Ôn tập lịch sử lớp 8

Monkey D Luffy
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
18 tháng 4 2018 lúc 10:55

* Về kinh tế:

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.

* Về xã hội: Bên cạnh các giai cấp cũ không ngừng bị phân hoá, xã hội Việt Nam đã xuất hiện thêm những giai cấp, tầng lớp mới:

- Giai cấp địa chủ phong kiến: đầu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp. Tuy nhiên, có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước.

- Giai cấp nông dân: có số lượng đông đảo, bị áp bức bóc lột nặng nề. Họ sẵn sàng hưởng ứng, tham gia cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Tầng lớp tư sản: có nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, xưởng thủ công, chủ hãng buôn,... bị kìm hãm, chèn ép, chưa có tinh thần cách mạng.

- Tiểu tư sản thành thị: bao gồm chủ các xưởng thủ công nhỏ, viên chức cấp thấp và những người làm nghề tự do. Đó là những người có trình độ học vấn, nhạy bén với thời cuộc nên đã sớm giác ngộ và tích cực tham gia vào cuộc vận động cứu nước đầu thế kỉ XX.

- Công nhân: xuất thân từ nông dân, làm việc trong các đồn điền, hầm mỏ, nhà máy, xí nghiệp,… đời sống khổ cực, có tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ nhằm cải thiện đời sống.

Bình luận (0)
Phúc
14 tháng 3 2020 lúc 18:37

- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Đồng Thanh Tùng
14 tháng 3 2020 lúc 19:32
- Tích cực:

+ Cuộc khai thác của Pháp làm xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân

+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu làm xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.

+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.

- Tiêu cực: Một trong những mục tiêu của công cuộc khai thác là vơ vét sức người, sức của nhân dân thuộc địa. Do vậy:

+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt

+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ

+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Lê Nguyễn Hồng Phúc
Xem chi tiết
Hồng Hạnhh
Xem chi tiết
Minh Phu
Xem chi tiết
Lê Nguyễn Hồng Phúc
24 tháng 4 2018 lúc 9:11

- Pháp đã thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh Pháp - Phổ tiềm lực kinh tế , tài chính , quân sự ngày càng mạnh.

- Thực dân Pháp phán đoán được triều đình Huế ngày càng suy yếu , lại có tư tưởng đầu hàng , đặc biệt sau khi vua Tự Đức chết nên muốn nhanh chóng tận dụng thời cơ này buộc triều đình huế phải đầu hàng , chấp nhận sự cai trị của chúng trên cả nước.haha

Bình luận (0)
Vợ Byun
Xem chi tiết
Trần Quỳnh Mai
7 tháng 5 2016 lúc 20:39

Pháp đẩy mạnh khai thác khoảng sản , nhất là than , thiếc , bạc , vàng , ..... chở về nước để tiêu thụ hoặc bán cho những nước khác . Các nhà máy điện , nước , xi măng , dệt , ... được xây dựng để sử dụng nguồn nhân công rẻ mạt ở nước ta , nhằm sản xuất các mặt hàng thu lãi lớn hoặc phục vụ sinh hoạt của người Pháp ở Việt Nam . Pháp cướp đất của nông dân , lập đồn điền trồng cao su , chè , cà phê , .... . Giao thông vận tải được xây dựng .

Bình luận (1)
Đào Anh Linh
14 tháng 5 2016 lúc 22:48

nông nghiệp:+Đẩy mạnh việc cướp đoạt rộng đất

                      +Phát canh thu tô

công nghiệp:+Tập chung khai thác than và kim loại

                       +Xây dựng nghành sản  xuất xi măng gạch ngói

giao thông vận tải:+Tăng cường xay dựng hệ thống giao thông vận tải

thương nghiệp:+ đánh thuế nặng vào các mặt hàng

                          +đặn biệt là muối rượu và thuốc viện

 

Bình luận (0)
Khước Mạc Huyên
11 tháng 5 2019 lúc 17:18

Các chính sách kinh tế

Nông nghiệp: Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền, phát canh thu tô

Công nghiệp: Pháp tập trung khai thác than và kim loại

Thương nghiệp: Pháp độc chiếm về thị trường Việt Nam, đề ra nhiều thứ thuế mới. nặng nhất là thuế muối, rượu, thuốc phiện

Giao thông-vận tải: Xây dựng hệ thống giai thông để bóc lột về kinh tế và phục vụ lợi ích quân sự.

Mục đích: Nhằm vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương

\(\Rightarrow\)Làm kinh tế nước ta lạc hậu, sản xuất nhỏ và lệ thuộc

Mình nói thêm cho cậu vè chính sách văn hóa và giáo dục luôn

-Duy trì chế độ giáo dục thời kì phong kiến

- Mở trường dạy học mới để đào tạo người bản xứ phục vụ cho việc cai trị

- Mở một số cơ sở văn hóa, giáo dục

Mục đích: làm nô dịch và ngu dân

( Đây là cô cho học trong vở nhé)

Bình luận (0)
tran minh thinh
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 4 2018 lúc 12:49

Cũng trong những năm đầu thế kỉ XX, cuộc vận động Duy tân (theo cái mới) diễn ra sôi nổi tại Trung Kì. Lãnh đạo phong trào là Phan Châu Trinh. Huỳnh Thúc Kháng v.v... Gần giống như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ờ Bắc Kì, hình thức hoạt động của phong trào Duy tân rất phong phú : mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các hủ tục phong kiến lạc hậu, đua nhau cắt tóc ngắn, mặc áo ngắn, đả kích quan lại xấu, cổ động việc mở mang công, thương nghiệp... Anh hương của phong trào rất mạnh. Đến năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn ra rầm rộ ở Quảng Nam. sau đó là Quảng Ngãi, rồi lan ra một số tỉnh ở Trung Kì. Thực dân Pháp đã thẳng tay đàn áp. bắt bớ, tù đày. tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước, trong đó có Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp...


Bình luận (0)
nguyễn trọng trung
Xem chi tiết
Bích Ngọc Huỳnh
18 tháng 3 2018 lúc 18:35
Khi thất bại ở đà nẵng pháp thắng lợi ở Gia Định vì:
+ Gia Định xa Trung Quốc sẽ tránh được sự can thiệp của nhà Thanh.
+ Xa kinh đô Huế sẽ tránh được sự tiếp viện của triều đình Huế.
+ Chiếm được Gia Định coi như chiếm được kho lúa gạo của triều đình Huế gây khó khăn cho triều đình.
+ Đánh xong Gia Định sẽ theo đường sông Cửu Long, đánh ngược lên Cam-pu-chia (Cao Miên) làm chủ lưu vực sông Mê Kông.
Bình luận (0)
Đời về cơ bản là buồn......
18 tháng 3 2018 lúc 14:48

Vì Gia Định phòng thủ yếu do cách xa kinh thành Huế và xa Trung Quốc, chiếm Gia Định để làm bàn đạp để tấn công Cam puchia , Lào vì Pháp không chỉ muốn Việt Nam mà thôi mà cả Đông Dương làm thuộc địa của mình .

Bình luận (0)
trần ngọc huyền
Xem chi tiết
Hoàng Oanh
Xem chi tiết
Phạm Lê Mỹ Tâm
23 tháng 4 2017 lúc 19:52

Đầu năm 1905, với nhiệt tình cứu nước, Phan Bội Châu sang Nhật để nhờ giúp khí giới, lương tiền. Nhưng người Nhật chỉ hứa nhận thanh niên nước ta sang Nhật học để “đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang đuổi Pháp về sau”.
Hội Duy Tân bèn tổ chức cơ sở trong nước và tìm cách bí mật đưa người sang Nhật học, mở đầu cho phong trào Đông Du.
Phong trào Đông Du lúc đầu tiến hành thuận lợi, số du học sinh có lúc đã lên tới gần 200 người. Nhưng trước phong trào Đông Du và những phong trào yêu nước khác lan rộng lúc đó, thực dân Pháp ra tay khủng bố. Tháng 9-1908, chúng cấu kết với bọn cầm quyền Nhật để giải tán tổ chức du học sinh của ta trên đất Nhật và trục xuất các nhà yêu nước của ta ra khỏi đất Nhật. Đến đầu năm sau, Phan Bội Châu cũng phải rời khỏi Nhật đi nơi khác và chuyển hoạt động của mình sang một hướng mới.

Làm bài tốt nha p ! vui

Bình luận (0)
an
Xem chi tiết
Đạt Trần
13 tháng 12 2017 lúc 12:09

Nhật Bản
Tình hình kinh tế:
- Điều kiện:
+ Không bị chiến tranh tàn phá.
+ Thu lợi nhuận sản xuất vũ khí.
+ Lợi dụng châu Âu có chiến tranh để sản xuất hàng hóa, xuất khẩu.
- Biểu hiện: Năm 1914 - 1919
+ Sản lượng CN tăng 5 lần.
+ Tổng giá trị XNK tăng 4 lần.
+ Dự trữ vàng và ngoại tệ tăng 6 lần.

Mỹ
Tình hình kinh tế
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Mĩ có nhiều lợi thế:
+ Mĩ trở thành chủ nợ của Châu Âu (Anh, Pháp nợ 10 tỉ USD).
+ Thu lợi nhuận lớn nhờ buôn bán vũ khí và hàng hoá
+ Mĩ chú trọng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
=> Những cơ hội vàng đó đã đưa Mĩ vào thời kỳ phồn vinh trong suốt thập niên 20 của thế kỷ XX
Năm 1923-1929, sản lượng công nghiệp tăng 69%, năm 1929 chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới.
Đứng đầu thế giới về sản xuất ôtô thép, dầu hoả -> Ông vua ôtô của thế giới.
Năm 1929, nắm trong
tay 60% dự trữ vàng của thế giới -> Chủ nợ của thế giới

Bình luận (0)