Ôn tập lịch sử lớp 8

Cute Panda
Xem chi tiết
Phạm Thị Thạch Thảo
25 tháng 4 2017 lúc 15:39
Ngày 2/1/1963, quân ta giành chiến thắng trong trận Ấp Bắc (Mĩ Tho), đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 quân địch có cố vấn Mĩ chỉ huy, tiêu diệt 450 tên ( trong đó có 19 cố vấn Mĩ), hạ 8 máy bay, 13 xe bọc thép. Chiến thắng Ấp Bắc đã mở ra khả năng thắng Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, làm dấy lên phang trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” Cuộc đấu tranh chống bình định của quân dân MN làm cho kế hoạch Xtalây-Taylo bị phá sản. 1/11/1963 Mĩ đảo chính lật đổ Ngô ĐìnhDiệm, đề ra kế hoạch Giôn Xơn-Mác Namara ra thời hạn bình định miền Nam thêm 6 tháng... Đông xuân 1964- 1965, quân giải phóng mở các cuộc tiến công vàgiành thắng lợi ở Bình Giá (Bà Rịa) loại 1.700 địch, thu nhiều phương tiện chiến tranh, tiếp theo là chiến thắng An Lão (Bình Định), Ba Gia(Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hòa). Những thắng lợi đó đã làm phá sản chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ –ngụy

Thắng lợi đã chứng minh đường lối của Đảng ta là hoàn toàn sát hợp với thực tiễn miền Nam, là cơ sở tạo cho cách mạng miền Nam tiến lên đập tan những kế hoạch chiến tranh mới của đế quốc Mĩ.
Bình luận (0)
Trịnh Lê
Xem chi tiết
Nguyên Puni
25 tháng 4 2017 lúc 16:12

Gồm:

- Địa chủ phong kiến: là giai cấp thống trị

- Nông dân: đời sống cực khổ đói nghèo, bị địa chủ chiếm đoạt ruộng đất

- Công nhân: là giai cấp bị trị không có tư liệu sản xuất

Bình luận (0)
Phạm Thị Thạch Thảo
25 tháng 4 2017 lúc 15:41

Tóm lại, chính sách thống trị của thực dân Pháp đã tác động mạnh mẽ đến xã hội Việt Nam trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Trong đó đặc biệt là sự ra đời hai giai cấp mới là công nhân và tư sản Việt Nam. Các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam lúc này đều mang thân phận người bị mất nước và ở những mức độ khác nhau, đều bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột. Vì vậy, trong xã hội Việt Nam, ngoài mâu thuẫn cơ bản giữa nhân dân, chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, đã nẩy sinh mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu và ngày càng gay gắt trong đời sống dân tộc, đó là: mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược, giành độc lập cho nhân dân, tự do cho nhân dân; hai là, xóa bỏ chế độ phong kiến, giành lại dân chủ cho nhân dân, chủ yếu là ruộng đất cho nông dân. Trong đó, chống đế quốc, giải phóng dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu.

Bình luận (0)
Khước Mạc Huyên
11 tháng 5 2019 lúc 17:28

Ở nông thôn:

Giai cấp địa chủ phong kiến: Số lượng tăng, tay sai cho Pháp, địa chủ vừa và nhỏ yêu nước

Giai cấp nông dân: số lượng đông, có cuộc sống nghèo khổ, bị phân hóa-> họ rất căm ghét thực dân Pháp, sẵn sàng tham gia đấu tranh dành độc lập

Ở thành thị:

Tầng lớp tư sản: chủ xí nghiệp, thầu khoán, đại lý...Bị thực dân Pháp kìm hãm, chưa tỏ rõ thái độ ủng hộ cách mạng

Tầng lớp tiểu tư sản: các chủ xưởng thủ công nhỏ, học sinh, sinh viên...Có cuộc sống bấp bênh, sẵn sàng tham gia cách mạng

Tàng lớp công nhân: đa số xuất thân từ nông dân, bị áp bức bóc lột nặng nề. Có tinh thần cách mạng cao, sẵn sàng tham gia đấu tranh chống bọn địa chủ

Bình luận (0)
Anh Anh
Xem chi tiết
Tề Lão Đại
8 tháng 5 2017 lúc 0:48

Tổ chức bộ máy nhà nước:
Ôn tập lịch sử lớp 8

- Chính sách Kinh Tế:

*Nông nghiệp: Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đấy, lập đồn điền. Ở Bắc Kì, Pháp chiếm 182000 ha ruộng đất. Ở Nam Kì, giáo hội Thiên Chúa đã chiếm \(\dfrac{1}{4}\)diện tích ruộng đất cày cấy.
+ Phương thức bóc lột là phát canh thu tô để tăng lợi nhuận tối đa.

*Công nghiệp: Pháp tập trung khai thác và kim loại. Đầu tư vào một số ngàng sản xuất như sản xuất xi măng, gạch ngói, điện nước, chế biến gỗ, xay xát gạo. giấy, diêm, rượi, đường, vải sợi....đem lại nguồn lợi lớn.
* Giao thông vận tải: tăng cường xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để phục vụ bóc lột về kinh tế và lợi ích quân sự.
* Thương nghiệp: Pháp độc quyền chiếm lĩnh thị trường VN, hàng hóa của VN chủ yếu là xuất sang Pháp, hàng hóa của Pháp nhập vào VN chỉ bị đáng thuế rất nhẹ hoặc miễn thuế trong khi hàng hóa của các nước khác bị đánh thuế rất cao. Pháp tiến hành đóng các thứ thuế mới chồng lên các thuế cũ, Pháp còn bắt phu đắp đường, đào sông, xây cầu, dinh thự...
- Chính sách VH - GD:

* Giai đọan đầu , duy trì nền Hán học cũ .

* 1905 cải cách giáo dục , mở trường đào tạo người Việt phục vụ cho cai trị của Pháp.

+ Ấu học ở xã thôn học chữ Hán và chữ Quốc ngữ .

+ Tiểu học ở phủ, huyện học chữ Hán ,chữ Quốc ngữ và chữ Pháp .

+ Trung học ở tỉnh học chữ Hán , chữ Quốc Ngữ , chữ Pháp bắt buộc .

Nhận xét :

+ Hạn chế phát triển giáo dục.

+ Duy trì “văn hóa làng” theo hướng “bần cùng hóa” và “ngu dân hóa”

+ Duy trì thói hư tật xấu.
- Chuyển biến xã hội:
* Nông thôn:
- Giai cấp phong kiến: đã đâu hàng, làm tay sai cho thực dân Pháp, một bộ phận câu kết với đế quốc áp bức, bóc lột nhân dân. Một số địa chủ vừa và nhỏ còn có tinh thần yêu nước.
- Giai cấp nông dân:

+là lực lượng đông đảo trong XH bị áp bức, bóc lột năng nề nhất

+bị tước đoạt ruộng đất, gánh chịu nhiều thứ thuếu và các khoản phụ thu khác.
+ Có người ở lại nông thôn là tá điền cho địa chủ, người bỏ đi là phu cho đồn điền Pháp, số khác ra thành thị kiếp sống bằng những nghề phụ như kéo xe, làm phu, bồi bếp....
+ Sẵn sàng hưởng ứng tham gia bất cứ cuộc đấu tranh nào giành độc lâp.
* Đô thị: - phát triển tầng lớp tư sản đầu tiên suất hiện nguồn gốc từ các nhà thầu khoán, đại lí, chủ xí nghiệp, hầm mỏ, chủ xưởng công nghiệp, đông nhất là các chủ hãng buôn bán.
- Luôn bị chính quyền TD kìm hãm và Tư bản Pháp chèn ép, vẫn bị lệ thuộc kinh tế, mong có thay đổi nhỏ để dễ làm ăn, sinh sống.
- Tiểu tư sản thành thị:

+ Chủ xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buốn bán nhỏ, viên chức cấp thấp như thông ngôn, nhà giáo, học sinh, sinh viên...
+ Có ý thức dân tộ, cs của họ dễ chịu hơn nông dân và công nhân nhưng vẫn rất bấp bênh.
- Công nhân:

+ Xuất thân từ nông dân, bị mất ruộng đất nên xin làm công ăn lương cho nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ,..đồng lương thấp, đsống khổ cực.
+ Tinh thần đấu tranh mạnh mẽ chống giới chủ, cải thiện đkiện làm vc và sinh hoạt( tăng lương, giảm h làm )

Bình luận (0)
Trịnh Lê
Xem chi tiết
Nguoi Ay
2 tháng 5 2017 lúc 20:18

việt mất nước trước phải trách chính quyền , chính quyền là triều nguyễn .Nhiều bạn cho rằng triều nguyễn có phản công , tức là kg có tội , điều này kg chính xác .

Việt mất nam kỳ lục tỉnh trước là do nhà nguyễn quá nhu nhược , kg thể theo nguyện vọng của dân mà đã vội sợ hãi , ký kết hiệp định có lợi cho pháp ,sau đó lại yếu kém trong nhận định để đánh mất thời cơ đánh đuổi pháp khỏi nam kỳ .Và hậu quả là pháp thừa dịp phản công , đánh chiếm 3 tỉnh miền tây.

Tiếp đó , họ kg triệu tập quân đội , nhân dân toàn lực chống pháp mà thậm chí còn chống lại , càn quét nghĩa quân kháng chiến . Lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Hàm Nghi , DUY TÂN tuy có chí nhưng lực bất tòng tâm , cả nước rơi vào vòng kiểm soát của giặc

Trước đó khi đất nước lâm nguy , họ có lo lắng nhưng chẳng có hành động quyết liệt , cụ thể mà chỉ chăm lo hưởng thụ

Bình luận (0)
Nguyet My
23 tháng 1 2018 lúc 18:24

Ko tích cực chống pháp

Đàn áp nd...

Bình luận (0)
nguyen thi thao
Xem chi tiết
๖ۣۜHoàng♉
24 tháng 4 2017 lúc 21:39

Nguyễn Trãi không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba, một anh hùng dân tộc mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Ông có nhiều tác phẩm có giá trị lớn về văn học, sử học, địa lí học như Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí...
Tư tưởng của ông tiêu biểu cho tư tưởng của thời đại, cả cuộc đời của Nguyễn Trãi, khi đánh giặc cũng như khi xây dựng đất nước hoặc sáng tác thơ văn, ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước, thương dân. Ông thường suy nghĩ và mong muốn "ăn lộc đền ơn kẻ cấy cày", "nơi thôn cùng, xóm vắng không một tiếng hờn giận oán sầu".

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thảo Nguyên
29 tháng 1 2018 lúc 20:08

1. Nguyễn Trãi- thời chuẩn bị bước vào đời:

Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai, sinh năm 1380, quê quán làng Chi Ngại, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau dời về làng Ngọc Ổi (Nhị Khê) huyện Thường Tín tỉnh Hà Sơn Bình.

Ông là con thứ của Nguyễn Phi Khanh (Có sách nói là con trưởng). Tròn 6 tuổi, mẹ mất, ông phải về Côn Sơn ở với ông ngoại. Năm 1390, quan Tư đồ cũng mất, NT theo cha trở về sống ở làng Nhị Khê.

Tuổi thơ Nguyễn Trãi là một thời kỳ thanh bần nhưng ông vẫn quyết chí gắng công học tập, nổi tiếng là một người học rộng, có kiến thức rộng về nhiều lĩnh vực, có ý thức về nghĩa vụ của một kẻ sĩ yêu nước thương dân.

2. Nguyễn Trãi- thời đánh giặc cứu nước:

- Năm 1400 thi đỗ Thái học sinh triều Hồ

- Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược, Hồ Quý Ly thất bại, Nguyễn Trãi nghe lời cha trở về tìm đường cứu nước nhưng bị giặc giam nơi thành Ðông Quan suốt mười năm dài.

- Năm 1416, ông tìm đến cuộc khời nghĩa Lam Sơn, dâng cho Lê Lợi tác phẩm Bình Ngô sách. Từ đó, ông gắn bó với phong trào khởi nghĩa Lam Sơn, tham gia xây dựng đường lối quân sự, chính trị phù hợp và đảm đương những nhiệm vụ quan trọng như soạn thảo thư từ địch vận, tham mưu, vạch ra chiến lược chiến thuật cho nghĩa quân.

- 1428, kháng chiến thành công, ông được Lê Lợi giao cho soạn bài cáo Bình Ngô nổi tiếng.

3. Nguyễn Trãi- thời hòa bình.

- Ðược phong chức vị cao trong triều đình và trở thành đầu tàu gương mẫu trong công cuộc xây dựng đất nước

-Tuy nhiên, tài năng và đức độ của ông cũng bắt đầu bị bọn quyền thần ganh ghét. Ðặc biệt, sau vụ Trần Nguyên Hãn và Phạm Văn Xảo bị bức tử, Nguyễn Trãi bị bắt giam một thời gian ngắn. Thời kỳ này, ông bắt đầu cay đắng nhận ra sự độc ác của miệng đời:

Miệng thế nhọn hơn chông mác nhọn

Lòng người quanh nữa nước non quanh

(Bảo kính cảnh giới 9)

- Sau đó, ông được tha nhưng không còn được tin dùng.

- 1433, Lê Thái Tổ mất. Ông chán nản xin về ở ẩn ở Côn Sơn

- Khi Lê Thái Tôn lớn lên, hiểu rõ Nguyễn Trãi, nhà vua đã cho vời ông trở lại làm quan, giữ chức Tả gián nghị đại phu.

- Rất mừng rỡ, ông viết bài Biểu tạ ơn hết sức xúc động và lại hăng hái ra giúp nước, chỉnh đốn kỷ cương, đào tạo nhân tài.

- Năm 1442, vụ án Lệ Chi viên xảy ra. Nguyễn Trãi bị can tội giết vua, cả dòng họ bị tru di tam tộc.

- Sau này, khi lên ngôi, Lê Thánh Tông đã tiến hành minh oan, phục hồi chức tước và sai Trần Khắc Kiệm tìm lại toàn bộ trước tác của Nguyễn Trãi.

4. Nhận xét chung:

- Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời chiến đấu không ngừng nghỉ- chiến đấu chống bạo lực xâm lược và chống gian tà

- Tư tưởng nhân nghĩa là đỉnh cao chói sáng trong thơ ông. Quan điểm xem văn chương là vũ khí chiến đấu thể hiện rõ trí tuệ sáng suốt của một thiên tài và bản lĩnh của một chiến sĩ dũng cảm.

- Cuộc đời Nguyễn Trãi cho chúng ta bài học quý báu về tinh thần nhân đạo, nhiệt tình chiến đấu, quan điểm mạnh dạn đổi mới, sáng tạo.

B. SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

Tác phẩm của Nguyễn Trãi dự đoán là rất nhiều nhưng đã bị thất lạc sau vụ án Lệ Chi viên. Hiện nay, chỉ còn lại một ít có thể kể tên sau:

I. VỀ VĂN

- Tác phẩm Bình Ngô đại cáo ghi trong Lam Sơn thực lục và Ðại Việt sử ký toàn thư.

- Quân trung từ mệnh tập: Ðây là một tập văn chính luận thư từ địch vận (Có hơn 70 bức thư, trong đó đa số các bức thư gửi cho tướng tá nhà Minh, phần còn lại là những thư từ viết gửi cho quân ta.

- Văn loại gồm chiếu biểu làm thay cho Lê Lợi

- Băng Hồ di sự lục soạn năm 1428

- Văn bia Vĩnh Lăng soạn năm 1435

- Dư địa chí soạn năm 1435

II. VỀ THƠ

- Ức Trai thi tập gồm 105 bài thơ chữ Hán

- Quốc âm thi tập, gồm 254 bài thơ Nôm (ước đoán, đây là quyển thơ Nôm duy nhất còn sót lại sau thảm án Lệ Chi viên.

Bình luận (0)
Nguyễn Đại Minh
Xem chi tiết
Dũng Đức
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
24 tháng 4 2017 lúc 21:13

Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước vì : đất nước đang bị thực dân Pháp thống trị, các phong trào yêu nước chống Pháp đều thất bại.
Người đi về phía các nước phương Tây. khác với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó (Phan Bội Châu đi sang Nhật và dựa vào Nhật. Phan Châu Trinh lại dựa vào Pháp...).

- Mặc dù rất khâm phục tinh thần yêu nước của các vị tiền bối nhưng Người không tán thành con đường cứu nước của các sĩ phu yêu nước.
- Người nhận xét về con đường cứu nước của các vị tiền bối lúc đó như sau: Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"
- Các nhà yêu nước thời chống Pháp là các sĩ phu phong kiến, mong muốn của họ là giải phóng dân tộc, thiết lập lại chế độ phong kiến hoặc đi theo con đường dân chủ tư sản.
- Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây (nước Pháp) để tìm hiểu vì sao nước Pháp lại thống trị nước mình và thực chất của các từ "tự do bình đẳng, bác ái" để từ đó xác định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc.
- Cách làm của Người là chọn phương Tây, nơi được mệnh danh là có tư tưởng hòa bình, bác ái, Người đi vào cuộc sống của những người lao động, tìm hiểu họ và gắn kết họ lại với nhau. Người đề cao học tập và lí luận. Và ở đây Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng 10 Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

Bình luận (0)
Vy thị thanh thuy
Xem chi tiết
Vy thị thanh thuy
Xem chi tiết
Vy thị thanh thuy
Xem chi tiết