Văn bản ngữ văn 11

Ngọc Đại
Xem chi tiết
khuất thanh xuân
Xem chi tiết
Mẫn Nhã Nghiên-sunny
Xem chi tiết
Anna Hoàng
6 tháng 4 2018 lúc 20:30

Thư tỏ tình công khai hả bạn ?

Có chất văn lắm á !

Bình luận (2)
Linh Pham
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
6 tháng 4 2018 lúc 20:57

1. Giải thích câu nói

“Leo lên đỉnh núi cao” có thể hiểu là sự chinh phục những thử thách, chiếm lĩnh những tầm cao của con người chúng ta. Còn “nhìn ngắm thế giới” là sự quan sát, phát hiện sự lớn lao cũng như tận hưởng những vẻ đẹp của thế giới, của cuộc sống xung quanh. “Thế giới nhận ra các em” nghĩa là sự ghi nhận của mọi người. Câu nói của thầy hiệu trưởng đã khẳng định thái độ đúng đắn của con người khi vươn tới tầm cao, đạt được mục đích lớn lao: không phải để khẳng định thành tích mà là phải xem đó là cơ hội để trải nghiệm, nhìn ngắm thế giới ở tầm cao hơn, rộng hơn, khái quát hơn .

2. Phân tích, chứng minh

Vì sao ta phải “Leo lên đỉnh núi cao”?

Chinh phục những đỉnh cao trong cuộc sống – dù không dễ dàng – nhưng là khát vọng cao cả, là cách thể hiện bản thân, thể hiện bản lĩnh mỗi người. Khi lên tới đỉnh cao, ta sẽ nhìn lại được khả năng của chính mình, có thêm nhiều kinh nghiệm mới. Vì sao “Leo lên đỉnh núi cao” là ta có thể “ngắm nhìn thế giới”?

Mỗi hành trình vươn đến đỉnh cao đều chứa đựng những bí ẩn thú vị, mà đi đến tận cùng, người ta mới thấu hiểu. Ở tầm cao, người ta sẽ ngắm nhìn thế giới rộng hơn, khái quát hơn và chính xác hơn.
Cuộc sống không ngừng vận động, nên muốn tiến bộ, phát triển, phải nhìn ngắm thế giới hằng ngày. Đây là cái đích của sự chinh phục những đỉnh cao trong cuộc đời.

Vì sao “Leo lên đỉnh núi cao” là “không phải để thế giới nhận ra” mình?

Nếu coi việc chinh phục đỉnh cao là để được mọi người ghi nhận là cái đích tối cao, con người dễ bằng lòng, thỏa mãn với những gì mình có mà không còn ý thức vươn lên nữa.

Ai đã làm được điều đó – xem việc chinh phục đỉnh cao là để “nhìn ngắm thế giới”?

Rất nhiều những nhà khoa học, những nhà kinh tế mà mục tiêu của họ đặt ra để phấn đấu đạt được chứ hoàn toàn không phải để người khác nhìn thấy vai trò, tài năng của họ. Như nhà bác học Ê – đi – xơn, mục tiêu của ông là thắp sáng lên cho cả thế giới. Ông đặt ra mục tiêu này để theo đuổi, cống hiến hết mình cho những điều cao đẹp của cuộc đời chứ không nhằm khẳng định tên tuổi.

Bình luận: Cần phải phê phán những hiện tượng nào?

Thật đáng chê trách những người không biết đặt ra những “đỉnh cao”, những mục tiêu cho bản thân mình. Những con người ấy sống cuộc sống như vô nghĩa, không chút cầu tiến, không chút tương lai. Cũng thật đáng phê phán những ai xem việc chinh phục đỉnh cao chỉ nhằm để khẳng định mình trước thiên hạ mà không vì mục tiêu chung cho mọi người.


KẾT ĐOẠN

Bài học với bản thân.

Câu nói của thầy hiệu trưởng đã cho tôi một bài học vô cùng sâu sắc. Bản thân tôi phải đặt ra mục tiêu cho chính mình và tôi cũng nghĩ rằng, chỉ có bản thân mình mới có thể hiểu được giá trị của những mục tiêu đó. Tôi không cần người khác đánh giá mà chỉ cần tôi hiểu được giá trị của chính mình – những điều tôi đang theo đuổi. Tất cả những điều đó cho tôi và cho tất cả chúng ta một cuộc sống tuyệt vời.

Bình luận (0)
Army Tẹt
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Huyền
Xem chi tiết
Phạm Phú Hoàng Long
Xem chi tiết
dung nguyen
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
3 tháng 4 2018 lúc 20:36

I. Xuất xứ

Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gởi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.

II. Chủ đề

Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gởi gắm tình yêu quê hương xứ sở.

III. Phân tích

1. Khổ 1: Bức tranh tuyệt đẹp về cảnh vật, con người xứ Huế.

- Bức tranh được hiện lên qua lời mời trong đó hàm chứa sự trách móc mà thân thiết:

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

- Cảnh vật hiện lên qua vài nét phác họa nhẹ nhàng, duyên dáng, đầy ấn tượng của màu xanh như ngọc của ánh sáng tinh khôi buổi ban mai.

- Cuối cùng là nét chấm phá độc đáo tương phản giữa cái vuông vức của khuôn mặt chữ điền với chiếc lá trúc che ngang, gợi lên nét tinh nghịch mà dịu dàng, dễ thương vốn dĩ ở thôn quê.

2. Khổ 2: Cảnh buồn qua cái nhìn đầy nội tâm.

- Cảnh đẹp và thơ mộng, nhưng lay lắt buồn bã trong cảm giác chia lìa bằng hình thức thơ độc đáo: Gió theo lối gió / mây đường mây. Dòng sông như tấm gương ghi nhận hình ảnh chia lìa đó, nên buồn thiu, hoa bắp cúng lay lắt buồ thiu, chia sẻ với tâm trạng nhà thơ.

- Trăng chiếm một dung lượng khá lớn trong thơ Hàn Mặc Tử và ánh trăng thật kì lạ, khác thường. Ta từng gặp trong thơ của ông, hình ảnh:

Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu

Đợi gió đông về để lả lơi

(Bẽn lẽn)

- Câu phiếm định: "thuyền ai?", rồi lại "bến sông trăng". Quả thật, đúng như Hoài Thanh viết về Hàn Mặc Tử, trong "Thi nhân Việt Nam" : "Vườn thơ của người rộng rinh không bờ bến, càng đi xa càng ớn lạnh".

3. Khổ cuối: Cảnh vật,con người đều chìm sâu vào mộng ảo.

- Cõi lòng nhà thơ dường như chìm vào mộng tưởng (mơ khách đường xa). Bệnh tật cũng đã khiến nhà thơ rơi vào trạng thái buồn đau ảo giác (nhìn không ra, mờ nhân ảnh). Bởi vậy, con người cảnh vật tất cả đều nhòa mờ trong cô đơn, ngậm ngùi.

Trong cô đơn, ngậm ngùi, trong mộng ảo đau thương, nhưng lòng nhà tha vẫn cứ âm thầm muôn gởi đến con người, cuộc đời một thông điệp, nó như lời trần tình tội nghiệp:

Ai biết tình ai có đậm đà?

- Ta chưa thể quyết rằng cậu thơ ấy thể hiện tình yêu nước của Hàn Mặc Tử đến mức nào. Thế nhưng, chắc chắn rằng Hàn Mặc Tử rất yêu cuộc đời, rất yêu quê hương xứ sở. Ta cũng không ngờ trong tập Thơ Điên lại có những vần thơ đậm đà, chan chứa tình quê đến thế.

IV. Đúc kết

- Hàn Mặc Tử đã ra đi khi hãy còn quá trẻ. Thế nhưng dâu ấn thơ Hàn Mặc Tử là dấu ấn của trái tim nồng nàn, cuồng say, khát khao yêu và sống.

- Hàn Mặc Tử trong đời thơ của mình đã để lại cho đời những tác phẩm thơ mà ta không dễ gì hiểu được vì sự kì dị và tính siêu thực của nó. Thế nhưng Đây thôn Vĩ Dạ vừa siêu thực lại vừa gần gũi thông qua bức tranh cảnh vật, con người xứ Huế.

- Hàn Mặc Tử không sinh ra ở Huế. Thi nhân đến rồi lại đi, mang theo một bóng hình, một kỉ niệm dẹp khó phôi pha.

- Cũng như các bài thơ trữ tình khác, mạch cảm xúc bao giờ cũng thuộc về chủ thể trữ tình. Riêng Hàn Mặc Tử, mầm li biệt dường như là một ám ảnh khôn nguôi trong thơ ông. Phải chăng vì căn bệnh ngặt nghèo nên tất cả như phân chia thành hai vùng sáng — tối, đôi mảnh tâm trạng nhưng đều đựng sự chi phối của một dự cảm, một thực tiễn mất mát - chia lìa. Có lẽ "Đây thôn Vĩ Dạ" cũng không phải là ngoại lệ?

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
3 tháng 4 2018 lúc 20:37

1. Tác giả

Hàn Mặc Tử (1912-1940) là bút danh của Nguyễn Trọng Trí. Các bút danh khác: Phong Trần, Lệ Thanh. Ông thuộc nhóm thơ Bình Định. Một cuộc đời hết sức lãng mạn và đầy bi kịch. Một nhà thơ tài năng, cảm hứng sáng tạo thi ca dào dạt với những tập thơ: Gái quê, Thơ Điên, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, và 2 kịch thơ: Duyên kì ngộ, Quần tiên hội.

Phong cách nghệ thuật của Hàn Mặc Tử rất khác lạ: bên cạnh những vần thơ điên loạn lại xuất hiện những vần thơ hồn nhiên, trong trẻo lạ thường như "Mùa xuân chín", "Đây thôn Vĩ Dạ"…

2. Xuất xứ, chủ đề

- Bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" rút trong tập Thơ Điên.

- Bài thơ nói về cảnh đẹp Vĩ Dạ với một tình yêu thiên nhiên thiết tha, một hoài niệm bâng khuâng vương vấn.

3. Nội dung cảm nhận

a. Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Vĩ Dạ một làng cổ đẹp nổi tiếng bên bờ Hương Giang, ngoại ô cố đô Huế. Phong cảnh êm đềm thơ mộng. Với Hàn Mặc Tử chắc là có nhiều kỉ niệm đẹp? Câu mở bài như một lời chào mời, như một tiếng nhẹ nhàng trách móc: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Cảnh Vĩ Dạ dược nói đến là hàng cau với nắng mới lên, một bình minh rạng ngời. Là màu xanh của cây trái, của "vườn ai", ngỡ ngàng bảng khuâng, rồi thốt lên "mướt quá xanh như ngọc". sắc xanh mượt mà, láng bóng ngời lên. Một so sánh rất đặc sắc gợi lên sức xuân, sắc xuân của "vườn ai?" Câu thứ tư có bóng người xuất hiện thấp thoáng sau hàng trúc: "gương mặt chữ điền". Nét vẽ "lá trúc che ngang" là một nét vẽ thần tình gợi tả vẻ kín đáo, duyên dáng của người con gái thôn Vĩ, Và "vườn ai" ấy là vườn xuân thiếu nữ, cau, nắng, màu xanh như ngọc của vườn ai, lá trúc và gương mặt chữ điền - năm nét vẽ, nét nào cũng tinh tế, tao nhã, gợi nhiều thương mến bâng khuâng.

b. Thuyền ai đậu bến sông trăng đó..

- Một miền quê thoáng đãng, thơ mộng. Có gió, mây, cỏ hoa, có dòng nước. Cảnh đẹp đầy thi vị, cổ điển. Gió mây đôi ngả phân li. Dòng nước buồn thiu, buồn xa vắng mơ hồ. Hoa bắp nhè nhẹ "lay" cũng gợi buồn:

"Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay".

Khổ thơ thứ nhất nói đến "nắng mới lên", nắng bình minh. Khổ thơ thứ hai nói đến "bến sông trăng", bến đò trong hoài niệm. Vầng trăng của thương nhớ đợi chờ. "Thuyền ai" có lẽ là con thuyền thiếu nữ? Vần thơ trăng đẹp nhất trong thơ Hàn Mặc Tử. Có bến sông trăng, có con thuyền trăng. Thật mơ mộng tình tứ:

"Thuyền ai đậụ bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến... bến đợi thuyền. Và vì thế nó gọi lên một mối tình thường nhớ, đợi chờ man mác, mơ hồ, bâng khuâng.

c. Ai biết tình ai có đậm đà?

- Một chữ "mơ" đầy tình tứ trong câu thơ có nhạc điệu chơi vơi: "Mơ khách đường xa, khách đường xa". Du khách hay thôn nữ Vĩ Dạ? Chắc lại là giai nhân mà thi nhân từng mơ ước: "Áo em trắng quá nhìn không ra". Vừa thực vừa mộng. Con người của thực tại hay con người của hoài niệm? Sương khói của bến sông trăng hay miệt vườn Vĩ Dạ đã làm mờ nhân ảnh của giai nhân? Trong cảnh có tình. Trong tình có màn sương khói, một thứ tình yêu kín đáo, e dè, thiết tha:

"Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?"

Toàn bài thơ có bốn từ "ai" đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác, sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:

"Núi Truồi ai đắp mà cao,

Sông Hương ai bới, ai đào mà sâu?

Nong tằm, ao cá, nương dâu

Đò xưa bến cũ nhớ câu hẹn hò..."

"Đây thôn Vĩ Dạ" ngỡ là một bài thơ tả cảnh, nhưng đích thực là một bài thơ tình - tình trong mộng tưởng. Cảnh rất đẹp, rất hữu tình, âm diệu thiết tha tình tứ. Tình cũng rất đẹp nhưng chỉ là mộng ảo. Bến sông trăng còn đó, nhưng con thuyền tình có kịp chở trăng về tối nay? Xa vời, mênh mông. Áo trắng giai nhân, màu trắng trong trinh nữ ấy đã trở thành hoài niệm trong miền thương nhớ của thi sĩ đa tình mà nhiều bất hạnh. "Đây thôn Vĩ Dạ" là bài thơ đẹp vầ hay để ta nhớ và ta thương.

Bình luận (0)
Kim Ngân
Xem chi tiết
Tuấn Khanh
Xem chi tiết