Ôn tập ngữ văn 12

Trần Thanh Phong
Xem chi tiết
Mai Duy Thanh
3 tháng 3 2016 lúc 13:42

Ngày 19 /8 / 1945 chính quyền Hà Nội về tay nhân dân, ngày 26 / 8/ 1945, Bác từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Người đã soạn thảo “Tuyên Ngôn Độc Lập”.

Ngày 2 /9/ 1945, ở quảng trường Ba Đình, Người đã thay mặt chính phủ lâm thời đọc Tuyên Ngôn Độc Lập  trước hàng chục vạn đồng bào .

TNĐL đánh dấu một trang sử vẻ vang của dân tộc, chấm dứt hoàn toàn chế độ Phong kiến thực dân ở nước ta. Tuyên bố với toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa .

TNĐL còn đập tan âm mưu xảo trá của Mĩ - Pháp –Anh với chiêu bài tái chiếâm Đông Dương ở miền Nam , và âm mưu xâm lược của quận đội quốc dân đảng ở miền Bắc nước ta .

=>Mục đích sáng tác Tuyên Ngôn Độc Lập : Khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Bác bỏ luận điệu xảo trá của thực dân Pháp trước dư luận quốc tế. Tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Hà Minh Thanh
Xem chi tiết
Đỗ Hà Thọ
3 tháng 3 2016 lúc 13:44

   Việt Bắc là căn cứ địa của cách mạng và kháng chiến .

    Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (tháng 7- 1954) hòa bình lập lại, m. Bắc nước ta được giải phóng. Một trang sử mới của đất nước,một giai đoạn mới của CM được mở ra.

    Tháng 10 năm ấy, các cơ quan trung ương của Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài “Việt Bắc” .

    “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp .

    Bài thơ gồm 150 câu lục bát ,là khúc hát trữ tình hay nhất trong tập thơ cùng tên của nhà thơ, đoạn trích  (90 câu lục bát ) là phần mở đầu và phần I, nói về những kỉ niệm với kháng chiến.

Bình luận (0)
Lê Thanh Thế
Xem chi tiết
Nguyễn Nguyên Thái Thanh
3 tháng 3 2016 lúc 13:47

       Tây Tiến là đơn vị bộ đội được thành lập đầu năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào ,tiêu hao lực lượng địch ở thượng Lào cũng như miền Tây Bắc bộ VN, địa bàn hoạt động khá rộng từ  Châu Mai, Châu Mộc sang Sầm Nứa rồi vòng về Thanh Hóa. Lính Tây Tiến phần đông là sinh viện, học sinh Hà Nội .

        Quang Dũng từng làm đại đội trưởng ở đó từ khi mới thành lập đến cuối năm 1948 ,sau khi rời đơn vị , chuyển sang đơn vị khác. Nhớ đơn vị cũ, ông viết bài thơ   “NHỚ TÂY TIẾN” .

          Bài thơ in lần đầu năm 1949 – đến năm 1957 được in lại và đổi tên  “TÂY TIẾN” .

 

Bình luận (0)
Hồ Anh Thư
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Minh Thanh
3 tháng 3 2016 lúc 13:49

"Đất Nước” trích phần đầu chương V của trường ca “Mặt Đường Khát Vọng” .Nguyễn Khoa Điềm .

Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ thành thị vùng địch tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt xâm lược của Mỹ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được vận mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa hợp với cuộc chiến đấu của dân tộc.

 “Mặt Đường Khát Vọng” được tác giả hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971.

Bình luận (0)
Đặng Hồ Uyên Thục
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Minh Tín
3 tháng 3 2016 lúc 13:50

Năm 1952,Tô Hoài đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Với chuyến đi dài 8 tháng ấy, Tô Hoài đã sống cùng đồng bào các dân tộc : Mèo, Thái, Dao, Mường ở nhiều vùng ở đây. Chuyến đi ấy đã giúp ông hiểu rõ về cuộc sống và con người miền Núi đã để lại cho ông những kỉ niệm khó quên và tình cảm thắm thiết đối với đất nước và con người Tây Bắc.

Truyện “Tây Bắc” là kết quả của chuyến đi đó, là tác phẩm văn xuôi xuất sắc của văn học Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp .

Tác phẩm này được tặng giải I của hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955.

“Vợ Chồng A Phủ” là truyện ngắn xuất sắc được rút ra từ tập truyện “Tây Bắc”.

Bình luận (0)
Nguyễn Đức Trung
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
3 tháng 3 2016 lúc 14:06

Đầu năm 1940, phát xít Nhật nhảy vào Đông Dương, nhân dân ta lâm vào tình thế một cổ hai tròng. Ở miền Bắc nước ta. Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, trong khi đó, Pháp tăng thuế ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Đến năm 1945 hơn triệu người Việt Nam chết đói. Điều này đã làm xúc động giới văn nghệ sĩ, Kim Lân đã đóng góp thành công một truyện ngắn, đó là “Vợ Nhặt”.

Lúc đầu,truyện có tên là”Xóm Ngụ Cư”,hòa bình lập lại 1954, K. Lân sửa lại in chính thức“Vợ Nhặt”.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Ngọc Uyên
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
3 tháng 3 2016 lúc 14:06

Năm 1958, Nguyễn Tuân đi thực tế ở Tây Bắc, ghi nhận nhiều bức tranh sinh động và nhiều hình ảnh nghệ thuật đầy sức hấp dẫn, đậm đà cảm hứng lãng mạn trong sáng tác bằng tác phẩm “Sông Đà” với 15 tùy bút . một trong những tùy bút đó là “Người Lái Đò Sông Đà”.

Bài văn đầy ắp những tư liệu địa lí, lịch sử ngọn nguồn của sông đà. Những địa thếđặc biệt, những con thác dữ, lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân vùng cao Tây Bắc. Đồng thời miêu tả hình ảnh con sông Đà bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo.

Bình luận (0)
Mai Lê Ngọc Vy
Xem chi tiết
Võ Thị Hoài Linh
3 tháng 3 2016 lúc 14:07

Năm 1965 cuộc chiến tranh cục bộ bắt đầu nổ ra ở miền Nam, Mĩ đổ quân ồ ạt vào tham chiến . Chính trong thời điểm nóng bỏng này “Rừng Xà Nu” của Nguyễn Trung Thành ra đời, tái hiện không khí của một giai đoạn lịch sử quyết liệt trong phong trào giải phóng miền Nam từ 1955 – 1975 .

Truyện được in trên báo văn nghệ giải phóng miền Trung Trung Bộ ( số 2 / 1965 ) . sau đó in trong tập “Trên Quê Hương Những Anh Hùng Điện ngọc” .

 

Bình luận (0)
Dũng Nguyễn Đình
3 tháng 3 2016 lúc 14:08

1. Hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu
Năm 1962, Nguyễn Trung Thành trở lại miền Nam vừa chiến đấu vừa sáng tác. Mùa hè năm 1965, đế quốc Mĩ bắt đầu đổ quân ồ ạt vào miền Nam, các chiến dịch càn quét được tổ chức quy mô và rầm rộ hơn. Trong hoàn cảnh ấy, nhà văn muốn viết Rừng xà nu như một thứ “Hịch tướng sĩ” của thời đại, như một biểu tượng cho tinh thần bất khuất kiên cường của đồng bào Tây Nguyên nói riêng và dân tộc ta nói chung.
Truyện đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ (số 2 – 1965), sau đó được tuyển in trong tập truyện và kí Trên quê hương những anh hùng Điện Ngọc.

Bình luận (0)
Nguyễn Hồ Thúy Anh
Xem chi tiết
Dũng Nguyễn Đình
3 tháng 3 2016 lúc 14:07

a.Về nội dung:

*Thơ Tố Hữu mang phong cách trữ tình và chính trị sâu sắc

-Cái tôi trữ tình là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh đảng, nhân danh cộng động dân tộc.

-Không đi sâu vào cs, vào những tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, mang tính chất tiêu biểu, phổ biến của con người CM

-Niềm vui ko nhỏ bé tầm thường mà là niềm vui lớn, sôi nổi, hân hoan, rực rỡ, tươi sáng nhât là những vần thơ chiến thắng.

 

*Thơ Tố Hữu mang đậm tính chất sử thi và cảm hứng lãng mạn CM:

-Coi những sự kiện chính trị của đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu , đề cập những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân

-Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng lịch sử-dân tộc, nổi bật là vấn đề vận mệnh cộng đồng

-Các nhân vật trữ tình mang tầm vóc lịch sử và thời đại

*Giọng thơ mang tính chất ân tình, tự nhiên đằm thắm, chân thành

 

b. Về nghệ thuật: Thơ tố Hữu mang tính chất dân tộc đậm đà.

*Về thể thơ:

-Vận dụng thành công thề thơ lục bát của dân tộc

-Thể thất ngôn truyền thống trang trọng mà tự nhiên

*Vể ngôn ngữ: Dủng từ ngữ và cáh nói dân gian, phát huy tính nhạc phong phú của tiếng Việt

Bình luận (0)
Võ Thị Hoài Linh
3 tháng 3 2016 lúc 14:08

Thơ Tố Hữu là Thơ trữ tình chính trị : Lí tưởng cách mạng, các vấn đề chính trị, các sự kiện lớn của đất nước là nguồn cảm hứng nghệ thuật chính của thơ Tố Hữu .

Thơ Tố Hữu gắn liền với khuynh hướng sử thi, cảm hứng lãng mạn : Từ cuối tập Việt Bắc về sau . cái tôi trữ tình, nhân vật trữ tình là những con người đại diện giai cấp , cho dân tộc, cho cách mạng, mang tầm vóc thời đại , cảm hứng thơ Tố Hữu là cảm hứng về lịch sử dân tộc.

Thơ Tố Hữu có giọng điệu tâm tình ngọt ngào, tha thiết của quê hương xứ Huế : Thơ Tố Hữu là sự giao hòa giữa người với cảnh vật , giọng thơ tâm tình ngọt ngào đậm đà “chất Huế”.

Thơ Tố Hữu đậm đà bản sắc dân tộc :  phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt Nam, tổ quốc Việt Nam trong thời đại Cách Mạng, đưa tư tưởng tình cảm Cách Mạng hòa nhập và tiếp nối truyền thống đạo lí dân tộc . Sử dụng thành công nhiều thể thơ nhất là thơ lục –bát , thơ 7 tiếng, phát huy tính nhạc phong phú của Tiếng Việt.  

Bình luận (0)
Phan Thị Minh Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo Vy
3 tháng 3 2016 lúc 14:14

Các chặng đường thơ Tố Hữu gắn bó song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng, đồng thời thể hiện sự vận động tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ :

·        TỪ ẤY : ( 1937 – 1946 ) : Là tập thơ đầu tay, là tiếng hát say mê lí tưởng của người thanh niên cách mạng, gồm 3 phần : Máu lửa, Xiềng Xích, Giải Phóng . “Từ Aáy” (Từ ấy , Đi đi em, Tiếng hát đi đày, liên hiệp lại ,…).      

·        VIỆT BẮC : ( 1947 – 1954 ) : Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến chống Pháp, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp ( Việt bắc ,Hoan hô chiến  sĩ  Điện Biên, Ta đi tới ,… ).

·        GIÓ LỘNG ( 1955 – 1961 ) : Tiếng hát ca ngợi cuộc sống mới XHCN và tiếng thét căm thù đòi giải phóng miền Nam. ( 30 năm đời ta có Đảng, Bài ca xuân 61,….)

·        RA TRẬN : (1962 – 1971 ) : Tiếng kêu gọi hào hùng và thiết tha ca ngợi cuộc chiến đấu ở hai miền Nam –Bắc . ( Kính gửi cụ Nguyễn Du, Hãy nhớ lấy lời tôi, …).

·        MÁU VÀ HOA  ( 1972 – 1977 ) :Tiếp tục ca ngợi, cổ vũ cuộc chiến đấu chống Mĩ, khẳng định ý nghĩa thời đại của cuộc chiến đấu này. Khẳng định phẩm chất con người Việt Nam trước lịch sử . Tập thơ còn là khúc khải hoàn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước . ( Máu và hoa, Vui thế… hôm nay,…) .

=> Ngoài ra còn hai tập thơ : Một tiếng đờn ( 1992 ) , Ta với ta ( 1999) . 

Bình luận (0)