Ôn tập lịch sử lớp 8

Nguyễn Thị Phương Thảo
Xem chi tiết
Đạt Trần
12 tháng 6 2018 lúc 22:20

*Anh:
- Cuối thế kỉ XIX- đầu XX, mặc dù Anh mất dần về vị trí công nghiệp song quá trình tập trung TB ở Anh đc đẩy mạnh với sự xuất hiện của nhiều tổ chức độc quyền kiểm soát các ngành KT lớn như công nghiệp luyện kim, đóng tàu khai thác mỏ.
- Sự tập trung TB trong tay các ngân hàng lớn hình thành những tập đoàn TB tài chính chi phối toàn bộ đời sống KT của Anh như sự xuất hiện của 5 ngân hàng lớn ở Luân đôn
- Anh tăng cường xâm lc thuộc địa và xuất cảng TB. Anh đầu tư TB vào các nc thuộc địa và bóc lột thuộc dịa về mặt tài nguyên, nhân công, thị trường để đem lại nguồn cách xù cho chính quốc. Do đó hệ thống thuộc địa của Anh có mặt khắp các châu lục. Người Anh luôn tự hào là nc " MTrời ko bao h lặn". Lê nin gọi đây là chủ nghĩa đế quốc thực dân

* Pháp:
-Quá trình tập trung công nghiệp và TB dẫn tới sự ra đời của các tổ chức độc quyền trong các lĩnh vực về công nghiệp như khai mỏ, luyện kim, thương mại đem lại những thành tựu mới cho Pháp.
-Sự chi phối của các công ty độc quyền đối với KT của đất nc đồng thời vc tập trung TB trong ngân hàng đạt mức đọ cao
- Xuất cảng TB ở Pháp đứng thứ 2 thế giới, TB Pháp ko sử dụng vốn để phát triển công nghiệp trong nc chủ yếu cho nc ngoài vay với lãi suất nặng. Do đó, Pháp trở thành chủ nợ lớn nhất thế giới lúc bấy h. Vì thế lê nin nhân định Pháp là chủ nghĩa cho vay nặng lãi.
- Pháp ráo riết chạy đua vũ trang, tiến hành xlc thuộc địa ở hầu hét châu Phi, châu Á.

* Đức:
- Cuối thế kỉ XIX, nền KT TBCN ở Đức phát triển nhanh chóng nên quá trình tập trung TB vào sản xuất diễn ra nhanh chóng với sự ra đời của các công ti độc quyền dưới những hình thức cacten và xanh đi ca
-Đức đẩy mạnh quá trình chuẩn bị chiến tranh xâm lc trên toàn TG nhằm cạnh tranh với Anh, Pháp. Vì vậy Đức đã công khai dùng vũ lực để chia lại TG. Chúng đầu tư ngân hàng vào các ngành công nghiệp quân sự và chuẩn bị các kế hoạch đánh bại A, P, Nga, mở rộng lãnh thổ

* Mĩ
-Tốc độ phát triển của Mĩ cuối TK XIX tăng nhanh vượt bậc từ 1 nc nông nghiệp phụ thuộc vào châu Âu trở thành 1 cường quốc nông nghiệp, công nghiệp đứng đầu TG. Vì vậy quá trình tập trung TB ở Mĩ diễn ra mạnh mẽ dưới những hình thức tơ rớt
- Sự tập trung TB lớn đã chi phối toàn bộ đời sống KT, Ct, XH của Mĩ.
- Đầu TK XX, Mĩ thực hiện bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam và Trung Nam Mĩ. Đồng thời sang phương Tây chiếm 1 số đảo ở TBD làm bàn đạp tấn công châu Á. Để thực hiện chính sách này Mĩ áp dụng " cái gậy lớn và đồng đô la Mĩ"
-Mĩ ko lập chế độ thuộc địa theo khuôn mẫu mà lập chế độ thuộc địa kiểu mới

Bình luận (0)
Nguyễn Thiên Trang
12 tháng 6 2018 lúc 17:34

- Trong công nghiệp: Diễn ra quá trình tập trung vốn lớn thành lập những công ty độc quyền như ở Pháp, Đức, Mĩ... lũng đoạn đời sống kinh tế các nước tư bản.

- Trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Một vài ngân hàng lớn khống chế mọi hoạt động kinh doanh của cả nước ,hình thành tư bản tài chính.

- Tư bản tài chính còn đầu tư vốn ra nước ngoài đem lợi nhuận cao: năm 1900, nước Anh đầu tư vốn ra ngoài 2 tỉ Li-vrơ xtéc-ling, đến năm 1913 lên gần 4 tỉ.

- Ở Pháp, ngành luyện kim và khai thác mỏ tập trung trong tay hai công ty lớn, công ty "Snây-đơ Crơ-dô" nắm nhà máy quân sự Crơ-dô và các nhà máy chế tạo đồ đồng, thép cùng các ngành khác ở nhiều vùng trong nước.

- Tổng công ty đường sắt và điện khí cùng 6 công ty khác độc quyền ngành đường sắt trong nước, 50% trọng tải biển do 3 công ty lớn nắm. Hai công ty "Xanh Gô-ben" và "Cu-man" kiểm soát toàn bộ công nghiệp hóa chất.

- Ở Đức: Công ty than Ranh-Vet-xpha-len đã kiểm soát 95% tổng sản lượng than vùng Rua - vùng công nghiệp lớn nhất của Đức và hơn 55% tổng sản lượng than cả nước.

Bình luận (0)
byun aegi park
Xem chi tiết
Phụng Trần
23 tháng 12 2016 lúc 21:04
Thời gianSự kiện
Đầu TK XIX- Cái nì mik nhớ hok rõ mà hình như là - Công nhân đấu tranh băng hình thức bãi công đòi tăng lương giảm giờ làm
1831- Công nhân dệt của nhà máy Lion( Pháp) biểu tình đòi tăng lương giảm h làm
1844- Công nhân dệt vùng Sơ- lê đin ( Đức) khởi nghĩa chống lại sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ
1836-1847-Phong trào Công nhân rộng lớn, có tổ chức , diễn ra ở Anh, đó à " Phong trào hiến chương"

CHÚC BẠN HỌC TỐT !

Bình luận (0)
Trần Văn Quân
16 tháng 10 2017 lúc 19:51

cứ thế mà làm thôi

Bình luận (0)
Đỗ Nhất Thanh Thùy
Xem chi tiết
huyền thoại đêm trăng
28 tháng 12 2017 lúc 20:52

Từ giữa thế kỉ XIX, khi các nước châu Âu và Bắc Mĩ căn bản đã hoàn thành cách mạng tư sản, đua nhau bành trướng thế lực, xâm chiếm thuộc địa thì ở hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á, chế độ phong kiến vẫn giữ địa vị thống trị và đều lâm vào cuộc khủng hoảng triền miên về chính trị, kinh tế, xã hội. Nhân cơ hội này, các nước thực dân phương Tây mở rộng và từng bước hoàn thành việc xâm lược các nước Đông Nam Á, trừ Xiêm.

Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.

Phi-líp-pin cũng bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sauk hi giành thắng lợi trong chiến tranh với Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Phi-líp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thôn tính Miến Điện rồi sát nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhòm ngó, can thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.

Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.

=>vì các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa là bởi vì: trong thời kì cách mạng công nghiệp, kinh tế chủ nghĩa tư bản phát triển nhanh chóng làm cho nguyên liệu và thị trường tăng nhanh, do đó các nước tư bản phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
Bình luận (0)
Hatsune Miku
Xem chi tiết
Hiiiii~
28 tháng 5 2018 lúc 9:12

Trả lời:

Nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ đấu tranh chống thực dân Anh vì:

+ Thực dân Anh tìm mọi cách ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa ở Bắc Mĩ (cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề. độc quyền buôn bán trong và ngoài nước).

+ Cư dân ở các thuộc địa Bắc Mĩ, gồm phần lớn là con cháu người Anh di cư sang, mâu thuẫn gay gắt với chính quốc. Các tầng lớp nhân dân thuộc địa. bao gồm tư sản, chủ đồn điền, công nhân, nô lệ đều đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Anh.

Bình luận (0)
Thu Trang Ngô
28 tháng 5 2018 lúc 10:35

- Chính sách cai trị hà khắc, áp bức bột lột nặng nề về kinh tế, cản trở sự phát triển thiết yếu của giai cấp Tư Sản đang dần lớn mạnh
- Những chính sách cai trị làm bần cùng đời sống người dân, hạn chế thị trường tiêu thụ sản phẩm ( Sự Kiện Tàu chở Chè BoxTon, độc quyền cảng... => người dân không có thị trường, xuất nhập khẩu hàng hóa tiêu thụ )
- Sự phân chia 2 hướng phát triển kinh tế dẫn đến mâu thuẫn giữa 13 thuộc địa trở nên sâu sắc
=> Có thể nhận thấy rằng, Nhân dân 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ nổi dậy đấu tranh lật đổ chính quyền thực dân là 1 điều tất yếu . Họ phải lật đổ chế độ thực dân tàn bộ, thiết lập 1 chính quyền tư sản, để quy luật phát triển được tiếp tục, phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao cải thiện đời sống người dân. Giành quyền độc lập tự chủ​

Bình luận (0)
katou kid
28 tháng 5 2018 lúc 8:29

Nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ lại đấu tranh chống thực dân Anh là bởi vì: Do mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở các thuộc địa với chính sách thống trị của thực dân Anh. Điều đó được thể hiện thông qua việc Anh luôn ngăn cản sự phát triển công, thương nghiệp của các thuộc địa, cướp đoạt tài nguyên, thuế má nặng nề….

Bình luận (0)
Hatsune Miku
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
28 tháng 5 2018 lúc 8:51

Theo em, tính chất tiến bộ của "Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm nào?

Trả ;lời : Tính chất tiến bộ của " Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm là xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa

Bình luận (0)
Thời Sênh
28 tháng 5 2018 lúc 8:29

- Tuyên ngôn độc lập (4- 7- 1776) xác định quyền con người và quyền của các thuộc địa. Tuyên ngôn mang tính chất dân chủ tự do, thấm nhuần tư tưởng tiến bộ của thời đại. Nó nêu các nguyên tắc bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi con người.

- Nhưng Tuyên ngôn còn hạn chế: không thủ tiêu chế độ nô lệ, người phụ nữ không có quyền tham gia bầu cử, khẳng định quyền lực của người da trắng, quyền tư hữu tư sản...

Bình luận (0)
katou kid
28 tháng 5 2018 lúc 8:36

Tính chất tiến bộ của " Tuyên ngôn Độc lập" của Mĩ thể hiện ở những điểm là xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa

Bình luận (0)
Hatsune Miku
Xem chi tiết
Hiiiii~
24 tháng 5 2018 lúc 9:38

Trả lời:

- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công.

- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.

Bình luận (0)
Thời Sênh
24 tháng 5 2018 lúc 9:33

(trang 4 sgk Lịch Sử 8): - Hãy nêu những biểu hiện mới về kinh tế, xã hội ở Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.

Trả lời:

- Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như dệt vải, luyện kim, nấu đường... có thuê mướn nhân công.

- Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành là tư sản và vô sản. Giai cấp tư sản có thế lực lớn về kinh tế, nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.

Bình luận (0)
Huỳnh lê thảo vy
24 tháng 5 2018 lúc 11:02

Trả lời:

• Đến thế kỉ XV, yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu đã phát triển khá mạnh, với nhiều công trường thủ công như: luyện kim, cơ khí, làm đồ sứ, dệt len dạ, nấu đường... có thuê mướn công nhân.

• Trong xã hội, hai giai cấp mới được hình thành tư sản và vô sản. Giai cấp tư bản có nhiều thế lực lớn về kinh tế nhưng vẫn là giai cấp bị trị. Vì vậy, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và nhân dân nói chung với chế độ phong kiến rất gay gắt.

Bình luận (0)
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Hiiiii~
22 tháng 5 2018 lúc 20:01

Trả lời:

* Nguyên nhân:

Phái chủ chiến vẫn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có điều kiện. Thực dân Pháp lo sợ tìm cách tiêu diệt phái chủ chiến.

* Diễn biến:

Đêm 4 rạng sáng 5/7/1885, Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá. Quân Páp nhất thời rối loạn. Sau khi củng cố tinh thần chúng đã mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành . Trên đường đi chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man. Hàng trăm người dân vô tội đã bị thất bại.

* Kết quả: Cuộc phản công của phái chủ chiến thất bại.

* Ý nghĩa: Phản ánh ý chí giữ nước của phái chủ chiến.

Bình luận (0)
Nguyễn Tử Đằng
22 tháng 5 2018 lúc 20:33

* Nguyên nhân:

- Sau Hiệp ước 1884, triều đình Huế phân chia thành hai phái đối lập nhau: phái chủ hòa và phải chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu.

+ Phái chủ chiến luôn nuôi hi vọng giành lại chủ quyền khi có điều kiện: Tôn Thất Thuyết ra sức xây dựng lực lượng, tích trữ lương thảo, khí giới,… đưa Ưng Lịch lên ngôi (vua Hàm Nghi).

+ Pháp quyết tâm tiêu diệt bằng được phe chủ chiến. Lấy cớ triều đình đưa vua Hàm Nghi lên ngôi mà không hỏi ý kiến, Pháp cho quân đóng ở đồn Mang Cá, tòa Khâm sứ,, định bắt cóc Tôn Thất Thuyết nhưng việc không thành.

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng 5-7-1885, Tôn Thất thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá.

- Quân Pháp nhất thời rối loạn, sau khi củng cố tinh thần, chúng mở cuộc phản công chiếm Hoàng thành. Trên đường đi, chúng xả súng tàn sát, cướp bóc hết sức dã man, hàng trăm người dân vô tội đã bị giết hại.



Bình luận (0)
Đặng Vũ Quỳnh Như
30 tháng 5 2018 lúc 21:22

* Nguyên nhân:

- Sau hiệp ước 1883 và 1884 phái chủ chiến nuôi hi vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp

- Pháp lo sợ, tìm cách bắt cóc những người cầm đầu

* Diễn biến:

- Đêm mồng 4 rạng sáng ngày mồng 5 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở đồn Mang Cá và tòa Khâm Sứ nhưng bị thất bại

Bình luận (0)
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Hiiiii~
22 tháng 5 2018 lúc 20:00

Trả lời:

Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884.

Hiệp ước Nhâm Tuất 1862: triều đình Huế cắt ba tỉnh miền Đông Nam Kì dâng cho Pháp... Hiệp ước Giáp Tuất 1874: triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam. Hiệp ước Quý Mùi 1883: triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, nhưng cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc đều phải thông qua viênKhâm sứ Pháp ở Huế... Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883 đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều khoản, điều kiện trong Hiệp ước ngày càng nặng nề. Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thực dân nửa
Bình luận (0)
Nguyễn Tử Đằng
22 tháng 5 2018 lúc 20:31

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược :
Dựa vào nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp :
- Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 : thừa nhận sự cai quản của Pháp ờ 3 tỉnh Nam Bộ (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn ; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán...
- Hiệp ước Giáp Tuất 1874 : thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp...
- Hiệp ước Hác-măng 1883 : Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ờ Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.ệ.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 : Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp...
Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình của triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta (các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn).


Bình luận (0)
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Hiiiii~
22 tháng 5 2018 lúc 20:00

Trả lời:

a. Nội dung cơ bản của h/ư Nhâm Tuất 1862:

Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây. Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc. Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

b. Nội dung cơ bản của h/ư Giáp tuất 1874:

TD Pháp rút quân khỏi Bắc kì Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp

c. Nội dung cơ bản của h/ư Hác-măng 1883:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh - Nghệ - Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

d. Nội dung H/ư Pa-tơ-nốt:

Nội dung cơ bản giống H/ư Hác-măng Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.

=> Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Bình luận (0)
Bong Bóng Công Chúa
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
23 tháng 5 2018 lúc 9:14

a. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất:

- Diễn biến: 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.

Ý nghĩa: chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc

b. chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai:

- Diễn biến: 19/5/1883 hơn500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết trong đó có Rivie

- Ý nghĩa : làm cho quân Pháp hoang mang dao động, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt giặc

Bình luận (0)
Hiiiii~
22 tháng 5 2018 lúc 20:00

Trả lời:

a. Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ 1:

* Diễn biến: 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng hái quyết tâm đánh giặc.

b. Chiến thắng Cầu Giấy lần 2?

* Diễn biến: Ngày 19/5/1883 hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của quân ta. Quân cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết tronhg đó có Ri-vi-e.

* Ý nghĩa: Làm cho quân Pháp hoang mang dao động, cổ vũ tinh thần đấu tranh của nhân dân ta. Nhân dân phấn khởi, quyết tâm tiêu diệt giặc.

Bình luận (0)
Nguyễn Tử Đằng
22 tháng 5 2018 lúc 20:39

*Diễn biến chien thang cau giay lan thu 1

- 21/12/1873 khi quân Pháp đánh ra Cầu Giấy chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối

hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích, Gác-ni- ê cùng nhiều sĩ quan thực daanvaf

binh lính bị giết tại trận.

* Ý nghĩa: Chiến thắng Cầu Giấy làm quân Pháp hoang mang còn quân ta thì phấn khởi hăng

hái quyết tâm đánh giặc.

Bình luận (0)