Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn Ngọc Hảo
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
21 tháng 2 2017 lúc 21:37

Kể từ ngày chị Hai bước vào trường trung học phố thông, em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Ba đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị. Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành ngườỉ bạn thân thiết của em từ dạo đó.

Cuối năm học lớp Ba vừa qua, ba em đã cho thợ đến tân trang lại chiếc bàn. Trông nó giờ đây như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi Véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ và cắm vào đấy những bông đồng tiền xinh xinh.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ chỗ cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Chiếc bàn được đặt ngay cửa sô có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của vecni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”…. Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

Bình luận (0)
Ken Tom Trần
21 tháng 2 2017 lúc 21:44

Mk cho bạn dàn ý để bn tự lm nhé!

*Giới thiệu khái quát về chiếc bàn

*Tả bao quát chiếc bàn:

+Hình dáng:hình chữ nhật,hình vuông,hình tròn,...(cái này là tùy bạn)

+Kích thước cái bàn:to hay nhỏ?,tầm khoảng bao nhiêu m

+Màu sắc chiếc bàn:màu vecni,màu nâu đậm,...

*Tả các bộ phận của cái bàn:

+Cái bàn được làm bằng gì?

+Cái bàn có bao nhiêu ngăn và công dụng của mỗi ngăn?

+Hình dạng và kiểu dáng của chân bàn.

+Vị trí kê bàn học.

*Hoạt động và kỉ niệm,tình cảm của em đối với cái bàn(nó đã giúp gì cho em và em cảm thấy như thế nào khi sử dụng bàn).

Bình luận (2)
Nguyễn Thị Hiền Nga
21 tháng 2 2017 lúc 21:39

Bài làm 1

Kể từ ngày Lan lên lớp 6 , em vào lớp Một, chị nhường lại cho em chiếc bàn nhỏ trong phòng học của chị. Bố đã mua cho chị một chiếc bàn mới cao hơn, vừa tầm với chị. Và chiếc bàn nhỏ đã từng gắn bó với chị bấy lâu, nay được chuyển về góc học tập trong phòng em, nó đã trở thành người bạn thân thiết của em từ dạo đó.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng chỉ đủ rộng cho hai đứa trẻ như em ngồi mà thôi. Bố kê chiếc bàn này ngay cửa sổ có nắng gió, hương hoa từ ngoài vườn theo gió đưa vào. Mặt bàn là một tấm gỗ cẩm lai, càng dùng lâu càng thêm bóng. Mỗi lúc học bài mệt, em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận hương thơm dìu dịu lâu ngày của véc -ni. Dưới mặt bàn là một cái hộc tủ lớn được gắn một cái nắm tay tròn mạ kền dùng để kéo ra, đóng vào. Ngăn bàn ấy chứa cả một “kho báu” của riêng em. Bên phải là những quyển sách giáo khoa và các tài liệu học tập. Ở giữa là những quyển tập và bên trái là ngăn đựng các đồ dùng học tập. Phía trước mặt bàn, ba gắn thêm một cái giá sách nhỏ xinh xắn rất kiểu cách, em dùng để các loại truyện thiếu nhi. Nhiều nhất là loại truyện tranh “Đô rê môn”, “Conan”….

Bàn tuy cũ nhưng cuối năm học lớp Ba vừa qua, bố đã cho thợ đến sửa lại chiếc bàn. Lạ thay , bây giờ , nó trông như vừa mới ở tiệm đồ gỗ về vậy, đẹp và xinh xắn đến dễ thương. Những chỗ bị trầy xước, loang lổ trên mặt bàn, góc bàn đã biến mất. Thay vào đó là một lớp áo mới vừa bóng vừa trơn lại thơm cái mùi dầu sơn véc ni thật dễ chịu. Ngày nào em cũng dùng một tấm vải mỏng xoa nhẹ lên mặt bàn, chân bàn nên “tấm áo mới” của nó lúc nào cũng bóng loáng. Em còn để ở góc bàn một lọ hoa nho nhỏ xinh xinh.

Chiếc bàn được gắn chung với một cái ghế bằng gỗ thao lao cũng bóng loáng như mặt bàn vậy. Chỉ khác là nó không có những vân hoa như mặt bàn cẩm lai. Chiếc bàn đã trở thành người bạn thân của em như hình với bóng, chỉ trừ lúc em đến trường mà thôi.

Em rất yêu chiếc bàn của mình bởi nó chính là “bệ phóng” đưa em đến với những thành công trên con đường học tập.

Bài làm 2

Năm nay, trường em được Sở Giáo dục cấp một số kinh phí sửa sang lại các lớp học và xây thêm mộtSỐ PHÒNG học mới. Chúng em vinh dự được học ở lớp mới với những bộ bàn ghế hai chỗ ngồi thật xinh xắn và tiện lợi.

Bàn học của chúng em được làm bằng chất liệu gỗ ván ép cao cấp. Mặt bàn được lợp một lớp dầu bóng trông mới đẹp làm sao! Em ngồi tì lên mặt bàn thấy mát lạnh và thơm thơm mùi gỗ mới. Mặt bàn rộng khoảng sáu mươi phân và dài độ một mét rưỡi nên ngồi học rất thoải mái. Kiểu bàn mới bây giờ không làm nghiêng thoai thoải như trước đây mà tạo thành một mặt phẳng song song với mặt đất và rất vừa với tầm ngồi viết, không phải ngóng lên hay gò lưng lại gò bó như kiểu bàn năm chỗ ngồi. Nó gọn và nhẹ tạo điều kiện để chúng em xê dịch hoặc sắp xếp lại theo yêu cầu của từng tiết học, tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Phía trước mặt bàn, người ta khoét một rãnh khuyết chỗ chúng em để bút khỏi bị lăn xuống đất. Ở dưới mặt bàn người tà chia ra hai ngăn vừa đủ để chúng em bỏ cặp vào thoải mái gọn gàng. Cái ghế hai chỗ ngồi cũng thật là đẹp, cũng bóng loáng như mặt bàn. Nó rất nhẹ, mỗi đứa chúng em chỉ cần cầm một tay cũng có thể nhấc lên, không phải như loại ghế năm chỗ ngồi, muốn di chuyên đi đâu, phải ba, bốn đứa ì à ì ạch mới nhấc được. Vì vậy, được trang bị bộ bàn ghế mới, chúng em rất phấn khởi.

Buổi sinh hoạt lóp lần nào, cô giáo chúng em cũng đều căn dặn: “cần giữ gìn và bảo vệ bàn ghế cho sạch đẹp, không vẽ bậy, cào xước làm hỏng mặt bàn. Đó là ý thức trách nhiệm bảo vệ của công của mỗi học sinh.

Bài làm 3

Từ khi chuyên đến nhà mới, mẹ đã mua cho em một bộ bàn ghế cá nhân để ngồi học ở nhà.

Đó là một chiếc bàn nhỏ xinh xắn được làm bằng gỗ thao lao. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài khoảng một mét hai, chiều rộng khoảng bảy mươi phân được quét bởi một lớp véc ni màu gạch sậm, bóng loáng. Phía dưới mặt bàn là một cái tủ con con được chia làm nhiều ngăn, em dùng để các đồ choi hàng ngày và một số đồ dùng học tập. Cái tủ được thiết kế hằng hai cánh cửa lùa nên rất tiện sử dụng. Phía trên mặt bàn, trước chỗ ngồi học là một cái giá sách tí hon được làm bằng gỗ dán ép có nhiều ngăn. Mỗi ngăn em sắp xếp các loại sách khác nhau: sách giáo khoa, sách tư liệu tham khảo, sách truyện thiếu nhi… theo thứ tự nhất định. Cạnh cái tủ sách là một bình hoa nhỏ mà em thường cắm vào đó một vài bông hồng tươi hái từ vườn hoa trước sân nhà. Em thường trang trí bàn học tập ở nhà của em như vậy đó. Nó là cái thế giới riêng trong phòng em. Các bạn đến thăm em cũng thường ao ước có một cái bàn như thế để học. Bàn học của em được kê ngay bên cửa sổ nhìn ra ngoài vườn hoa phong lan của bố mẹ. Mỗi buổi sáng, em thường thấy mấy chú bướm cứ nhởn nhơ đi tìm hoa hút mật.

Em rất yêu phòng học của mình nơi có chiếc bàn đã từng gắn bó với em bao kỉ niệm buồn vui của thuở thiếu thời.

Bài làm 4

“Đến giờ rồi, học bài thôi”. Ai nói thế nhỉ? Nhìn xung quanh không thấy một bóng người. Lạ thật! Tiếng nói lại cất lên: “Đến giờ rồi, học bài thôi!”, vọng từ góc học tập của em. À, ra là cậu Bàn. Em vội ngước nhìn đồng hồ treo tường. “Mười chín giờ ba mươi rồi ư?” Thảo nào cậu ta nhắc mình là phải. Em vội bước vào góc học tập cạnh cửa sổ nơi cậu Bàn đã “tọa lạc” ba năm nay và bây giờ cậu đang cùng em bước sang năm thứ tư của bậc Tiểu học.

Chiếc bàn chỉ độ hai chỗ ngồi và rất vừa tầm với lứa tuổi của em. Nó được đóng liền với ghế. Mặt bàn là một hình chữ nhật, chiều dài độ một mét và chiều rộng khoảng sáu mươi phân, được làm bằng một thứ gỗ quý. Hon ba năm rồi, tấm áo khoác của cậu tuy có sờn đôi chỗ nhưng vẫn bóng loáng như ngày mới về. Chẳng có ngày nào em quên vuốt ve, vỗ về cậu bằng một chiếc chổi lông và chiếc khăn bông. Trên mặt bàn lúc nào cũng có một lọ hoa tươi nho nhỏ, có thể là một bông hồng nhung Đà Lạt hoặc một vài nhành layơn rực thắm để góc bàn. Dưới mặt bàn là một chiếc tủ có khóa được gắn chung với bàn. Tủ có hai tầng và ba ngăn. Tất cả sách truyện thiếu nhi, nhiều nhất là truyện tranh Đôrêmôn, Conan, Ninja loạn thị, kế đến là truyện cổ tích, truyện Anđécxen… được xếp vào tầng trên, ở dưới có ba ngăn. Ngăn bên phải là những cuốn tập học, ngăn giữa là sách giáo khoa. Còn lại ngăn bên trái, em để các đồ dùng học tập và mấy con búp bê, xe điện tử… Chúng được xếp gọn gàng và ngăn nắp đâu vào đấy.

Chiêc bàn đã gắn bó với em suốt ba năm qua, và bây giờ lại cùng em cần mẫn, miệt mài bên những bài toán khó, những đoạn văn hay, những truyện kể hấp dẫn, san sẻ cùng em những niềm vui trong học tập.

Bình luận (0)
Phương Thảo
Xem chi tiết
Anh Triêt
21 tháng 2 2017 lúc 21:32

Tham khảo nha bạn:

=> Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

Đoạn văn miêu tả về nhân vật cậu bé Prăng trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng

Diễn biến tâm lý nhân vật của cậu bé Phrăng là mạch dẫn của văn bản "Buổi học cuối cùng". Khi nhận được tin từ nay sẽ phải học tiếng Đức, từ một cậu bé ham chơi, lười biếng mà cậu đã thấy yêu tiếng Pháp của mình Khi không thuộc bài, Phrăng rất ân hận. Cậu bé mong ước có thể đọc được tiếng Pháp “thật to, thật dõng dạc, không phạm một lỗi nào”. Từ không thích, cậu bỗng cảm thấy thân thiết với các cuốn sách tiếng Pháp như “người bạn cố tri”. Và Phrăng thấy bài giảng của thầy rất dễ hiểu. Cậu thấy yêu mến người thầy giáo nghiêm khắc Hamen. Từ việc ngại, sợ tiếng Pháp và thầy giáo, Phrăng chăm chú, thích thú, cố gắng học tiếng Pháp một cách tự giác. Chao ôi! Cứ nghĩ việc học hãy còn là sớm mà cậu đã không đọc, viết được tiếng mẹ đẻ. Qua mạch dẫn đó, em học được: đừng rong chơi, lêu lổng mà hãy học tập, rèn luyện lòng yêu tiếng nói dân tộc - một biểu hiện của lòng yêu nước.

Bình luận (0)
Trần Minh Tâm
Xem chi tiết
Đăng Nguyễn Thành
Xem chi tiết
Shen
21 tháng 2 2017 lúc 20:38

Truyện đã đem đến cho mỗi người chúng ta bài học ứng xử trong cuộc sống: cần có thái độ thiện chí, có sự trân trọng và niềm vui thực sự chân thành trước thành công hay tài năng của người khác, ngay cả khi người đó là bạn bè trong lớp hay người thân trong gia đình.

Nhân vật người anh trong truyện ''Bức tranh cảu em gái tôi'' đã tự thức tỉnh để hoàn thiện nhân cách của mình khi cậu đã nhận ra mình không bức tranh của em gái. Sau cái “giật sững mình” là một diễn biến tâm trạng đầy phức tạp nhưng lại rất dễ hiểu và đúng với nhân vật lúc đó: thoạt tiên là sự ngỡ ngàng rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Ngỡ ngàng là vì không thể ngờ lại có bức tranh như thế. Hãnh diện là vì thấy mình hiện ra với những nét đẹp đến như vậy trong bức tranh của em gái. Nhưng điều quan trọng hơn là người anh không dừng lại ở sự hãnh diện, thoả mãn mà đã thấy “xấu hổ”. Đây chính là lúc nhân vật đã nhận ra được những yếu kém cùa mình, thấy mình không xứng đáng được như vậy:Trong giây phút xấu hổ này, người anh đã nhận ra một điều sâu sắc: bức chân dung của mình được vẽ lên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái.

Bình luận (0)
Lê Thị Ngọc Duyên
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
21 tháng 2 2017 lúc 20:18

1. Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.

Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.

Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.

Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.

Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".

Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

2. Xong bài giảng, chuyển sang viết tập. Thầy Ha-men đã chuẩn bị cho ngày hôm đó những tờ mẫu mới tinh, trên có viết bằng "chữ rông" thật đẹp: Pháp, An-dát, Pháp, An-dát. Những tờ mẫu treo trước bàn học trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới khắp xung quanh lớp. Ai nấy đều chăm chú hết sức, và cứ im phăng phắc! Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên giấy. Có lúc những con bọ dừa bay vào nhưng chẳng ai để ý, ngay cả những trò nhỏ nhất cũng vậy, chúng đang cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp... Trên mái nhà trường, chim bồ câu gù thật khẽ [...]

(A. Đô-đê) Gợi ý: Tưởng tượng quang cảnh lớp học theo gợi ý sau: - Đoạn văn tả cảnh lớp học đang trong hoạt động gì? - Chi tiết nào, hình ảnh nào tiêu biểu cho giờ tập viết? - Các chi tiết và hình ảnh được tả theo trình tự ra sao?
Bình luận (0)
nguyễn thị thúy
21 tháng 2 2017 lúc 20:27

1:Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Bình luận (0)
phạm yến vy
Xem chi tiết
qwerty
21 tháng 2 2017 lúc 19:42

Có 2 nhân vật:

+ Dế choắt

+ Chị Cốc

Bình luận (1)
Pham Huyen Trang
21 tháng 2 2017 lúc 19:47

3 nhân vật: dế mèn, dế choắt, chị Cốc

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Bích Thủy
21 tháng 2 2017 lúc 20:05

Có 3 nhân vật : Dế Choắt, Dế Mèn, chị Cốc

Bình luận (3)
Bùi Linh Chi
Xem chi tiết
Giang Cherry
21 tháng 2 2017 lúc 19:40

Miền Bắc có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông, mỗi mùa lai mang một đặc điếm riêng khác biệt. Những cơn mưa theo mùa cũng vì đó mà chẳng giống nhau. Nhưng nhắc đến mưa, chắc hẳn ai cũng yêu những cơn mưa xuân hơn cả.

Những hạt mưa mùa xuân mỏng tang, nhỏ xíu may mắn rơi xuống không gian Mưa rơi lất phất, nghiêng nghiêng như muốn làm chênh vênh cả không gian ướt nhoè. Mưa xuân khác mưa hè ở điểm đó, mưa mùa hạ là mưa rào, hạt mưa lăn, ào ào thô bạo rọi thẳng xuống mặt đất. Mưa xuân cũng khác hẳn mưa phùn gió bấc mùa đông, nó mang theo hơi ẩm cùng tiết trời ấm áp quyện trong gió chứ không phải những mũi kim châm tê tái da người. Những đợt mưa xuân rơi vội vàng nhưng không làm ướt áo của những người đang lang thang trên phố. Cũng bởi thế, mưa xuân không làm con ngõ đọng nước như mưa rào mùa hạ mà chỉ ẩm ướt, nhớp nháp bám dính vào gót dép. Tôi khẽ ngửa mặt lên trời để mặc cho hạt mưa lấm tấm rơi trên mặt, buồn buồn như có hàng chục cậu bé con đang nhảy nhót trên da vậy.

Mưa xuân không ào ạt, sôi nổi, nó chỉ lất phất nhưng dai dẳng từ ngày này qua ngày khác, có khi đến hàng tuần liền vẫn không thôi. Nếu mưa phùn mùa đông khiến ta có cảm giác mọi vật xung quanh đang gắng co nhỏ lại đê trốn cái lạnh khắc nghiệt thì mưa xuân lại kêu gọi vạn vật lột bỏ cái vỏ thô cứng. Trên cây, từng chồi non bắt đầu nhú ra, nõn nà mơn mởn. Ngoài đồng, dẫu vẫn đang ngày Tết nhưng các cô bác nông dân đã ra đồng để "tranh thủ" điều kì diệu mà mưa xuân mang lại. Những bãi mạ xanh rờn, những hàng lúa đều tăm tắp cứ dần lấp kín thửa ruộng. Nhìn những hạt mưa xinh xắn kết tự trên nhành lá, lòng người ai cũng mơ màng nghĩ đến ngày mai ruộng đồng sẽ xanh mướt màu xanh của lúa dậy thì con gái. Chì riêng một điều ít ai để ý: trên mái tóc của mẹ, trên mái tóc của cha, hạt mưa xuân lấm tấm như những hạt muối tiêu gọi những sợi bạc lên màu.

Mưa mùa xuân mong manh, dịu dàng mà mang trong mình sức mạnh thật kì diệu. Ta yêu mưa xuân có lẽ cũng bởi những điều đó.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
21 tháng 2 2017 lúc 19:42

Mưa mùa xuân xôn xao, phơi phới. Những hạt mưa bé nhỏ, mềm mại, rơi mà như nhảy nhót. Hạt nọ tiếp hạt kia đậu xuống lá cây ổi còng mọc láxuống mặt ao. Mùa đông xám xỉn và khô héo đã qua. Mặt đất đã kiệt sức bừng thức dậy, âu yếm đón lấy những hạt mưa ấm áp, trong lành. Đất trởlại dịu mềm, lại cần mẫn tiếp nhựa cho cây cỏ. Mưa mùa xuân đã mang lại cho chúng cái sức sống ứ đầy, tràn trên những nhánh lá, mầm non. Và cây trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm, trái ngọt.

Bình luận (0)
nguyễn thị thúy
21 tháng 2 2017 lúc 19:57

ở nước ta, khí hậu hai miền khác nhau rõ rệt. Miền Nam chỉ có hai mùa mưa, nắng. Miền Bắc có đủ bốn mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa nào cũng có mưa: mựa rào, mưa giông mùa hạ, mưa phùn mùa thu, mưa dầm mùa đông. Gần Tết Nguyên Đán, không khí ấm dần lên. Những cơn mưa dầm gió bấc lạnh thấu xương ngớt hẳn, nhường chỗ cho mưa bụi, dó chính là mưa xuân đấy! So với các loại mưa khác, có lẽ mưa xuân êm đềm và gợi cảm hơn cả.

Mưa xuân rắc nhẹ trên mái tóc, vai áo, trên gương mặt tươi vui của khách du xuân, để lại cảm giác mát mẻ, trong lành. Dưới ánh nắng ban mai tinh khiết, mưa xuân đọng dọc theo nhánh lá trông giống như chuỗi ngọc lấp lánh bảy sắc cầu vồng. Mưa xuân đậu trên mạng nhện chăng trên vệ cỏ ven dường khiến chúng giống như những mảnh ren mỏng nhẹ sáng long lanh.

Nào, chúng ta hãy làm một cuộc du xuân quanh hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây hay ngược lên những làng hoa vùng Nghi Tàm, Quảng Bá, Nhật Tân... Mưa xuân lất phất bay, quang cảnh trời nước mang mang một màu cổ tích. Những hàng cây hoa sữa, cây cơm nguội, những mái phố nhấp nhô. Những con đường thấp thoáng bóng người xe qua lại... đều nhạt nhoà, lãng đãng trong mưa. Trong vườn hoa, nụ đào, nụ hồng chúm chím sung sướng đón nhận mưa xuân, đợi lúc khoe hương, khoe sắc... Vạn vật lúc hiển hiện, lúc mơ hồ, đẹp như một bức tranh thuỷ mặc.

Dưới mưa xuân, muốn loài hoa bừng nở. Sau mùa đỏng dằng dặc, cỏ cây hoa lá có một chút lành lạnh của gió xuân, một chút ẩm ướt của mưa xuân, một chút âm ấm của nắng xuân... đã lên mơn mởn và toả ngát hương thơm quyến rũ bướm ong. Mưa xuân đem đến cho mỗi nụ hoa, cành lá, ngọn cỏ... dòng nhựa căng đầy sức sống. Mưa xuân khiến cho cảnh vật thiên nhiên trở nên đẹp đẽ làm mê đắm lòng người và dường như tâm trạng mỗi người đều rạo rực, xao xuyến lúc xuân sang.

Mùa đông đã hết, mùa xuân đã sang, trời vẫn chưa hết rét. Tục ngữ có câu: Tháng Giêng rét đài, tháng Hai rét lộc, tháng Ba rét nàng Bân. Nhưng cái lạnh trong ngọn gió xuân hây hẩy và trong làn nắng xuân mới hé chỉ làm hồng thêm đôi má trẻ thơ. Trong không gian rời rợi sắc xuân, một sớm mai bừng tỉnh dậy, ta đã thấy mưa xuân giăng giăng. Mưa xuân đến với đất trời và con người thật êm đềm, lặng lẽ. Mưa xuân bao phủ vạn vật trong một màn sương khói huyền ảo kết bằng muôn vạn bụi nước li ti màu trắng đục, bay vẩn vơ trong gió nhẹ.

Không gì thú vị bằng được đi dạo cùng người thân hoặc bạn bè dưới mưa xuân. Tâm hồn ta lâng lâng thanh thản và tràn ngập một niềm vui, niềm tin vào những điều tốt lành. Mùa xuân khởi đầu cho một năm và nói đến mùa xuân thì không thể không nhắc tới mưa xuân và hoa đào - những thứ góp phần tạo nên vẻ đẹp của mùa xuân đất Bắc thân yêu!

Bình luận (0)
Mèo Mốc
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Bích Thủy
23 tháng 2 2017 lúc 22:47

1. Nhân vật Kiều Phương có những nét đẹp về tâm hồn và tính cách. Theo e thì nét đáng quý nhất là về tâm hồn, một tâm hồn trong sáng rất thương người anh trai của mình. Từ đó, ta thấy Kiều Phương là một cco bé rất nhân hậu,đã giúp ng anh trai nhận ra phần hạn chế của mình.
Chúc bn hk tốt!!

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Lan
Xem chi tiết
Trần Hà Quỳnh Như
21 tháng 2 2017 lúc 19:59

Minh Huệ với bài thơ Đêm nay Bác không ngủ là hiện tượng thi sĩ bất tử với một giai phẩm văn chương. Độc đáo bởi vì một nhà thơ xứ Nghệ, sử dụng làn điệu dân ca hát dặm Nghệ Tĩnh đã ca ngợi tình thương người mênh mông của một người con vĩ đại của xứ Nghệ – Bác Hồ kính yêu.

Bài thơ gần như một truyện cổ tích vừa thực vừa mộng dẫn hồn ta vào một không khí lung linh huyền thoại: một ông tiên với chòm râu im phăng phắc, bỗng cao lung linh trước ngọn lửa hồng chập chờn giữa rừng khuya. Một đêm đông lạnh lẽo mưa lâm thâm thời chiến tranh, loạn lạc. Xung quanh đông lửa là những chiến binh trẻ (tiên đồng) đang nằm ngủ. Không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật ấy đá góp phần đặc sắc tạo nên sắc điệu ngữ trữ tình thẩm mĩ của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ.

cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-hinh-anh-2

Tác giả đã sử dụng ngôn ngữ kể, ngôn ngữ tả, ngôn ngữ nhân vật, và bình luận trữ tình hoà quyện trong những vần thơ năm chữ dung dị, lắng đọng, liền mạch, mến thương.

Hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ rất đậm nét qua tâm hồn anh đội viên. Mối quan hệ giữa lãnh tụ với chiến sĩ trở thành tình bác – cháu, cha – con. Tố Hữu từng viết: Người là Cha, là Bác, là Anh – Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ (Sáng tháng Năm), ở đây Minh Huệ đã cảm nhận được:

“Người Cha mái tóc bạc

Đốt lửa cho anh nằm

Rồi Bác đi dém chăn

Từng người từng người một

Sợ cháu mình giật thột.

Bác nhón chân nhẹ nhàng…”

Việc làm đốt lửa, hành động đi đém chăn, cử chỉ nhón chân nhẹ nhàng – đã thể hiện sự chăm chút yêu thương của Người Cha mái tóc bạc đối với từng người lính như tình cha – con, tình ông – cháu.

Chú đội viên mơ màng trong khoảnh khắc hạnh phúc thần tiên. Chất thơ vừa thực vừa mơ đầy ân tượng:

Anh đội viên mơ màng Như nằm trong giấc mộng.

Ngoài trời thì mưa lâm thâm lạnh lẽo. Trong mái lều xơ xác, suốt đêm Lặng yèn bên bếp lửa – vẻ mặt Bác trầm ngâm. Bác vẫn ngồi… Bác vẫn không ngủ, Chí lo muôn mối như lòng mẹ… (Tố Hữu). Bác vĩ đại và ấm áp biết bao! Một so sánh rất đẹp, rất thơ đã ca ngợi tình nhàn ái Hồ Chí Minh:

“Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng.”

Tình huống thơ được đẩy tới cao trào. Chế Lan Viên trong Người đi tìm hình của nước từng viết: Hiểu sao hết tấm lòng lãnh tụ. . Anh đội viên cũng vậy, anh chưa hiểu vi sao đêm nay Bác trầm ngâm thao thức. Nghe Bác nói, anh đội viên vui sướng mênh mông. Tình nhân ái của lãnh tụ đã soi sáng tâm hồn người lính trẻ:

“Bác thương đoàn dân công

Đêm nay ngủ ngoài rừng

Rải lá cây làm chiếu Manh áo phủ làm chăn Trời thì mưa lâm thăm Làm sao cho khỏi ướt!

Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau….”

Trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, Minh Huệ đã sáng tạo nên một số chi tiết nghệ thuật rất cụ thể và điển hình về mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác, vẻ mặt trầm ngâm, về hành động, cử chỉ (đốt lửa, dém chăn, nhón chân…) nhằm tô đậm và ca ngợi tình thương bao la của Bác Hồ kính yêu. Chòm râu là một nét vẽ thân tình bức chân dung lãnh tụ gợi lên sự gần gũi, thân thiết mà cao cả, thiêng liêng:

“Bác vẫn ngồi đinh ninh

Chòm râu im phăng phắc.”

Bên cạnh hình ảnh Bác Hồ là hình ảnh anh đội viên, được nhà thơ thế hiện khá đẹp. Anh chợt thức giữa đêm khuya, và vô cùng nhạc nhiên suy nghĩ:

Mà sao Bác vẫn ngồi – Đêm nay Bác không ngủ.

Thương Bác, anh khẽ nói: Bác ơi! Bác chưa ngủ? – Bác có lạnh lắm không?. Anh bồn chồn lo lắng:

Anh nằm lo Bác ốm….

Cảm xúc của anh đội viên phát triển theo chiều dài của thời gian đêm khuya:

“Anh đội viên thức dậy –

Thấy trời khuya lắm rồi…

Lần thứ ba thức dậy…

Người lính trẻ nằng nặc, thiết tha:

Mời Bác ngủ Bác ơi!

Trời sắp sáng mất rồi

Bác ơi! Mời Bác ngủ!”

Nghe Bác nói về tình thương và nỗi lo, … anh đội viên vô cùng hạnh phúc vì đã thấm hiểu tấm lòng và sự vĩ đại của lãnh tụ:

“Lòng vui sướng mênh mông

Anh thức luôn cùng Bác.”

Qua hình ảnh anh đội viên, Minh Huệ đã thể hiện một cách chân thành cảm động lòng kính yêu của đồng bào và chiến sĩ đói với Hồ Chủ tịch vĩ đại.

Đêm nay Bác không ngủ mãi mãi là một bài ca làm rung động trái tim muôn triệu con người. Hai nhân vật, hai tâm hồn chung đúc, chan hoà trong một tình yêu lớn: “yêu nước, thương người”. Màu sắc dân ca kết hợp với không khí cổ tích thần kỳ làm nên vẻ đẹp độc đáo của bài thơ. Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm, ngọn lửa hồng, mái tóc bạc, chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẽ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước, thương dân của Bác.

Hướng dẫn tập làm văn cảm nghĩ của em về bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ

Đề bài: em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình khi học xong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ

Bác Hồ của chúng ta không chỉ được biết đến là một nhà lãnh tụ của dân tộc Việt Nam mà Bác còn được biết đến như một thi nhân thi sĩ một danh nhân của thời đại. Bác đã để lại cho chúng ta một khối lượng tác phẩm đồ sộ và có tầm ảnh hưởng lớn đối với thời đại. Trong số đó có bài thơ “đêm nay Bác không ngủ”đã để lại trong lòng người đọc rất nhiều ấn tượng khó quên. Bài thơ được sáng tác khi Bác hồ trực tiếp ra chiến trận để chỉ huy cuộc chiếnđấu. Bài thơ đọng lại trong lòng người đọc về vị lãnh tụ của dân tộc.

cam-nghi-cua-em-ve-bai-tho-dem-nay-bac-khong-ngu-hinh-anh-3

Câu chuyện được diễn biến trong một đêm lạnh,và được bắt đầu khi anh độiviên chợt thức giấc và thấy Bác đang còn thức. Bác vẫn thức để chăm lo cho giấc giủ của những người chiến sĩ,bác đốt lửa để giữ ấm cho họ. Anh đội viên chứng kiến vô cùng xúc động và cảm phục trước tình yêu thương của Bác dành cho các chiến sĩ. Hình tượng Bác trong bài thơ này đều được nhìn nhận qua con mắt còn đnag mơ mồ không rõ thực hay ảo của anh đội viên. Hình tượng của Bác hiện lên vừa cao vời vợi vĩ đại mà cũng hết sức gần gũi sưởi ấm lòng anh hơn ngọn lửa hồng.

“ Anh đội viên thức dậy
Thấy trời khuya lắm rồi
Mà sao Bác vẫn ngồi
Đêm nay Bác không ngủ.
Lặng yên nhìn bếp lửa
Vẻ mặt Bác trầm ngâm.
Ngoài trời mưa lâm thâm
Mái lều tranh xơ xác”

Đây là lần đầu tiên anh đội viên thức giấc. Anh dã thức dậy sau một giấc ngủ dài,anh chợt nhìn thấy hình ảnh Bác vẫn còn ngồi đó vẫn trầm ngâm miệt mài suy nghĩ cho việc nước. Ngoài trời đã lạnh hơn rất nhiều nhưng bác vẫn không vào trong mà Bác vẫn ngồi đốt lửa cho các chiến sĩ bớt đi cái lạnh. Anh lặng lẽ đứng nhìn Bác lặng kẽ quan sát Bác từ nét mặt đến cử chỉ của Bác.

“Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm
Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một.
Sợ cháu mình giật thột
Bác nhón chân nhẹ nhàng”

Hình ảnh người cha già của dân tộc được hiện lên đầy xúc cảm khi Bác chăm sóc từng giấc ngủ của các chiến sĩ. Bác đi đắp lại chăn cho từng người từng người một rất ân cần mà cũng rất dịu dàng như một người mẹ mà cũng như một người cha đang chăm sóc từng giấc ngủ cho những đứa con của mình. Anh đội viên cũng lại thiếp đi vào trong giấc ngủ anh chỉ còn mơ màng thấy hình ảnh Bác cao lộng ấm áp ru anh chìn vào giấc ngủ. Từ Bác tỏa ra một hơi thở một sự ấm áp đến kì lạ ấm hơn cả ngọn lửa hồng. Và lần thứ ba anh thức dậy anh giật mình khi Bác vẫn chưa ngủ.

“Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc. ”

Tư thế ấy biểu lộ Bác đang tập trung suy nghĩ cao độ. Anh lo lắng vì sợ Bác mệt, không tiếp tục được cuộc hành trình. Sự lo lắng ở anh đã thành hốt hoảng thực sự và nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì hỏi nhỏ thì lần này anh năn nỉ mạnh dạn hơn, tha thiết hơn:

“Anh vội vàng nằng nặc
Mời Bác ngủ Bác ơi
Trời sắp sáng mất rồi
Bác ơi! Mời Bác ngủ!”

Cảm động trước nhiệt tình của người chiến sĩ, Bác thấy cần phải giải thích nguyên nhân mình không ngủ để cho anh yên tâm:

“Bác thức thì mặc Bác
Bác ngủ không an lòng
Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
Rải lá cây làm chiếu
Manh áo phủ làm chăn.
Trời thì mưa lâm thâm
Làm sao cho khỏi ướt!
Càng thương càng nóng ruột
Mong trời sáng mau mau. ”

Nếu như ở đoạn thơ trên, nguyên nhân Bác không ngủ chỉ nằm trong những phán đoán của anh chiến sĩ thì đến đoạn này, Bác đã giải thích rõ ràng: Bác không ngủ vì Bác lo cho bộ đội, dân công đang ngủ ngoài rừng. Tuy không thấy tận mắt, nhưng Bác cảm nhận rất cụ thể những gian lao vất vả của họ. Câu trả lời của Bác đã khiến cho anh đội viên thêm hiểu và thấm thía tấm lòng nhân ái mênh mông của vị Cha già dân tộc. Bác lo cho bộ đội, dân công cũng chính là lo cho cuộc kháng chiến gian khổ nhưng anh dũng của dân tộc nhằm giành lại chủ quyền độc lập, tự do, cơm áo, hòa bình. Một nỗi xúc dộngđộtngột dâng trào trong anh chiến sĩ khi anh hiểu được tấm lòng của Bác,khi đó anh chiến sĩ vô cùng vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi niềm cùng Bác và đã thức luôn cùng Bác. Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại một người cha hiền hậu,Bác không chỉ lo cho những việc lớn mà con nghĩ đến từng miếng ăn giấc ngủ của tất cả các chiến sĩ và còn của tất cả mọi người dân.

Ở đoạn kết tác giả viết

“Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh”

Lẽ thường tình ấy đơn giản dễ hiểu mà sâu sắc. Vì tên người là Hồ Chí Minh. Vì người từng ra trận từng đồng cam cộng khổ đối với các chiến sĩ dân công. Ba chữ “lẽ thường tình”hiện ra trong lòng người đọc bao nhiêu liên tưởng tốt đẹp về vị lãnh đạo kính yêu của dân tộc.

Bài thơ để lại rất nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là hình ảnh một vị lãnh tụ hiện lên là một người cha già của cả dân tộc. Hình ảnh Bác không ngủ chăm sóc từng giấc ngủ của mỗi người chiến sĩ để lại trong chúng ta rất nhiều ấn tượng mới mẻ về Bác. Bài thơ cho chúng ta hiểu thêm về Bác hiểu thêm về một vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Trần Hải
Xem chi tiết
nguyễn thị thúy
21 tháng 2 2017 lúc 19:42

2:

Chúng ta tự hào vì đất nước có những vị anh hùng tuy trẻ tuổi nhưng lại dũng cảm gan dạ và có một tấm lòng yêu nước sâu sắc như: Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám,… Trong đó, hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về một chú bé đi liên lạc nhỏ tuổi hồn nhiên, lạc quan nhưng cũng không kém phần dũng cảm yêu nước.
Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường. Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ.Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm. Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. . Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào. Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.

Bình luận (0)
nguyễn thị thúy
21 tháng 2 2017 lúc 19:43

1:

Câu 2. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh vùng An-dát của Pháp phải sát nhập vào nước Phổ sau khi Pháp thua trận.
Thời gian là sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871 và buổi học cuối cùng diễn ra từ sáng đến 12 giờ trưa.
Địa điểm là lớp học tại nhà của thầy giáo tên Ha-men.
Tên truyện là Buổi học cuối cùng, đây là buổi tiếng Pháp cuối cùng và học sinh phải học tiếng Đức từ ngày hôm sau.
Câu 1. Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng
Cảm nhận về tình yêu thương con người trong truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen-ri là một truyện ngắn đặc sắc mang chủ đề về tình yêu thương.
Cụ Bơ-men, Xiu, Giôn-xi – những nhân vật chính của truyện – là những họa sĩ nghèo đang bị cuộc sống cơm áo làm khô cạn dần khát vọng cống hiến cho nghệ thuật nhưng họ vẫn chan chứa lòng yêu thương chân thành là cao đẹp.
Xiu đã hết lòng chăm sóc, rồi động viên, an ủi Giôn-xi khi cô mắc bệnh, và cô đã xót xa đau khổ biết bao khi nhìn bạn héo hon, tuyệt vọng. Cụ Bơ-men bất chấp cả trời đêm, cả thiên nhiên khắc nghiệt giữa mùa đông lạnh để vẽ nên chiếc lá cuối cùng, âm thầm hi sinh sự sống của mình để cứu cô gái trẻ. Giôn-xi đã hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng, chiếc lá của tình yêu thương.
Tình yêu thương giữa những con người nghèo khổ thật bình dị, nhưng sức mạnh của tình thương ấy là vô tận và bất diệt. Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác nghệ thuật chân chính, nó được tạo ra từ tình yêu thương con người và vì sự sống của con người.

Bình luận (0)