễn hoàng khánh chi
Xem chi tiết
Trịnh Thị Thúy Vân
6 tháng 8 2016 lúc 12:49

1. Khái niệm về từ 

=> Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu

Vd : ăn , chơi , ...

2.Nêu cách giải thích nghĩa của từ gồm có :

- Đưa ra khái niệm mà từ biểu thị

vd : Cặp sách là đồ vật làm bằng da hoặc nhựa dùng để đựng đồ dùng học tập

- Đưa ra từ đồng nghĩa với từ biểu thị

vd : Chăm chỉ : siêng năng

- Đưa ra từ trái nghĩa với từ biểu thị

vd : chăm chỉ : không lười biếng

Bình luận (0)
Xubiano Le
6 tháng 8 2016 lúc 19:23

1. Khái niệm về từ

- Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, dùng để đặt câu, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để đặt câu VD :nhà, người, áo,trường, lớp,....

2. 

- Nghĩa của từ được giải thích theo 2 kiểu

kiểu 1 : Giải thích bằng khái niệm bằng từ biểu thị

kiểu 2 : Giải thích bằng các từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ được giải thích VD :giàu - nghèo,...

Bình luận (0)
Linh Phương
6 tháng 8 2016 lúc 19:25

+Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu.

Ví dụ: nhà, áo, trường,........

+ Từ đồng nghĩa với từ biểu thị:

Ví dụ:Trái - Quả

+ Từ trái nghĩa với từ biểu thị:

Ví Dụ:  Cao -Thấp , Buồn - Vui

 

+ trình bày  khái niệm mà từ biểu thị:

Ví dụ :Vở là đồ dùng cần thiết của mỗi người học sinh.

 

 

Bình luận (0)
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Hưng
6 tháng 8 2016 lúc 14:57

mình chỉ cho bạn gợi ý thôi nha:

a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản tự sự kết hợp với miêu tả, biểu cảm....Có bố cục ba phần rõ ràng, trình bày mạch lạc, lời văn trong sáng, dùng từ dễ hiểu, ít sai chính tả.

1,0  b. Về kiến thức: Dựa vào hiểu biết về văn bản Sông nước Cà Mau của Đoàn Giỏi kết hợp với trí tưởng tượng của học sinh, bài viết cần tập trung kể lại diễn biến chuyến tham quan, miêu tả được vẻ đẹp của vùng sông nước Cà Mau.- Giới thiệu lí do của chuyến du lịch, cảm xúc chung khi được tham quan vùng sông nước Cà Mau.- Tập trung kể và tả các cảnh:  + Vẻ đẹp chung của vùng sông nước Cà Mau.  + Vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã của vùng  sông nước Cà Mau như: vẻ đẹp kênh rạch, sông ngòi, dòng sông Năm Căn...  + Vẻ đẹp tấp nập, trù phú và độc đáo của cuộc sống con người ở tận cùng phía Nam Tổ quốc.- Cảm xúc ấn tượng khi tạm biệt vùng sông nước Cà Mau.
Bình luận (2)
Thảo Nguyễn
Xem chi tiết
Jiyoen Phạm
6 tháng 8 2016 lúc 7:49

Nha van Tran Dang Khoa la 1 nguoi luon cho tre em tha y nhieu cam xuc boc lo chan that nhat. Qua nhung cau tho tren da the hien su vat va cua nguoi tru cot trong gia dinh. Cho du co mua gio nhung bo van co gang het suc de lm viec kiem tien. Nha van da cho e rat nhieu cam xuc va y nghia cho cuoc song hanh phuc nay!

Ban oi! Milk lm xong r do !tick nha

Bình luận (0)
Vũ Khánh Ly
6 tháng 8 2016 lúc 8:01

Bài thơ "Mưa" của Trần Đăng Khoa là bài thơ tả cảnh độc đáo. Xuyên suốt tác phẩm là hình ảnh vạn vật đất trời bị biến đổi bởi cơn mưa rào bất chợt. Và nổi bật trên cái phông nền nghiêng ngả vì mưa của hài thơ, hình ảnh con người hiện lên thật đẹp.

Hình ảnh con người trong bài thơ được thể hiện qua hình ảnh "Bố em đi cày về" xuất hiện ở phía cuối bài thơ:

          Bố em đi cày về

 Đội sấm

Đội chớp

         Đội cả trời mưa

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Hình ảnh con người trong bài thơ thật kiêu hãnh!

Bình luận (2)
Dương Nguyễn
6 tháng 8 2016 lúc 14:14

"Bố em" chỉ là một người nông dân bỗng nhiên trở nên lớn lao khác thường. Ông "Đội sấm", "đội chớp", "đội cả trời mưa". Ba ý thơ được tách riêng thành ba dòng, điệp từ "đội" được lặp lại ba lần, điều đó vừa thể hiện cái dữ dội của trời mưa vừa bộc lộ tư thế hiên ngang của người cha. Ông đi cày về, trên vai còn vác chiếc cày, bàn tay còn dắt con trâu; hình ảnh ấy bước ra từ cái dữ dội, ì ầm đáng sợ của cơn mưa rào. Đó là hình ảnh người nông dân có tầm vóc lớn lao, tư thế vững vàng, hiên ngang như một vị thần đội trời đạp đất có sức mạnh có thể sánh với thiên nhiên. Trong con mắt nhìn của một em bé chín tuổi, người cha đi cày quả là hình ảnh của một tráng sĩ có vẻ đẹp lớn lao, kỳ vĩ.

Người bố trong bài thơ "Mưa" còn là đại diện cho hình ảnh con người trước sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên. Cơn mưa ập xuống, tất cả vạn vật biến đổi: mía nghiêng ngả, kiến rời tổ, mối vỡ tổ,... Chỉ duy con người vẫn vững vàng với công việc khai thác, chinh phục tự nhiên, bắt tự nhiên phải phục vụ mình (đi cày).

Bình luận (3)
Huy Bùi
Xem chi tiết
Vũ Khánh Ly
6 tháng 8 2016 lúc 8:09
Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã sử dụng.- Phép đối lập                   anh em >< kẻ thù                                         Yên tĩnh >< ồn ào                                         Xa lạ >< thân thiết- Điệp ngữ: Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo...- Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.
Bình luận (0)