Ôn tập ngữ văn 12

hoang van phong
Xem chi tiết
Ngân Ỉn
Xem chi tiết
Huong San
5 tháng 10 2018 lúc 22:35

(Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.)Thái độ tích cực chính có thể hiểu là cách nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng lạc quan, có niềm tin vào chính bản thân để vượt qua mọi rào cản của khó khăn thử thách. Nó không chỉ giúp con người không nhụt chí và còn giúp hướng tới chân trời mới - chân trời của tương lai hi vọng trước ngục tối bi quan cùng đường. Giống như ánh sáng nơi cuối con đường, chỉ cần có suy nghĩ tích cực sẽ giúp con người hướng tới nguồn sáng, xoa dịu bể đời còn lắm chông chênh chới với........

Bình luận (0)
Trần Minh Hoàng
1 tháng 10 2018 lúc 17:27

I don't knowwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwwww

Bình luận (1)
Bim
7 tháng 10 2018 lúc 17:58

Câu 1: BPTT so sánh được sử dụng trong đoạn trích: Thái độ tích cực chính là dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng.
-Câu 2 :

Bằng BPTT so sánh thái độ tích cực với dòng suối mát lành và ánh sáng hi vọng, tác giả đã cho chúng ta thấy rằng thái độ tích cực vô cùng cần thiết và quan trọng trong cuộc sống của chính bản thân mình. Thái độ tích cực như một dòng suối mát, êm dịu xua tan những nỗi buồn phiền tuyệt vọng của chúng ta , dòng suối mát lành bồi đắp cho tâm hồn chúng ta những suy nghĩ lạc quan , yêu đời khi gặp khó khăn. Không chỉ vậy , nó còn được tác giả so sánh với ánh sáng hi vọng khi chúng ta rơi vào hoàn cảnh tăm tối nhất, thái độ tích cực đem lại cho ta sự tin tưởng vào một tương lai tươi sáng , thoát khỏi những điều đen tối ,u ám cuộc đời của chính bản thân mình .

Bình luận (0)
Hà Thị Anh Thư
Xem chi tiết
Gjj Jgh
Xem chi tiết
Giang
4 tháng 10 2018 lúc 23:22

Bạn hỏi lần hai rồi ạ ^^

Tham khảo:

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

* Nguồn: Viết đoạn văn nghị luận (từ 10 – 12 câu) về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. | vanmaulop9
Bình luận (0)
10A6 THPT Lương Thế Vinh
26 tháng 10 2020 lúc 20:09

Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyền thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện niềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thào. Lòng hiếu tháo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Gjj Jgh
Xem chi tiết
Giang
3 tháng 10 2018 lúc 23:44

Tham khảo ạ ^^

Hiếu thảo là tình cảm tự nhiên và cũng là đạo đức của con người. Người con hiếu thảo luôn biết kính trọng và yêu thương cha mẹ của mình. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong được đền đáp lại công lao ấy. Nhưng nghĩa vụ của mỗi người con là phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi già sức yếu. Điều quan trọng nhất là chúng ta phải phấn đấu học tập và rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, trở thành những công dân tốt, đem lại niềm vui, niềm tự hào cho ba mẹ. Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương hiếu thảo đáng được khen ngợi, tiêu biểu là những câu chuyện trong “Nhị thập tứ hiếu”. Bên cạnh đó vẫn có những kẻ bất hiếu, không vâng lời cha mẹ, ngược đãi cha mẹ mình, luôn làm cha mẹ đau lòng. Đó là những người đáng bị phê phán trong xã hội. Tóm lại, bổn phận làm con phải biết giữ tròn chữ hiếu với đấng sinh thành. Ngày nay, không chỉ hiếu thảo với cha mẹ, chữ hiếu còn được mở rộng ý nghĩa như trong lời Bác Hồ dạy: “Trung với nước, hiếu với dân”.

Nguồn: Viết đoạn văn nghị luận (từ 10 – 12 câu) về lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ. | vanmaulop9

Bình luận (0)
Gjj Jgh
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
4 tháng 10 2018 lúc 14:34

1. Chất lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua hình tượng thiên nhiên

- Thiên nhiên Tây Bắc không chỉ hoang sơ hùng vĩ mà còn thơ mộng trữ tình:

+ "Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi". Câu thơ toàn vần bằng tạo nên âm điệu du dương và như một cái thở phào nhẹ nhõm, sự nghỉ chân của người lính sau mỗi chặng đường hành quân.

+ "Mai Châu mùa em thơm nếp xôi": thiên nhiên ấm cúng bởi làn khói từ căn bếp, đó là dấu hiện của sự sống và hơn nữa còn thể hiện tình quân dân gắn bó keo sơn.

- Thiên nhiên Tây Bắc cũng rất bi tráng: "Sông Mã gầm lên khúc độc hành" => hành khúc đơn độc khóc thương sự mất mát hi sinh của những người lính Tây Tiến.

2. Chất lãng mạn và bi tráng được thể hiện qua hình ảnh con người.

a. Đồng bào Tây Bắc mang vẻ đẹp lãng mạn.

- Chất lãng mạn được thể hiện qua những kỉ niệm về đêm liên hoan ấm áp tình quân dân.

"Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

Kìa em xiêm áo tự bao giờ

Khèn lên man điệu nàng e ấp

Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ".

- Chất lãng mạn còn được thể hiện qua cuộc chia tay giữa đồng bào Việt Bắc với cán bộ:

"Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc

Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa".

b. Hình ảnh người lính Tây Tiến vừa mang vẻ hào hùng hào hoa, vừa lãng mạn lại vừa bi tráng

- Lãng mạn, hào hoa mà hào hùng:

"Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc...

Đêm mơ Hà Nội dáng Kiều thơm".

Người lính Tây Tiến cả một đoàn binh "không mọc tóc" vì sốt rét rừng hoành hành. Vậy mà câu thơ mang cái ngạo nghễ, dường như không thể mọc mà không thèm mọc tóc. Hình ảnh này cũng khiến ta liên tưởng tới hình ảnh những người lính trong đồng chí:

"Sốt run người vừng chán ướt mồ hôi"

Hay:

"Giọt giọt mồ hôi rơi

Trên má anh vàng nghệ

Anh giải phóng quân ơi

Sao mà yêu anh thế".

(Tố Hữu)

Đi kèm với hình ảnh không mọc tóc là hình ảnh "quân xanh màu lá". Đây vừa là hình ảnh tả thực vừa gợi vẻ lãng mạn với nhiều tầng nghĩa. Đó có thể là những người lính Tây Tiến bị sốt rét rừng làm cho nước da xanh xao. Đó cũng có thể là những lá ngụy trang trên ba lô và áo người lính để đánh lạc hướng địch trên những chặng đường hành quân. Câu thơ như làm tái hiện lên cả một thời hào hùng oanh liệt, vừa làm hiện lên chất lạc quan, nụ cười vượt lên hoàn cảnh của người lính.

"Mắt trừng gửi mộng qua biên giới" là câu thơ đậm chất lãng mạn. Bởi hình ảnh "mắt trừng" đã gợi ra những đêm trực gác của người lính để xét đoán bước đi của địch, nhưng trong cái gió đại ngàn của núi rừng, trong những giờ phút đón đánh địch hay đầy cô độc, họ vẫn nhớ về "mộng biên giới", vẫn nhớ tới những điệu múa, lời ca trong đêm liên hoan thuở nào. Đặc biệt hơn hình ảnh "dáng Kiều thơm" là một hình ảnh độc đáo. Bởi câu thơ đã cho thấy "cái tôi", nỗi lòng của những người lính. Dáng kiều thơm là bóng hồng diễm lệ, là những cô gái Hà Thành thanh lịch mà những chàng trai thủ đô thương nhớ và lưu giữ hình bóng. Có nhà thơ cũng từng viết:

"Nhớ đêm ra đi đất trời bốc lửa

Cả đô thành nghi ngút cháy sau lưng

Những chàng trai chưa trắng nợ anh hùng

Hồn mười phương phất phơ cờ đỏ thắm".

Hay Nguyễn Đình Thi cũng từng viết:

"Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá vơi đầy".

(Đất nước)

Ẩn sau cái ra đi dứt khoát hay bóng kiều thơm đều cho thấy một bóng hình, một điểm tựa để người lính vững tay súng chiến đấu. Bởi vậy hành trang mà họ mang theo là người thương, là gia đình, là những điểm tựa tinh thần. Câu thơ một thời từng bị đánh giá là buồn rớt mộng rớt cái tôi tiểu tư sản. Nhưng không phải như vậy. Mà câu thơ đã cho thấy sự thấu hiểu của QuanG Dũng về những người lính Tây Tiến. Hoàng Trung Thông cũng cho rằng: "Câu thơ như chứa đựng cả hai thế giới". Đó là sự hòa quyện giữa cái chung với cái riêng, giữa con người cá nhân và con người cộng đồng.

- Bi tráng:

"Rải rác biên cương mồ viễn xứ...

Sông Mã gầm lên khúc độc hành".

3. Liên hệ với lí tưởng của thanh niên hiện nay.

- Lí tưởng của thanh niên thời đó đều quyết ra đi vì nghĩa lớn. Họ vốn là những người nông dân, người trí thức tài hoa nhưng đều quyết cầm súng chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

- Bởi vậy tiếp nối mạch lí tưởng ấy, thế hệ trẻ hiện nay cũng cần vững vàng tinh thần để "chiến đấu" với nhiều "kẻ thù" mới. Đó là việc làm sao để nước ta được giàu mạnh và "sánh vai được với các cường quốc năm châu", vươn xa ra thế giới. Muốn vậy, thế hệ trẻ cần xác định cho mình mục tiêu vững vàng, từng bước hành động để đạt được mục tiêu ấy. (Em nêu ra những biện pháp cụ thể như nỗ lực học tập, học hỏi, trau dồi kiến thức kĩ năng, phát triển bản thân,....nữa nhé!)

Bình luận (0)
Hồng Ngọc
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
4 tháng 10 2018 lúc 14:39

Cách làm:

1. Mở bài: giới thiệu tác giả tác phẩm, trích dẫn nhận định

2. Thân bài:

a. Giải thích + bàn luận về nhận định:

- thăng hoa là gì?

- tâm hồn lãng mạn là gì?

- cả câu có nghĩa là gì?

=> Khẳng định quan điểm trên đúng hay sai? Đã đủ chưa?

b. Chứng minh.

* Sự thăng hoa của hồn thơ ấy đã miêu tả được bức tranh thiên nhiên vừa hoang sơ hùng vĩ, vừa thơ mộng trữ tình. (Phân tích khổ 1)

* Sự thăng hoa của hồn thơ còn tạo nên hình tượng những người lính vừa hào hùng, hào hoa vừa bi tráng. (Phân tích khổ 2, 3)

3. Kết bài:

- Đánh giá, khẳng định lại một lần nữa tính đúng đắn của nhận định (hoặc bác bỏ nhận định nếu không đồng ý)

- Đánh giá lại giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm và vị trí của Quang Dũng trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam

Bình luận (1)
Thủy Thắm
Xem chi tiết
Thủy Thắm
Xem chi tiết
HOANG HA
Xem chi tiết