Ôn tập lịch sử lớp 8

trịnh yến nhi
Xem chi tiết
Dương Nguyễn
29 tháng 6 2017 lúc 11:48

- Việc Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt khẳng định đất nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền, một nhà nước phong kiến tập quyền riêng và đánh dấu thời kỳ phát triển mới của đất nước sau thời kỳ Bắc thuộc.

- Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt vì ông mong muốn nước Việt là một quốc gia lớn và hùng mạnh, bởi từ "Đại" trong tiếng Hán có nghĩa là lớn, từ "Cồ" trong tiếng Việt cũng có nghĩa là lớn.

Bình luận (0)
Đạt Trần
29 tháng 6 2017 lúc 21:57

Ý nghĩa của Quốc hiệu "Đại Cồ Việt":

- tính độc lập, tự quyền, tự chủ của 1 quốc gia thể hiện ở việc có Quốc hiệu riêng

\(\rightarrow\) Đánh dấu 1 thời mới 1 thời kì phát triển , tự do, sau 1 thời kì bị PK Phương Bắc đô hộ

Hơn nữa Quốc hiệu "Đại Cồ Việt" còn có ý nghĩa:

"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định tính lớn mạnh của nước Việt , dù đọc theo ngôn ngữ nào.

*TỪ ĐẬM LÀ Ý CHÍNH!!!!!!!

Bình luận (0)
Khánh Hạ
30 tháng 6 2017 lúc 20:58

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu khác nhau. Tuy nhiên, những quốc hiệu này không những chỉ là tên gọi dùng để xưng danh mà nó còn mang rất nhiều mặt ý nghĩa khác nhau. Những vị vua thời trước của ta qua các thời kì lịch sử, để lại những dấu ấn mạnh mẽ nhất. Như vậy, những cái tên (hay gọi là quốc hiệu) như: Văn Lang, Âu Lạc, Lĩnh Nam, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam,. . . . Tuy nhiên, hôm nay ta quan tấm đến cái tên: "Đại Cồ Việt".

Đại Cồ Việt là quốc hiệu Việt Nam dưới thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Quốc hiệu này đã tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh (niên hiệu: Đinh Tiên Hoàng) thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thánh Tông năm 1054. Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 1 (1054), vua Lý Thánh Tông mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt. Điều này có nghĩa là khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nước vẫn mang quốc hiệu là Đại Cồ Việt.

Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên như vậy mang ý nghĩa gì? Bằng cách hàm ý. Ý nghĩa của nó theo cách của ngài là: "Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" là âm Việt cổ của từ Cự hay Cừ cũng là lớn. Về sau, Cồ viết theo chữ Nôm gồm 2 chữ Hán là Đại ở trên và ở dưới. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép hai chữ để khẳng định nước Việt là nước lớn. Để hiểu rõ hơn, ý nghĩa của cái tên này được thể hiện qua hai câu đối sau:

"Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo

Hoa Lư đô thị Hán Trường An."

Nghĩa là:

"Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;

Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán."

Như vậy, mục đích của vua Đinh Tiên Hoàng khi đặt tên cho nước ta là: "Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi theo lối hiểu ngày xưa, ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn muốn bành trướng thế lực ra tám cõi nữa".

P/s: ngoài ra, bạn có thêm khảo them 2 nguồn tư liệu sau đây:

- Viện nghiên cứu Hán nôm

- "Đại Cồ Việt" hay "Cồ Việt"? - Tuổi Trẻ Online

Bình luận (0)
Khánh Hạ
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 6 2017 lúc 21:16

Cj nghĩ em đã tự tạo nick riêng để tạo câu hỏi và trl

Sen Phùngphynit

Em đã xem rất kĩ trên mạng có 1 bạn đăng câu hỏi lấy nguồn từ Giáo án Violet và em đã trl i hệt đáp án ở mục đó( em nghi ngờ lắm)

Nên em đã xóa đi câu trl đó ( Cô thầy ko tin cứ lên mạng mà tra )Nếu sai em xin chịu hoàn toán trách nhiện nhưng dĩ nhiên em làm là hoàn toàn đúng

Bình luận (0)
Sen Phùng
29 tháng 6 2017 lúc 8:30

Khi CTV xóa bài thì bài viết đó vẫn có thể khôi phục được nên các em cứ bình tĩnh. Nếu thấy bài viết đó không có vấn đề gì thì giáo viên sẽ khôi phục lại, tất nhiên CTV xóa bài viết cũng có lí do gì đó nên thầy cô sẽ tìm hiểu và xử lí vấn đề này.

Bình luận (3)
qwerty
28 tháng 6 2017 lúc 19:18

Một khi đã xóa là không thể khôi phục nhé, chỉ cho ẩn thì khôi phục được.

Bình luận (7)
Mi Phạm Phạm
Xem chi tiết
Khánh Hạ
27 tháng 6 2017 lúc 18:10

- Chiến tranh thế giới thứ hai ở giai đoạn cuối: Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện ( tháng 8/1945). Ở trong nước quân Nhật hoang mang, dao động cực độ.

- Ngay khi nghe tin chính phủ Nhật đầu hàng, Uỷ ban khởi nghĩa toàn quốc được thành lập và ra quân lệnh số 1 kêu gọi toàn dân nổi dậy.

- Đảng ta họp hội nghị toàn quốc ( ngày 14 và 15 tháng 8 năm 1945) ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền .

- Tiếp đó Đại hội Quốc dân Tân Trào ( 16/08/1945) tán thành quyết định khởi nghĩa của Đảng, lập uỷ ban giải phóng dân tộc…

* Giải thích:

- Nói đây là thời cơ “ngàn năm có một” cho nhân dân ta giành lại độc lập vì: Nhật và tay sai hoàn toàn tê liệt, quân Đồng minh chưa kịp vào Đông Dương, ta phải nhanh chóng chớp thời cơ giành chính quyền từ tay Nhật, sau đó trên cương vị người chủ nước nhà để tiếp quân Đồng minh, nếu hành động chậm trể, quân Đồng minh kéo vào thì thời cơ không còn nữa.

- Những yếu tố thuận lợi trên cùng hội tụ tạo nên thời cơ “ ngàn năm có một”.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 19:22

Đảng ta phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám 1945 khi thời cơ đã chín muồi :

- Từ tháng 8/1945, quân Đồng Minh tiến công mạnh mẽ vào các vị trí của phát xít Nhật ở Châu Á – Thái Bình Dương. Ngày 8/8/1945, Liên Xô tuyên chiến với Nhật, ngày 9/8/1945, Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật, mở đầu cho quá trình đầu hàng của Nhật.

- Ngày 15/8/1945, phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh không điều kiện. Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, bọn tay sai của chúng hoang mang lo sợ. Thời cơ thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.

- Trong khi đó, qua 15 năm chuẩn bị, lực lượng cách mạng Việt Nam đã được chuẩn bị chu đáo và sẵn sàng cho cuộc tổng khởi nghĩa.

- Ngày 13/8/1945, TW Đảng và tổng bộ Việt Minh đã thành lập Uûy ban khởi nghĩa toàn quốc, ra quân lệnh số 1 chính thức phát lệnh tổng khởi nghĩa.

- Ngày 14, 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước.

- Ngày 16,17/8/1945, Đại hội Quốc dân họp ở Tân Trào, tán thành lệnh tổng khởi nghĩa của Đảng, thông qua 10 chính sách của Việt Minh, thành lập Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam do Hồ Chí Minh làm chủ tịch.

Thời cơ Cách mạng tháng Tám là thời cơ ngàn năm có một :

- Giữa lúc phát xít Nhật đầu hàng, quân Nhật ở Đông Dương hoàn toàn tê liệt, bọn tay sai hoang mang, rệu rã thì cả một tập đoàn đế quốc Mĩ, Anh, Pháp, Tưởng Giới Thạch đang ráo riết tiến vào Đông Dương. Cùng với bọn đế quốc đủ mọi sắc cờ, bọn phản cách mạng cũng náo nức chuẩn bị theo đuôi kéo vào nước ta hòng cướp lấy chính quyền (Mĩ, Anh âm mưu cướp lấy Đông Dương, Pháp trở lại giành địa vị thống trị).

- Cách mạng đứng trước tình thế một mình đối phó với nhiều lực lượng quân sự, được pháp lí quốc tế thừa nhận sắp sữa tràn vào nước ta để cứu bọn tay sai, ngăn chặn phong trào cách mạng của nhân dân ta. Vận mệnh dân tộc đòi hỏi Đảng ta phải hành động kịp thời, khôn khéo và kiên quyết, quy động cao độ trí tuệ và sức mạnh của toàn dân, giành thắng lợi trong cuộc chạy đua lịch sử giữa nhân dân ta với các tập đoàn đế quốc và phản động.

- Trước thời cơ thuận lợi hiếm hoi và ngắn ngủi, nguy cơ không nhỏ đến gần, Đảng ta phải hoàn thành sứ mệnh cả dân tộc giao phó là tổ chức lãnh đạo toàn dân vùng dậy giành chính quyền từ tay phát xít Nhật, lật đổ bọn bù nhìn tay sai, đứng ở địa vị người chủ nước nhà mà đón tiếp quân Đồng Minh vào giải giáp quân đội Nhật. Nếu hành động chậm khi quân Đồng Minh vào thì thời cơ không còn nữa.

Như vậy, khoảng thời gian sau khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh và trước khi quân Đồng Minh vào nước ta là thời cơ “ngàn năm có một”. Cuộc tổng khởi nghĩa trong cách mạng tháng Tám cũng diến ra đúng trong khoảng thời gian đó và ta đã giành thắng lợi.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
28 tháng 6 2017 lúc 12:26

- Lệnh Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945 được ban bố trong hoàn cảnh:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai đang ở thời điểm kết thúc.

+ Tháng 5/1945, phát xít Đức bị tiêu diệt và buộc phải đầu hàng vô điều kiện.

+ Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng minh vô điều kiện.

+ Quân Nhật ở Đông Dương bị tê liệt, chính phủ Trần Trọng Kim hoang mang lo sợ, điều kiện khách quan cho Tổng khởi nghĩa đã đến. Đây là cơ hội ngàn năm có một cho nhân dân ta giành độc lập.

- Nói đây là thời cơ "ngàn năm có một" vì:

+ Cách mạng tháng Tám nổ ra trong điều kiện chủ quan và khách quan hoàn toàn chín muồi.

+ Phát xít Đức và Nhật bị đánh bại tạo điều kiện thuận lợi cho Cách mạng tháng Tám bùng nổ.

+ Biết nắm bắt cơ hội, Đảng ta đã kịp thời hạ lệnh tổng khởi nghĩa chính quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

+ Không phải lúc nào cũng có điều kiện thuận lợi như vậy để nhân dân ta nổi dậy đấu tranh, đây là thời cơ tốt và hiếm nên nếu bỏ qua thì sẽ không có trở lại.

Bình luận (0)
Faded
Xem chi tiết
Akamagaji SOO
27 tháng 6 2017 lúc 18:03

- Tính cách mạng triệt để :
+ Phong trào đấu tranh đã nhằm vào 2 kể thù cơ bản là bọn thực dân và phong kiến tay sai.
+ Trước sức mạnh của phong trào đấu tranh, chính quyền của dịch bị tê liệt, tan rã ở nhiều huyện xã thuộc Nghệ An và Hà Tĩnh.

- Có quy mô rộng lớn :
+ Từ tháng 2- 4/1930, nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.
+ 5/1930, nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng nổ ra trên khắp cả nước nhân ngày quốc tế lao động 1/5.
+ Các tháng 6,7,8 liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân,... trên khắp cả nước.
+ Tại Nghệ Tĩnh, phong trào dấu tranh của quần chúng phát triển mạnh mẽ nhất, quyết liệt nhất với nhiều cuộc biểu tình của nông dân (9-1930), hàng nghìn người kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế ở các huyện Thanh Chương, Nam Đàn,.. ( Nghệ An), Kỳ Anh (Hà Tĩnh),.. được công nhân Vinh- Bến thủy hưởng ứng.
+ Tiêu biểu là cuộc đầu tranh của khoảng 8000 nông dân (12-9-1930) ở huyện Hưng Nguyên-Nghê An kéo đến huyện lị phá nhà lao, đốt huyện đường, vây lính khố xanh,....

- Hình thức đấu tranh quyết liệt :
+ Quần chúng đấu tranh từ mít tinh, biểu tình, biểu tình thị uy đến đấu tranh nửa vũ tranh để tấn công địch, phá nhà lao, đốt huyện đường,...
+ Đặc biệt, tại Nghệ An và Hà Tĩnh quần chúng đã đấu tranh vũ trang cướp chính quyền địch và thành lập chính quyền cách mạng ( Xô viết ).

----> Phong trào cách mạng 1930-1931 của quần chúng dưới sư lãnh đạo của Đảng đã thể hiện khả năng lãnh đạo tài tình của Đảng, cũng như quyền lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng nước ta. Mở ra bước phát triển mới của cách mạng Việt Nam.

Bình luận (0)
Khánh Hạ
27 tháng 6 2017 lúc 18:09

- Từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1930 diễn ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân.

- Phong trào nổ ra mạnh mẽ từ tháng 5, nhân ngày Quốc tế Lao động 01/05/1930, lần đầu tiên công nhân và nông dân Đông Dương tỏ rõ dấu hiệu đoàn kết với giai cấp vô sản thế giới.

- Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào phát triển mạnh nhất. Tháng 9 năm 1930 phong trào công – nông phát triển đến đỉnh cao với những cuộc đấu tranh quyết liệt như tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn công cơ quan chính quyền địch.

+ Chính quyền đế quốc phong kiến ở nhiều huyện bị tê liệt, nhiều xã tan rã. Các Ban Chấp Hành Nông hội xã do các Chi Bộ Đảng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt đời sống chính trị và xã hội ở nông thôn, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số huyện ở 2 tỉnh Nghệ - Tĩnh.

+ Chính quyền Cách mạng đã kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, bãi bỏ các thứ thuế, thực hiện các quyền tự do dân chủ, chia lại ruộng đất…

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 19:24

- Phong trào đã phát triển trên quy mô cả nước, từ Bắc đến Nam; ở cả nông thôn và thành thị,;từ các nhà máy, xí nghiệp đến các hầm mỏ và đồn điền; kéo dài suốt gần 2 năm (Từ đầu năm 1930 đến cuối năm 1931)

- Phong trào đã thu hút được sự tham gia đông đảo các tầng lớp nhân dân, chủ yếu là quần chúng công nông với hàng trăm cuộc đấu tranh lớn nhỏ, tiêu biểu là cuộc biểu tình tuần hành của hơn 8.000 nông dân huyện Hưng Nguyên(Nghệ An) ngày 12/9/1930...

Bình luận (0)
Phước Nguyễn
Xem chi tiết
Khánh Hạ
27 tháng 6 2017 lúc 18:08

- Con đường cứu nước của các nhà cách mạng tiền bối:

+ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản chủ trương dùng bạo động vũ trang đánh Pháp giành độc lập dân tộc.

+ Phan Chu Trinh mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến cái mới – dựa vào Pháp để đánh Pháp.

- Nguyễn Ái Quốc:

+ Lựa chọn con đường đi sang phương Tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái.

+ Tháng 7 năm 1920, Người đọc Sơ thảo luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa tìm thấy con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam là con đường của Cách mạng Vô sản.

+ Tháng 12 năm 1920 Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp đánh dấu bước ngoặt trong quá trình hoạt động cách mạng của Người.

+ Tại Pháp: Người tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa, làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo “ Người cùng khổ”, viết bài cho báo Nhân đạo, viết Bản án chế độ thực dân Pháp. Các sách báo trên được bí mật chuyển về Việt Nam.

+ Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn, Nguyễn Ái Quốc tiếp tục nghiên cứu và truyền bá lý luận mới về Việt Nam

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 19:25

- Các bậc tiền bối như Phan Bội Châu chọn con đường đi sang phương Đông (Nhật Bản, Trung Quốc), đối tượng mà ông gặp gỡ là những chính khách Nhật Bản để xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp, chủ trương đấu tranh bạo động. Còn Phan Châu Trinh lại chủ trương cứu nước bằng biện pháp cải cách... dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn phong kiến hủ bại, giành độc lập dân tộc.
- Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường đi sang phương Tây, nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học — kĩ thuật và nền văn minh phát triển. Trong quá trình đó, Người bắt gặp chân lí cứu nước của chủ nghĩa Mác — Lênin và xác định con đường cứu nước theo con đường của Cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước duy nhất đúng đắn đối với dân tộc ta, cũng như đối với các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc khác, vì nó phù hợp với sự phát triển của lịch sử.

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
27 tháng 6 2017 lúc 22:46

Tham khảo nhé:

PBC và PCT ko những có đi sang phương Tây mà còn đi nhiều là khác. Để trả lời câu hỏi này bạn có thể bắt đầu từ hệ thống quan điểm cứu nước của NAQ, PCT và PBC.
* PBC:
- Trước tiên phải lật đổ đế quốc Pháp khôi phục nền độc lập dân tộc
- Sau khi khôi phục được độc lập dân tộc thì sẽ xây dựng nước ta theo thể chế mô hình nhà nước tư bản chủ nghĩa
- Để đánh đuổi thực dân Pháp phải dựa vào Nhật về quân sự nhưng do ko đc sự giúp đỡ của Nhật nên ông đã về nước vận động quần chúng trong nhân dân mà theo ông có thể có 10 tầng lớp ( công nhân, nông dân, binh lính, phụ nữ, bô lão...)
- Dùng con đường bạo động đấu tranh với Pháp là con đường đấu tranh vũ trang
* PCT:
- Dựa vào Pháp để đánh đổ tham những, phong kiến, Pháp sẽ giúp VN cải cách đất nước nhầm" khai dân trí, chấn chân khí, hậu dân sinh" Thông qua đó làm cho nước nhà giàu mạnh rồi mới tính đến con đường giành độc lập dân tộc
- Sau khi giành độc lập dân tộc sẽ xây dựng nước ta theo thể chế mô hình nhà nước tư bản. Ôngh đã nhiều lần vận động nhà cầm quuyền Pháp tại Đông Dương giúp đỡ ý tưởng của mình
* NAQ:
Từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX phong trào chống Pháp ở VN diễn ra sôi nổi nhưng tất cả đều thất bại
Lí do:
- Chưa có đường lối đúng đắn, có thể nói phong trào cách mạng VN đang trong tình trạng khủng hoảng về đường loíi cứu nước, hoàn cảnh đó đã thúc đẩy những người VN yêu nước tìm 1 con đường cứu nước mới, giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộc của thực dân Pháp
- Người ko tán thành với quan điểm cứu nước của PBC và PCT đó là dựa vào Nhật và Pháp để giải phóng dân tộc.
- Ảnh hưởng của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và Lê Nin, tiếp cận chủ nghĩa MÁc-Lê NIn cho mình
- Bác muốn sang nước ngoài để học hỏi và để tìm hiểu thật rõ kẻ thù của mình để về nước giúp dân tộc. Bởi Bác quan niệm muốn chiến thắng được kẻ thù thì phải hiểu thật rõ về kẻ thù của mình.

P/S: NAQ: Nguyễn Ái Quốc

PBC: Phan Bội Châu

PCT: Phan Châu Trinh

Bình luận (0)
Zz_TTK_zZ
Xem chi tiết
Khánh Hạ
27 tháng 6 2017 lúc 18:07
CÁC NỘI DUNG CHỦ YẾU XU HƯỚNG CỨU NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XIX XU HƯỚNG CỨU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX
Mục tiêu Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, xây dựng lại chế độ phong kiến Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, kết hợp với cải cách xã hội, xây dựng chế độ dân chủ cộng hòa (theo hướng tư sản)
Thành phần lãnh đạo Văn thân sĩ phu yêu nước Các nhà nho yêu nước
Phương thức hoạt động Vũ trang Vũ trang, tuyên truyền giáo dục, vận động cải cách xã hội.
Các phong trào tiêu biểu Cần Vương, Nông dân Yên Thế Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục, cuộc vận động Duy Tân…
Lực lượng tham gia Chủ yếu là nông dân Nhiều tầng lớp giai cấp trong xã hội.

Bình luận (0)
Dương Nguyễn
28 tháng 6 2017 lúc 13:48

- Tên các phong trào yêu nước tiêu biểu cuối thế kỷ XIX là: Phong trào Cần Vương (1885 - 1895), Khởi nghĩa yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (1884 - 1913), Trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX.

- Tên các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỷ XX là: Đông Du (1905 - 1909), Đông Kinh nghĩa thục (1907), Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kỳ (1908), Phong trào yêu nước trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).

* So sánh:

- Giống nhau: Xu hướng cứu nước của hai giai đoạn cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX đều bắt nguồn từ lòng yêu nước thương dân, và có chung mục đích là đánh Pháp giành độc lập cho dân tộc, đưa đất nước khỏi cơn nguy khốn.

- Khác nhau:

Nội dung so sánhXu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIXXu hướng cứu nước đầu thế kỷ XX
Mục đích

- Chống Pháp giành độc lập, khôi phục chế độ phong kiến.

- Một số phong trào đấu tranh tự phát thì có mục đích là bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng.

- Chống Pháp giành độc lập, thực hiện cải cách phát triển văn hoá - xã hội, cổ động cách mạng.
Thành phần lãnh đạoVăn thân, sĩ phu yêu nước.Nhà nho yêu nước.
Phương thức hoạt độngKhởi nghĩa vũ trang là chủ yếu.

- Khởi nghĩa vũ trang.

- Vận động thực hiện cải cách văn hoá - xã hội theo lối tư sản, mở trường học khắp nơi, tuyên truyền yêu nước.

- Chuẩn bị lực lượng chống Pháp, tính đến khả năng liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.

Lực lượng tham giaTất cả các tầng lớp nhân dân đều tham gia, đặc biệt là nông dân. Lực lượng đông đảo nhưng so với Pháp còn quá chênh lệch.Tất cả các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh niên.
   

 

Bình luận (0)
Mi Young
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 19:27

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, một cao trào giải phóng dân tộc đã dấy lên, lan nhanh ra cả châu Á. Tới cuối những năm 50, phần lớn các dân tộc châu Á đã giành được độc lập, trong đó có nhiều nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xi-a... Sau đó gần như suốt nửa sau thế kỉ XX, tình hình châu Á lại không ổn định bởi đã diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, nhất là ở khu vực ta : Nam Á và Tây Á (còn gọi là Trung Đông). Các nước đế quốc cố duy trì ách trị của chúng, chiếm giữ các vị trí chiến lược quan trọng và ra sức ngăn cản phong trào cách mạng trong khu vực. Sau Chiến tranh lạnh, ở một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc các phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man (như giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan, hoặc ở Xri Lan-ca, Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a...).
Tuy nhiên, cũng từ nhiều thập niên qua, một số nước ở châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, tiêu biểu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và Thái Lan. Từ sự phát triển nhanh chóng đó, nhiều người dự đoán rằng “thế kỉ XXI sẽ là thế kỉ của châu Á”. Là nước lớn thứ hai ở châu Á, sau khi giành được độc lập, Ấn Độ đã thực hiện các kế hoạch dài hạn nhằm phát triển kinh tế,xã hội và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Từ một nước phải nhập khẩu lương thực, nhờ cuộc “cách mạng xanh" trong nông nghiệp. Ấn Độ đã tự túc được lương thực cho số dân hơn 1 tỉ người. Các sản phẩm công nghiệp chính của Ấn Độ là hàng dệt, thép, máy móc, thiết bị giao thông, xe hơi. Những thập niên gần đây, công nghệ thông tin và viễn thông phát triển mạnh mẽ. Ấn Độ đang cố gắng vươn lên bằng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân và công nghệ vũ trụ.

Bình luận (0)
Khánh Hạ
27 tháng 6 2017 lúc 17:54

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á, cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập. Nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á lại không ổn định bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

- Sau “Chiến tranh lạnh” lại xảy ra xung đột, ly khai, khủng bố ở một số nước như Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Pa-kixtan…

- Cũng từ nhiều thập kỉ qua một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo…

Bình luận (0)
Khánh Hạ
28 tháng 6 2017 lúc 19:41

có người xóa câu trl của t, trl lại = ="

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai một cao trào giải phóng dân tộc đã diễn ra ở châu Á, cuối những năm 50 phần lớn các nước châu Á giành được độc lập. Nửa sau thế kỉ XX tình hình châu Á lại không ổn định bởi diễn ra các cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nhất là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

- Sau “Chiến tranh lạnh” lại xảy ra xung đột, ly khai, khủng bố ở một số nước như Phi-líp-pin, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Pa-kixtan…

- Cũng từ nhiều thập kỉ qua một số nước châu Á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Trung Quốc, Hàn Quốc, Xingapo…

Bình luận (0)
Lê Nhi Nguyễn Ngọc
Xem chi tiết
Khánh Hạ
27 tháng 6 2017 lúc 17:53

+ Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.

+ Trật tự thế giới mới đang hình thành: đa cực, nhiều trung tâm.

+ Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm.

+ Nhưng ở nhiều khu vực (châu Phi, Tây Á) lại xẩy ra xung đột, nội chiến đẫm máu với những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển .

- Cơ hội và thách thức với Việt Nam:

+ Cơ hội:

Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác. Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn hóa.

+ Thách thức: Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn. Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng. Âm mưu chống phá của các thế lực phản động trong và ngoài nước.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 19:28

1.

Biến đổi của tình hình thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt :

– Từ năm 1989 đến năm 1991, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu tan rã.

Ngày 28 – 6 – 1991, khối SEV giải thể và ngày 1 – 7 – 1991, Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động Ú Thế “hai cực” Ianta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi, ảnh hưởng của Mĩ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

– Từ 1991, tình hình thế giới có nhiều thay đổi to lớn và phức tạp :

+ trật tự thế giới đang dần dần hình thành.

+ sau Chiến tranh lạnh, hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

+ giới cầm quyền Mĩ đang ra sức thiết lập một trật tự thế giới đơn cực” để làm bá chủ thế giới.

+ sau Chiến tranh lạnh, nhiều khu vực thế giới không ổn định, nội chiến, xung đột quân sự kéo dài (bán đảo Bancăng, một số nước châu Phi và Trung Á).

– Bước sang thế kỷ XXI, xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển đang diễn ra thì vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 ở nước Mĩ đã đặt các quốc gia, dân tộc đứng trước những thách thức của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường, gây ra những tác động to lớn, phức tạp với tình hình chính trị thế giới và trong quan hệ quốc tế.

– Với xu thế phát triển của thế giới từ cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI, ngày nay, các quốc gia dân tộc vừa có những thời cơ phát triển thuận lợi, đồng thời vừa phải đối mặt với những thách thức vô cùng gay gắt.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
27 tháng 6 2017 lúc 19:29

2.

Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay :

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đOạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh với các xu thế phát triển.

– Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, xây dựng sức mạnh tổng hợp quốc gia thay thế cho chạy đua vũ trang đã trở thành hình thức chủ yếu trong cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc.

– Hai là sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ gữa các nước lớn ngày nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế.

– Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột, trầm trọng hơn ở nhiều nơi bộc lộ chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa khủng bố.

– Bốn là, từ thập kỷ 90 cuả thế kỷ XX, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ…

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hằng
Xem chi tiết
Khánh Hạ
26 tháng 6 2017 lúc 22:14

2.

* Xét về nước Nhật Bản:

- Thứ nhất, vào năm 1929, của thị trường chứng khoán Mĩ sụp đổ đã dẫn đến cuộc đại suy thoái của chủ nghĩa tư bản nói chung , đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng. Như vậy, sản xuất công nghiệp ở nước này bị đình đốn rất nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu xét đến mức độ nghiêm trọng nhất thì ta phải nói đến trong nông nghiệp, do nó có sự lệ thuộc vào thị trường bên ngoài của ngành này.

- Thứ hai, so với năm 1929 thì sản lượng công nghiệp năm 1931 bắt đầu giảm 32,5%, ngoại thương giảm 80%, nông phẩm giảm 1,7 tỉ yên. Đồng yên sụt giá rất nghiêm trọng.

- Thứ ba, vào năm 1931 cuộc khủng hoảng bắt đầu đạt đến đỉnh điểm, gây ra những hậu quả khó lường, điển hình:

+ Nông dân bị phá sản, mất mùa và đói kém.

+ Số công nhân thất nghiệp lên tới 3 triệu người.

+ Mâu thuẫn xã hội và cuộc đấu tranh của những người lao động diễn ra quyết liệt.

* Xét về nước Mĩ:

- Thứ nhất, để giải quyết khủng hoảng kinh tế đen tối nhất trong lịch sử, nước Mỹ vẫn duy trì mô hình chính trị “Cộng Hòa Tổng Thống”, dựa trên nguyên tắc “Tam quyền phân lập” bao gồm quyền hành chính (chính phủ), tư pháp (tòa án), luật pháp (quốc hội) nhằm để hạn chế quyền lực, trong đó Quốc Hội có khả năng kìm chế quyền lực của Tổng Thống,…

- Thứ hai, muốn giải quyết những khó khăn mà khủng hoảng đem lại, nước Mỹ đã tiến hành các biện pháp cải cách dân chủ trong nước. Ủng hộ những chính sách chính phủ đưa ra, đứng đầu là Tổng thống Ru-giơ-ven đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của Hạ viện trong Quốc hội. Trái hẳn với Thượng Viện, Hạ viện trong Quốc hội Mỹ được bầu trực tiếp do dân bầu ra, cho nên, họ đại diện cho quyền lợi của nhân dân. Vì thế, trong giai đoạn này, Hạ viện có vai trò gắn kết quần chúng nhân dân Hoa Kỳ sát cánh cùng chính phủ giải quyết những khó khăn. Hạ viện có tiếng nói quan trọng ở Quốc hội, trở thành lực lượng tích cực thúc đẩy các chính sách cải cách dân chủ tiến bộ được thực hiện. Do đó, cán cân quyền lực giữa Hạ viện và Thượng viện trong Quốc hội có sự thay đổi lớn nghiêng về Hạ viện.
- Thứ ba, khi Mỹ đang đứng trước cuộc khủng hoảng lớn được lịch sử Hoa Kỳ gọi với cái tên “ngày thứ năm đem tối”, ở Mỹ quyền hạn của Tổng thống về vấn đề giải quyết khủng hoảng từ sau khi Ru-giơ-ven lên nắm quyền (1932), thì quyền hạn có phần“nới lỏng”. Bằng chứng, trong lễ nhậm chức Tổng thống Ru-giơ-ven có bài phát biểu với dân chúng Mỹ, ông đề nghị nới rộng quyền hành của Tổng thổng, để ông có thể đương đầu với những thảm họa quốc gia và khắc phục nó (Khủng hoảng kinh tế 1929-1933), Ru-giơ-ven nhận được sự đồng tình ủng hộ của Quốc Hội, đặc biệt là Hạ viện. Đã tạo điều kiện quan trọng cho các chính sách cải cách dân chủ được thực hiện sâu rộng trong nước. Kết quả, nước Mỹ dưới thời Ru-giơ-ven trong giai đoan từ sau 1932 đã dần đưa đất nước thoát khỏi khung hoảng và ổn định trở lại.

3.

a, - Thứ nhất, thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và sự kết thúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất đã mở ra một thời kì phát triển mới trong phong trào độc lập dân tộc ở châu Á. Phong trào lên cao và lan rộng khắp các khu vực như : Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á, điển hình là phong trào cách mạng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a.
- Thứ hai, phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc đã mở đầu cho cao trào cách mạng chống đế quốc, chống phong kiến ở châu Á.

- Thứ ba, cuộc cách mạng của nhân dân Mông Cổ (1921 - 1924) giành được thắng lợi, đưa đến việc thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân Mông cổ, ở Đông Nam Á, phong trào độc lập lan rộng khắp các nước.

- Thứ tư, ở Ấn Độ đã đã diễn ra những cuộc bãi công với quy mô lớn của công nhân và khởi nghĩa của nông dân chống thực dân Anh.Đảng Quốc Đại dưới sự lãnh đạo của Ma-hát-ma Gan-đi đã động viên nhân dân đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hóa của Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

- Thứ năm, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc ở Thổ Nhĩ Kì (1919 -1922) kết thúc thắng lợi, dẫn tới việc thành lập nước Cộng hòa Thổ Nhì Ki. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong cả nước.

\(\Rightarrow\) Như vậy, trong cao trào cách mạng này, giai cấp công nhân tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc. Các đảng cộng sản được thành lập và giữ vai trò lãnh đạo phong trào cách mạng ở một số nước châu Á như Trung Quốc, Việt Nam.

b, + Thứ nhất, ta thấy giai cấp vô sản đã trưởng thành và tham gia vào phong trào cách mạng.

+ Thứ hai, ta cũng đã thấy rằng hàng loạt Đảng cộng sản ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng.

4.

a,

Giai cấp tầng lớp Nghề nghiệp Thái độ với độc lập dân tộc.
Địa chủ phong kiến Kinh doanh ruộng đất, bóc lột, địa tô Đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho đế quốc.
Nông dân Làm ruộng, đóng mọi thứ thuế Có ý thức dân tộc sâu sắc, sẵn sàng hưởng ứng, tham gia các cuộc đấu tranh. Họ là lực lượng cách mạng đồng bào.
Công dân Bán sức lao động, làm thuê Kiên quyết chống đế quốc, giành độc lập, xóa bỏ chế độ phong kiến. Họ là lực lượng lãnh đạo cách mạng.
Tư sản Kinh doanh công, thương nghiệp Chưa có thái độ hưởng ứng hay tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc, nhưng cơ bản là thỏa thiệp với đế quốc.
Tiểu tư sản Làm công, ăn lương, buôn bán nhỏ Có ý thức dân tộc, tích cực tham gia vào các cuộc vận động cứu nc đâu thế kỉ XX.

b,

Sự phân hoá của các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của chính sách thống trị và khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Sau khi đặt ách thống trị lên nước ta chúng bắt tay ngay vào khai thác thuộc địa nước ta. Chính vì thế chúng cần một lượng lớn nhân công lao động do đó giai cấp công nhân đã ra đời. Ngay sau đó các giai cấp khác cũng lần lượt ra đời đó là giai cấp tư bản, giai cấp tiểu tư sản điều này đã làm cho xã hội Việt Nam có sự phân hóa hết sức sâu sắc. Mỗi giai cấp lại có một đặc điểm riêng biệt việc xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng là rất quan trọng.

Địa chủ phong kiến:

Giai cấp địa chủ phong kiến tồn tại hàng nghìn năm trong lịch sử từ địa vị là giai cấp thống trị nay trở thành tay sai cho thực dân Pháp câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta. Giai cấp địa chủ được chia thành:

+ Đại địa chủ: có nhiều ruộng đất, câu kết với thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta

+ Trung địa chủ

+ Tiểu địa chủ

– Những địa chủ phong kiến phản cách mạng được thực dân Pháp dung dưỡng và nuôi béo vì vậy đây chính là đối tượng của cách mạng

– Những địa chủ phong kiến bị đế quốc chèn ép có tinh thần dân tộc và tinh thần cách mạng. Tuy nhiên cũng không trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp nông dân

– Chiếm 90% trong xã hội phong kiến thực dân Việt Nam bao gồm: Phú nông, trung nông, bần nông, cố nông

– Giai cấp nông dân bị địa chủ phong kiến và đế quốc bóc lột nặng nề, đế quốc bóc lột nhân dân bằng sưu cao thuế nặng, địa chủ bóc lột nhân dân bằng cướp đoạt ruộng đất, địa tô, cướp đoạt ruộng đất dẫn đến giai cấp nông dân bị đẩy vào đường cùng.

– Giai cấp nông dân là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất có vai trò quyết định đến cuộc giải phóng dân tộc, bị đế quốc và địa chủ chèn ép mâu thuẫn đặc biệt với đế quốc thực dân và phong kiến tay sai phản động vừa có mâu thuẫn về dân tộc vừa có mâu thuẫn về giai cấp trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất. Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do trình độ văn hoá thấp.

Giai cấp công nhân

– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp ngay từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
– Giai cấp công nhân Việt Nam còn rất trẻ chiếm 1% dân số, trình độ văn hoá kỹ thuật rất thấp.
– Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung với giai cấp công nhân thế giới giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng biệt khác so với giai cấp công nhân thế giới.

* Đặc điểm riêng của giai cấp công nhân Việt Nam

– Chịu 3 tầng áp bức bóc lột (Đế quốc, tư bản trong nước, địa chủ phong kiến).
– Phần lớn xuất thân từ giai cấp nông dân cho nên họ gắn bó với dân tộc có mới quan hệ gần gũi với nhân dân và có mối thâm thù với thực dân Pháp.
– Ra đời trước tư sản lực lượng đồng nhất không bị phân tán về lực lượng và sức mạnh.
– Kế thừa truyền thống yêu nước đấu tranh của dân tộc.
– Do ra đời muộn giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu được ảnh hưởng của phong trào cách mạng thế giới, ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng tháng Mười Nga.
– Giai cấp công nhân Việt Nam đã sớm trở thành một lực lượng chính trị độc lập, có đủ điều kiện và năng lực để lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tư sản

– Ra đời trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất họ đã trở thành một giai cấp rõ rệt trước đó họ chỉ được gọi là một tầng lớp.
– Tư sản mại bản là những tư bản hoạt động trong lĩnh vực thầu khoán, công nghiệp và xây dựng có quyền lợi gắn liền với thực dân Pháp trở thành đối tượng của cách mạng.
– Tư sản dân tộc là những nhà tư sản vừa và nhỏ có xu hướng kinh doanh độc lập bị tư sản Pháp chèn ép nên họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp, chống phong kiến. Giai cấp này có tư tưởng dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Giai cấp tiểu tư sản

– Hình thành trong cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp sau chiến tranh thế giới thứ nhất bao gồm: Trí thức, học sinh-sinh viên, công chức, tiểu thương, tiểu chủ, dân nghèo thành thị. Họ sống chủ yếu ở thành thị và khu công nghiệp bị thực dân Pháp chèn ép dễ bị rơi vào tình trạng thất nghiệp.

– Giai cấp tiểu tư sản cũng rất hăng hái tham gia cách mạng và là một trong những động lực đáng kể của cách mạng, họ là đồng minh của giai cấp công nhân có thể đi với giai cấp công nhân đến xã hội chủ nghĩa.Tuy nhiên tư tưởng của họ rất dao động do đó cũng không thể trở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng.

Tóm lại sự phân hoá các giai cấp trong xã hội Việt Nam là kết quả của quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Trong đó sự xuất hiện của giai cấp công nhân giai cấp mang sứ mạng lịch sử là đoàn kết và lãnh đạo các giai cấp khác đứng lên đấu tranh chống đế quốc Pháp giải phóng dân tộc. Ngoài ra các giai cấp nông dân có lực lượng đông đảo có ý nghĩa quyết định đến thắng lợi của cách mạng. Các giai cấp khác nếu đi theo cách mạng cần phải lôi kéo về phía cách mạng, còn lực lượng nào chống đối cách mạng sẽ là đối tượng của cách mạng.

5.

a,

- Khi cuộc tấn công thất bại, Tôn Thất Thuyết phải đưa vua chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Tại đây, ngày 13/7/1885, ông nhân danh vua Hàm Nghi ra “ Chiếu Cần Vương ”, nhằm kêu gọi văn thân và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước. Từ đó, phong trào yêu nước chống quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi, kéo dài đến cuối thế kỉ XIX gọi là phong trào Cần Vương.

- Được chia làm hai giai đoạn:

+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888): phong tào lan rộng và diễn ra vô cùng mạnh mẽ ở các khu vực Trung Kì và Bắc Kì.

+ Giai đoạn 2 (1888 – 1892): phong trào đã quy tụ những cuộc khởi nghĩa lớn và quy mô và trình độ tổ chức cao.

b,

Nhận xét về phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX :

‐ Về thời gian : phong trào Cần vương diễn ra trong thời gian dài ﴾từ 1885 đến 1896﴿

‐ Về địa bàn : Phong trào diễn ra trên địa bàn rộng lớn khắp Bắc Kì và Trung Kì.

‐ Về lực lượng :

+ Lãnh đạo là các văn thân, sĩ phu yêu nước.

+ Đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia ﴾người Kinh, người dân tộc thiểu số, người Lào﴿.

‐Về tính chất : Phong trào Cần vương là phong trào yêu nước chống Pháp bị chi phối bởi hệ tư tưởng phong kiến ﴾vì nó nhằm giúp vua chống Pháp để xây dựng lại vương triều phong kiến﴿.

‐ Về phương pháp đấu tranh : chủ yếu nặng về khởi nghĩa vũ trang. ít chú trọng đến công tác tuyên truyền, đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, chính trị...

‐ Kết quả : cuối cùng phong trào Cần vương bị thất bại do so sánh lực lượng giữa ta và địch chênh lệch ; sai lầm trong tổ chức lãnh đạo...

‐ Ý nghĩa : Phong trào Cần vương thể tinh thần yêu nước, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta: phong trào đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc...

P/s: chế tham khảo đê, đề này chết người ak, làm hơn 2 tiếng đồng hồ mới xong, nhớ bắt đền tiền điện + công sức của t ak.
Bình luận (2)
 Mai Huế
26 tháng 6 2017 lúc 19:32

Câu 5:

Về phong trào Cần vương :
- Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 - 7 - 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
- Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
- Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn :
+ Giai đoạn 1 (1885 - 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 - 18%), phong trào quy tụ irons những cuộc khởi nghĩa lớn. tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.

Bình luận (3)
Đạt Trần
26 tháng 6 2017 lúc 21:11

Câu 4:

Giai cấp, tầng lớp

Nghề nghiệp

Thái độ vs độc lập dân tộc

Địa chủ phong kiến

Kinh doanh ruộng đất, bóc lột địa tô

Phần lớn đánh mất ý thức dân tộc, làm tay sai cho Pháp; một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước.

Nông dân

Làm ruộng, đóng mọi thứ thuế

Có ý thức dân tộc sâu sắc, căm thù đế quốc phong kiến, sẵn sàng đấu tranh. Là lực lượng cách mạng đông đảo

Công nhân

Bán sức lao động làm thuê

Kiên quyết chống đế quốc giành độc lập dân tộc xóa bỏ chế độ người bóc lột người, là lực lượng cách mạng

Tư sản

Kinh doanh công thương nghiệp (buôn bán, mở xưởng lao động)

Chưa có thái độ hưởng ứng,tham gia các cuộc vận động cách mạng đầu thế kỉ XX. Một bộ phận có ý thức dân tộc nhưng cơ bản là thỏa hiệp với đế quốc.

Tiểu tư sản

Làm công ăn lương, buôn bán nhỏ

Bấp bênh, một bộ phận có tinh thần yêu nước chống đế quốc...

Bình luận (0)