Ôn tập ngữ văn 12

Trần Thị A Tiên
Xem chi tiết
Minh Hiền Trần
16 tháng 2 2016 lúc 8:54

1. Phát hiện thứ nhất của người nghệ sĩ đầy thơ mộng. Vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa vào buổi sáng sớm.

– Trước mặt là một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào màu sương mùa trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do anh nắng mặt trời đem lại tất cả hiện lên hùng vĩ và nó như một khoảng trời lộng lẫy.
– Vào buổi sáng sớm những hình ảnh đó hiện lên thật mơ màng huyền ảo nó làm cho người ta có cảm giác yêu thiên nhiên hơn.
– Hình ảnh thơ mộng và huyền ảo đã làm cho tác giả phát hiện ra nhiều quy luật của tự nhiên nó làm vang vọng trong lòng người đọc.
– Hình ảnh về một đất nước anh hùng đã được thể hiện sâu rộng trong bài viết mỗi chúng ta đều tự hào về truyền thống của dân tộc và những hình ảnh đó gợi nhớ cho tác giả về cảnh đẹp quê hương.
– Khung cảnh đó tạo nên cảm giác mơ mộng và nó góp phần tạo nên những đặc trưng cơ bản cho bài viết và cũng góp phần tạo nên một phong cách đặc biệt trong sáng tác của tác giả.

2. Phát hiện thứ hai cả người nghệ sĩ về hình ảnh của gia đình đang bạo lực, tác giả đã có những thái độ sâu sắc:

– Đằng sau bức tranh thiên nhiên đẹp hùng vĩ đó lại xuất hiện một nghịch lý nó làm cho tác giả cảm thấy đau thương khi chứng kiến nghịch cảnh trên, tác giả phẫn nộ về hình ảnh người đàn bà hàng chài bị bạo lực.
– Những hình ảnh đó làm cho tác giả cảm thấy xót xa về một hiện thực nó làm cho tác giả càng cảm thấy yêu thương con người nhỏ bé đang bị hành hạ.
– Đằng sau vẻ đẹp tráng lệ lại là một bức tranh đẫm nước mắt nó thể hiện một sự đau đớn tới tột cùng của tác giả, càng đau đớn cho cái cảnh tượng đó, người đọc và người viết cùng hình dung về hình ảnh đó.
– Những hình ảnh trên gợi nhớ cho tác giả về một sự thật, một sự thật đau thương khi đằng sau những cái tráng lệ lại là một bức tranh gia đình họ bạo lực, do hoàn cảnh khó khăn, áp lực cuộc sống người đàn ông đã trở thành một kẻ bạo lực.
– Sự thật đó đã làm cho người nghệ sĩ này muốn viết lên những tâm sự và những hiện thực để tố cáo chúng.

3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện nói lên điều gì?

– Người đàn bà này suốt đời vì chồng vì con, khi ra tới tòa án bà vẫn hết mực bảo vệ cho chồng và con của mình, một cuộc đời lam lũ bà đã phải chịu nhiều đau thương.
– Nhưng với tấm lòng cao cả bà đã hết lòng để bảo vệ cho con và chồng của mình, bị bạo hành và mang nỗi đau thể xác nhưng người đàn bà này không ghét bỏ chồng mình.
– Ngược lại bà hiểu và cảm thông, ít người có thể làm được những điều này nhưng chính người đàn bà này lại làm được những hy sinh mất mát của bà quá lớn.
– Bà làm tất cả mọi điều với mục đích duy nhất là muốn bảo vệ lấy hạnh phúc cho con và cho chồng, sự hy sinh tần tảo đó đáng được khen ngợi.
– Nếu như người nghệ sĩ chỉ nhìn về bề ngoài để đánh giá về người đàn bà là kẻ ngu muội không biết tố cáo người chồng vũ phu này nhưng đằng sau nó lại là cả một câu chuyện mang bề dày của ý nghĩa hy sinh.
– Hy sinh cả đời cho gia đình, bà không lo cho mình, lúc nào cũng nghĩ tới hạnh phúc của người khác.
– Bà hiện thân cho một người phụ nữ giàu đức hy sinh, nhưng hy sinh đó đã tạo nên những phong cách mới mẻ trong con người của bà.

4. Cảm nghĩ về các nhân vật:

– Nhân vật người đàn bà hàng chài là một người giàu đức hy sinh, cả cuộc đời lo cho chồng cho con.
– Lão độc ác do bản chất của hắn là một kẻ vũ phu, do áp lực cuộc sống hắn đã trở thành một con người bạo lực và hắn đang hành động để chút bỏ những áp lực trong cuộc sống của mình.
– Chị em thằng Phác là những đứa con cũng là nạn nhân của cuộc bạo hành gia đình này, bọn chúng cũng bị hành hạ.
– Nghệ sĩ Phùng là một nhiếp ảnh gia có nhiều trải nghiệm thực tế, và ông cũng góp phần là nổi bật lên một hình ảnh về một xã hội nghiệt ngã đau thương.
– Nghệ sĩ Phùng là một người đã làm nổi bật lên hai bức tranh đối diện nhau về hình ảnh thiên nhiên đẹp và bức tranh nghịch lý trong cuộc bạo hành gia đình.

5. Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu.

– Cách xây dựng cốt truyện của Nguyễn Minh Châu rất độc đáo đã góp phần tạo nên một bức tranh thiên nhiên đẹp nó cũng làm gia tăng lên hình ảnh về một người đàn bà biết hy sinh cho gia đình.
– Nghệ thuật cốt truyện hấp dẫn và phát triển theo thời gian nó góp phần tạo nên cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về hoàn cảnh gia đình.
– Người nghệ sĩ ở đất là một người tạo nên cái mới mẻ trong cái nhìn sâu xa của nhân vật nó là một cách tạo nên những ấn tượng sâu sắc và hấp dẫn.

6. Ngôn ngữ người kể chuyện.

– Ngôn ngữ mộc mạc hấp dẫn đã tạo nên một phong cách mới mẻ trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu.
– Ngôn ngữ đời thường nên có mối qua hệ gắn bó với con người, tạo nên những nhịp điệu hấp dẫn thu hút sự chú ý của người đọc.
– Câu chuyện kể theo sự tiếp nối của thời gian qua đó tạo nên tính hấp dẫn của câu chuyện.

 
Bình luận (0)
Thu Hiền
16 tháng 2 2016 lúc 10:07

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Minh Châu ( 1980-1989) quê ở làng Thới, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 1944, ông học ở Trường Kỹ Nghệ Huế. Đầu năm 1950, ông gia nhập quân đội, theo học trường Sỹ quan Lục quân Trần Quốc Tuấn. Từ 1952-1958, ông công tác và chiến đấu tại sư đoàn 320.Năm 1962, ông về Phòng văn nghệ quân đội, sau chuyển sang tạp chí "Văn nghệ quân đội". Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Tác phẩm chính : " Cửa sông"- tiểu thuyết 1967, "Những vùng trời khác"- Tập truyện ngắn, 1970, "Dấu chân người lính"- Tiểu thuyết 1972. "Miền cháy"-1977," Lửa từ những ngôi nhà"- 1977.....

2. Tác phẩm

"Chiếc thuyền ngoài xa" in đậm phong cách tự sự-triết lí của Nguyễn Minh Châu. Với ngôn từ dung dị của đời thương, truyện kể lại chuyến đi thực tế của một nghệ sĩ nhiếp ảnh và những chiêm nghiệm của ông về nghệ thuật và cuộc đời.

II. Trả lời câu hỏi

1. Để có một tấm lịch nghệ thuật về thuyền và biển theo yêu cầu của trưởng phòng, Phùng đã tới một vùng biển từng là chiến trường cũ của anh, đã dự tính bố cục, phục kích mấy buổi sáng để chộp được một cảnh thật ưng ý. Đôi mắt người nghệ sĩ phát hiện được một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển mờ sương, vẻ đẹp mà cả đời bấm mãy có lẽ anh chỉ có diễm phúc bắt gặp một lần. Niềm vui sướng của nhân vật "tôi" là niềm  hạnh phúc của một người nghệ sĩ  đạt tới đỉnh cao của khám phá và sáng tạo, của sự cảm nhận huyền diệu, tinh khôi của cái đẹp. Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa chính là một điểm nhấn linh diệu mà bắt gặp được nó là tâm hồn con người đã chạm được vào nơi tận thiện, tận, mĩ. Hình ảnh nghệ thuật hài hòa, vẻ đẹp sống lãng mãn có khả năng tác động mạnh mẽ và thanh lọc tâm hồn con người

2. Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy nghịch lí. Ánh đã chứng kiến từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như trong mơ ấy  bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi và cam chịu, một lão đàn ông thô kệch, dữ dằn, độc ác, coi việc đánh vợ như một phương thức để giải tỏa những uất ức khổ đau. Từng là một người lính cầm súng chiến đấu, Phùng không thể chấp nhận, chịu đựng nổi cảnh lão đàn ông đánh vợ một cách vô lí và thô bạo. Nhưng anh chưa kịp xông ra thì thằng Phác, con trai lão đã kịp tới để che chở cho người mẹ đáng thương. Chỉ đến lần thứ hai, khi phải chứng kiến cảnh ấy, Phùng mới thể hiện bản chất người lính, không thể làm ngơ trước sự bạo hành của cái ác. Anh cay đắng nhận thấy những cái ngang trái , xấu xa, những bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản khủng khiếp, ghê rợn. Phùng đã từng có cái khoảng khắc hạnh phúc ngập tràn tâm hồn mình do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh mang lại, anh đã tưngh chiêm nghiệm bản thân cái đẹp chính là đạo đức, vậy mà hóa ra đằng sau cái đẹp toàn bích, toàn diện mà anh vừa bắt gặp trên biển xa lại chặng phải là "đạo đức", là "chân lí của sự hoàn thiện". Sự thật cuộc sống làm người nghệ sĩ bất ngờ, day dứt và ám ảnh khôn cùng.

3. Câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện là câu chuyện về sự thật cuộc đời. Nó như giúp những người như Phùng và Đẩu hiều được nguyên do của những điều tưởng như vô lí. Bề ngoài, đó là một người đàn bà quá nhẫn nhục, cam chịu, bị chồng thường xuyên hành hạ, đánh đập khốn khổ, nhưng vẫn nhất quyết gắn bó với người đàn ông vũ phu ấy. Lời giãi bày của người mẹ đáng thương chất chứa những hi sinh, thương yêu vô bờ bến cho những đứa con của mình. . Sự cam chịu nhẫn nhục của người đàn bà thương con này là một lựa chọn duy nhất. Vì thương con mà bà không thể tìm một lối thoát nào khác cho mình. Trong đau khổ triền miên, bà vẫn chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi cho mình. Câu chuyện người đàn bà càng khẳng định một cách nhìn của người nghệ sĩ về cuộc đời và con người : không thể dễ dãi,đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự việc, hiện tượng, cuộc sống.

4. Người đàn bà vùng biển là một nhân vật vô danh, không tên, không tuổi nhưng lại được tác giả tập trung thể hiện tính cách, số phận một cách sinh động,đặc sắc. Đó là một người đàn bà khoảng 40, thô kệch, mặt rỗ,lúc nào cũng xuất hiện với khuôn mặt mệt mỏi, dấu vết in hằn của một cuộc đời nhọc nhằn, lam lũ. Thầm lặng chịu mọi đau đớn, hành hạ được bà coi là một việc tất yếu, đương nhiên, bởi trong cuộc mưu sinh đầy cam go, trên chiếc thuyền kiêm sống ngoài xa cần có một người đàn ông khỏe mạnh và biết nghề, chỉ vì  những đứa con của bà cần được sống và lớn lên, đó chính là lòng nhân hậu, bao dung, đức hi sinh đẹp đẽ của người mẹ, khiến người đọc cảm thông và trân trọng.

Cuộc sống đói nghèo, quẩn quanh những lo toan, cực nhọc đã biến người con trai cục tính nhưng hiền lành năm xưa thành một người chồng vũ phu, độc ác. Cứ khi nào khổ quá, ông lại đánh vợ.  Lão đàn ông vừa là nạn nhân của cuộc sống khốn khổ, vừa là thủ phạm gây nên bao đau khổ cho chính những người thân của mình. Chị em thằng Phác chính là những đứa trẻ đáng thương, trực tiếp hứng chịu những bi kịch gia đình mà bố chúng gây ra. Chị thăng Phác là  một cô bé yếu ớt mà can đảm, phải vật lộn để tước con dao trong tay thằng em để tránh không cho nó làm một việc trái luân thường đạo lí. Cô bé tan nát, đau đớn khi chứng kiến những cảnh tượng bi kịch của gia đình. Hành động của cô bé là hành động đúng, cô là điểm tựa vững chắc cho người mẹ đáng thương và cản được việc làm dại dột của đứa em trai.  Những ngây thơ, non dại của một thằng bé con khiến người ta nhói đau và cảm động bởi tình thương mẹ da diết, xót xa.

Phùng vốn là một chiến sĩ vào sinh ra tử, anh căm ghét mọi sự áp bức, bất công, sẵn sàng làm tất cả vì điều thiện, vì công bằng. Tâm hòn người nghệ sĩ thật sự tinh tế, nhạy cảm khi xúc động, ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tinh khôi của thuyền biển lúc bình minh nhưng cũng vỡ òa khi phát hiện ra đằng sau đó là sự bạo hành, xấu xa. Chiếc thuyền nghệ thuật thì ở ngoài xa, còn sự thật cuộc đời lại nằm rất gần. Nghệ thuật chân chính phải chính là cuộc đời đó mà tồn tại, mà lên tiếng. Bởi thế, người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp nhưng cũng phải là người nghệ sĩ biết thấu cảm những buồn vui, cay đắng đời.

5. Cách xây cốt truyện của Nguyễn Minh Châu nừm chính ở cách tạo tình huống mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Tình huống Phùng chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ chính là một sự kiện có ý nghĩa bộc lỗ mọi mối quan hệ, bộc lỗ khả năng ứng xử, thử thách phẩm chất, tính cách  của con người. Trước đó, anh nhìn đời bằng con mắt nghệ sĩ đầy rung động mê say trước cái đẹp trời cho của thuyền biển sớm mai. Nhưng chính trong giây phút thăng hoa đó, tâm hồn nghệ sĩ lại va chạm rất mạnh vào sự thật ở đời. Tình huống được lặp lại lần hai, từ đó Phùng có cách nhìn đời khác hẳn. Tình huống truyện được tác giả đẩy lên cao trào và ngày càng xoáy sâu hơn để phát hiện tính cách con người, phát hiện sự thật cuộc đời.

6. Ngôn ngữ  người kể chuyện và ngôn ngữ nhân vật trong truyện cũng hết sức phong phú, độc đáo. Người kể chuyện là nhân vật Phùng, cũng chính là hóa thân của tác giả. Lựa chọn người kể như vậy đã tạo ra một điểm tựa trần thuật sắc sảo, tăng cường khả năng khám phá đời sống của tình huống truyện, lời kể chuyện trở nên khách quan, chân thật, giàu sức thuyết phục.

Ngôn ngữ các nhân vật phù hợp với đặc điểm tính cách của từng người. Việc sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt và sáng tạo góp phần khắc sâu thêm chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm

 

 

Bình luận (0)
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Hồng
16 tháng 2 2016 lúc 10:54

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh năm 1936, quê ở Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học sư phạm, ông lên dạy học ở Lào Cai và bắt đầu viết văn. Năm 1976, ông chuyển về công tác tại Hà Nội, làm Phó giám đốc - Tổng biên tập Nhà xuất bản Lao động, Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí " Văn học nước ngoài". năm 1988, ông nhận Giải thưởng văn học ASEAN và 2001 ông nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Tác phẩm chính : "Đồng bạc trắng hoa xòe"- 1979, "Vùng biên ải" - 1983, " Mùa lá rụng trong vườn" - 1985. "Ngày đẹp trời" - 1986. "Đám cưới không có giấy giá thú" - 1989, "Trăng soi sân nhỏ" - 1994, "Một chiều đông gió" - 1998....

2. Tác phẩm

"Mùa lá rụng trong vườn" là cuốn tiểu thuyết được tặng Giải thường Hội nhà văn Việt Nam năm 1986. Tác phẩm thể hiện sự quan sát và cảm nhận tinh nhạy của nhà văn về những biến động, những thay đổi trong tư tưởng và tâmlis của con người Việt Nam trong giai đoạn xã hội chuyển mình, bỏ dần mô hình kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường với những rạn vỡ tất yếu theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực trong quan niệm sống, cách sống và cách lựa chọn các giá trị. Chuyện  xảy ra trong chính gia đình ông Bằng, một  gia đình được coi là nề nếp, luôn giữ gìn gia pháp, gia phong, nay trỏe nên chao đảo trước những cơn địa chấn tinh thần từ bên ngoài.Nhà văn bày tỏ niềm lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống trước những đổi thay của thời cuộc

II. Trả lời câu hỏi

1. Dù hiện tại đã có giá đình riêng, đã sống một số phận khác, ít còn liên quan đến gia đình người chồng đầu tiên đã hi sinh trong chiến tranh nhưng chị Hoài vẫn luôn luôn quan tâm đến từng người và gắn bó với những biến động buồn vui của gia đình người chồng cũ. Nét đẹp tình nghĩa  và thủy chung trong tâm hồn người phụ nữ này đã khiến tất cả mọi người trong gia đình với những tính cách khác nhau, đều yêu quý chị. Việc chị đột ngột trở về sum họp với gia đình người chồng cũ trong buổi chiều cuối năm, dự bữa cơm cúng tất nên, cách chị quan tâm đến từng người trong nhà, những món quà quê giản dị..... chứa đựng những tình cảm chân thành, thủy chung, nghĩa tình mộc mạc, nồng hậu. Chị trở lại với gia đình bố chồng trước đây của mình khi gia đình ấy đang có những thay đổi không vui, những rạn vỡ trong mối quan hệ giữa các thành viên, do những biến động của xã hội. Sự có mặt của chị đã gắn kết mọi thành viên trong gia đình, đánh thức tình cảm thiêng liêng về gia tộc. Bữa cơm cũng tất niên đã thể hiện rõ nhất vai trò quan trọng của chị Hoài đối với gia đình người chồng cũ và tình cảm trân trọng, yêu quý của mọi người đối với chị.

2. Cả ông Bằng và chị Hoài đều vô cùng lo lắng trước những biến động theo chiều hướng xấu đi của gia đình. sự xuất hiện bất ngờ của chị Hoài khiến ông Bằng xúc động mạnh mẽ. Trong khoảnh khắc ngắn ngủi, khuôn mặt ông thoáng chút ngẩn ngơ. Chị Hoài trọng tình cảm, sống trong mối giao cảm đặc biệt với gia đình ông Bằng. vả lại, do xa cách người thân lâu ngày, nên bây giờ được gặp ông Bằng và các em, chị không giấu nổ tâm trạng vui mừng khôn tả.

Sự xúc động sâu sắc của hai người thể hiện tình cảm chân thành giữa những người trong gia đình. Nhưng quan trọng hơn, nó dự cảm những gì tốt đẹp trong truyền thống gia đình mà giờ đây, trước bao tác động của thời cuộc, đang có nguy cơ bị băng hoại.

3. Khung cảnh tết và dòng tâm tư cùng với lời khấn của ông Bằng trước bàn thờ gợi cho ta những xúc cảm, suy nghĩ sâu xa, thiêng liêng hướng về nguồn cội, giúp ta ý thức sâu sắc hơn về bảo vệ các giá trị truyền thống của dân tộc, nâng cao trách nhiệm giữ gìn những giá trị tốt đẹp trong quá khứ.

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Trần Gia Nguyên
16 tháng 2 2016 lúc 11:31

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Nguyễn Khải ( 1930-2008), tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ra ở Hà Nội nhưng quê gốc ở Nam Định. Thủa nhỏ, ông sống ở nhiều nơi. Tham gia các mạng từ khi đang học trung học, Nguyễn Khải từng gia nhập đội tự vệ chiến đấu ở Hưng Yên, sau đó vào bộ đội, làm y tà rồi làm báo. Năm 951, ông làm công tác tuyên huấn ở Phòng chính trị Liên khu III. Năm 1952, ông làm Thư ký toàn soạn báo "Chiến sĩ" của Khu IV. Từ 1955, ông công tác ở tòa soạn tạp chí "Văn nghệ quân đội", là Ủy viên Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam. Năm 2000, ông nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

Tác phẩm chính : "Xung đột" - tiểu thuyết, 1959-1962;  "Mùa lạc" - 1960, "Một chặng đường" - 1962, "Họ sống và chiến đấu" - 1966, "Hòa Vang" - 1967...

2. Tác phẩm

Truyện ngắn " Một người Hà Nội" phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước.

II. Trả lời câu hỏi

1. Nhân vật trung tâm là cô Hiền, được tác giả xây dựng là một người Hà Nội bình thường như bao người Hà Nội khác, đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm , nhưng vẫn giữ được cái cốt cách, bản lĩnh và nếp sống văn hóa của con người nơi đây. Tính cách thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm những quan điểm, thái độ của mình trước cuộc sống chính là nét đẹp tâm hồn, cá tính của cô. Trước niềm vui kháng chiến thắng lợi, miền Bắc bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cô nhìn nhận một cách khách quan. Đầu óc thực tế của cô tính toán rất khôn khéo mọi việc trước sau.

Cuộc đời Hiền song hành cùng lúc với những chặng đường dài, những biến động lớn lao của đất nước. Lịch sử dân tộc được soi sáng qua số phận, cách ứng xử của từng cá nhân. Cô Hiền luôn giữ được những phẩm giá, nhân cách tốt đẹp của mình, sống vì vận mệnh đất nước. Xuất phát từ lí tưởng cao đẹp xây dựng một xã hội nhân ái, không có cảnh người bóc lột người, chế độ mới chỉ trân trọng lao động sáng tạo của từng người, không chấp nhận hiện tượng ông chủ và kẻ làm thuê, vì thế, sau hòa bình lập lại ở miền Bắc mới có chính sách cải tạo tư sản. Cô không đồng ý cho chồng mua máy in và thuê thợ làm chỉ vì cô muốn góp phần vào công việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ để nhanh chóng khôi phục đất nước sau chiến tranh.

Bước vào cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, cô vô cùng thương con, lo lắng cho con nhưng sẵn sàng cho con ra trận như những thanh niên khác. Những bộc bạch giản dị, chân thành nhưng ngời sáng một cách tự trọng, một tấm lòng yêu nước thiết tha.

Cô Hiền là biểu tượng của "một hạt bụi vàng" của Hà Nội. Ánh vàng đó chính là truyền thống đẹp đẽ, cốt cách trong sáng của con người nơi đây.

2. Dũng là đứa con trai đầu mà cô Hiền rất yêu quý. Anh đã sống đúng với những lời mẹ dạy về cách sống của người Hà Nội. Năm 1965, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt, vừa tốt nghiệp trung học, Dũng tình nguyện đăng kú xin đi đánh Mĩ. Anh lên Thái nguyên huấn luyện và vào Nam chiến đấu suốt 10 năm. Dũng may mắn trở về nhưng còn biết bao thanh niên khác đã anh dũng hy sinh. Trong đó có Tuất, cùng nhập cũ với Dũng. Cuộc gặp gỡ mẹ của Tuất đã cho ta thấy chính những con người này đá khẳng định và gìn giữ cốt cách tinh thần của người Hà Nội nói riêng và những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam nói chung

Tuy nhiên cũng có một góc khác, một phần khác của sự thật, của cuộc sống mà người nghệ sĩ đã thẳng thắn nhìn vào và phản ánh trong tác phẩm của mình. Họ đã đánh mất đi sự tinh tế, thanh lịch, nhẹ nhàng của người Hà Nội

3. Chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc  Sơn bị bão đánh bật rễ rồi lại hồi sinh gợi những suy nghĩ, chiêm nghiệm về quy luật bất diệt của sự sống, thể hiện quy luật của sự vận động xã hội. Hà Nội đẹp đẽ, thanh bình, Hà Nội trải qua nhiều biến cố dữ dội nhưng vẻ đẹp, sức sống, truyền thống văn hóa của Hà Nội cũng bề bỉ trường tồn cũng tạo vật, thiên nhiên

Ý nghĩa triết luận đậm nét sâu sắc của chi tiết nghệ thuật cây si cổ thụ đã thể hiện sinh động phong cách ngòi bút Nguyễn Khải

4. Giọng điệu trần thuật của Nguyễn Khải phản ảnh rất sinh động lập trường xã hội, tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, khẳng định phong cách nhà văn và tác động sâu sắc đến độc giả. Đó là một giọng điệu đầy chiêm nghiệm, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng suy tư, vừa giàu chất khái quát, triết lí, vừa đậm tính đa thanh

 

Bình luận (0)
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Quang
16 tháng 2 2016 lúc 13:51

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

 Lỗ Tấn ( 1881-1936) tên khai sinh là Chu Thụ Nhân. Ông sinh ra ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang trong một gia đình quan lại sa sút. Bố mất từ năm 13 tuổi, ông mong ước được học nghề y từ đó. Ông từng học nghề hàng hải để được đi đây đó mở mang tầm mắt. Sau đó ông lại học nghề khai mỏ với ước vọng góp phần làm giàu cho Tổ quốc. Nhưng tất cả đều thất bại. Cuối cùng ông chuyển sang làm văn nghệ

Tác phẩm chính : " Gào thét", " Bàng hoàng", " Chuyện cũ viết lại", các tạp văn " Nấm mồ", "Gió nóng", "Hai lòng"...

2. Tác phẩm

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Trung Quốc bị các nước đế quốc xâu xé. Xã hội Trung Hoa biến thành phong kiến nửa thuộc địa, thế nhưng nhân dân lại an phận chịu nhục. Đó là căn bệnh đới hèn, tự thỏa mãn, cản trở nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. " Thuốc" ra đời đúng vào hoàn cảnh ấy như một lời cảnh  tỉnh những ai còn ngơ ngác trước thời cuộc, chỉ ra cho họ thấy rằng Trung Quốc đang như con bệnh trầm kha chỉ có thể tiêu diệt hết thứ vi rút đớn hèn mới có cơ hội cứ được  con bệnh thập tử nhất sinh ấy.

"Thuốc" được viết ngày 25-4-1919 và được đăng trên tạp chí "Tân thanh niên" dúng vào dịp phong trào Ngũ tứ nổ ra

II. Trả  lời câu hỏi

1. Chiếc bánh bao tẩm máu người trong truyện được những người đao phủ làm ngay sau khi khai đao xử tử kẻ tử tù. Và người ta dùng nó để chữa bệnh lao. Nhưng đó là một liều thuốc độc hại bởi nó gợi đến suy tưởng về lịch sử Trung Quốc mấy nghìn năm là lịch sử " nhân nhục nhân" - người ăn thịt người. Và vì thế, hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người trở thành biểu tượng cho sự u mê, tăm tối vì mê tín, dị đoan của những người dân Trung Quốc xưa.

2. Hạ Du là một nhà văn cách mạng có nghĩa khí, có tư tưởng cách mạng tiến bộ, chiến đấu vì nhân dân lao động. Nhưng trong cuộc bàn luận trong quán trà, những người nông dân Trung Quốc lại lên án Hạ Du, coi Hạ Du như một thứ giắc cỏ rác. Hành động của những người nông dân Trung Quốc cho thấy họ chưa được giác ngộ về cách mạng, chưa hiểu hết về những người như Hạ Du. Và vì thế , họ chưa ủng hộ cách mạng, cái chết của Hạ Du dường như có điều gì oan ức.

Qua cuộc bàn luận trong quán trà, Lỗ Tấn nhắc nhở vừa nghiêm khắc phê phán những người làm cách mạng thời ấy đã mắc bệnh xa rời quần chúng, không làm được công tác dân vận, giác ngộ tư tưởng cho quần chúng nhân dân.

3. Không gian nghệ thuật của truyện là tù hãm, ẩm mốc, bế tắc nhưng thời gian nghệ thuật thì có tiến triển. Từ mùa thu "trảm quyết" đến mùa xuân Thanh minh đã thể hiện mạch lạc suy tư lạc quan của tác giả.

Thời gian nghệ thuật của truyện được khuôn vào trong hai thời điểm của mùa thu và mùa xuân. Hai cảnh đầu xảy ra vào mùa thu còn cảnh sau xảy ra vào mùa xuân. Hai con người ra đi vào mùa thu như sự đồng điệu với cái tàn tạ vốn có của mùa. Hai cái chết của hai người trai trẻ có số phận khác nhau và cái cách họ chết cũng không giống nhau. Thế nhưng, đến mùa xuân, hai bà mẹ có chung nỗi đau khổ dường như đã đồng cảm với nhau. Đặt câu chuyện vào thời gian của hai mùa : một mùa có tính chất tàn tạ và khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh, tác giả dường như muốn gửi gắm vào đó một niềm hi vọng. Hi vọng về một sự hồi sinh. Dù không có những biểu hiện thật rõ ràng, song với cách kết cấu thời gian nghệ thuật như thế và với hình ảnh " những cây dương liễu mới đâm ra được chồi non bằng nửa hạt gạo"  ở phần sau của truyện, tác giả đã gieo vào lòng người đọc một hi vọng về cuộc sống mới mẻ hơn, đỡ u ám hơn cho những số phận tối tăm, đau khổ trong tác phẩm

Mùa xuân Thanh minh, người mẹ Hạ Du đến mọ con kinh ngạc về vòng hoa trên mộ con. Không phải vòng hoa của họ hàng. Không phải vòng hoa của hàng xóm.... Vậy ắt hẳn, đó là vòng hoa của những người đồng chí của Hạ Du. Vậy là những người cách mạng vẫn còn. Hình ảnh vòng hoa là hiện thân của phong trào cách mạng vẫn đang âm thầm sống và sẽ sống mãnh liệt trong cái mùa xuân tràn trề sức sống ấy.

Bình luận (0)
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Hoàng Thị Tâm
16 tháng 2 2016 lúc 15:02

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác  giả

Mi- Khai - in A - lếc - xan - đrô - vich Sô - Lô - Khốp ( 1905-1984) là nhà văn hiện thực vĩ đại của Liên Xô. Ông sinh trưởng trong một gia đình nông dân thuộc thị trấn Vi -ô - sen - xcai - a, một địa phương ở vùng thảo nguyên sông Đông, thuộc tỉnh Rô - stôp của Liên Xô

Ông tham gia nhiều công tác khi cách mạng nội chiến bùng nổ và tích cực hoạt động văn nghệ, viết văn. Sau chiến tranh, ông tập trung sáng tác. Ông được nhận giải Nobel về văn học năm 1965.

Tác phẩm chính : Những truyện ngắn sông Đông, Sông Đông êm đềm, Đất vỡ hoang, Họ chiến đấu vì tổ quốc....

2. Tác phẩm

Truyên ngắn " Số phận con người" của Sô - lô - khốp được ra mắt trong những ngày đầu năm 1957. Truyện có ý nghĩa khá to lớn đối với toàn bộ sự phát triển của nền văn xuôi Xô Viết xuốt giai đoạn sau này.  Ở đây, tác giả tập trung thể hiện hình tượng con người bất hạnh trong chiến tranh. Truyện được in trong tập " Truyện sông Đông"

"Số phận con người" tập trung khám phá nỗi bất hạnh của con người trong chiến tranh. Song tuy viết về những đau thương, mất mát trong chiến tranh khốc liệt, tác giả vẫn giữ vững niềm tin ở tính cách Nga kiên cường cũng như lòng tin ở cuộc sống bao dung.

II. Trả lời câu hỏi.

1. Hoàn cảnh của An - đrây Xô - cô - lốp sau khi kết thúc chiến tranh và trước khi gặp bé Va - ni - a chứa đầy nước mắt, cay đắng, bất hạnh. Chiến đấu được 1 năm, anh bị thương 2 lần vào tay và chân. Hai năm sau đó anh bị đày đọa trong các trại giam của Đức. Năm 1944, thoát khỏi nhà tù, anh đau đớn biết tin vợ và hai con gái đã bị giết hại, ngôi nhà xưa chỉ còn là một hố bom. Niềm hi vọng cuối cùng giúp anh bấu víu vào cuộc đời này là A - na - tô - li, chú học sinh giỏi toán, đại úy pháo binh, đứa con trai yêu quý đã cùng anh chiến đấu ở Beclin. Thế nhưng,  đúng ngày chiến thắng, con anh lại hi sinh. An - đrây Xô - cô - lốp đã chịu đựng những mất mát ghê gớm, nhưng đó không phải là một ngoại lệ hiếm hoi, mà lại là một trường hợp khá tiêu biểu cho 25 triệu người Xô Viết đã hi sinh. Chính hoàn cảnh đau đớn, bi kịch của An - đrây Xô - cô - lốp đã thể hiện sâu sắc sự khốc liện, tàn bạo của cuộc chiến.

Sau chiến tranh, thứ chờ đợi An - đrây Xô - cô - lốp chính là vực thẳm của nạn nghiện rượu. Bị đẩy vào tình cảnh bi đát, con người thiếu bản lĩnh sẽ dễ rơi vào bất lực, bế tắc. Bao quanh anh chính là sự tuyệt vọng và cô đơn, âm thầm và lặng lẽ. Hoàn cảnh, số phận của An - đrây Xô - cô - lốp đã thể hiện sinh động những nỗi đau đớn, bi kịch của con người trong chiến tranh.

2. Những chi tiết nghệ thuật được chọn lọc tinh tế để bộc lỗ cả sự xót thương và lòng yêu mến của An - đrây Xô - cô - lốp đối với bé Vi - ni - a. Sự ngây thơ, nỗi tội nghiệp của một thằng bé mồ côi, không nơi nương tựa, cho gì căn nấy, bạ đâu ngủ đấy đã đánh động đến tình yêu thương thẳm sâu trong tâm hồn con người.

An - đrây Xô - cô - lốp dùng những hình ảnh nhỏ bé, tội nghiệp để so sánh  với Va - ni - a nhỏ bé và xót xa, đau đớn khi nghe thấy tiếng thở dài của bé.  Tình người ấm áp đã khiến con người choán váng vì hạnh phúc được nương tựa, sẻ chia.

Tình yêu thương có khả năng chữa lành những vết thương trong tâm hồn con người. Chính lòng nhân ái giúp cho hai con người cô đơn, côi cút có thể vượt qua số phận bi kịch của chính mình và tìm đến sưởi ấm cho nhau.

Điểm nhìn của nhân vật An - đrây Xô - cô - lốp hoàn toàn trùng khớp với điểm nhìn của tác giả. Đó là một điểm nhìn chan chứa yêu thương, hướng tới cuộc sống bình yên, tâm hồn trong sáng của trẻ thơ, đậm đã giá trị nhân đạo.

3. Cuộc đời đau khổ, cô đơn của An - đrây Xô - cô - lốp với những khó khăn chồng chất đã được nhà văn miêu tả hết sức sinh động, chân thực. Câu chuyện xe oto của anh quệt phải con bò, chính là câu chuyện về kế sinh nhai, nghe qua tưởng là bông đùa, dí dỏm, nhưng ngẫm lại mới thấy xót đau, chua chát : "Con bò đứng dậy ve vẩy đuôi rồi chạy vào ngõ hẻm, còn tôi bị tước bằng lái" .

4. Nhà văn tin tưởng  vào một thế hệ tương lai qua hình ảnh chú bé Va - ni - a : nghĩ rằng con người Nga đó, con người có ý chí kiên cường, sẽ đứng vững được và sống bên cạnh bố, chú bé kia một khi lớn lên sẽ có thể đương đâu với mọi thử thách. ... Nhà văn tin vào sức mạnh tiềm ẩn và những cống hiến  thầm lặng mà to lớn của thế hệ những An - đrây Xô - cô - lốp nói riêng và Con người Nga nói chung trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đoạn cuối là lời nhắc nhở, kêu gọi sự quan tâm, trách nhiệm của toàn xã hội đối với mỗi số phận cá nhân bất hạnh. Đoạn trữ tình ngoại để này là đoạn văn thể hiện tập trung ý nghĩ của cả đoạn trích được học.

5. Với An - đrây Xô - cô - lốp, trong cuộc sống, con người có thể gặp rất nhiều bất hạnh, nỗi đau, sự mất mát. nhưng nhà văn không mất đi niềm hi vọng và niềm tin hạnh phúc của con người Theo ông, con người cần biết dựa vào nhau để có được hạnh phúc, giống như Xô - cô - lốp và Va-ni-a đã đến với nhau để kiếm tìm chỗ dựa cho hạnh phúc của mình

 

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
17 tháng 2 2016 lúc 13:05

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả :

Ơ nit Hê - minh - uê ( 1899-1961) sinh trưởng trong một gia đình khá giả tại ngoại ô Chi - ca - gô. Ông làm nghề phóng viên  rồi bị bắt, bị thương khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 1. Ông làm phóng viên mặt trận tại Tây Ban Nha khi tham gia chiến tranh thế giới thứ 2. Cuối đời ông sống tại Cu Ba và tự tử do cảm thấy không tiếp tục công việc mà suốt đời theo đuổi đó là "viết áng văn xuôi đơn giản, trung thực về con người"

2. Tác phẩm

Đây là tác phẩm Ơ nit Hê - minh - uê viết vào giai đoạn cuối đời. Là tác phẩm hay nhát cuối cùng trước khi nhà văn mất. Đoạn trích mà một biểu tượng về con người cho đến giờ phút cuối cùng vẫn theo đuổi một kì vọng và ráng sức đoạt lấy nó. Cuộc săn bắt cá của ông lão thực chất là một ẩn dụ về quá trình thực hiện khát vọng, dù có đơn độc, thất bại nhưng âm hưởng gợi lên đầy sinh khí và mãnh liệt

II. Trả lời câu hỏi

1. Hình ảnh những vòng lượn của con cá kiếm được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn trích thể hiện nhiều ý nghĩa khác nhau :

- Khi chưa thể nhìn thấy con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô chỉ có thể đoán biết về nó qua những vòng lượn. Quan sát những vòng lượn khi rộng, khi hẹp kết hợp với cảm giác đau đớn nơi bàn tay, ông lão không chỉ ước lượng được về khoảng cách mà còn có thể đoán được từng cử chỉ, động tĩnh của con cá kiếm từ đó mà điều chỉnh sợi dây hòng thu phục con cá kiếm. Sự lặp lại những vòng lượn của con cá kiếm đã góp phần gợi lên hình ảnh một ngư phủ rất giàu kinh nghiệm, rất lành nghề giữa chốn biển khơi đầy gian nan thử thách.

- Những vòng lượn cũng đồng thời vẽ lên những cố gắng cuối cùng dù tuyệt vọng những cũng hết sức mãnh liệt của con cá kiếm. Những cú quật mạnh hòng thoát khỏi sự bủa vay của người ngư phủ cho thấy con cá kiếm cũng dũng cảm kiên cường không kém gì đối thủ của mình.

2. Trong cuộc chiến  với con cá kiếm phần cuối của tác phẩm, sau ba ngày, hai đêm vật lộn với sống gió và việc kìm giữ con cá kiếm, ông lão Xan-ta-a-gô đã mệt nhoài. Cuộc chiến lại diễn ra khi thời tiết khắc nhiệt, rất lạnh giá vào lúc nửa đêm, khi ông lão đang buồn, thậm chí đã rơi vào tình thế vô vọng. Nhưng bằng sự nhạy bén của một ông già từng có nhiều kinh nghiệm nơi biển cả, ông đã huy động mọi giác quan vào cuộc chiến.

- Thị giác : Ban đầu lão chỉ có thể phán đoán con cá, phán đoán đường bơi của nó qua độ nghiêng và sức căng của sợi dây. Nhưng rồi khi nó bắt đầu mệt và sợi dây đã được ông lão cuộn vào gần hơn thì ông lão cảm thấy nó trồi lên và cái đuôi nó nhô lên mặt nước. Đến lúc ông có thể nhìn thấy mắt con cá thì ông quyết định ra đòn. Ông lão phóng lao và thế là con cá kiếm ương ngạnh bị chinh phục bởi ông lão giàu kinh nghiệm và bản lĩnh

- Xúc giác : Dù không trực tiếp tiếp xúc con cá nhưng qua những vật trung gian, ông lão Xan-ta-a-gô vẫn có thể cảm nhận được từng cử động của nó. 

Xem xét các chi tiết miêu tả, chúng ta có thể nhận thấy nó được sắp xếp theo trình tự của cuộc chinh phục con cá kiếm. Ban đầu là những cảm nhận và quan sát từ xa rồi đến gần hơn. Cách miêu tả này kết hợp với những lời độc thoại nội tâm của ông lão Xan-ta-a-gô đã giúp nhà văn thể hiện sinh động cuộc đối đầu vừa quyết liệt vừa đấy trí tuệ giữa con người với thiên nhiên. Nó ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động, ngay cả lúc tưởng như đã kiệt sức và vô vọng vẫn chiến đấu đến cùng. Đó là biểu tượng về khát vọng vĩ đại của con người trong cuộc sống : không gục ngã, không đầu hàng số phận

3. Ông lão không chỉ cảm nhận đối tượng bằng giác quan của một người đi săn, một kẻ chỉ nhằm tiêu diệt đối thủ của mình. Qua đoạn trích có thể thấy được thái độ của ông lão với con cá kiếm. Đó cũng là một trạng thái tâm lí phức tạp, thậm chí trái ngược nhau. Ông vừa yêu quý con cá nhưng cũng muốn chinh phục nó cho kỳ được, ông gọi nó là người anh em. Chính trong cuộc săn đuổi đó, ông lão đã bộc lộ những phẩm chất cao quý của một con người theo đúng nghĩa. Con cá kiếm cũng vậy, trong cuộc chiến đó, nó không lặn xuống bể sâu làm đứt dây câu cũng không lồng lên làm đắm thuyền. Nó chấp nhận cuộc đấu sòng phẳng. Ta thấy thêm một nét tính cách nữa ở nhân vật Xan-ta-a-gô : Đó là sự ngưỡng vọng trước cái đẹp, cái cao cả và khát khao hòa hợp với thiên nhiên. Vì vậy, mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm còn là mối quan hệ giữa cái đẹp và người ngưỡng mộ, thưởng thức và khát khao chiếm lĩnh cái đẹp.

4. Đó là một con cá cực lớn. Chỉ riêng cái bóng đen của nó cũng khiến ông lão - một người đi biển cừ khôi phải kinh ngạc. Vẻ bề ngoài của nó vừa gợi lên một sức mạnh ghê gớm, sự oai phong và kì vĩ nhưng cũng có phần duyên dáng. Con cá cũng có phẩm chất được nhà văn chú ý, khai thác : nó rất khôn ngoan, nó không vội vã cắn câu khi ông lão buông mồi mà thử rất khéo và tinh. Nó tỏ ra kiên cường  và có sức chịu đựng tốt. Ngay cả khi đã cắn câu, chú ta vẫn rất khôn ngoan. Ông lão tập trung tinh thần để phóng mũi lao quyết định nhưng chú cá như đoán được ý định, lật người qua bơi đi.

- Cái chết của con cá kiếm cũng có nét kiêu hùng khác thường : dường như nó không chấp nhận cái chết, nó phóng vút lên mặt nước... Ngay cả khi đối mặt với cái chết, con cá vẫn thể hiện được sự kiêu hãnh, oai hùng

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Quang Hưng
16 tháng 2 2016 lúc 10:53

I- Tiểu dẫn:

 1- Tác giả:

– Lưu Quang Vũ ( 1948 – 1988 ) sinh ra ở Phú Thọ, quê ở Quảng Nam.

– Ở những năm 80 của thế kỉ XX tên tuổi của Lưu Quang Vũ nổi lên như một hiện tượng tạo tiếng vang. ( 50 vở kịch trong vòng 7,8 năm ).

 + Cảm hứng sáng tạo và tài năng.

 + Không khí xã hội cùng đời sống sôi động.

– Nhiều vở kịch đoạt giải cao trong các kì hội diễn.

– 1988 mất vì tai nạ giao thông.

– 2000 được tặng giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.

 2- Tác phẩm:

– Sáng tác theo hướng khai thác cốt truyện văn học dân gian → nhằm gởi gắm những suy nghĩ về nhân sinh và phê phán một số hiện tượng tiêu cực.

– Đoạn trích thuộc cảnh VII & đoạn kết của vở kịch: Diễn tả sự đau khổ, dằn vặt và quyết định cuối vô cùng cao thương của hồn Trương Ba.

II- Đọc hiểu:

 1- Diễn biến tình huống kịch: Đoạn trích là lúc xung đột lên đến đỉnh điểm.

– Hồn Trương Ba không thể sống thế này mãi, hồn muốn thoát khỏi thân xác kềnh càng, thô lỗ.

– Cuộc đối thoại giữa hồn và xác với sự giễu cợt tự đắc của xác khiến hồn càng trở nên đau khổ, tuyệt vọng.

– Thái độ cư xử của người thân khiến hồn Trương Ba bế tắc: quyết định giải thoát.

– Cuộc gặp gỡ – đối thoại giữa hồn Trương Ba & tiên Đế Thích để dẫn đến quyết định cuối của hồn Trương Ba.

 2- Hồn TB khi ngụ trong xác anh hàng thịt: Có những thay đổi rõ rệt.

– Không con chăm chỉ – hết lòng yêu thương vợ con. Không con quan tâm đến chuyện của bà con chòm xóm.

– Vụng  về, thô lỗ, phũ phàng.

– Con dâu: xót xa – ngỡ ngàng bởi không còn được thấy hình ảnh con người “ hiền hậu, vui vẻ, tốt lanh như thầy của chúng con xưa kia”

→ Những thay đổi này người thân phải chứng kiến & chịu đựng.

3- Cuộc đối thoại giữa hồn TB và tiên Đế Thích – Quyết định cuối của hồn Trương Ba:

a) Ý nghĩa của lời thoại:

– Là nơi tác giả gởi gắm những quan niệm về lẽ sống, cái chết và hạnh phúc.

 + Không thể bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo…

 + Sống nhờ vào đồ đạc …

– Ý nghĩa:

 + Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài hoà, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng thì không nên chỉ đổ tội cho xác và không thể an ủi, vỗ về bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn.

 + Sống nhờ, sống gởi, sống chắp vá, khong được là mình thì cuộc sống ấy thật là vô nghĩa.

– Qua lời thoại, nhân vật ý thức rõ hoàn cảnh của mình: đầy trớ trêu và bi hài.

b) Quyết định cuối của hồn TB: cho cu Tị được sống lại còn mình thì chết hẳn.

– Nguyên nhân:

 + Hồn TB ngày càng thấm thía nỗi đau xót trớ trêu: bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

 + Có được nhận thức tỉnh táo + tình thương cu Tị → quyết định dứt khoát.

 + Cái chết cu Tị đẩy nhanh diễn biến kịch đễn “mở nút”→  quyết định cho thấy nhân vật là một con người nhân hậu, sáng suốt, giàu lòng tự trọng: Đã ý thức được ý nghĩa sự sống.

– Ý nghĩa phê phán của đoạn trích:

+ Chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thu đến trớ trêu, thô thiển.

 + Lấy cớ là tâm hồn thanh cao mà không chăm lo đến sinh hoạt vật chất, không phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn.

→ Là biểu hiện của chủ nghĩa duy tâm, chủ quan, lười biếng không tưởng.

III- Kết luận: Đoạn trích đã khái quát ý nghĩa tư tưởng và chiều sâu triết lí với ý nghĩa:

– Mâu thuẫn giữa linh hồn và xác thịt, giữa đạo đức và tội lỗi.

– Bi kịch của con người không được sống thật với mình.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Nguyệt
17 tháng 2 2016 lúc 14:12

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả

Trần Đình Hượu ( 1928-1995) quê ở Võ Liệt, Thanh Chương, Nghệ Anh. Từ năm 1963-1993, ông giảng dạy tại khoa văn trường Đại học tổng hợp Hà Nội. Ông chuyên nghiên cứu lịch sử tư tưởng văn học Việt Nam trung cận đại

Tác phẩm tiêu biểu : Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930, Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại ( 1995), Đến hiện đại từ truyền thống ( 1995)...Ông được phong giáo sư năm 1981 và nhận Giải thưởng Nhà nước về Khoa học xã hội và nhân văn năm 2000

2. Tác phẩm

Văn bản trích từ công trình Đến hiện đại từ truyền thống mục 5, phần II vàtoafn bộ phần III. Đoạn trích thể hiện một cái nhìn khá toàn diện và sâu sắc của tác giả về những nét đặc trưng văn hóa của dân tộc Việt Nam. Theo đó, trên cơ sở phân tích những biểu hiện vừa phong phú, đa dạng, vừa thống nhất trên cả hai mặt đời sống vật chất và tinh thần xã hội, tác giả đã khái quát những mặt tích cực và một số hạn chế của văn hóa truyền thống. 

II. Trả lời câu hỏi

1. Trong đoạn trích, tác giả Trần Đình Hượu đã đề cập đến những đặc điểm của văn hóa truyền thông Việt nam dựa trên cơ sở các phương diện chủ yếu của đời sống tinh thần và vật chất, đó là : tôn giáo, nghệ thuật (kiến trúc, hội họa, văn học), ứng xử (giao tiếp  cộng đồng, tập quán), sinh hoạt ( ăn, ở, mặc). Những mặt  tích cực và hạn chế của mỗi đặc điểm được đan xen vào nhau làm cho bài văn có sự uyển chuyển, hài hòa. Có thể nói, đoạn trích đã nêu được những nét đặc thù của vốn văn hóa Việt Nam để phát huy tiếp tục những giá trị đó trong thời kỳ hiện đại.

2. Đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt nam : " Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. ta không háo hức cái tráng lệ, huy hoàng, không say mê cái huyền ảo, lì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa sinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng hợp tình, hợp lí, sáo quần trang sức, món ăn đều không chuộng sự cầu kì. Tất cả đều hướng vào cái đẹp dịu dàng, thanh lịch, duyên dáng và có quy mô vừa phải." Những nét bản sắc này hình thành từ thực tế địa lí, lịch sử, đời sống cộng đồng của người Việt Nam cũng như hình thành trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp nhận, biến đổi các giá trị văn hóa của một số nền văn hóa khác như Trung Hoa, Ấn Độ. Văn hóa Việt Nam giàu tính nhân bản, tinh tế, hướng tới sự hài hòa trên mọi phương diện

3. Bài viết không tách bạch mặt tích cực cũng như hạn chế của văn hóa Việt Nam mà phân tích song song, xen kẽ nhau. Thậm chí ngay trong những mặt tích cực cũng hàm chứa những hạn chế. Do tính chất trọng sự dung hòa trong tất cả các lĩnh vực của đời sống tinh thần và vật chất nên văn hóa Việt Nam chưa có một vóc lớn lao, chưa có một vị trí quan trọng, chưa nổi bật và chưa có khả năng tạo được  ảnh hưởng sâu sắc đến các văn hóa khác. Theo tác giả, nguyên nhân của những hạn chế này : "Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế khó khăn, nhiều bất trắc" của dân tộc.

4. Những tôn giáo có ảnh hưởng mạnh nhất đến nền văn hóa truyền thống của Việt Nam : Phật giáo, Nho giáo. Người Việt Nam tiếp nhận những tư tưởng tôn giáo này trên cơ sở chọn lọc những tư tưởng tiến bộ, nhân văn của những tôn giáo đó : sự từ bi. hỉ xả của đạo Phật, khao khát giúp nước cứu đời của đạo Nho....Người Việt nhờ Phật để hướng thiện chứ không phải để giác ngộ, siêu thoát. Nho giáo cũng ảnh hưởng mạnh mẽ và rộng rãi đến đời sống văn hóa người Việt, tuy nhiên nó không trở thành tư tưởng cực đoan. 

5. Kết luận trên đã đánh giá khách quan tinh thần chung của nền văn hóa dân tộc. Đó không phải là sự sáng tạo, tìm tòi, khai phá nhưng nó đã khẳng định được sự khéo léo, tinh tế, uyển chuyển  của người Việt trong việc thu nhận và háp thu nhưng tinh hoa văn hóa nhân loại. Chính tinh thần chung đó đã tạo thành một nét riêng độc đáo của văn hóa Việt Nam

6. Dân tộc ta đã trải qua một thời gian dài bị đô hộ, áp bức và đồng hóa. Những giá trị văn hóa gốc phần nhiều bị mai một, xóa nhòa. Bởi vậy văn hóa Việt Nam không thể trông cậy nhiều vào khả năng tạo tác. Chúng ta 'Trông cậy vào khả năng chiếm lĩnh, khả năng đồng hóa các giá trị văn hóa bên ngoài". Và dân tộc ta thực sự có bản lĩnh trong vấn đề này. 

Chúng ta tiếp thu nhưng không bao giờ rập khuôn máy móc văn hóa của quốc gia khác. Tiếp nhận văn hóa ngoại lai, người Việt ngay lập tức biển đổi để nó mang những ý nghĩa riêng của dân tộc mình.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Lê Thị Thanh
16 tháng 2 2016 lúc 16:04

Trả lời câu hỏi :

1. Em hãy tìm một vài ví dụ trong đời sống chứng tỏ rằng : trong thực tế, không phải lúc nào con người cũng chỉ phát biểu những ý kiến mà mình đã chuẩn bị kĩ càng, theo những chủ đề định sẵn

Trả lời:

- Trong buổi họp lớp bất ngờ được mời phát biểu

- Được bạn bè, người thân hỏi ý kiến về một việc nào đó

- Được yêu cầu cho ý kiến trong một cuộc nói chuyện

2. Trên cơ sở những ví dụ đã tìm được, em hãy trả lời câu hỏi : Vì sao con người lại có nhu cầu phát biểu tự do

Trả lời : Con người có nhu cầu phát biểu tự do vì ai cũng muốn được nói lên những tâm tư, nguyện vọng, suy nghĩ của bản thân trước những sự vật, sự việc trong cuộc sống. Mặt khác, việc phát biểu còn khẳng định cái tôi của mỗi người, vì vậy phát biểu tự do là một  hình thức để chúng ta tự khẳng định mình.

3. Những ví dụ trên ây cho thấy, người phát biểu tự do thường không đủ thời gian để chuẩn bị phát biểu. Vậy phải làm thế nào để đạt được thành công ? Hãy chọn các phương án sau đây những câu trả lời đúng

a) Không phát biểu những gì mình không hiểu và thích thú

b) Phải bám sát chủ đề, không để bị xa đề hoặc lạc đề

c) Phải tự rèn luyện để có thể nhanh chóng tìm ý và sắp xếp ý

d) Nên xây dựng lời phát biểu thành một bài hoàn chỉnh

e) Chỉ nên tập trung vào những nội dung có khả năng làm cho người nghe cảm thấy mới mẻ và thú vị

g) Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời

Trả lời : Các phương án nêu trên đều hợp lí

4. Em hãy tưởng tượng tình huống sau ?

Em đang có mặt giữa đông đảo bạn bè, mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về vấn đề (hiện tượng, câu chuyên,..) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ. Em có những ý kiến riêng về một chủ đề này khi nghe thảo luận và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn nghe.

Hãy cho biết

a) Em định phát biểu về chủ đề cụ thể nào ?

Trả lời : Việc nói năng chêm xen tiếng nước ngoài, các kênh truyền hình đáng quan tâm, việc lựa chọn khối thi - trường thị đại học...

b) Vì sao em lại lựa chọn chủ đề ấy ?

Người phát biểu dựa vào hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn lí do phù hợp. Đó là vấn đề bản thân quan tâm, ván đề được sự chú ý của dư luận, vấn đề đang gây bức xúc...

c) Em đã phác nhanh trong óc mình những ý chính nào của lời phát biểu và đã sắp xếp chúng lại theo thứ tự nào ?

Trả lời :

- Nêu thực trạng của vấn đề : vấn đề đó đang diễn ra như thế nào ? Sự quan tâm của dư luận ra sao/tính cấp thiết của vấn đề như thế nào ?

- Thực trạng đó cần được biểu dương/nhân rộng hoặc đáng bị lên án như thế nào ? tại sao ?

- Phương pháp để nhân rộng/ngăn chặn những sự việc trên ?

d) Em định làm thế nào để thu hút sự chú ý của người nghe

Trả lời :

- Nhấn mạnh những chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu

- Đưa ra những thông tin mới, bất ngờ, có sức gây ấn tượng

- Lồng nội dung phát biểu vào những câu chuyện kể lí thú, hấp dẫn

- Tìm cách diễn đạt tiếp nhận trong mọi hoàn cảnh thích hợp, có thêm sự biểu cảm hài hước

- Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ

- Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe

Nên áp dụng tất cả các phương án trên

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Bạch Hà An
17 tháng 2 2016 lúc 15:21

I. Tác giả - Tác phẩm

1. Tác giả 

Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài, sinh ngày 11-12-1926 tại làng Đông Thới, An Biên, Rạch Giá ( nay là tỉnh Kiên Giang). Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông làm công tác văn nghệ tại khi IX Nam Bộ. Hòa bình, ông chuyên tâm cho sáng tác văn chương cũng như những hoạt động biên khảo

Tác phẩm chính :Bà chúa hòn, Chuyện xưa tích cũ, Hương rừng Cà Mau, Bên rừng cù lao Dung, Tây đầu đỏ; Biên khảo " Lịch sử khẩn hoang miền Nam","Tìm hiểu đất Hậu Giang"...

2. Tác phẩm

"Bắt sấu rừng U Minh Hạ " là 1 trong 18 truyện được in trong "Hương rừng Cà Mau" - 1962. Đây là một tác phẩm tiêu biểu trong phong cách nghệ thuật của Sơn Nam.

II. Trả lời câu hỏi

1. Qua "Bắt sấu rừng U Minh Hạ " , bức tranh thiên nhiên và con người vùng U Minh Hạ đã hiện lên sống động, đẹp đẽ. Đó là "Rừng tràm xanh biếc', những cây cỏ hoang dại như lau sậy, mốp, cóc kèn..... và thật lạ lùng, ở ngon rạch Cái Tàu có cái ao sấu " nhiều như trái mù u chín rụng.." . Những con người sống trên vùng đất hoang hóa, dữ dội đó mang trong mình những phẩm chất đẹp đẽ : cần cù, mưu trí, gan góc, can trường, không chỉ có sức sống mãnh liệt mà còn đậm sâu ân nghĩa. Họ thương tiếc những bà con  xóm giềng bị hùm tha sấu bắt. Họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình : câu sấu bằng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống, bắt sấu tay không, ăn ong, bẫy cọp, săn heo rừng...Chính những con người nơi đây đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hóa nơi đất mũi Cà Mau.

2. Tính cách và tài nghệ của Năm Hên đã gây một ấn tượng đặc sắc với người đọc. Đó là "người thợ già chuyên bắt sấu ở Kiêng Giang đạo". Nghe đồn đại về cái ao sấu, ông bơi xuồng đến ngọn rạch Cái Tàu với "vỏn vẹn một lọn nhang trần và một hũ rượu". Lọn nhang dùng để tưởng niệm những người bị sấu bắt, hũ rượu để tăng thêm sự khôn ngoan và sức mạnh để bắt sấu trừ họa cho dân lành. Ông đào sẵn đường thoát, đốt cháy sậy đế, cóc kèn, sấu bị nung nóng, cay mắt, ngộp thở bò lên bị ông đút vô miệng 1 khúc mốp dín chặt hai hàm răng lại, rồi dùng mác xắn lưng sấu cắt gân đuôi, trói hai chân sau, bắt sấu về. Nghệ thuật miêu tả của Sơn Nam đã dựng lên sống động một hình tượng nhân vật mộc mạc, khiêm nhường nhưng lại vô cùng gan góc, mưu trí.

Bài hát của Năm Hên tưởng nhớ hương hồn những người bị cá sấu bắt, chết một cách oan uổng, trong đó có người anh của ông. Bài hát đầy khắc khoải ám ảnh da diết tâm hồn người đọc, thể hiện sinh động cuộc sống khắc nhiệt ở vùng đất U Minh Hạ, đồng thời cho thấy tấm lòng sâu nghĩa tình đồng loại, đồng bào của nhân vật. Lời hát thể hiện xót xa, thương tiếc đầy chân tình của một con người giàu lòng yêu thương

3. Nghệ thuật kể chuyện, sử dụng ngôn ngữ của Sơn Nam trong tác phẩm đã đạt được những thành công độc đáo. Ở điểm nhìn của người trần thuật hàm ẩn, Sơn Nam có lối dẫn chuyện rất thô mộc, tự nhiên mà gọn gàng, sáng rõ. Nét độc đáo của cảnh vật thiên nhiên, tính cách nhân vật được thể hiện chỉ bằng vài chi tiết đơn sơ.. Ngôn ngữ truyện mang phong vị Nam Bộ rất đậm đà, đặc biệt là những phương ngữ được sử dụng thích hợp, với liều lượng vừa đủ khắc họa sâu đậm vóc dáng, tâm hồn của con người, đất rừng, sông nước Cà Mau

4. "Bắt sấu rừng U Minh Hạ "  không chỉ đem đến cho người đọc những cảm giác khám phá đầy say mê, lí thú khi mở ra những điều bí ẩn, độc đáo của thiên nhiên, con người vùng cực nam Tổ Quốc mà còn khiên người ta thêm yêu thương, gắn bó với một phần đất, phần hồn của đất nước mình, quê hương mình. Đâu đây vẫn là vẻ đẹp giầu có mà khắc nhiệt của đất Việt. Vẫn là hồn cốt cần cù, dũng cảm, tài trí, yêu đời của người Việt trong cuộc đấu tranh sinh tồn, mở mang, xây dựng quê hương đất nước. Sự kì thú khi khám phá những yêu thương, thân gần và một tình cảm tự hào tha thiết, đó chính là những xúc cảm thẩm mĩ mà tác phẩm đã đem đến cho người đọc.

 

Bình luận (0)
qwerty
17 tháng 2 2016 lúc 15:23

I.    Tìm hiểu chung

 

1.    Tác giả

 

–    Sơn Nam tên khai sinh là Phạm Minh Tài (1926-2008)
–    Ông sinh tại Đồng Thới- An Biên-Kiên Giang
–    Quá trình sáng tác : chủ yếu trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
–    Tác phẩm tiêu biểu: Tây đầu đỏ, chim quyên xuống đất, hương rừng cà mau…
–    Đặc điểm chính trong sáng tác của Sơn Nam là thắm đượm tình thương yêu thiết tha quê hương đất nước, truyện li kì hấp dẫn nhân vật và ngôn ngữ mang đậm chất nhân dân Nam Bộ

 

2. Văn bản

 

–    Tác phẩm là một trong 18 truyện đặc sắc của Hương rừng Cà Mau. Truyện viết về con người và thiên nhiên rừng U Minh hạ

 

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Thiên nhiên và con người rừng U Minh Hạ

 

–    Thiên nhiên
•    Rừng U Minh Hạ là một địa danh có thật nằm ở phía nam thuộc Cà Mau, nơi đây có rừng Tràm xanh biếc, cây cỏ hoang dại
•    Thiên nhiên nơi đây không chỉ hoang sơ, xanh biếc mà nó còn ẩn chứa nhiều mối nguy hiểm với con người. Đó là những con cá sấu với số lượng nhiều như mù u chín rụng
->    Thiên nhiên đẹp nhưng cũng đầy nguy hiểm
–    Con người rừng U Minh Hạ
•    Họ là những con người cần cù lao động, mưu cao trí bền, gan góc trước thiên nhiên hung dữ ấy, không những thế họ có sức sống mãnh liệt và sống rất có tình nghĩa
•    Dẫu không phải họ hàng, không cùng chung máu mủ nhưng họ vẫn thương xót những con người đã trở thành miếng mồi ngon của những con hùm con sấu
•    Họ vượt qua gian khổ với sức mạng của ý chí, họ đi dám đi câu cá sấu bằng lưỡi câu sắt và con vịt
•    Nhân vật ông Năm Hên trong chuyện thì bắt cá sấu bằng tay không luôn
•    Những chàng trai trẻ thì làm bẫy để bẫy hổ, săn heo rừng
->    Có thể nói con người nơi đây tuy nhỏ bé những ý chí lại ngút ngàn không sợ nguy hiểm gan góc đấu tranh cho sự sinh tồn của đồng loại. Họ sống tình nghĩa với những người xung quanh mình. Tóm lại họ là những người mang đến sức sống mới vùng đất hoang sơ Cà Mau này

2.    Nhân vật ông Năm Hên
 
–    Ông nổi tiếng là một người thợ già nhưng lại có tài bắt cá sấu, ông đã bắt sấu ở Kiên Giang và đặc biệt là ông bắt sấu bằng tay không
–    Ông tình nguyện bơi xuống đến bắt sấu hộ nhân dân làng Khánh Lân trước hết là để trả thù cho nhân dân sau là trả thù cho anh trai đã bị sấu ăn thịt
->    Có thể nói ông Năm Hên hiện lên là một con người sống rất tình nghĩa
–    Ông đi bắt sấu không giống như những người khác. Ông không cần đông người mà chỉ cần một người chỉ đường cho ông tới, một bó nhang thơm và một hũ rượu. Nhang là để tưởng niệm những người đã bị sấu ăn thịt còn rượu là để giúp cho ông có khí thế hơn
–    Cuộc bắt sấu tài tình của ông:
•    Đầu tiên ông đào rãnh sau đó đốt lửa dẫn dụ cá sấu lên bờ
•    Chặn sấu lại và khóa miệng chúng bằng một khúc xốp làm cho hàm răng sắc nhọn của chúng bị cô lập không mở ra được
•    Sau đó ông Năm Hên mạnh mẽ dùng mác khoét lưng cá sấu để cắt gân đuôi trói hai chân sau và bắt chúng về. Như thế chúng vẫn có thể tự bơi ông không cần phải kéo mà chúng vẫn bị bắt về một cách dễ dàng
->    Như vậy qua đây ta thấy ông Năm Hên quả là một người anh hùng dũng cảm mưu trí và giàu kinh nghiệm. Cách bắt sấu của ông mặc dù mới nghe thì ai cũng nghĩ là không thể nào làm được nhưng lại hiệu quả bất ngờ. Thế nhưng ông vẫn rất khiêm tốn, ông bắt sấu để trừ hại cho nhân dân chứ không phải để làm giàu
–    Mọi chuyện xong xuôi ông Năm Hên lại ra đi miệng vẫn luôn luôn hát. Bài hát ấy gợi cho con người ta nhiều cảm nghĩ. Nó giống như là tiếng khóc nài nhỉ như phẫn nộ bi ai để tưởng nhớ những người bị sấu ăn thịt
–    Bài hát ấy cũng nói về cuộc sống vất vả của những người nhân sống gian khổ cùng thiên nhiên khắc nghiệt.
 
III.    Tổng kết
 
–    Nội dung nói về những người dân Nam Bộ kiên trung bất khuất gan góc mạnh mẽ đấu trọi lại thiên nhiên để sống. Họ là những người sống giàu tình thường
–    Nghệ thuật: nghệ thuật kể chuyện đơn giản mà hấp dẫn, cảnh vật cũng như tính cách nhân vật được thể hiện bằng nét vẽ đơn sơ mang sắc thái của người dân Nam Bộ. Ngôn ngữ Nam Bộ

Bình luận (0)