Văn bản ngữ văn 11

Thu Hà Lê
Xem chi tiết
Nguyễn Hàn Nhi
Xem chi tiết
MK Satoh
Xem chi tiết
Hương Nguyễn
Xem chi tiết
minh thái
3 tháng 11 2021 lúc 17:05

cho e xin đáp án câu 1 ạ

 

Bình luận (0)
Hanh Hlm
Xem chi tiết
Phong Thần
10 tháng 6 2021 lúc 12:21

Tham khảo

* Văn học lãng mạn

1. Vội vàng (Xuân Diệu)

a. Nội dung

Bài thơ thể hiện lòng ham sống bồng bột và mãnh liệt của cái Tôi Xuân Diệu rất hiện đại cùng với một quan niệm mới mẻ về thời gian, tuổi tre, hạnh phúc

– Cái Tôi Xuân Diệu trong bài thơ tiêu biểu cho cái Tôi thời đại thơ mới:

+ Một ý thức ráo riết về giá trị đời sống cá thể. Nghĩa là một ý thức nhân bản. nhân văn rất cao

+ Một quan niệm táo bạo đầy tính cách mạng trước những quan niệm cũ kĩ vốn cản trở việc giải phóng con người cá thể

+ Một niềm thiết tha với cuộc sống trần thế, niềm vui trần thế.

+ Một khát khao sống mãnh liệt và một tâm thế cuồng nhiệt, tích cực

b. Nghệ thuật

Nghệ thuật sáng tạo những câu thơ, những hình ảnh thơ mới lạ độc đáo:

+ Cách liên tưởng so sánh mới lạ; Tháng giêng ngon…; Mùi tháng năm..

+ Thủ pháp chuyển đổi giác quan khi thể hiện cảm giác trong việc diễn tả hình ảnh

+ Lối nhân hóa. 

2. Tràng giang (Huy Cận)

a. Nội dung

– Bức tranh Tràng Giang hiện lên với tất cả sự đối lập, tương phản giữa thiên nhiên, không gian vũ trụ mênh mông với sự sống nhỏ bé đơn chiếc, lạc lõng, mong manh…( không gian với 2 sắc thái rõ nét: mênh mông vô biên và hoang sơ hiu quạnh)

– Thể hiện nỗi cô đơn, nỗi sầu vô tận của kẻ lữ thứ- cái “Tôi” bơ vơ trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn, bao la, mênh mông rợn ngợp.

=> Thể hiện niềm khát khao hòa hợp giữa những con người và tình yêu quê hương đất nước kín đáo của nhà thơ.( Con người sống trên quê hương mà vẫn thấy thiếu quê hương, thấy bơ vơ ngay trên quê hương của mình. Cho nên ẩn trong nỗi bơ vơ của một cá thể trước trời đất vũ trụ là nỗi bơ vơ của một người dân mất nước và thiết tha với tạo vật ở đây cũng chính là thiết tha với chính giang sơn tổ quốc mình. …)

b. Nghệ thuật

 Bài thơ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố cổ điển, nhất là yếu tố Đường thi với yếu tố thơ mới.

+ Nhiều yếu tố hiện đại thể hiện “tinh thần Thơ mới” và sự sáng tạo mới mẻ cuả HC:

+ Một cái “Tôi” thơ mới lãng mạn, giàu cảm xúc trước tạo vật

+ Hình ảnh sinh động, cảm giác tinh vi phong phú, nhiều sáng tạo bất ngờ: sâu chót vót, củi một cành khô, chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa, nước sầu trăm ngả…

=> tả thực giàu sức gợi: thiên nhiên sống động, sắc nét)

3. Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử)

a. Nội dung

– Cả bài thơ là một bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo…được miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ.

– Mạch tâm tư như dòng chảy đứt nối của một niềm thiết tha gắn bó với đời, thiết tha sống đến khắc khoải của nhân vật trữ tình.
( Từ ao ước đắm say – hoài vọng phấp phỏng – mơ tưởng, hoài nghi và càng về sau càng có phần âm u sầu muộn. Nhưng cốt lõi của dòng tâm tư vẫn là niềm thiết tha với đời, mối khát khao gắn bó khôn nguôi- nỗi u hoài của một tâm hồn trong trẻo lành mạnh)

=> Bài thơ không chỉ thể hiện tình yêu thiết tha đối với xứ Huế, với quê hương của nhà thơ, mà còn thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của HMT. ( không biểu hiện theo lối xuôi chiều mà đầy uẩn khúc trong cảm xúc của thi sĩ)

b. Nghệ thuật

– Hình ảnh độc đáo giàu sức gợi, ngôn ngữ cực tả trong sáng, súc tích. ( Vườn ai mướt quá…Thuyên trăng, áo em trắng quá…=> hợp thành diện mạo một cõi trần gian tuyệt đẹp mà thi sĩ càng mang nặng mặc cảm chia lìa bao nhiêu thì càng thiết tha gắn bó hơn bao giờ hết)

– Sử dụng hàng lọat câu hỏi tu từ, giọng điệu da diết khắc khoải chi phối toàn bài thơ.

– Nhịp điệu thơ bị chi phối bởi cảm xúc ẩn chứa trong nỗi khổ tâm.

4. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

a. Nội dung

- Khắc họa vẻ đẹp của hai nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục . Đặc biệt là vẻ đẹp khí phách, tài hoa, “thiên lương’ của Huấn Cao.

=> Đó là vẻ đẹp của những con người tài hoa nghệ sĩ: Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp. Còn viên quản ngục tuy không làm nghệ thuật nhưng có một tâm hồn nghệ sĩ : Say mê và quý trọng cái đẹp

Cảnh cho chữ: Đây là đoạn văn thể hiện nổi bật chủ đề của thiên truyện : Ánh sáng chiến thắng bóng tối, cái đẹp chiến thắng cái xấu xa, nhơ bẩn, “thiên lương” chiến thắng tội ác,

=> Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao thượng của con người

b. Nghệ thuật

- Tình huống truyện độc đáo.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật đạt đến trình độ cao.

- Sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản.

- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện đại và truyền thống.

5. Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

a. Nội dung

- Niềm cảm thương chân thành của nhà văn đối với cuộc sống chìm khuất, mỏi mòn, quẩn quanh của những kiếp người nhỏ nhoi nơi phố huyện nghèo, bình lặng, tối tăm và những ước mong khiêm nhường mà thiết tha của họ.

- Qua đó, người đọc có thể cảm nhận được tình yêu quê hương tha thiết và tấm lòng yêu thương trân trọng của nhà văn đối với con người.

b. Nghệ thuật

-Bút pháp tương phản đối lập

- Miêu tả những diễn biến nội tâm của nhân vật tinh tế sâu sắc

- Vận dụng những thủ pháp nghệ thuật đối lập, tương phản; nghệ thuật lấy động tả tĩnh,dùng ánh sáng dể tả bóng tối

- Lời văn tập trung miêu tả cảm giác, cảm tưởng nên bức tranh phố huyện cũng là bức tranh tâm trạng, như dệt bằng cảm giác. Ngôn ngữ giàu sức gợi.
Bình luận (0)
Phong Thần
10 tháng 6 2021 lúc 12:31

Tham khảo: * Văn học phê phán

6. Chí phèo (Nam Cao)

a. Nội dung

- Tác giả tố cáo xã hội phong kiến bất công, đã khiến con người sinh ra là người mà không được làm người

– Tác giả muốn thể hiện bản chất tốt đẹp của người dân lao động ngay cả khi tưởng họ đã bị xã hội tàn bạo cướp đoạt tất cả

b. Nghệ thuật

- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

-  Khắc họa sinh động các yếu tố ngôn ngữ hành động tâm lí ngoại hình

- Nghệ thuật trần thuật, kết cấu mới mẻ, linh họat, phóng túng

- Cốt truyện với các tình huống chi tiết gay cấn, hấp dẫn

7. Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

a. Nội dung

- Thông qua việc miêu tả cảnh đám tang và khắc họa những chân dung hài hước của tang gia, tác giả đã phản ánh thực trạng suy đồi về đạo đức của một bộ phận tầng lớp tư sản thượng lưu Hà Thành do chạy theo phong trào Văn minh âu hóa

– Qua đó, tác giả phê phán và bày tỏ thái độ căm phẫn đối với thói giả dối, đạo đức giả trong gia đình và xã hội tư sản thành thị lúc bấy giờ, báo động về tình trạng đạo đức suy đồi trong xã hội đó.

=> Thể hiện tâm huýêt của nhà văn đối với những giá trị truyền thống tốt đẹp

b. Nghệ thuật

- Tạo những mâu thuẫn trào phúng thể hiện ngay ở nhan đề:tang gia mà lại hạnh phúc.

- Người kể chuyện có một giọng điệu rất lạnh lùng, khách quan, đan xen những câu bình luận dí dỏm mỉa mai trào lộng, nhưng chua chát.

- Sử dụng biện pháp phóng đại cường điệu

- Cách đặt tên gọi nhân vật,đồ vật hài hước

8. Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng)

a. Nội dung

- Qua việc xây dựng các tính cách bi kịch (Vũ Như Tô, Đan Thiềm). Tác giả muốn gửi đến người đọc, người xem những bài học, tư tưởng, quan niệm về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: Nghệ thuật vị nhân sinh nghệ thuật phản ánh cuộc sống, khát vọng của người nghệ sĩ phải phù hợp với nguyện vọng, lợi ích của cộng đồng

– Tác giả muốn bày tỏ sự cảm thông, trân trọng đối với những nghệ sĩ có tài năng, hoài bão lớn nhưng lâm vào bi kịch giưã lí tưởng và thực tế.

b. Nghệ thuật

- Đoạn trích"Vĩnh biệt cửu trùng đài " thể hiện rất rõ đặc sắc nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao

-  Đặc biệt, nhà văn đã dùng ngôn ngữ, hành động của nhân vật để khắc họa tính cách, cũng như dẫn dắt vở kịch. 

- Từng đoạn hội thoại, từng ngôn ngữ mà nhân vật phát ra đều khắc họa được cảm xúc , tình cảm mà họ dành cho nhau, cũng như chính bản chất con người của họ lúc gặp biến cố.

- Nhịp điệu kịch càng lúc càng tăng tiến, nhất là lúc gần đến cao trào và cuối cùng là ở thắt nút cho thấy được khung cảnh dồn dập lúc đó của câu chuyện.

* Văn học cách mạng:

9. Từ ấy (Tố Hữu)

a. Nội dung

Bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Tố Hữu nói chung: Nhà thơ của lí tưởng Cộng sản, của niềm vui lớn đối với cách mạng và của cảm hứng lãng mạn say sưa sôi nổi.

- Tuy nhiên, bài thơ cũng thể hiện sắc thái riêng của một tâm hồn thanh niên lần đầu bắt gặp lí tưởng, thể hiện mối duyên đầu của một thanh niên đối với cách mạng: một sự bừng sáng, một tiếng reo vui, một vườn xuân đầy hương sắc và rộn ràng tiếng chim ca. Có một cái gì rất trẻ trung, sôi nổi say đắm, cảm hứng lãng mạn tràn đầy, tâm thế hăm hở…Tất cả là cảm xúc của một cái “ Tôi” chủ quan đậm nét, và do vậy hình ảnh quần chúng cũng còn chung chung, trừu tượng

=> Bài thơ có thể xem là tuyên ngôn về lẽ sống của một chiến sĩ Cách Mạng, có ý nghĩa mở đầu và định hướng cho sáng tác thơ Tố Hữu

b. Nghệ thuật

Nghệ thuật diễn tả tâm trạng vui sướng, say mê, tin tưởng bằng những hình ảnh thơ tươi sáng, giọng thơ say sưa, náo nức, sảng khoái, nhịp điệu hăm hở, dồn dập, thôi thúc.

10. Chiều tối (Hồ Chí Minh)

a. Nội dung: Là một trong những bài thơ hay nhất của tập Nhật kí trong tù. Bài thơ tả bức tranh Chiều tối nơi núi rừng lúc chiều muộn: Cảnh thiên nhiên núi rừng đang chuyển vào đêm tối khi ánh sáng ban ngày lụi dần và tắt hẳn. Nhưng khi màn đêm buông xuống thì ánh sáng của con người trở thành trung tâm chi phối cái nhìn và cảm xúc của nhân vật trữ tình: “lô dĩ hồng”!

=> Ngoại cảnh cũng là tâm cảnh. Qua đó, người đọc cảm nhận được tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh: Nhạy cảm trước thiên nhiên, cuộc sống; lòng nhân ái đến mức quên mình, tinh thần lạc quan cách mạng luôn hướng về sự sống ánh sáng của một thi sĩ – chiến sĩ.

b. Nghệ thuật

– Bút pháp vừa đậm màu sắc cổ điển vừa thể hiện tinh thần cách mạng thời đại:

+ Cổ điển: Thể thơ tứ tuyệt hàm súc; bút pháp chấm phá, gợi hơn là tả; thi đề, hình ảnh quen thuộc; nhân vật trữ tình hòa hợp với thiên nhiên, ung dung tự tại

+ Hiện đại : Nhân vật trữ tình chiếm vị trí chủ thể trong bức tranh phong cảnh. Tư tưởng và hình tượng thơ vận động từ bóng tối , lạnh lẽo ra ánh sáng, ấm áp, luôn hướng đến sự sống, lạc quan..

Bình luận (0)
Ngọc Trần
Xem chi tiết
Sad boy
29 tháng 5 2021 lúc 14:54

Tham khảo:

Tâm trạng của nhà thơ qua khổ thơ cuối:

Mơ khách đường xa khách đường xa:

       + Mơ: trạng thái vô thức, nhà thơ đang đắm chìm trong cõi mộng.

       + Điệp ngữ “khách đường xa”: nhấn mạnh khoảng cách xa rời, chỉ là khách trong mơ.

   - “Áo em trắng quá nhìn không ra: từ “quá” diễn tả sự choáng ngợp, thảng thốt; “nhìn không ra” cực tả sắc trắng, trắng một cách kì lạ, bất ngờ. Đây không còn là màu sắc thực nữa mà là màu trong tâm tưởng.

   - “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh: câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa.

       + Về nghĩa thực, xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên nhiều sương khói và sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của xứ Huế.

       + Về nghĩa bóng, sương khói làm mờ ảo cả bóng người hay chính là tượng trưng cho một mối tình mong manh, xa vời, không trọn vẹn.

   - “Ai biết tình ai có đậm đà: đại từ phiếm chỉ “ai” mở ra hai lớp nghĩa:

       + Nhà thơ làm sao biết tình người xứ Huế có đậm đà với mình hay không hay cũng mờ ảo như làn khói kia.

       + Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức đậm đà, thắm thiết.

=> Câu thơ thể hiện nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời đã nhuốm màu đau thương, bất hạnh. Lời thơ bâng khuâng hư thực gợi nỗi buồn xót xa trách móc.

=> Khi hoài niệm về quá khứ xa xôi hay ước vọng về những điều không thể nhà thơ càng thêm đau đớn. Điều đó chứng tỏ tình yêu tha thiết cuộc sống của một con người luôn có khát vọng yêu thương và gắn bó với cuộc đời.

Bình luận (1)
Huong San
8 tháng 6 2021 lúc 17:07

''Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt,
Khép phòng đốt nến, nến rơi châu…”

Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? “Trăng sõng soài trên cành liễu - Đợi gió đông về để lả lơi…” (“Bẽn lẽn”) – Thi sĩ còn nói đến thuyền trăng, sông trăng. Cả một trời trăng mộng ảo, huyền diệu. Thơ Hàn Mặc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn “say trăng” với tình yêu tha thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ. Ông là một trong những nhà thơ lỗi lạc nhất của phong trào Thơ mới (1932-1941). Với 28 tuổi đời (1912-1940), ông để lại cho nền thơ ca dân tộc hàng trăm bài thơ và một số kịch thơ. Thơ của ông như trào ra máu và nước mắt, có không ít hình tượng kinh dị. Cũng chưa ai viết thơ hay về mùa xuân và thiếu nữ (“Mùa xuân chín”), về Huế đẹp và thơ (“Đây thôn Vĩ Dạ”) như Hàn Mặc Tử.

 

Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ

“Đây thôn Vĩ Dạ” rút trong tập “Thơ điên” xuất bản năm 1940, sau khi nhà thơ qua đời. Bài thơ nói rất hay về Huế, về cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, về con người xứ Huế, nhất là các cô gái duyên dáng, đa tình, đáng yêu – tình yêu thơ mộng say đắm, lung linh trong ánh sáng huyền ảo. Bài thơ giãi bày một nỗi niềm bâng khuâng, một khao khát về hạnh phúc của thi sĩ đa tình, có nhiều duyên nợ với cảnh và con người Vĩ Dạ.

Câu đầu “dịu ngọt” như một lời chào mời, vừa mừng vui hội, vừa nhẹ nhàng trách móc người thương biết bao nhớ đợi chờ. Giọng thơ êm dịu, đằm thắm và tình tứ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Có mấy xa xôi. Cảnh cũ người xưa thấp thoáng trong vần thơ đẹp mang hoài niệm. Bao kỷ niệm sống dậy trong một hồn thơ. Nó gắn liền với cảnh sắc vườn tược và con người xứ Huế mộng mơ:

“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên
Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền?”

Cảnh được nói đến là một sáng bình minh đẹp. Nhìn từ xa, say mê ngắm nhìn những ngọn cau, tàu cau ngời lên màu nắng mới, “nắng mới lên” rực rỡ. Hàng cau như đón chào người thân thương sau bao ngày xa cách. Hàng cau cao vút là hình ảnh thân thuộc thôn Vĩ Dạ từ bao đời nay. Quên sao được màu xanh cây lá nơi đây. Nhà thơ trầm trồ thốt lên khi đứng trước một màu xanh vườn tược thôn Vĩ Dạ: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. Sương đêm ướt đẫm cây cỏ hoa lá. Màu xanh mỡ màng, non tơ ngời lên, bóng lên dưới ánh mai hồng, trông “mượt quá” một màu xanh như ngọc bích. Đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, con người cần cù chăm bón mới có “màu xanh như ngọc” ấy. Thiên nhiên rạo rực, trẻ trung và đầy sức sống. Cũng nói về màu xanh ngọc bích, trước đó (1938) Xuân Diệu đã từng viết: “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá…” (“Thơ duyên). Hai chữ “vườn ai” đã gợi ra nhiều ngạc nhiên và man mác. Câu thứ tư tả thiếu nữ với khóm trúc vườn đầy đặn, phúc hậu. “Lá trúc che ngang” là một nét vẽ thần tình đã tô đậm nét đẹp của cô gái Huế duyên dáng, dịu dàng, kín đáo, tình tứ đáng yêu. Hàn Mặc Tử hơn một lần nói về trước và thiếu nữ. Khóm trúc như toả bóng xanh mát che chở cho một mối tình đẹp đang nảy nở:

 

“Thầm thì với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý nhị và thơ ngây”
(“Mùa xuân chín”)

Câu 3, 4 trong khổ thơ đầu tả cau, tả nắng, tả vườn, tả trúc và thiếu nữ với một gam màu nhẹ thoáng, ẩn hiện, mơ hồ. Đặc sắc nhất là hai hình ảnh so sánh và ẩn dụ. (xanh như ngọc mặt chữ điền) Cảnh và người nơi Vĩ Dạ thật hồn hậu, thân thuộc đáng yêu.

Vĩ Dạ - một làng quê nằm bên bờ Hương Giang, thuộc ngoại ô cố đô Huế. Vĩ Dạ đẹp với những con đò thơ mộng, những mảnh vườn xanh tươi bốn mùa, sum sê hoa trái. Những ngôi nhà xinh xắn thấp thoáng ẩn hiện sau hàng cau, khóm trúc, mà ở đây thường dìu dặt câu Nam ai, Nam bình qua tiếng đàn tranh, đàn thập lục huyền diệu, réo rắt. Thôn Vĩ Dạ đẹp nên thơ. Hàn Mặc Tử đã dành cho Vĩ Dạ vần thơ đẹp nhất với tất cả lòng tha thiết mến thương.

Khổ thơ thứ hai nói về cảnh trời mây, sông nước. Một không gian nghệ thuật thoáng đãng, mơ hồ, xa xăm. Hai câu 5, 6 là bức tranh tả gió, mây, dòng sông và hoa (hoa bắp). Giọng thơ nhẹ nhàng, thoáng buồn. Nghệ thuật đối tạo nên 4 bức cảnh hài hòa, cân xứng và sống động. Gió mây đôi ngả như mối tình nhà thơ, tưởng gần đấy mà xa vời, cách trở. Dòng Hương Giang êm trôi lờ lững, trong tâm tưởng thi nhân trở nên “buồn thiu”, nhiều bâng khuâng, man mác. Hoa bắp lay nhè nhẹ đung đưa trong gió thoảng. Nhịp điệu khoan thai thơ mộng của miền sông Hương, núi Ngự được diễn tả rất tinh tế. Các điệp ngữ luyến láy gợi nên nhiều vương vấn mộng mơ:

“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”.

Hai câu tiếp theo nhà thơ hỏi “ai” hay hỏi mình khi nhìn thấy hay nhớ tới con đò mộng nằm bến sông trăng. Sông Hương quê em trở thành sông trăng. Hàn Mặc Tử với tình yêu Vĩ Dạ mà sáng tạo nên vần thơ đẹp nói về dòng sông Hương với những con đò dưới vầng trăng. Nguyễn Công Trứ đã từng viết: “Gió trăng chứa một thuyền đầy”. Hàn Mặc Tử cũng góp cho nền thơ Việt Nam hiện đại một vần thơ trăng độc đáo:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”

Thuyền em hay “thuyền ai” vừa thân quen, vừa xa lạ

 

Tâm hồn nhà thơ xao xuyến khi nhìn sông trăng và con thuyền. Thuyền em hay “thuyền ai” vừa thân quen, vừa xa lạ. Chất thơ mộng ảo “Đây thôn Vĩ Dạ” là ở những thi liệu ấy. Câu thơ gợi tả một hồn thơ đang rung động trước vẻ đẹp hữu tình của xứ Huế miền Trung, nói lên một tình yêu kín đáo, dịu dàng, thơ mộng và thoáng buồn.

Khổ thơ thứ ba nói về cô gái xứ Huế và tâm tình thi nhân. Đương thời nhà thơ Nguyễn Bính đã viết về thiếu nữ sông Hương: “Những nàng thiếu nữ sông Hương – Da thơm là phấn, má hường là son”…Vĩ Dạ mưa nhiều, những buổi sớm mai và chiều tà phủ mờ sương khói. “Sương khói” trong Đường thi thường gắn liền với tình cố hương. Ở đây sông khói làm nhòa đi, mờ đi áo trắng em, nên anh nhìn mãi vẫn không ra hình dáng em (nhân ảnh). Người thiếu nữ Huế thoáng hiện, trắng trong, kín đáo và duyên dáng. Gần mà xa. Thực mà mơ. Câu thơ chập chờn, bâng khuâng. Ta đã biết Hàn Mặc Tử từng có một mối tình với một thiếu nữ Huế mang tên một loài hoa đẹp. Phải chăng nhà thơ muốn nói về mối tình này?

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”.

“Mơ khách đường xa, khách đường xa ai biết…ai có…” các điệp ngữ luyến láy ấy tạo nên nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang. Người đọc thêm cảm thương cho nhà thơ tài hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với bao mối tình nhưng suốt cuộc đời phải sống trong cô đơn bệnh tật.

Cũng cần nói đôi lời về chữ “ai” trong bài thơ này. Cả 4 lần chữ “ai” xuất hiện đều mơ hồ ám ảnh: “vườn ai mướt quá xanh như ngọc?” – “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó?” – “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Con người mà nhà thơ nói đến là con người xa vắng, trong hoài niệm bâng khuâng. Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng, chơi với trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha thiết như đang nhạt nhòa và mờ đi cùng sương khói?

Hàn Mặc Tử đã để lại cho ta một bài thơ tình thật hay. Cảnh và người, mộng và thực, say đắm và bâng khuâng, ngạc nhiên và thẫn thờ bao hình ảnh và cảm xúc đẹp hội tụ trong ba khổ thơ thất ngôn, câu chữ toàn bích.Cảm nhận tâm trạng của nhân vật trữ tình trong Đây thôn Vĩ Dạ bằng sự thấu hiểu, cảm thông chúng ta có thể thấy đây là một bài thơ tình tuyệt tác. Cái màu xanh như ngọc của vườn ai, con thuyền ai trên sông trăng, và cái màu trắng của áo em như đang dẫn hồn ta đi về miền sương khói của Vĩ Dạ thôn một thời xa vắng:

“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

Tham khảo nhé

Bình luận (0)