Ôn tập lịch sử lớp 7

Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 18:08

 +Sự chuyển biến của nền nông nghiệp:

_ Ruộng đất danh nghĩa thuôc quyền sở hữu của nhà vua.Thưc tế do nông dân canh tác va nộp thuế cho nhà

vua.

_ Các vua nhà Lý thường về địa phương cày tịch điền. Vua Lý lấy một số đất công làm nơi thờ phụng, tế lễ

hoăc phong cấp cho con cháu, những người có công, làm các đền chùa,…

_Khuyến khích viêc khai khẩn đất hoang, tiến hành đào kênh mương, đắp đê phòng lụt và ban luật để bảo vệ

sức kéo cho nông dân

 +Thủ công nghiệp và thương nghiệp:

_Càc nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, làm trang sức

_Các công trình nổi tiếng như: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên(Hà Nội), vạc Phổ Minh(Nam Định),…

_Việc buôn bán mở mang hơn trước. Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất nhất. 

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 18:07

- Tiến công trước để tự vệ, cho quân yết bảng nêu rỏ mục đích tấn công vào đất Tống là để tự vệ

- Chuẩn bị bố phòng vững chắc, biết lợi dụng địa thế hiểm trở của sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến kiên cố

- Sáng tác bài thơ “Nam quốc Sơn hà” để khích lệ tinh thần binh sĩ

- Biết chờ đợi thời cơ phù hợp đê phản công

- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, nhằm giữ thể diện cho nước lớn, tránh những mối nguy hại về sau, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta.

Bình luận (2)
thu nguyen
7 tháng 12 2016 lúc 20:53

Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 18:02

- Chính sách “Ngụ binh ư nông” – Gửi binh ở nhà nông: là chính sách quân sự cho quân lính luân phiên nhau giữa sản xuất và luyện tập trong thời bình. lúc có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu.

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
31 tháng 5 2016 lúc 18:02

ngan gon thui nha 

Bình luận (0)
BW_P&A
4 tháng 7 2016 lúc 22:42

Chính sách ngụ binh u nông có nghĩa là: cho binh lính luân phiên nhau về làm ruộng ở làng xã lúc thời bình. Nếu có chiến tranh sẽ được huy động đi chiến đấu

Bình luận (1)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 16:32

+ Nông nghiệp  :
-Tiến hành công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng xã, củng cố đê điều. Nhà Trần.  ban thái ấp cho các quý tộc và cho phép họ chiêu tập dân nghèo khai hoang lập điền trang
+ Thủ công nghiệp:
-Do nhà nước trực tiếp quản lý , nhiều ngành nghề được mở rộng như nghể gốm,  dệt vải, đóng thuyền, sản xuất vũ khí….nhiều làng nghề, phường nghề được hình thành,
+ Thương nghiệp:
- chợ mọc lên nhiều nơi, Kinh thành Thăng long là trung tâm kinh tế sầm uất nhất  tập trung nhiều thương nhân đến buôn bán buôn bán. Việc trao đổi buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh ở cảng Vân Đồn. 

Bình luận (0)
ncjocsnoev
31 tháng 5 2016 lúc 16:32

Sau chiến tranh, nhà Trần đã thưucj hiện nhiều cơ sở khuyến khích sản xuất nhằm khôi phục và phát triển kinh tế.

- Tiếp tục đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, củng cố đê điều. Đặt cơ quan hà đê, có chánh sứ, phó sứ phụ trách việc đê điều ở các bộ, phủ, đắp đê giữ nước gọi là đe quai vạc (Đắp từ đất nguồn cho tới bò biển). Nhà nước đã bỏ ra không ít tiền cho công việc này.

- Các vương hầu, quý tộc vẫn chiêu tập dân nghèo khai hoang, lập điền trang (ruộng đát tư)

- Ruộng đất công, làng xã chia cho nông dân cày và thu thuế. Nhà Trần còn ban thái ấp cho các quý tộc, vương hầu.

- Ruộng đất tư hữu, địa chủ ngày càng nhiều.

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
ncjocsnoev
31 tháng 5 2016 lúc 16:30

*Ý nghĩa lịch sử

- Đập tan mưu đồ xâm lược của đế chế Mông – Nguyên, bảo vệ nền độc lập dân tộc.

- Thắng lợi này khẳng định sức mạnh của dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.

- Góp phần xây đắp thêm truyền thống chiến đấu chống kẻ thù…

- Góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược Mông – Nguyên đối với Nhật Bản và các nước Phương Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của đế chế Mông – Nguyên trên toàn Châu Á.

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 16:29

* Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên, bảo vệ được độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược (góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân...).
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.

 

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 16:27

* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.

 

Bình luận (1)
ncjocsnoev
31 tháng 5 2016 lúc 16:29

- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
 

Bình luận (0)
Cao Thị Hương Giang
17 tháng 12 2016 lúc 21:22

Nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên :

- Được tất các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến .

- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần .

- Tinh thần hi sinh của toàn dân đặc biệt là quân đội nhà Trần .

- Đường lối chiến lược , chiến thuật đúng đắn , sáng tạo .

- sự lành đạo tài tình của các tướng nhà trần đặc biệt là Trần Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn .

Bình luận (1)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
ncjocsnoev
31 tháng 5 2016 lúc 16:09

* Giống nhau :

- Nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (Mọi quyền hành nằm trong tay vua)

- Giúp việc cho vua có các quan, đại thần, quan văn võ

* Khác nhau :

- Thời nhà Trần :

        + Có chức Thái Thượng Hoàng

        + Đặt thêm một số cơ quan như Quốc Sử Viện, Thái y viện, Tôn nhân phủ

        + Cả nước chia thành 12 lộ

- Thời Lý : Không có những cơ quan đó

Bình luận (0)
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 16:11

 + Thực hiện thêm chế độ Thái Thượng Hoàng, đặt thêm một số cơ quan như: Quốc sử viện, Thái y viện, Hà đê sứ, Khuyến nông sứ, Đồn điền sứ…
+  Cả nước chia lại thành 12 lộ
+  Các quý tộc họ Tràn được phong vương hầu, ban thái ấp
 + Như vậy, tổ chức bộ máy quan lại và các đơn vị hành chính thời Trần được hoàn chỉnh và chặt chẽ  hơn thời Lý, chế độ tập quyền thời Trần được củng cố quyền lực nhiều  hơn .
 

Bình luận (0)
Nguyên Huong
4 tháng 12 2016 lúc 9:53

nhà lý đã làm gì để củng bố quốc gia thống nhất luật pháp và quân đội nhà lý tổ chức như thế nào

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 16:09

+   Khác nhau:
- Nhà Lý ban hành  bộ Hình thư
 - Nhà Trần ban hành bộ luật mang tên Quốc triều hình luật, cơ quan pháp luật được tăng cường  và hoàn thiện hơn ( có thêm cơ quan Thẩm hình viện chuyên xét xử kiện cáo) 
+ Giống nhau: Có các qui định bảo vệ vua và cung điện, bảo vệ tài sản của nhà nước, xem trọng sản xuất nông nghiệp, xác nhận và bảo vệ quyền tư hữu tài sản

 

Bình luận (4)
Dương Hoàng Minh
31 tháng 5 2016 lúc 16:08

- Giống nhau là về bản chất mang tính giai cấp và đẳng cấp. Mục đích chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị, trước hết là đặc quyền đặc lợi của vua, triều đình, của các quan lại cao cấp, cùng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền. Có một số điều luật khuyến khích nông nghiệp phát triển, ổn định xã hội.
- Khác nhau, luật pháp thời Lê sơ được nhà nước rất quan tâm. Bộ luật Hồng Đức được ban hành là bộ luật hoàn chỉnh, đầy đủ, tiến bộ nhất trong các bộ luật thời phong kiến ở Việt Nam. Một số điều trong bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi cho người phụ nữ (về kinh tế, gia đình, xã hội).

 

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
31 tháng 5 2016 lúc 16:12

Mình hỏi thời trần với lý chứ không phải lê sơ nha

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 9:06

Kinh tế: 
 + Chiếu Khuyến nông được ban hành để giải quyết ruộng đất bị bỏ hoang và nạn lưu vong .

 + Bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều lọai thuế.

 + Yêu cầu nhà Thanh “mở cửa ải , thông chợ búa” khiến hàng hóa không ngưng đọng , làm lợi cho sự tiêu dùng của dân.

 + Thủ công nghiệp được phục hồi dần.

Giáo dục: 
 
+ Ban hành Chiếu lập học, khuyến khích mở trường học ở huyện, xã.

 + Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.

 + Cho Nguyễn Thiếp lập Viện Sùng Chính để dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm làm tài liệu học tập.

Bình luận (0)
ncjocsnoev
31 tháng 5 2016 lúc 9:06

 Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt,

Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
31 tháng 5 2016 lúc 10:08

Quang Trung đã có những chính sách để khôi phục, phát triển kinh tế, ổn định xã hội và phát triển văn hóa dân tộc:

- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân.
- Ra "Chiếu khuyến nông" để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhẹ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
- Ban bố "Chiếu lập học", các huyện, xã được nhà nước khuyến khích mở trường học ; dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
Chính sách quốc phòng, ngoại giao
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe doạ ; phía Bắc, Lê Duy Chí vẫn lén lút hoạt động ờ biên giới; phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định. Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ binh, thuỷ binh, tượng binh, kị binh ; có chiến thuyền lớn chở được voi chiến hoặc 500 - 600 lính.
- Chính sách ngoại giao đối với nhà Thanh : mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. - - Đối với Nguyễn Ánh, Quang Trung quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt

Bình luận (0)
Hồ Việt Hà
Xem chi tiết
Hochocnuahocmai
31 tháng 5 2016 lúc 9:03

Đến nửa đầu thế kỉ XVIII , kinh tế nông nghiệp Đàng trong có dk phát triển hơn Đàng ngoài vì :
- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.
- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, miễn giảm tô thuế,
binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao .

Bình luận (0)
bảo nam trần
31 tháng 5 2016 lúc 9:04

- Ở Đàng ngoài, do chiến tranh liên miên, nhà nước Lê - Trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp, ruộng đất. Hậu quả mất mùa đói kém thường xuyên, ruộng đất bị bọn cường hào đem cầm bán. Quan lại tham ô hoành hành.

- Ở Đàng Trong, do điều kiện tự nhiên thuận lợi, các chúa Nguyễn một mặt lo chiến tranh, một mặt khuyến khích nhân dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, tha tô thuế, binh dịch. Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía Nam, đặt Phủ Gia Định, thêm Mĩ Tho, Hà Tiên, đất đai mở rộng , nhất là vùng đồng bằng Sông Cửu Long , năng suất lúa cao 

Bình luận (0)