Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Nguyễn thị xuân mai
Xem chi tiết
MIGHFHF
30 tháng 11 2016 lúc 20:21

Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: “ Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh”. Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?

Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.

Sau khi giặc tan, thấy cảnh mặt đất thanh bình, cây cối tươi tốt, con người nơi đây lại cần cù, chịu khó, đoàn kết giúp đỡ nhau, Rồng Mẹ và Rồng Con không trở về trời mà ở lại hạ giới, nơi vừa diễn ra trận chiến để muôn đời bảo vệ con dân Đại Việt. Vị trí Rồng Mẹ đáp xuống là Hạ Long; nơi Rồng Con đáp xuống là Bái Tử Long và đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xoá là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay, với bãi cát dài trên 15 km).

 

thuyet minh ve danh lam thang canh vinh ha long

Lại có truyền thuyết khác nói rằng vào thời kỳ nọ khi đất nước có giặc ngoại xâm, một con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường thành chắn bước tiến của thủy quân giặc. Chỗ rồng đáp xuống che chở cho đất nước được gọi là Hạ Long.

Trước hết về vị trí của vịnh Hạ Long thì nó nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58′ – 107o22′ kinh độ Ðông và 20o45′ – 20o50′ vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2.

 

Tiếp nữa là về đảo ở đây thì có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Đảo nơi đây gồm có hai dạng đó là đảo đá vôi và đảo phiếm thạch tập trung ở Bái tử long và vinh Hạ Long. Ở đây thì chúng ta thấy được hàng loạt những hang động đẹp và nổi tiếng. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng năm 1962.
Đến với Hạ Long thì người ta không thể nào rời mắt khỏi những cảnh vật nơi đây. Nào là núi, nào là nước với những hang động thật sự hấp dẫn người ta muốn đi tới tận cùng để tìm thấy cái hữu hạn trong cái vô hạn của trời nước, núi non ấy. chúng ta cứ ngỡ rằng ngọn núi kia giống như những người khổng lồ vậy, ngồi trong thuyền mà ngước lên để đo tầm cao của những ngọn núi ấy thật sự là mỏi mắt. Đến đây ta mới biết hết thế nào là sự hùng vĩ, thế nào là sự hữu tình giữa nước và non. Làn nước biển mặn mà vị xa xăm của muối. Hang động với những nhũ đá như sắp rơi xuống nhưng thật chất lại là không rơi. Nó cứ tua tủa như muôn ngàn giọt ngọc dạng lỏng lấp lánh dính vào nhau nhưng không rơi xuống.

Con người nơi đây cũng thật sự là rất đáng yêu đáng quý. Họ không những mến khách mà còn như một người hướng dẫn viên du lịch vừa nói giới thiệu tả cảnh vừa vững tay chèo đẩy lái đến nơi khách muốn qua. Những con người ở đây nồng nhiệt mỗi khi có khách đến và khi khách đi thì để lại những ấn tượng khó phai về những con người miền non nước hữu tình với những tình cảm mặn mà như là muối biển vậy.

Qua đây ta thấy vịnh Hạ Long rất xứng đáng là một trong bảy kì quan của thế giới. Nếu những ai đã được đặt chân đến đây thì chắc hẳn rất ấn tượng bởi cảnh đẹp và con người nơi đây. Còn những ai chưa đến thì hãy nhanh chóng đến

Bình luận (0)
Nguyễn thị xuân mai
19 tháng 4 2016 lúc 20:10

Làm ơn đi chứ mai ko có bài là mình tiêu đời mất !!!oaoa

Bình luận (0)
nguyen thanh thao
19 tháng 4 2016 lúc 20:16
  

Cứ mỗi khi nhắc tới những địa điểm du lịch ở nước ta, người ta lại nghĩ đến Vịnh Hạ Long, đảo Cát Bà, Phan Thiết,… nhưng một trong những địa danh nổi tiếng ấy không thể thiếu động Phong Nha – di sản văn hóa thế giới. Sự kì ảo của động Phong Nha đã đem lại cho du khách cảm giác thích thú như được lạc vào thế giới thần tiên. Động Phong Nha là một quà tặng của thiên nhiên dành cho đất nước ta.

Động Phong Nha nằm trong vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch và Minh Hóa thuộc tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía Nam. Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.000ha. Vườn quốc gia bao gồm 300 hang động lớn nhỏ khác nhau. Điểm đặc trưng của vườn quốc gia này là các kiến tạo đá vôi, 300 hang động và các sông ngầm, hệ thống động vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam và sách đỏ Thế giới. Các hang động ở đây với tổng chiều dài là khoảng hơn 80km nhưng các nhà thám hiểm Anh và Việt Nam mới chỉ tìm hiểu được 20km. Vào tháng 4 năm 2009, một đoàn thám hiểm thuộc Hiệp hội Hoàng gia Anh đã phát hiện ra một hang động khác lớn hơn rất nhiều động Phong Nha nhưng động Phong Nha vẫn là hang động giữ nhiều kỉ luật về cái “nhất”: hang nước dài nhất, cửa hang cao và rộng nhất; bãi cát, đá rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất; thạch nhũ tráng lệ và kì ảo nhất; dòng sông ngầm dài nhất Việt Nam; hang khô rộng và đẹp nhất thế giới.

Trước đó, khi Phong Nha – Kẻ Bàng chưa phải là vườn quốc gia, khu vực này là khu vực bảo tồn thiên nhiên, từ ngày 9 tháng 8 năm 1986 được mở rộng thêm diện tích là 41132ha. Mãi đến ngày 12 tháng 12 năm 2001, thủ trướng chính phủ đã ra nghị quyết chuyển khu bảo tồn thiên nhiên này thành vườn đa quốc gia và có tên gọi như hiện nay.

Quá trình hình thành hang động là một quá trình khá lâu dài. Từ những kiến tạo địa chất xảy ra trong lòng dãy núi đá vôi Kẻ Bàng vào thời kì Đại cổ sinh đã làm thay đổi hoàn toàn về địa chất nơi đây. Sự tác động của nội lực bên trong lòng trái đất và ngoại lực đã tạo ra vẻ đẹp kì bí rất riêng của động Phong Nha. Hệ thống đứt gãy chằng chịt trên mặt đá vôi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm vào các khối đá vôi. Sự xâm thực đã gặm mòn, hòa tan, rửa trôi đá vôi trong hàng triệu năm. Qua đó nó đã tạo nên một hang động ăn sâu trong núi đá vôi.

Động Phong Nha bao gồm động khô và động nước, nổi bật nhất trong các động khô là động Tiên Sơn. Động Tiên Sơn có chiều dài 980m. Từ cửa động đi vào khoảng 400m có một vực sâu khoảng 10m và sau đó là động đá ngầm dài gần 500m khá nguy hiểm. Du khách đến tham quan, để đảm bảo an toàn chỉ được đi sâu vào 400m tính từ cửa động. Động Thiên Sơn là nơi có cảnh thạnh nhũ và những phiến đá kì vĩ huyền ảo. Các âm thanh phát ra từ các phiến đá, khi được gõ vào vọng như tiếng cồng chiêng.Theo các nhà khoa học thuộc Hội hang động Hoàng gia Anh, động này được kiến tạo cách đây hàng chục triệu năm, khi một dòng nước chảy qua quả núi đã đục rỗng, bào mòn núi đá vôi Kẻ Bàng. Sau đó, do địa chất thay đổi, khối đá vôi đổ sụp, chặn dòng chảy và làm nên động khô Tiên Sơn. Còn hệ thống động nước nổi bật nhất là động Phong Nha. Tạo hóa đã dựng nên những khối thạch nhũ đủ màu sắc với những hình dạng khác nhau. Vẻ kì ảo ấy khiến ai đến tham qua cũng trầm trồ khen ngợi. Động Phong Nha dài 7729m. Hang có chiều dài dài nhất của động là 145m. Động Phong Nha còn được mệnh danh là Thủy Tề Tiên vì nơi đây những cột đá, thạch nhũ như mang một phong thái rất khác nhau. Tiếng nước vỗ vào đá vang vọng thật xa. Động Phong Nha đẹp như một bức tranh thủy mạc mà nhiều hang động khác phải ngưỡng mộ.

Động Phong Nha ngoài có giá trị về du lịch nó còn là một di chỉ khảo cổ. Những nhà thám hiểm và người dân nơi đây đã phát hiện ra nhiều chữ khắc trên đá của người xưa, gạch, tượng đá, tượng phật, mảnh gốm và nhiều bài vị tại đây. Ở động Phong Nha người ta đã phát hiện nhiều mảnh than và miệng bình gốm có tráng men của Chàm và các đồ gốm thô sơ khác. Động Phong Nha còn là nơi vua Hàm Nghi trú ngụ trong thời kì thực hiện chiếu Cần Vương kháng chiến chống Pháp.

Động Phong Nha – hang động tạo nên niềm tự hào cho dân tộc Việt Nam. Nó là bằng chứng cho sự ưu đãi của thiên nhiên nước ta. Động Phong Nha đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ai đã từng đến động đều nhớ mãi sự kì diệu mà động mang lại từ vẻ đẹp thuần túy thiên nhiên

Bình luận (0)
Bùi Nguyễn Minh Hảo
Xem chi tiết
Thiên thần chính nghĩa
25 tháng 4 2016 lúc 21:08

 Mk ko có ý gì xấu nhưng bài này mk chỉ chấm điểm 7 thôi bn ạ.

 Thứ nhất: Bụt nếu như lịch lãm thì thể hiện bản thân rất cao sang quý phái, ko thể có cả cái từ ''hiền từ'' vào đc, với lại ko có ông Bụt nào lịch lãm sang trọng cả bn ạ. Tự nhiên đag tả ông Bụt lại nhắc đến ông nội đã mất, nó thật sự ko liên quan đến nhau. Bạn nên vt là:'' Bụt trông hiền từ và phúc hậu, dáng hình cao dáo làm hiện lên trong tâm trí em hình ảnh ng ông yêu quý đã mất''.

 Thứ 2: Lí do Bụt giúp mọi ng, đúng là trong câu văn có hợp lí. Nhưng cách diễn đạt ko đc hay và ý nghĩa chưa sâu sắc. Mk sẽ sửa cho bn như sau:'' Con ak, ta giúp ng ko phải vì công lao mà đc khen thưởng. Ta giúp ng để họ có thể vượt qua khó khăn một cách dễ dàng hơn. Đó có thể cg sẽ là tấm gương cho nh ng khác noi theo. Ta cảm thấy vui, hạnh phúc khi giúp đỡ ng khác và tất nhiên, họ cg rất vui khi nhận đc sự giúp đỡ của ta. Nếu ta cho đi một sự cảm thông, ta chắc chắn, 1 ngày nào đó ng ấy sẽ trả lại cho ta sự chia sẻ mà ta đã dành cho họ.''

Đó là nhận xét của mk, bn đừng giận nếu mk đã có ý chê bai bn, mk chỉ muốn giúp bn hoàn thành tốt nhất bài văn của mk thôi. Phần còn lại bn lm đc rồi nhé. Rất sẵn lòng đc giúp!!! thanghoa

Bình luận (0)
Nguyễn Lê Phương Mi
25 tháng 4 2016 lúc 20:48

hay quá bạn tự làm à

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Thắng
25 tháng 4 2016 lúc 20:54

Cái chỗ mà " Khắc nhập " " khắc xuất "  viết lại như vậy nè "Khắc nhập, khắc nhập; khắc xuất, khắc xuất' thì hay hơn

Còn lại là rất hay.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Kim Loan
Xem chi tiết
Tran Van Dat
28 tháng 1 2016 lúc 18:12

“Lạnh quá!” Tôi giật mình khi nghe tiếng mẹ kêu nên vội vàng cời lại cái liễn đựng than, thổi phù phù cho liễn than hoa hồng lên rồi lại thở dài dựa vào tường. Cái liễn đã nóng, chiếc nắp đồng đậy ở trên hừng hực những lửa, ánh lên một màu đỏ quạch và hơi xỉn. Tôi hơ tay qua trên lửa, xoa xoa hai bàn tay vào nhau rồi xách cái liễn đặt đến gần giường mẹ. Gian buồng sáng lên và ấm màu lửa, mẹ cũng không trở mình nữa, chắc đã bớt sốt. Tôi dém lại chăn cho mẹ, lặng lẽ bước đến bên cửa sổ… ngoài kia, mùa đông giá rét đang ngự trị.

Bố tôi bảo chưa có mùa đông nào lạnh ghê gớm như năm nay. Quả thật, mấy ngày nay không gian chỉ toàn màu xám xịt. Gió cuộn thành từng luồng bàng bạc, cuốn theo bao nhiêu là đất, bụi và iá vụn đã queo quắt màu nâu xỉn. Con đường làng phía xa lấp ló trong sương mù. Thỉnh thoảng lại nghe có tiếng cành cây gãy răng rắc.

Một cơn gió lùa qua khe cửa mang thêm cái lạnh giá khiến tôi rùng mình dù đã mặc áo ấm và đang đứng trong nhà. Thường những đêm mùa đông, tôi nghe thấy nhiều tiếng động. Đó là tiếng giàn mướp xác xơ, cành quắt lại vỗ vào cọc, là tiếng chân người khách bộ hành đi ngoài đường giẫm lên lá khô giòn tan, là tiếng tranh trên mái nhà bị gió khua chạm vào nhau ràn rạt, là tiếng đứa trẻ hàng xóm khóc vì lạnh. Tôi gọi đó âm thanh mùa đông.

Cảnh mùa đông quê em

Phải có mùa đông tôi mới có thể có được cảm giác vui sướng mỗi khi thấy vầng thái dương ấm áp xuất hiện

Đã hơn sáu giờ sáng, tôi lấy chiếc khăn len dài quấn quanh cổ và đi ra ngoài. Trời sáng hẳn nhưng vẫn chưa nhìn thấy ánh mặt trời. Hơi nước vẫn còn đọng trên các lá cây ướt lạnh. Vậy mà bố tôi đã đi ra đồng từ lúc nào. Tôi lấy thóc cho lũ gà ăn và bỏ thêm ít rơm khô vào ổ cho con gà mái ấp. Rồi tôi đi quét dọn sân và ngõ. Sau mấy phút lao động, tôi cảm thấy nóng người lên. Đứng ở ngõ mà nhìn ra xa, mới thấy được toàn cảnh quê tôi. Những mái nhà tranh nấp dưới lũy tre xanh. Đôi nóc nhà có dòng khói lặng lẽ bay lên. như cố xua đi những cơn gió lạnh. Phía xa là cánh đồng loáng thoáng đám xanh đám nâu. Đám xanh là chỗ ươm mạ còn đám nâu là mảnh ruộng đang chờ được cấy. Con đường từ làng ra đồng có rặng phi lao xanh mướt giờ cùng ngả lướt theo chiều giổ. Ngoài đồng giờ chắc lạnh và nhiều gió lắm. Tự nhiên tôi thấy chán mùa đông vì cái lạnh của nó làm đôi chân bố tôi tím bầm mỗi khi bố ở đồng về. Và nó cũng là nguyên nhân làm mẹ tôi ốm. Ngày hôm kia mẹ đã bị cảm lạnh khi đi cấy.

Nhưng dù sao mùa đông cũng là một mùa đem lại cho con người nhiều cảm xúc. Dù không thích mùa đông nhưng tôi vẫn muốn có mùa đông và có đủ cả bốn mùa trong năm. Phải có mùa đông tôi mới có thể có được cảm giác vui sướng mỗi khi thấy vầng thái dương ấm áp xuất hiện xua tan đi những giá lạnh. 

tick nhé

Bình luận (3)
Nguyễn Hải Hà
28 tháng 1 2016 lúc 20:07

Tran Van Dat sao chép văn mẫu

Bình luận (0)
Phạm Khánh Linh
19 tháng 12 2016 lúc 19:41

Bài làm

Hôm nay, nghe dự báo thời tiết nói rằng sẽ có một đợt khí lạnh từ phía bắc tràn xuống, cả nhà tôi thấp thỏm lo chuẩn bị quần áo ấm.Gần như, cả nhà tôi không ai thích mùa đông vì nó lạnh lắm.Nhưng đối với tôi, tôi lại thích mùa đông vì nó cho tôi một cảm giác ấm cúng và được sum vầy bên gia đình.

Sáng sớm, như thường lệ, tôi vẫn đặt đồng hồ báo thức năm giờ dậy để đi bộ tập thể dục.Sau khi mặc đầy đủ quần áo ấm, tôi rảo bước đi ra đường.Mặc dù tôi đã đội mũ kín mít và choàng áo cẩn thận lắm rồi mà khi tôi ra đường, tôi vẫn thấy gió lạnh táp vào mặt tê buốt.Sương mù vẫn còn dày đặc, trắng xóa.Sương đọng ở khắp mọi nơi, lúc thì trên lá, lúc thì lại đọng trên cây, đâu đâu sương cũng đọng.Thời tiết lúc này thật hanh khô.Buổi sáng mùa đông ở quê tôi bao trùm một cảnh vật vắng lặng và yên tĩnh.Bầu trời dường như bị mây bao phủ, ông mặt trời lim dim hai con mắt như chưa muốn dậy.Chị gió thổi mạnh, lượn hết chỗ này đến chỗ nọ.Cây cối hai bên đường đung đưa, xào xạc như đang nói chuyện với nhau.Những chiếc lá vàng tiếp tục liệng xuống như một đàn bướm đang nhởn nhơ đuổi nhau quanh những gốc cây cổ thụ.Đầu làng, mấy cây hoa gạo giờ đây đã trút bỏ hết những chiếc lá cuối cùng trong gió rét, chỉ còn lại những cành cây khô gầy, xơ xác.Cây bàng cạnh đó cũng vậy, trước kia nó xanh mượt mà bây giờ nó cũng chỉ còn lại vài cành.Hai bên vệ đường, cỏ dại mọc tốt um.Thế mà chúng chẳng bù cho những cây cổ thụ.Đứng trên kè, gần như tôi nhìn thấy được tất cả.Nước biển đã dâng lên.Vào những ngày hè, biển nhộn nhịp lắm nhưng khi mùa đông đến, biển lại trở nên yên ắng, ít người qua lại.Nước trong xanh, không một gợn sóng.Các bác dừa, bác phi lao xanh tươi, sum suê, vươn những tàu lá lên bầu trời như đón chào mùa đông.Xa xa là bãi đất trống mà lũ trẻ hay ra chơi đá bóng.Cạnh sân bóng có những bụi lau cao ngất.Chúng khoe ra vài bông cỏ lau màu nâu sẫm, cúi rạp mình như đang tránh gió lạnh.

Đến trưa, mặt trời đã lên đỉnh đầu.Song, có lẽ những tia nắng đó không đủ làm không khí bớt lạnh.Nhiệt độ chỉ cùng lắm tăng hai độ.Trời giá lạnh, lũ trẻ con mặc những chiếc áo len, áo khoác ấm áp nô đùa trong sân, không dám ra ngoài đường.Chú chó đen nhà tôi thường ngày vẫn nằm trước cổng gác nhà nhưng hôm nay lại chui vào khu bếp than.Đàn gà con co ro nép bên mình mẹ.Gà mẹ cố dang rộng đôi cánh che chở cho lũ con đáng yêu.Anh mèo mướp rất thích bắt chuột nhưng hôm nay, anh ta lại đến bên bếp lò sưởi nằm sưởi ấm, ngủ từ lúc nào không biết.

Sang chiều, bầu trời có vẻ xanh hơn, ít mây hơn.Tôi theo mẹ ra vườn chơi.Vườn nhà tôi rộng lắm, cứ mỗi khu đất, nhà tôi lại trồng một thứ.Bên này thì trồng rau, bên kia thì trồng cây ăn quả, cây cảnh...Ra bãi đất trồng rau, thật ngạc nhiên khi tôi thấy cây rau nào ở đây cũng lên xanh tốt, trên lá rau vẫn còn đọng đầy những giọt sương đêm qua.Luống cải ngọt nhà nhà tôi trồng dài thẳng tắp theo sát đường đi.Hoa cải đã nở vàng rộ, lộng lẫy làm bừng sáng cả không gian.Lũ ong thấy vườn có nhiều hoa liền rủ nhau lũ lượt đến đây tìm mật.Nhiều con thích chơi cứ lượn quanh vườn đùa vui.Những anh rau diếp lúc nào cũng khoác trên mình chiếc áo xanh tươi, đua nhau cùng mọc.Những cây bắp cải cuộn tròn như những bông hoa nở to xanh biếc, xếp hàng ngay ngắn.Những luống hoa hồng, hoa cúc rực rỡ khoa sắc, nghiêng mình đung đưa trong gió như e lệ làm duyên.Cô cẩm tú cầu khoác chiếc áo hồng rực, xếp từng cánh lên nhau.Cạnh đó là mẹ chuối thương con, xòe rộng tán lá che chở cho những đứa con non nớt.Anmh vú sữa tươi cười, nở những chùm hoa trắng muốt.

Xa xa thấp thoáng con sông làng tôi.Vào mùa đông như thế này, hình như nước sông trôi chậm hơn.Dòng sông dài và đẹp như một dải lụa vắt ngang đôi bờ, chảy lững thững.Những đám bèo lục bình lững lờ, từ từ trôi với những bông hoa tím biếc.Tiếng gõ mái chèo của những người đánh cá vang lên từng hồi không ngớt.Nhìn lên trời, những làn khói trắng của những nhà đốt bếp củi bay lên không trung như bầu trời đang hút những chiếc kẹo bông.

Trên những cành cây cổ thụ, lũ chim vẫn lượn qua lượn lại, nhảy nhót, hát vang tưởng chừng như mùa xuân sắp đến.

Trời tối rất nhanh.Càng về tối, nhiệt độ không khí ở quê tôi càng giảm xuống.Tôi phải mặc nhiều áo mới chống đỡ nổi cái giấ lạnh cắt da cắt thịt của mùa đông.Tuy trời lạnh nhưng tôi vẫn muốn đi ra ngoài trời.Tôi rủ bọn trẻ con trong làng đi chơi.Chúng tôi chơi hết trò này đến trò khác rồi lại dẫn nhau ra đường đi bộ.Nhiều đứa sợ ma không dám đi bảo ở nhà, còn những đứa mạnh bạo như tôi thì đi bộ.

Ngày qua ngày, bây giờ tôi đã lớn không còn là đứa trẻ con nít ngày xưa nữa.Nhưng những cảnh vật mùa đông năm ấy vẫn còn đọng lại trong tâm trí tôi.Và tôi vẫn mong được trở về ngày xưa để được chơi với các bạn tôi vào mùa đông.Ôi!Mùa đông của tôi...

Bình luận (0)
Khánh Linh
Xem chi tiết
Muôn cảm xúc
2 tháng 5 2016 lúc 11:24

Con người là loài tiến hóa nhanh nhất , thông minh nhất . Nhưng con người cũng gây hại cho thiên nhiên nhiều nhất.

Hàng ngày con người thải ra rất nhiều chất thải ra môi trường . Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ thiên nhiên 1 cách hợp lí: không xả rác bừa bãi, có ý thức trong việc bảo vệ MT và TN. Bên cạnh khai thác các tài nguyên và khoáng sản , cũng phải có những biện pháp bù đắp lại. 

Dù việc làm của bạn là tốt hay xấu thì chúng đều có ảnh hưởng tới MT và thiên nhiên

Bình luận (0)
Hoàng Ngọc Quang Minh
28 tháng 4 2021 lúc 11:57

Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.

Bình luận (0)
Ngô Gia Bảo
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Mai Thảo
23 tháng 3 2016 lúc 20:29

Cánh diều no gió

Sáo nó thổi vang

Sao trời trôi qua 

Chỉ trong chớp mắt

Diều thành trăng vàng

Cánh diều no gió

Tiếng nó trong ngần

Như tiếng suối trong

Diều hay chiếc thuyền

Trôi trên sông Ngân...

Bình luận (0)
ánh nguyệt nguyễn vũ
23 tháng 3 2016 lúc 20:50

tuổi thơ của trẻ nhỏ

trên cánh đông quê hương

biết bao nhiêu vui buồn

sẽ chia với các bạn

sẽ mãi mãi thân thiết

mãi mãi là bạn thân

rồi sẽ chia tay nhau

sẽ chia tay nhau ra

nhưng nhớ những ấu thơ

bên bạn bè chơi đùa

mãi mãi nhớ đến nhé

sẽ mãi mãi không quên

không quên những giây phút

những giây phút bên nhau leuleu

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thu Trang
23 tháng 3 2016 lúc 20:56

MẸ !!!

Mẹ ơi có biết không

Con yêu mẹ nhiều lắm

Từ lúc sinh ra đời

Mẹ đã chăm sóc con.

 

Mai này con lớn khôn.

Con sẽ rời xa mẹ

.Mong mẹ chắp cho con.

Đôi cánh thêm vững vàng.

Bình luận (1)
Phía sau một cô gái
Xem chi tiết
Hoàng Nam
Xem chi tiết
Cherry
3 tháng 3 2021 lúc 13:43

Rất ít người có tấm lương thiện như anh. Thật lòng mà nói em rất cảm ơn anh đã cứu người trong đám cháy. Cảm ơn vì lòng dũng cảm này. Một người vì mọi người anh chính là người trong câu nói đó. Trân thành cảm ơn anh! 

Bình luận (0)
Nguyễn Kim Đoàn
3 tháng 3 2021 lúc 15:02

Ủa mình nhớ bài này của lớp 5 mà

Bình luận (2)
Xem chi tiết

Sông Mã là một huyện vùng sâu,vùng cao biên giới, nằm ở phía Tây của tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La khoảng 100 km. Với diện tích tự nhiên là 1.639,72 km2, dân số khoảng 126.099 người. Sông Mã có 19 đơn vị hành chính gồm thị trấn Sông Mã và 18 xã. Cảnh quan thiên nhiên Sông Mã hùng vĩ, nhân dân các dân tộc Sông Mã anh dũng, kiên cường, tất cả những yếu tố đó đã để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi du khách khi tới thăm mảnh đất Sơn La (Sông Mã) tươi đẹp với các di tích tiêu biểu. Trong đó, Di tích lịch sử Cây đa Mường Hung là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và là một biểu tượng của sự kiên trung bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng và nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung. Cây đa Mường Hung, huyện Sông Mã Đây là một cây đa cổ thụ, cành lá sum suê, mọc tự nhiên bên bờ sông Mã, thuộc trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La. Mường Hung thời kỳ thuộc Pháp là một tổng, bao gồm các xã: Nà Nghịu, Chiềng Khoang, Chiềng Cang, Chiềng Khương, Mường Sại và Mường Hung, trụ sở Tổng Mường Hung đặt tại trung tâm xã Mường Hung, huyện Sông Mã ngày nay. Để thực hiện chính sách cai trị hà khắc, tàn bạo, thực dân Pháp đã tổ chức ở Mường Hung bộ máy chính quyền hàng tổng, đứng đầu là "phìa", đây thực chất là chính quyền tay sai, bù nhìn của thực dân Pháp. Trước tình hình phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta đang phát triển mạnh mẽ trong những năm 1944-1945, thực dân pháp đã chỉ đạo phìa Mường Hung do hai tên phìa Cầm Văn Chôm và Cầm Văn Sức đứng đầu, dồn dân đến trung tâm của tổng Mường Hung. Mặt khác chúng tích cực xây dựng đồn bốt, tuyển mộ quân lính. Dưới sự chỉ huy trực tiếp của tên quan Pháp, quân địch tại Mường Hung tổ chức nhiều cuộc lùng sục, bắt bớ, giết hại những người đi theo cách mạng, vơ vét của cải, khiến nhân dân ta vô cùng căm phẫn. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh Sơn La, chính quyền cách mạng lâm thời xã Mường Hung được thành lập. Ngay sau đó, chính quyền lâm thời đã xây dựng đội du kích, tổ chức tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc trong vùng ủng hộ kháng chiến để đánh đuổi thực dân Pháp và tay sai, bảo vệ chính quyền cách mạng. Năm 1946, thực dân Pháp quay trở lại đánh chiếm Sơn La, khôi phục lại bộ máy chính quyền tay sai cũ và điên cuồng đàn áp phong trào kháng chiến ở Mường Hung. Chúng lùng sục bắt bớ cán bộ kháng chiến và những người tham gia ủng hộ cách mạng, sử dụng những hình thức giết người hết sức dã man như chém đầu, mổ bụng, moi gan, chặt chân chặt tay thả trôi trên Sông Mã, chất củi thiêu sống... Đồng thời chúng tăng cường củng cố đồn bốt và dồn dân ở các vùng từ Nà Nghịu đến Mường Sại về sống tập trung ở quanh đồn để làm bia đỡ đạn cho chúng, ngăn cách giữa quần chúng với cách mạng. Năm 1948, chúng đã bắt 2 đồng chí quân báo là Lò văn Địa, Cầm Văn Lùn và đã hành quyết họ bằng hình thức thiêu sống dưới cây đa Mường Hung. Hai đồng chí đã anh dũng hy sinh, gương hy sinh của các đồng chí đã cổ vũ thêm tinh thần ủng hộ kháng chiến, lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Mường Hung. Thời kỳ này, các cơ sở cách mạng trong vùng cũng bị địch triệt phá như gia đình ông quan “xíp xí” người Xinh Mun, gia đình ông Inh, ông Số, ông Linh đã bị chúng bắt, chặt đầu rồi thả xác trôi sông. Tội ác của thực dân Pháp và bọn tay sai đối với nhân dân Mường Hung chất cao như núi. Theo số liệu thống kê, trong thời gian này chúng đã giết hại 16 cán bộ chủ chốt, 9 đồng chí bộ đội và 365 người dân lương thiện. Do không chịu được cảnh đói khát, bệnh dịch tra tấn, đánh đập và lao động khổ sai, nhiều người dân vô tội đã chết, có ngày lên tới 20 người. Trước tình hình đó, chính quyền kháng chiến bí mật vận động nhân dân đấu tranh công khai với địch chống khủng bố, đòi thả người lao động cho đi làm ruộng, cứu đói lương thực cho dân. Kết quả của cuộc đấu tranh là địch đã phải nhượng bộ, chúng cho dân làm ruộng từ 8h sáng đến 4h chiều, ứng cứu lương thực cho dân, mỗi gia đình được phát một lon gạo trong một ngày. Mặc dù bị đàn áp, tra tấn, bắn giết rất dã man, nhưng với tinh thần yêu nước, lòng căm thù giặc Pháp và bọn tay sai bán nước, cán bộ và nhân dân Mường Hung vẫn một lòng theo cách mạng, ủng hộ cuộc kháng chiến anh dũng của dân tộc. Các cơ sở cách mạng vẫn nuôi giấu, tiếp tế cho cán bộ; đội du kích địa phương vẫn bí mật hoạt động uy hiếp quân địch. Địch hoang mang, chúng tăng quân tiếp viện tại bốt Mường Hung. Chúng điều lính khố đỏ từ Mường Lay - Lai Châu về, bổ xung lính phỉ từ Mường Lầm tăng viện cho Mường Hung hòng triệt phá cơ sở kháng chiến đang phát triển mạnh, ngăn chặn khả năng tiến công của bộ đội chủ lực ta. Cùng với khí thế tiến công trên toàn tỉnh, tháng 7/1949, bộ đội chủ lực đã phối hợp chặt chẽ với dân quân du kích, thường xuyên ngăn chặn đánh địch trên các tuyến đường giao thông, uy hiếp tuyến đường Sơn La - Lai Châu. Ngày 17/7/1949, ta phục kích địch trên đoạn đường Tạ Bú - Mường Bú, chặn đánh quân địch đi khủng bố từ Hua Trai trở về, đã tiêu diệt và làm bị thương 45 tên địch, trong đó có 8 tên Pháp, thu nhiều vũ khí. Ngày 5/8/1949, một đơn vị phục kích địch trên đường Mai Sơn - Bản Kéo bắt sống một sĩ quan Pháp, thu 9 khẩu súng và làm tan rã một trung đội địch. Tháng 9/1949, ta đánh vào Mường Hung, giành thắng lợi. Tháng 11/1949, ta mở chiến dịch Sông Mã nhằm phá vỡ phòng tuyến của địch, mở thông biên giới Việt - Lào và đẩy mạnh công tác xây dựng căn cứ cho chính phủ kháng chiến Lào. Ngày 24/12/1952, nhân dân và du kích địa phương đã phối hợp với quân chủ lực tấn công tiêu diệt đồn Mường Hung, lật đổ chính quyền tay sai của thực dân Pháp. Trong trận tấn công này, ta đã tiêu diệt 4 tên sỹ quan Pháp, 78 tên lính Dõng, 32 tên phỉ, thu nhiều vũ khí và quân trang, quân dụng của địch, Mường Hung hoàn toàn giải phóng. Sau 7 năm kiên trì kháng chiến đi theo cách mạng (1945 - 1954) bất chấp sự nguy hiểm, đàn áp, khủng bố, chém giết của kẻ địch, nhân dân Mường Hung đã một lòng trung thành với cách mạng, cùng với bộ đội chủ lực lập được nhiều chiến công xuất sắc, tiêu diệt được nhiều địch, bảo vệ cơ sở cách mạng, giải phòng hoàn toàn Mường Hung, nhân dân thoát khỏi ách kìm kẹp của phìa tạo và thực dân Pháp Thời gian trôi qua nhưng tội ác của thực dân Pháp và tay sai đối với nhân dân Mường Hung mãi mãi in đậm trong ký ức của nhiều người dân nơi đây. Cây đa là một chứng tích tố cáo tội ác của thực dân Pháp và bè lũ tay sai, đồng thời cũng như một biểu tượng của lòng yêu nước, sự kiên trung, bất khuất đối với Đảng, với cách mạng của nhân dân Mường Hung nói riêng cũng như nhân dân các dân tộc Sơn La nói chung.

Bình luận (1)
Người ẩn danh
Xem chi tiết
Etermintrude💫
9 tháng 3 2021 lúc 20:41

Thân chào bạn - tôi của năm 2030!

Chắc hẳn bạn sẽ rất ngạc nhiên và tò mò về chủ nhân của bức thư này đúng không? Tôi xin giới thiệu một chút, tôi chính là bạn cách đây 10 năm trước, chính là bạn năm 18 tuổi. Nói đến đây bạn có tò mò về bạn thân bạn 10 năm trước như thế nào không? Tôi hiện tại đang 18 tuổi, đứng trước một kỳ thi vô cùng quan trọng trong cuộc đời để hướng đến tương lai. Cuộc sống xung quanh, bạn bè thầy cô, gia đình đều rất ổn đối với tôi. Nhưng tôi đang rất chông chênh trong những quyết định của mình mà không biết chia sẻ với ai. Sau một thời gian tôi đã quyết định viết thư cho bạn để bạn có thể hiểu được mình của những năm trước như thế nào. Bạn đang sống thế nào vậy, có hạnh phúc không và đã ổn định chưa? Còn tôi giờ đây đang lạc lối cùng những băn khoăn về tương lai sau này. Có quá nhiều sự lựa chọn, lời khuyên từ mọi người làm cho tôi có cảm giác bị ngộp thở. Tôi thậm chí còn chẳng rõ mình thích gì, muốn gì, mọi lời nói từ bên ngoài đều như đâm sâu vào trái tim tôi. Có lẽ tôi chính là người quyết định cho cuộc sống hiện tại của bạn. Bạn có hài lòng không? Nếu không hài lòng thì tôi xin lỗi bạn vì đã làm ảnh hưởng đến bạn. Còn nếu hài lòng thì tức là tôi đã có thể ngẩn cao đầu với chính mình của hiện tại vì sự can đảm đối mặt với những quyết định non trẻ hiện tạo. Hôm nay tôi viết bức thư này để tâm sự trải lòng với bạn cũng như để nhắc nhở bạn rằng: tôi đã phải khó khăn như nào mới xây dựng nên bạn của ngày hôm nay, vì vậy hãy không ngừng cố gắng hết mình để chứng minh bản thân. Tuy sóng gió của cuộc đời luôn dữ dội và khắc nghiệt nhưng tôi mong bạn sẽ vững tay lái đưa con thuyền tiến về đích. Bạn của 10 năm về trước.  

Bình luận (0)
sherry
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 2 2021 lúc 22:24

Đăng nhầm môn rồi nha em

Task 2: Sắp xếp các từ cho sẵn theo trật tự đúng để được câu hoàn chỉnh.

1. She/ bed/ to/ late/ never/ goes.

=> She never goes to bed late

2. I/ get/ at/ Mary/ 6.00/ usually/ and/ up/ every morning.

=> I and Mary usually get up at 6.00 every morning

3. What/ you/ in/ usually/ do/ time/ do/ free/ your?

=> What do you usually do in your free time?

4. sometimes/ to/ at/ movies/ night/ I/go/ see.

=> I sometimes goo to see movies at night

5. Sundays/ what/ often/ do/ you/ do/ on?

=> What do you often do on Sunday?

6. She/ drinks/ after/ sometimes/ coffee/ cup/ breakfast/ of/ a.

=> She sometimes drinks a cup of coffee after breakfast

7. often/ visit/ you/ her/ do/ how?

=> How do you often visit her?

– I / once/ visit/ a/ her/ week.

=> I visit her once a week

8. finish/ always/ her/ she/ homework/ does?

=> Does she always finish her homework?

9. We/ football/ frequently/ play/ him/ with.

=> We frequently play football with him

10. busy/ is/ always/ she/ on/ Sundays.

=> She is always busy on Sunday

Bình luận (0)