Ôn tập lịch sử lớp 9

Duyên Lê
Xem chi tiết
Mono Kuma
Xem chi tiết
Lương Đại
22 tháng 5 2022 lúc 9:10

- Giữ vững các nguyên tắc lập trường trên bàn đàm phán.

- Luôn kiên quyết, kiên trì, sử dụng đồng thời các thắng lợi khác để bổ trợ cho công tác đối ngoại.

- Tôn trọng các cam kết nhưng không bao giờ mất cảnh giác.

- Tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế nhưng phải dựa vào sức mình là chính.

Bình luận (0)
Mono Kuma
21 tháng 5 2022 lúc 21:36
Bình luận (0)
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Võ Phạm Hồng Linh
16 tháng 5 2022 lúc 20:15

Những khó khăn, thử thách của Việt Nam hiện nay: mô hình phát triển của Việt Nam hiện nay phải đối mặt với nhiều thách thức quan trọng. Việt Nam hiện đang tập trung vào khâu sản xuất hạn chế, nghĩa là sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, yêu cầu tay nghề lao động thấp. Trong thời gian tới, Việt Nam cần nâng cao giá trị gia tăng trong nước và cải thiện thu nhập bình quân đầu người, đồng thời cần chuyển đổi sang giai đoạn phát triển tiếp theo. Tuy nhiên việc chuyển tiếp này tạo ra thách thức lớn hơn so với việc tiếp tục thành công ở mức độ sản xuất cơ bản. Đồng thời, môi trường quốc tế sôi động thường là một xúc tác quan trọng hỗ trợ tiến trình chuyển đổi này, nhưng bối cảnh toàn cầu lại đang chứng kiến nhiều biến động và căng thẳng.

Bình luận (0)
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
sky12
15 tháng 5 2022 lúc 13:56

Thời gian

Chiến đấu chống các chiến lược của Mĩ

Chiến thắng tiêu biểu

1961-1965

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”của Mĩ ở miền Nam

*Mặt trận chống phá “bình định”,ta và địch đấu tranh giằng co giữa lập và phá “ấp chiến lược”:

- Năm 1962,quân giải phóng cùng nhân dân đánh bại nhiều cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn đánh vào chiến khu D,căn cứ U Minh,Tây Ninh,…)

*Mặt trận chính trị,quân sự:

-  Ngày 16-6-1963,một cuộc biểu tình lớn của 70 vạn quần chúng Sài Gòn làm rung chuyển chế độ Sài Gòn => Buộc Mĩ phải thay Diệm

- Quân dân miền Nam giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2-1-1963

- Chiến dịch Đông Xuân 1964-1965 trên các chiến trường miền Nam và miền Trung

1965-1968

 Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở miền Nam

*Từ 1965-1967:

- Thắng lợi ở Vạn Tường (Quảng Ngãi)

- Chiến thắng hai cuộc phản công chiến lược mừa khô: đông-xuân 1965-1966 và 1966-1967

*Cuộc Tổng tiến công và nổi đậy Xuân Mậu Thân (năm 1968)

1969-1973

“Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến tranh”

- Từ 30-4 đến 30-6-1970,quân đội Việt Nam có sự pối hợp của quân dân Campuchia đập tan cuộc hành quân xâm lược Campuchia

- Từ 12-2 đến 23-3-1971,quân dội Việt Nam có sự phố hợp của nhân dân Lào đã đập tan cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn-719”

- Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972

- Chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”

1973-1975

- Mĩ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.Tiến hành chiến dịch “tràn ngập lãnh thổ”,mở những cuộc hành quân “bình định-lấn chiếm”

- Thắng lợi tại Phước Long

- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975

  + Chiến dịch Tây Nguyên

  + Chiến dịch Huế-Đà Nẵng

  + Chiến dịch Hồ Chí Minh

Bình luận (0)
Hồng Sơn Nguyễn
Xem chi tiết
Minh
13 tháng 5 2022 lúc 22:01

tham khảo

Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 là văn kiện quan trọng của Đảng thể hiện tầm nhìn chiến lược, xuyên suốt giai đoạn tiền khởi nghĩa nên có giá trị lịch sử đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam.Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 12/3/1945 “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Ảnh (m.tapchiqptd.vn)

Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 12/3/1945 “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Ảnh (m.tapchiqptd.vn)

         Sau khi Nhật vào Đông Dương, để tiến hành quá trình xâm lược của mình, Nhật đã bắt tay với thực dân Pháp tiến hành đàm áp phong trào cách mạng ở Việt Nam. Tuy nhiên mâu thuẫn về quyền lợi giữa chúng ngày càng gia tăng, nguy cơ nổ ra xung đột ngày càng cao và tất yếu phát-xít Nhật sẽ hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. Cũng từ rất sớm, Đảng ta đã phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát-xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới.
         Thực tiễn lịch sử chứng minh những dự báo mà Đảng đưa ra hoàn toàn đúng đắn, chính xác. Lúc bấy giờ trên thế giới, với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trước chủ nghĩa phát-xít, thời cơ cách mạng đã đến với nhiều nước trên thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Hàng loạt cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, hình thành một hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ la-tinh đứng trước vận hội lớn của lịch sử trong đó có Việt Nam.
       Lúc bấy giờ, vấn đề "cuộc đảo chính của phát-xít Nhật" luôn luôn được đề cập trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng trong những năm đầu 1945, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, sau đó họp tiếp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" vào ngày 12-3-1945.
       Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, do đó phải thay đổi khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật, Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” chống lại chính quyền Nhật và chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật.
      Chỉ thị nhấn mạnh: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương “một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”(1), tuy nhiên , “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi”(2) vì quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức hoàng mang cực độ, các tầng lớp trung giang chưa ngã hẵn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng.
     Bản Chỉ thị đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông Dương  “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích…”(3) , đồng thời “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”(4) . Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạp chủ động táo bạo”(5) .
      Trong cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi nơi không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương không đều nhau nên Thường vụ Trung ương Đảng đã Chỉ thị: “Nơi nào thấy so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, rồi tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc và không được ỷ lại vào bên ngoài khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải dựa vào sức mình là chính” (6).
     Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của Đảng ta trong cách mạng. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tám năm 1945 đúng như lời khẳng định chắc chắn của Chỉ thị: "Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay chúng ta!"./.Tài liệu tham khảo:
(1) Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, tr.168.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.365.
(3) Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, tr.169.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.367.
(5)Trường Chinh : “Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1992.
(6) Trích bài viết: “Giá trị lịch sử của Chỉ thị “Nhật – Pháp bán nhau và hành động của chúng ta”,
Bình luận (3)
Vũ Quang Huy
13 tháng 5 2022 lúc 22:02

tham khảo

 

Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12/3/1945 là văn kiện quan trọng của Đảng thể hiện tầm nhìn chiến lược, xuyên suốt giai đoạn tiền khởi nghĩa nên có giá trị lịch sử đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam.Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 12/3/1945 “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Ảnh (m.tapchiqptd.vn)

Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ngày 12/3/1945 “Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Ảnh (m.tapchiqptd.vn)

         Sau khi Nhật vào Đông Dương, để tiến hành quá trình xâm lược của mình, Nhật đã bắt tay với thực dân Pháp tiến hành đàm áp phong trào cách mạng ở Việt Nam. Tuy nhiên mâu thuẫn về quyền lợi giữa chúng ngày càng gia tăng, nguy cơ nổ ra xung đột ngày càng cao và tất yếu phát-xít Nhật sẽ hất cẳng thực dân Pháp ra khỏi Đông Dương. Cũng từ rất sớm, Đảng ta đã phân tích chính xác mâu thuẫn giữa các thế lực đế quốc, nhận định phát-xít Nhật sẽ đảo chính hất cẳng thực dân Pháp ở Đông Dương và vạch ra kế hoạch hành động khi xuất hiện tình hình mới.
         Thực tiễn lịch sử chứng minh những dự báo mà Đảng đưa ra hoàn toàn đúng đắn, chính xác. Lúc bấy giờ trên thế giới, với chiến thắng của Liên Xô và các lực lượng đồng minh trước chủ nghĩa phát-xít, thời cơ cách mạng đã đến với nhiều nước trên thế giới khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Hàng loạt cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đã nổ ra thắng lợi, hình thành một hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội trên thế giới. Cách mạng giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ la-tinh đứng trước vận hội lớn của lịch sử trong đó có Việt Nam.
       Lúc bấy giờ, vấn đề "cuộc đảo chính của phát-xít Nhật" luôn luôn được đề cập trong những văn kiện, tài liệu tuyên truyền của Đảng trong những năm đầu 1945, định hướng công tác chuẩn bị của phong trào cách mạng cho thời điểm "đem sức ta mà tự giải phóng cho ta". Vì thế, ngay trong đêm Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), Hội nghị Thường vụ mở rộng, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Trường Chinh, đã khai mạc tại chùa Đồng Kỵ, sau đó họp tiếp tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), ra Chỉ thị "Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" vào ngày 12-3-1945.
       Chỉ thị xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật, do đó phải thay đổi khẩu hiệu “đánh đuổi Nhật, Pháp” bằng khẩu hiệu “đánh đuổi phát xít Nhật” chống lại chính quyền Nhật và chính phủ bù nhìn của bọn Việt gian thân Nhật.
      Chỉ thị nhấn mạnh: cuộc đảo chính đã tạo ra ở Đông Dương “một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”(1), tuy nhiên , “những điều kiện khởi nghĩa chưa thực sự chín muồi”(2) vì quân Pháp tan rã, song quân Nhật chưa đến mức hoàng mang cực độ, các tầng lớp trung giang chưa ngã hẵn về phía cách mạng, đội quân tiên phong chưa sẵn sàng.
     Bản Chỉ thị đã vạch rõ những điều kiện về cuộc khởi nghĩa Đông Dương  “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ để làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa. Cao trào ấy có thể bao gồm từ hình thức bất hợp tác, bãi công, bãi thị phá phách cho đến những hình thức cao hơn như biểu tình thị uy võ trang, du kích…”(3) , đồng thời “sẵn sàng chuyển qua hình thức tổng khởi nghĩa một khi đã đủ điều kiện”(4) . Với tư tưởng chỉ đạo của Đảng trong Chỉ thị là “phải hành động ngay, hành động cương quyết nhanh chóng, sáng tạp chủ động táo bạo”(5) .
      Trong cách mạng, tương quan lực lượng giữa ta và địch ở mỗi nơi không giống nhau, cách mạng có thể chín muồi ở các địa phương không đều nhau nên Thường vụ Trung ương Đảng đã Chỉ thị: “Nơi nào thấy so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng thì tiến hành khởi nghĩa từng phần, giành chính quyền từng bộ phận, rồi tiến tới Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc và không được ỷ lại vào bên ngoài khi tình thế biến chuyển thuận lợi, mà phải dựa vào sức mình là chính” (6).
     Chỉ thị đã xác định đúng kẻ thù, dự báo chính xác thời cơ cách mạng, linh hoạt, sáng tạo và chuẩn bị mọi điều kiện làm tiền đề cho Tổng khởi nghĩa, giành chính quyền về tay nhân dân khi thời cơ đến. Điều đó thể hiện tầm nhìn chiến lược, tư duy khoa học và nghệ thuật chỉ đạo cuộc cách mạng tài tình của Đảng ta trong cách mạng. Chỉ thị là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và của Mặt trận Việt Minh, ở các địa phương cả nước trong cao trào kháng Nhật cứu nước, có tác dụng quyết định trực tiếp đối với thắng lợi của cuộc Tổng khởi nghĩa Tám năm 1945 đúng như lời khẳng định chắc chắn của Chỉ thị: "Thắng lợi cuối cùng nhất định về tay chúng ta!"./.Tài liệu tham khảo:
(1) Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, tr.168.
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.365.
(3) Giáo trình trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính. Những vấn đề cơ bản về Đảng Cộng sản và lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Nxb lý luận chính trị, tr.169.
(4) Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng Toàn tập, nxb. Chính trị quốc gia, H.2000, t.7, tr.367.
(5)Trường Chinh : “Chỉ thị Nhật, Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 2-1992.
(6) Trích bài viết: “Giá trị lịch sử của Chỉ thị “Nhật – Pháp bán nhau và hành động của chúng ta”,
Bình luận (1)
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Lucy Heartfilia
Xem chi tiết
Hoàng Phúc Nguyễn
12 tháng 5 2022 lúc 20:51
Thời gianChiến đấu chống các chiên lược của MỹChiến thắng tiêu biểu.
1954 - 1960 Chiến tranh đơn phương.Chiến thắng Đồng Khởi.
1961 - 1965Chiến tranh đặc biệt.Chiến thắng Ấp Bắc.
1965 - 1968Chiến tranh cục bộ.Chiến thắng Vạn Tường.
1969 - 1973Việt Nam hóa chiến tranh.Tiến công chiến lược năm 1972.

 

Bình luận (0)
nhunhi
Xem chi tiết
nhunhi
Xem chi tiết
Người yêu sú 7A2 THCS LI...
18 tháng 1 lúc 20:45

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo quân sự lỗi lạc của Việt Nam, người đã có những đóng góp vô cùng quan trọng đối với dân tộc Việt Nam. Ông đã tham gia tích cực trong cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, đồng thời cũng là người lãnh đạo quân đội Việt Nam trong những chiến dịch quân sự quyết định như chiến dịch Điện Biên Phủ và chiến dịch Hồ Chí Minh trên Đường Trường Sơn.Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đóng góp quan trọng vào việc giúp đất nước giành được độc lập và tự do, bảo vệ chủ quyền quốc gia, và đặt nền móng cho sự phát triển và thịnh vượng của Việt Nam sau chiến tranh. Ông cũng là một trong những người đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển kinh tế và xã hội đồng đều sau chiến tranh, đồng thời đề xuất các chiến lược phát triển bền vững cho đất nước.Với những đóng góp to lớn của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử và tâm hồn của dân tộc Việt Nam, và sẽ mãi mãi được nhớ đến với tình yêu và lòng biết ơn của người dân.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)