Ôn tập ngữ văn 12

Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
nguyen thi thao
29 tháng 7 2017 lúc 11:56

bọn em ko đồng ý vs ý kiến này bởi vì nếu học sinh mà cứ đi theo lối cũ của cha ông thì sẽ làm cho đất nước bị lạc hậu,thay vào đó là học sinh chúng ta cần có được tính sáng tạo giúp cho đất nước đổi mới và tiến bộ sánh vai vs các nước khác

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 7 2017 lúc 14:56

Nói chung câu hỏi trên có đúng hay ko hay em có đồng tình hay ko đc bởi lẽ ý kiến trên vừa có ý đúng nhưng cũng vừa có ý sai

Sai ở chỗ là PHỤ THUỘC NHIỀU VÀO TÌNH CẢM CỦA NG CHẤM

1 cái bí quyết quan trọng nhất là phải có say mê nhập tâm vào môn học là sẽ học giỏi thôi. Tuy nhiên cũng cần chăm chỉ có kiến thức chớ ko đc làm bừa

Bình luận (1)
Đạt Trần
20 tháng 7 2017 lúc 15:10

-Ko thể kết luận đc vì Ý kiến trên vừa đúng vừa không đúng. Nếu bài làm của thí sinh trả lời đúng và đủ, chuẩn theo đáp án, diễn đạt hay, có sáng tạo thì sẽ có điểm cao. Ngữ văn vẫn có đáp án biểu điểm rất rõ ràng.Tuy nhiên , sáng tạo hợp lý đúng đắn chớ đừng bịa

Tuy nhiên, cảm nhận của các thầy cô chấm thi cũng sẽ ảnh hưởng một phần vì cùng một lối viết, cùng đáp án, nhưng có thầy cô bảo hay có thầy cô bảo rườm rà hay là chữ viết đẹp hay xấu. Nên điểm cx có 1 phần dựa vào cảm tình

Phương pháp điểm cao: Chăm chỉ ôn luyện có kiến thức trau dồi thường xuyên bồi đắp tình cảm cảm xúc. Đi thi vận dụng vào làm nhập tâm vào bài làm ko sao nhãng. Niềm say mê cũng là 1 yếu tố quan trọng nó giúp ta làm bài đc tốt hơn. Tuyệt đối cấm tình trạng học đối phó học ko vì mình, ko làm bừa để xong chuyện

Bình luận (7)
Thảo Phương
20 tháng 7 2017 lúc 15:14

Nếu bạn nói rằng "Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào cảm tình của người chấm. Có ai đồng ý ko?"

Theo mình câu trả lời là không

Từ trước đến nay, Ngữ Văn luôn được coi là môn khó dành điểm cao nhất bởi nó phụ thuộc nhiều vào tình cảm của người Viết.Nếu bạn dành thật nhiều tình cảm cho bài viết nói lên những cảm nghĩ của bản thân dành cho bài viết ắt hẳn bạn sẽ học tốt hơn. Cái gì cũg vậy nếu bạn đặt thật nhiều tình cảm chỗ nó, dành thật nhiều thời gian để tìm tòi nghiên cứu để hiểu nó hơn thì mình chắc rằng bạn sẽ học tốt thôi.Còn nếu bạn không đặt tình cảm cho nó, bạn không yêu thích nó thì người đọc( có thể là người chấm) cũng sẽ cảm nhận được điều đó và ... như bạn nói .Vậy thôi.

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Hưng
Xem chi tiết
Xí Thuỷ
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
14 tháng 7 2017 lúc 17:33

1.Điểm chung:

-Hai nv đều có được xây dựng theo khuôn mẫu: ở hiền gặp lành. Những người sống nhân hậu, chân thật sẽ luôn có kết cục tốt đẹp.

-Đều nhận sự giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên.

-Cả hai nv ban đầu đều bị cái ác lấn lướt, làm hại, nhưng sau đó đều biết tự đấu tranh để vươn lên, chiến thắng cái ác.

-Kết cục: đều giành lại được công bằng và hạnh phúc cho bản thân.

2.Điểm khác biệt:

-Về xuất thân:

+Tấm: con của người vợ quá cố, cha lấy vợ mới. Chẳng bao lâu cha mất, bị dì ghẻ ngược đãi => cô độc (truyện cổ tích)

+TS: con của Ngọc Hoàng cử xuống đầu thai vợ chồng nghèo, chẳng bao lâu họ mất => mồ côi +xuất thân kì lạ, khác thường.

-Về thế lực thần kì:

+Nếu như Tấm, chặng 1 (khi bị cám trút mất tép, bị dì ghẻ ăn mất bống, bị cấm không được đi hội, không có quần áo đẹp) thì đều khóc => khi gặp chuyện không hay, ngay lập tức lực lượng thần kì xuất hiện và giúp đỡ.

+Thạch Sanh vốn là con của Ngọc Hoàng xuống đầu thai làm con vợ chồng nghèo (xuất thân vốn kì lạ). Khi mồ côi, được người trên trời xuống dạy cho võ nghệ và phép thần thông biến hóa. => lực lượng thần kì dạy cho TS cách để tự bảo vệ bản thân.

-Về hành trình cuộc đời:

+Chặng đầu: Tấm luôn bị mẹ con Cám bắt nạt và cam chịu. Nhưng luôn được Bụt giúp đỡ.

Còn TS thì bị mẹ con Lý Thông lừa gạt, cướp công. Mà không hề hay biết.

+Chặng sau: Tấm qua các lần hóa thân đã biết tự đấu tranh để giành lại công bằng cho bản thân và trừng trị mẹ con cám thích đáng.

Còn TS khi phát hiện ra bị mẹ con Lý Thông lừa nhưng vẫn tha mạng cho họ. Lấy công chúa, trở thành tướng giỏi chinh phục được quân địch và nối nghiệp vua.

Bình luận (2)
Phai Dấu Cuộc Tình
Xem chi tiết
Thần Chết
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
19 tháng 7 2017 lúc 10:05

Cô nghĩ là có kiểu:

- Lý thuyết: giới thiệu các bước để làm một bài văn (kể, tả, ...), viết thư, báo cáo, tranh luận, thuyết trình.

-Luyện tập: có một vài đề mẫu, gợi ý dàn ý, luyện viết đoạn

-Ôn tập: sau mỗi dạng, hoặc cuối các kì học lại có các bài ôn tập tổng hợp, hs được luyện lập dàn ý, viết 1 đề / đoạn, trình bày (viết hoặc nói trước lớp)

-Kiểm tra viết

-Trả bài, chữa bài: Gv nhận xét kết quả, chữa đề, trả bài, giải đáp thắc mắc, cả lớp cùng tham khảo bài làm khá / tiêu biểu, ...

Bình luận (0)
Phan Nguyễn Tùng Anh
Xem chi tiết
Vô Danh
29 tháng 6 2017 lúc 14:33

Dàn ý :

· Giới thiệu khái quát về vấn đề đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ngày nay.

· Đồng cảm là cùng cảm nhận, hiểu cảm giác, tình trạng, tình cảm … của người khác. Chia sẻ là cùng chia sớt cho nhau để cùng hưởng hay cùng chịu, thứ gì đó cùng luôn có phần của cả hai. “ Đồng cảm và chia sẻ .” Là sự cảm thông, thương xót và giúp đỡ kẻ khác về mặt tinh thần, vật chất, giúp họ thay đổi hoàn cảnh sống mà không mong muốn được đền ơn. Có thể hiểu đó là lòng nhân ái, trắc trở trong mỗi người.

· Biểu hiện của đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ngày nay:

+ Đồng cảm không phải là phải làm cái gì đấy thật to lớn. đồng cảm có thể chỉ bằng một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay, một bờ vai nương tựa hay một lời động viên, thậm chí là những giọt nước mắt… Dù rất nhỏ bé mà dễ thực hiện nhưng nhiều khi hiệu quả mang lại thật bất ngờ ( Dẫn chứng ).

+ Có nhiều những hình thức chia sẻ khác nhau: Chia sẻ với những người nghèo bằng cách giúp đỡ về vật chất, tinh thần; chia sẻ với những người buồn đau ốm yếu bằng cách động viên về tinh thần giúp họ đứng lên; chia sẻ với những người đang vui hạnh phúc bằng cách chúc mừng họ… ( Dẫn chứng )

+ Ngày nay, thái độ thờ ơ, vô cảm diễn ra càng ngày càng nhiều. Có người quan niệm đồng cảm và chia sẻ là việc làm của những người công tác xã hội. Điều đó khiến cho sự đồng cảm và chia sẻ như những món quà xa xỉ với mỗi con người trong xã hội (Dẫn chứng)

· Bài học rút ra: hãy học 1 cách sống biết yêu thương, biết trải lòng mình để đồng cảm và chia sẻ những niềm vui nổi buồn của đồng loại.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Trịnh Ngọc Hân
27 tháng 6 2017 lúc 11:04

Có nhiều bạn học sinh vẫn hay nghĩ:"Ngữ văn là một môn nhàm chán, không có ý nghĩa rồi chán nản khi học văn" . Ôi ! Điều đó thật sai lệch . Các bạn ấy có biết rằng văn học rất cần thiết đối với mỗi con người chúng ta.Có thể nói từ thời xa xưa, thời Lý, Trần, Lê,... văn học đã khẳng định được giá trị của mình và là một thứ không thể thiếu. Nếu trên thế gian này mà không có văn chương, không có những cảm xúc văn học thì sẽ tồi tệ như thế nào nhỉ? Văn học mang đến cho ta bao cảm xúc mà chúng ta khó có thể bộc lộ được, nhờ có văn học mà chúng ta có thể bộc lộ cảm xúc thầm kín của mình. Thử hỏi nếu như không có những tác phẩm văn học thì con người chúng ta sẽ không có những hiểu biết, những kiến thức về lịch sử, khoa học,... bổ ích. Ngữ văn là một môn học mang đến cho ta những kiến thức về văn học, văn chương. Thiếu văn học thì con người chúng ta sẽ rơi vào một hố đen tăm tối và không thể có những cảm xúc thi ca và thơ văn. Thật vậy, văn học thật quan trọng đối vời con người và học Ngữ văn là một cách để có thể tìm hiểu sâu hơn về văn học. Vì thế các bạn không nên có những ý nghĩ sai lệch như vậy nhé! Hãy bảo vệ và phát huy những truyền thống văn học tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta.

Bình luận (4)
Trần Hải Yến
27 tháng 6 2017 lúc 21:22

" Ngữ văn là 1 môn nhàn chán , không có ý nghĩa . Em không thích môn học này " . Ừm , .... thế thì bạn sai rồi nhé ! Ngữ văn không chỉ là môn học mà còn dạy ta cách làm người . Trong môn ngữ văn ta thấy, mỗi bài thơ, mỗi bài văn, mỗi tác phẩm đều mang trong mình những bài học sâu săc. Bài thì dạy ta về đạo đức, về hiếu nghĩa, về những tấm gương chiến đấu chói ngời của ông cha những người đi trước. Nó cho chúng ta thấy rằng sự bình yên chúng ta đang thừa hưởng không phải dễ dàng mà có được. Nó là sự hi sinh máu và mạng sống của những người đi trước để giành lại được độc lập như ngày nay.

Trong văn học ẩn chứa trong đó biết bao câu truyện, biết bao những cuộc đời hạnh phúc, khổ đau, hay cùng quẫn. Khi đọc những trang đời kể về những nỗi khổ gông cùm, mất nước, mất tự do, những nỗi đau ai oán phải bán con, nuốt nước mắt vào trong của những người mẹ. Khi chúng ta đọc những lời văn như vậy ta sẽ thấy đồng cảm, cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau đến tột cùng, những nỗi đau tưởng như không một ai chịu nổi, những nỗi đau cùng quẫn của họ. Từ đó giúp chúng ta biết ghét, biết căm thù những cái ác, những thứ gieo rắc khổ đau. Nên hãy suy nghĩ lại đi nhé !

Bình luận (2)
Nguyễn Thu Hương
27 tháng 6 2017 lúc 21:41

I.Mở bài: Nêu ra ý kiến đề. Quan điểm của em về vấn đề này

II.Thân bài:

1.Biểu hiện và thực trạng của việc dạy và học văn hiện nay, nguyên nhân do đâu mà tồn tại thực trạng chán học văn và thấy môn văn là môn nhàm chán. Có thực sự môn văn là môn nhàm chán hay do việc dạy và học có vấn đề?

2.Bảo vệ quan điểm:

a.Đồng ý: chỉ ra sự vô nghĩa của môn học, nó không có giá trị hay tác động gì đến cuộc sống của em

b.Phản bác:

*Khẳng định đây là cái nhìn phiến diện

*Chỉ ra Những ý nghĩa mà môn học mang lại

-Đem lại cho chúng ta kiến thức về văn chương, biết cảm, biết yêu cái đẹp, trân trọng và sống nhân văn hơn

-Biết ứng dụng vào cuộc sống ( viết 1 lá đơn, 1 bức thứ, 1 bài phát biểu, thậm chí là một tác phẩm nếu được yêu cầu)...

3.Những suy ngẫm, mong muốn, giải pháp khắc phục thực trạng

-Thực sự đây là môn học có ý nghĩa, là một trong những nhân tố hoàn thiện nhân cách con người, khiến con người biết yêu thương, không thờ ơ vô cảm trong cuộc sống này...

-Tuy nhiên tồn tại thực trạng này khiến ta không còn thấy được ý nghĩa và sức hấp dẫn của môn học.

-Giải pháp: nên đổi mới chương trình, phương pháp, tư tưởng ở cả người dạy và người học. So sánh với một vài cách học văn ở các nước tiến bộ: khuyến khích hs đọc sách, sáng tạo ra những tác phẩm của mình, không đặt nặng thi, cử điểm, số bằng cấp...

III.Kết bài

Em tham khảo nhé!

Bình luận (3)
Phan Nguyễn Tùng Anh
Xem chi tiết
Vô Danh
26 tháng 6 2017 lúc 9:53

Dàn ý :

- Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, trích dẫn câu nói.

- Tiền ( của cải và tiền bạc ) : có thể mua được rất nhiều thứ ( vật chất ) để ta chi tiêu, phục vụ cuộc sống. Hạnh phúc là trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được trọn ý nguyện. Hạnh phúc được xây dựng trên từng giá trị mang lại ý nghĩa xã hội và tinh thần chân chính.

- Ý nghĩa câu nói trên : Tiền mua được tất cả- giá trị vật chất, nhưng không thể nào mua được hạnh phúc- giá trị tinh thần.

- Hầu hết các sản phẩm vật chất được tạo ra đều có giá trị sử dụng. Căn cứ vào giá trị sử dụng của các sản phẩm thì người ta định ra sẵn số tiền cần bán, cần trao đổi. Bởi như thế, có tiền ta sẽ mua được tất cả sản phẩm vật chất ta cần ( nêu trên dẫn chứng ).

- Hạnh phúc là một trạng thái tinh thần, không phải là vật chất, không có giá trị sử dụng của sản phẩm vật chất, nên dù có nhiều tiền bao nhiêu cũng không bao giờ mua được ( nêu trên dẫn chứng ).

- Tiền đối với cuộc sống vô cùng quan trọng, nhưng không phải có tiền mà đã có được hạnh phúc. Tiền bạc tự nó không đem lại hạnh phúc hay bất hạnh, mà là tùy thuộc hết vào con người có mục đích gì, và sử dụng như thế nào.

- Hạnh phúc không thể mua được nên chúng ta cần phải biết trân trọng nó. Phải biết quí những gì ta đang có và tạo thêm nhiều hạnh phúc cho đời sống này.

- Bác bỏ quan điểm coi tiền bạc là nhất, là tất cả. Vì nó dễ dàng dẫn sai lối cho xã hội…

- Tiền bạc chỉ đem lại hạnh phúc khi người nào biết gắn hạnh phúc của bản thân với hạnh phúc của người khác, vun đắp cho mọi người…

- Khẳng định giá trị ý nghĩa câu nói, rút ra bài học cho bản thân : Tạo sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần…

Bình luận (0)
Phạm Hoàng Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Hương
22 tháng 6 2017 lúc 11:30

1.Mở bài:

+Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm.

+Dẫn vào yêu cầu của đề: trích câu đầu câu cuối đoạn thơ và nội dung đoạn trích.

2.Thân bài:

a.Khái quát:

-Vị trí xuất xứ đoạn thơ: Nằm ở phần đầu (những cảm nhận chung về Đất Nước), đoạn thơ nói về những định nghĩa mới mẻ về Đất Nước và lí giải nguồn gốc của người Việt.

b.Cụ thể:

(Chú ý kết hợp phân tích nội dung và nghệ thuật:)

*Quan điểm mới mẻ của tác giả về đất nước là được nhìn trong cái nhìn của bề rộng không gian địa lí và được nhìn trong chiều dài lịch sử:

- Đất Nước được cảm nhận gắn liền với không gian:

+ Không gian riêng: Nơi anh đến trường, nơi em tắm, nơi ta hò hẹn.

+Không gian chung: Dân ta đoàn tụ

+ Không gian hiện thực: Bờ sông nơi hò hẹn, con đường anh đến trường.

+ Không gian thần thoại: Chim về, Rồng ở, chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc, cá ngư ông móng nước biển khơi…

=>định nghĩa về đất nước không chỉ gắn với không gian gần gũi thân thuộc (là nơi anh đến trường, em tắm, hẹn hò, nhung nhớ) mà còn gắn với không gian từ trong tiềm thức của con người (những câu chuyện thần thoại)

=>Cách định nghĩa Đất nước hết sức sáng tạo: được tạo nên từ hai thành tố Đất - Nước, rồi có sự gắn kết hòa hợp. việc sử dụng các biện pháp điệp từ, liệt kê, những chất liệu dân gian...)

- Chiều dài thời gian lịch sử: “ đằng đẵng”, từ thời Lạc Long Quân và Âu Cơ đến nay, thậm chí thế hệ con cháu sau này

+Lí giải cội nguồn của người dân Việt Nam: Nhắc lại truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ.

+ Ý thức sâu sắc và sứ mệnh của mỗi người dân Việt Nam: “Những ai đã khuất… nhớ ngày giỗ Tổ”.

Bình luận (1)
Mysterious Person
22 tháng 6 2017 lúc 11:43

BÀI LÀM

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ trưởng thành trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Ông từng là Bộ trưởng Bộ văn hóa thông tin nay đã nghỉ hưu. Các tác phẩm tiêu biểu: Đất ngoại ô, Trường ca Mặt đường khát vọng. Đất nước là bài thơ được trích từ chương V trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến trường Bình Trị Thiên năm 1971, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ miền Nam xuống đường tranh đấu hòa hợp với cuộc kháng chiến của dân tộc. Đoạn thơ ta sắp phân tích sau đây là đoạn thơ để lại dấu ấn về nội dung và nghệ thuật sâu sắc nhất:

Đất là nơi anh đến trường

Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ tổ

Như đã nói ở lúc đầu, Đất Nước không ở đâu xa mà ở ngay xung quanh chúng ta, gần gũi, thân thương quanh ta là cái kèo cái cột, hạt gạo ta ăn hằng ngày, câu truyện mẹ kể, miếng trầu bà ăn... Và để làm rõ hơn về Đất Nước, Nguyễn Khoa Điềm đã tách Đất Nước thành hai thành tố Đất và Nước – một yếu tố thuộc âm, một yếu tố thuộc dương, để giải thích một cách đơn giản nhưng cụ thể về Đất Nước.

Bốn câu thơ đầu nhà thơ giải thích về Đất Nước theo lối chiết tự đi từ cái riêng đến cái chung.

Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm.

Khi Đất Nước được tách ra thành hai thành tố nó gắn với kỉ niệm đáng yêu, đáng nhớ, thân thuộc của một đời người. Tách thành tố ĐẤT – để chỉ con đường hằng ngày anh tới trường, là ngôi trường cung cấp hành trang tri thức cho mỗi chúng ta tự tin để làm chủ cuộc sống. Tách thành tố NƯỚC – Là dòng sông nơi em tắm mát, dòng sông chở nặng phù sa làm tốt xanh những cánh đồng, bãi mía, nương dâu. Cách diễn giải ấy giúp ta hình dung cụ thể: Đất Nước là nơi ta lớn lên, học tập và sinh hoạt. Khi tách ra thì Đất Nước gắn với kỷ niệm riêng tư của mỗi người còn khi gộp lại Đất Nước lại sống trong cái ta chung. “Khi ta hò hẹn, Đất Nước hòa nhập vào một, trở thành không gian hẹn hò, nâng bước và minh chứng cho tình yêu của hai đứa. Nơi trai gái hẹn hò gợi nên những không gian làng quê thanh bình yên ả: mái đình, hàng cau, lũy tre làng, chiếc cầu tre nho nhỏ… tất cả đều đẹp đều hài hòa và nồng đượm làm sao. Và khi hai đứa yêu nhau thì Đất Nước như cũng sống trong nỗi nhớ thầm của hai đứa “Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm” . Câu thơ đậm đà chất dân ca ca dao, đặc trưng của văn hóa Việt xưa xa, gợi nhắc cho ta bài ca dao nổi tiếng:

“Khăn thương nhớ ai

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai

Khăn vắt lên vai

Khăn thương nhớ ai

Khăn chùi nước mắt”.

Chiếc khăn bé nhỏ, giản dị cũng thật đáng yêu và dễ thương làm sao, nó cũng là vật chứng cho tình yêu đôi lứa “Gói một chùm hoa/ Trong chiếc khăn tay/ Cô gái ngập ngừng/ Sang nhà hàng xóm” (Phan Thị Thanh Nhàn)

Tiếp tục tách hai thành tố Đất Nước, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lại lí giải sâu sắc hơn nữa về Đất Nước: Vẻ đẹp quê hương đất nước được tái hiện trong những lời ca dao toát lên lòng tự hào về non sông gấm vóc, về Cha Rồng Mẹ Tiên, gắn với lòng biết ơn tổ tiên đã ăn sâu vào tiềm thức từng người Việt :

Đất là nơi “con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc”

Nước là nơi “con cá ngư ông móng nước biển khơi”

Thời gian đằng đẵng

Không gian mênh mông

Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ

Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng

Tác giả cảm nhận Đất Nước trên bình diện không gian địa lý. Đất Nước được cảm nhận là“không gian mênh mông”. Có thể hiểu đó là núi sông, bờ cõi, là Bắc – Trung – Nam một dải. Là đất nước rừng vàng biển bạc. Trong ấy, bao thế hệ nối tiếp nhau quản lí đất nước từ dãy Trường Sơn hùng vĩ - "Nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc” cho đến biển bờ Thái Bình Dương vỗ sóng mênh mang - nơi "Con cá ngư ông móng nước biển khơi". Đó là nơi dân mình đoàn tụ, phát triển giống nòi và làm ăn sinh sống làm nên non sông gấm vóc Việt Nam.

Tác giả cảm nhận Đất Nước không chỉ gắn liền với biên cương, lãnh thổ, địa lý mà Đất Nước còn gắn với lịch sử: đất nước được cảm nhận bằng chiều sâu “thời gian đằng đẵng”. Nguyễn Khoa Điềm với một tình cảm tự hào, ông gợi lại huyền sử lung linh về dòng dõi con Rồng cháu Tiên của dân Lạc Việt. Đó là truyền thuyết:

“Lạc Long Quân và Âu Cơ

Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng”

Câu truyện cổ “Sự tích trăm trứng” đã ra đời từ lâu đời nhằm lý giải nguồn gốc của người Việt. Từ câu truyện ấy dân ta muôn đời ta tự hào mình là con rồng cháu tiên, con cháu Vua Hùng. Cho nên đất nước luôn tiềm tàng mối quan hệ giữa các thế hệ quá khứ, hiện tại và tương lai: “Những ai đã khuất / Những ai bây giờ. Những ai đã khuất là những người trong quá khứ - những con người sống giản dị chết bình tâm, những con người đã có công dựng nước và phát triển đất nước. Những ai bây giờ là những người trong hiện tại, đang sống và chiến đấu. Tất cả đều ý thức sâu sắc về sứ mệnh “Yêu nhau và sinh con đẻ cái” bảo tồn nòi giống con dân Việt để góp vào một nhiệm vụ to lớn và thiêng liêng “Gánh vác phần người đi trước để lại” . Tất cả đều ý thức về tổ tiên và nguồn gốc tổ tiên, không bao giờ được quên cội nguồn dân tộc “Hằng năm ăn đâu làm đâu/ Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”. Câu thơ vận dụng sáng tạo câu ca dao “ Dù ai đi ngược về xuôi/ Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng Ba”. Cho nên tự trong bản thân nó đã bao hàm lời nhắc nhở về nguồn gốc, dòng giống Tổ tiên. Hai chữ “cúi đầu” thể hiện niềm thành kính thiêng liêng mà rất đỗi tự hào về nguồn gốc cha ông. Cúi đầu để hướng về lịch sử về những Tổ Hùng Vương đã góp công dựng nên nước nhà Âu Lạc mà nay là nước Việt Nam hùng cường sánh vai bốn bể năm châu. Người Việt mình dù đi khắp thế giới nhưng trong tâm linh của họ luôn có một ngôi nhà chung để quay về. Đó chính là Quê cha đất Tổ Vua Hùng.

Nguyễn Khoa Điềm, qua đoạn thơ trên, đã nêu những định nghĩa đa dạng, phong phú về đất nước, từ chiều sâu của văn hóa văn tộc, chiều dài của thời gian lịch sử đến chiều rộng của không gian đất nước. Nhà thơ cũng vận dụng rộng rãi các chất liêu văn hóa dân gian, từ truyền thuyết lịch sử, phong tục, tập quán đến sinh hoạt, lao động của dân tộc ta, kết hợp với những hình ảnh, ngôn ngữ nghệ thuật đậm đà tính dân tộc và giàu chất trí tuệ.

Bình luận (1)
Vũ Hạ Linh
22 tháng 6 2017 lúc 12:08

Đề thi này hay quá =)

Bình luận (0)