Ôn tập lịch sử lớp 7

Nguyễn Thị Thanh Hải
Xem chi tiết
Sen Phùng
6 tháng 1 2017 lúc 19:55

Câu hỏi này đã có nhiều bạn hỏi và trả lời rồi em nhé.

Em vào mục tìm kiếm để tìm ra câu hỏi nha.

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
Võ Nguyên
27 tháng 12 2017 lúc 20:51

chịu thua

Bình luận (0)
lê thị lan anh
Xem chi tiết
lê thị lan anh
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
5 tháng 1 2017 lúc 20:51

tên gọi gì vậy bạn ?

Bình luận (3)
Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 20:48

Châu Ái, trấn Thanh Đô, thừa tuyên Thanh Hóa, Thanh Hoa, và rồi lại Thanh Hóa

Bình luận (0)
Hảo Nguyễn
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Hoài Thư
5 tháng 1 2017 lúc 21:06

bạn tham khảo ở câu hỏi tương tự nha : Kết quả tìm kiếm | Học trực tuyến

Bình luận (0)
Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 20:59

* Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
Theo kế hoạch của tướng Nguyễn Chích, được Lê Lợi chấp thuận, ngày 12- 10 - 1424, nghĩa quân bất ngờ tấn công đồn Đa Căng (Thọ Xuân, Thanh Hoá), sau đó hạ thành Trà Lân. Trên đà thắng lợi đó, nghĩa quân tiến đánh Khả Lưu, phần lớn Nghệ An được giải phóng.
* Giải phóng Tản Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
Tháng 8 - 1425, Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy nghĩa quân tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá. Vùng giải phóng của nghĩa quân kéo dài từ Thanh Hoá đến đèo Hải Vân. Quán Minh chỉ còn mấy thành luỹ bị cô lập và bị nghĩa quân vây hãm.
* Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9-1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra Bắc : Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc, ngăn chặn viện binh từ Vân Nam (Trung Quốc) sang. Đạo thứ hai, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị (sông Hồng) và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An vào Đông Quan. Đạo thứ ba. tiến thẳng vào Đông Quan.
Nghĩa quân đi đến đâu cũng được nhân dân ủng hộ về mọi mặt, chiến thắng nhiều trận lớn, quân Minh phải rút vào thành Đông Quan cố thủ. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn phản công.
* Trận Tốt Động — Chúc Động (cuối năm 1426)
Tháng 10-1426, khoảng 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn. Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1436, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội). Biết trước âm mưu của giặc, quân ta phục kích ờ Tốt Động - Chúc Động. Kết quả, 5 vạn tên giặc bị thương, bị bắt sống trên 1 vạn ; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.



Bình luận (0)
Bùi Thị Diễm Trang
Xem chi tiết
Princess Lovely
5 tháng 1 2017 lúc 15:00

Lí Thường Kiệt đã có công chống quân xâm lược Tống và giúp cho nước ta có nền độc lập lâu dài. Không bị nhà Tống xâm lược. Làm cho nước ta và nhà Tống trở thành 2 nước bạn.

Bình luận (0)
hoàng phương thảo
5 tháng 1 2017 lúc 10:15

ồ mình cg đang định hỏi câu này

Bình luận (0)
lê thị lan anh
Xem chi tiết
Hiền lê
Xem chi tiết
Vũ Hà Khánh Linh
4 tháng 1 2017 lúc 20:33
Các cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt:
- Chủ động tiến công trước để tự vệ
- Chọn vị trí thuận lợi để xây dựng phòng tuyến
- Biết khích lệ tinh thần chiến đấu của quân ta: cho người đọc bài thơ Thần (Nam quốc sơn hà)
- Cách tấn công bất ngờ: đang đêm cho quân tấn công
- Kết thúc chiến tranh nhân đạo: đề nghị giảng hòa
Bình luận (0)
Đoàn Thị Linh Chi
4 tháng 1 2017 lúc 20:43

Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt là:

- Bảo toàn lực lượng ( tiến công để tự vệ ).

- Thực hiện chính sách vườn không nhà trống.

- Đánh vào điểm yếu của giặc khi giặc không đề phòng.

- Chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách giảng hòa.

Bình luận (0)
Musa Fairy Of Music
4 tháng 1 2017 lúc 21:13

Nét đôc đáo đánh giặc của Lý Thường Kiệt:

- Tiến công trước để tự vệ, cho quân yết bảng nêu rõ mục đích tấn công vào đất Tống là để tự vệ

- Sáng tác bài thơ " Nam quốc sơn hà" để khích lệ tinh thần binh sĩ

-Biết chờ đợi thời cơ phù hợp để phản công

- Chủ động giảng hòa để kết thúc chiến tranh, nhằm giữ thể hiện cho nước lớn, tránh những mối nguy hại về sau, đồng thời thể hiện lòng nhân đạo của nhân dân ta

Bình luận (0)
Nguyễn thúy nhi
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
12 tháng 1 2017 lúc 14:55

2. Tình hình hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm 1418-1423:

- Lực lượng của nghĩa quân còn yếu

- Bị quân Minh tấn công, bao vây nhiều lần

- Ba lần rút lên núi Chí Linh

- Thiếu lương thực trầm trọng ( Thiếu lương thực tới mức Lê Lợi phải cho giết cả ngựa lẫn voi để nuôi quân kể cả ngựa của ông )

Trong bối cảnh đó , Lê Lợi quyết định tạm hoà với quân Minh nhằm mục đích :

- Để chuẩn bị kĩ lưỡng, đầy đủ về lương thực.

- Để tranh thủ thời gian xây dựng, củng cố lại quân đội, chuẩn bị cho bước phát triển mới.

Bình luận (5)
lương thị hằng
5 tháng 1 2017 lúc 22:38

2;Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân. Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

Bình luận (0)
Lê Hiếu
6 tháng 1 2017 lúc 8:33

-Nghe tin Lê Lợi đang chuẩn bị khởi nghĩa ở Lam Sơn, nhiều người yêu nước từ các địa phương đã tìm về tụ nghĩa ngày càng đông, trong đó có Nguyễn Trãi.

-Ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn và tự xưng là Bình Định Vương.

- Do lực lượng yếu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, nguy nan.
Những khó khăn của nghĩa quân Lam Sơn trong buổi đầu khởi nghĩa?
Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi. Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một oán quân liều chết phá vòng vây quân giặc. Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hy sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân
1. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN
I - THỜI KÌ Ở MIỀN TÂY THANH HÓA (1418 - 1423)
2. Những năm đầu hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn
- Do lực lượng yếu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, nguy nan.
- Cuối năm 1424 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chuyển sang giai đoạn mới.
- 1423, Lê Lợi tạm hòa với quân Minh vì:

+ Muốn giữ quan hệ bình đẳng giử hai nước

+ Muốn nhà Minh không mất danh dự khi thua một nước nhỏ

+ Để bảo đảm nền hòa bình lâu dài

+ Nước ta rất hiền từ và nhân đạo

hihi hihi chúc bạn thành công trong bài học này nhé

Bình luận (1)
lê thị lan anh
Xem chi tiết
hoàng ngân
4 tháng 1 2017 lúc 21:07
Lê Thái Tổ (Lê Lợi, 1428-1433)

ê Lợi sinh ngày 6 tháng Tám năm Ất Sửu - 10/9/1385, là con trai thứ 3 của ông Lê Khoáng và bà Trịnh Thị Thương, người ở hương Lam Sơn, huyện Lương Giang, trấn Thanh Hoá. Ngay từ khi còn trẻ, Lê Lợi đã tỏ ra là người thông minh, dũng lược, đức độ hơn người, dáng người hùng vĩ, mắt sáng, miệng rộng, mũi cao, trên vai phải có nốt ruồi đỏ lớn, tiếng nói như chuông, bậc thức giả biết ngay là người phi thường.

Lớn lên, ông làm chức Phụ đạo ở Khả Lam, ông chăm chỉ dùi mài đọc sách và binh pháp, nghiền ngẫm thao lược, tìm mời những người mưu trí, chiêu tập dân lưu tán, hăng hái dấy nghĩa binh, mong trừ loạn lớn.

Mùa xuân năm Mậu Tuất - 1418, Lê Lợi đã cùng những hào kiệt đồng chí hướng như Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Bùi Quốc Hưng, Lưu Nhân Chú v.v... phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, xưng là Bình Định Vương, kêu gọi nhân dân đồng lòng đứng lên đánh giặc cứu nước.

Suốt 10 năm nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, Lê Lợi đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi.

Sau hội thề Đông Quan, ngày 29/12/1427, bại binh của giặc bắt đầu được phép rút quân về nước an toàn, đến ngày 3/1/1428, bóng dáng quân Minh cuối cùng đã bị quét sạch khỏi bờ cõi.

Ngày 15 tháng Tư năm Mậu Thân - 1428, Lê Lợi chính thức lên ngôi Vua tại điện Kính Thiên xưng là "Thuận Thiên thừa vận, Duệ Văn Anh Vũ Đại Vương" đặt tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Đô (Hà Nội) đại xá thiên hạ, ban bố "Bình Ngô đại cáo" - đây chính là "Tuyên ngôn độc lập" lần thứ 2 của tổ quốc ta. Bình Ngô đại cáo mở đầu ghi:

"... Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Xét như nước Đại Việt ta,
Thực là một nước văn hiến
Cõi bờ sông núi đã riêng
Phong tục Bắc Nam cũng khác..."

"Bình Ngô đại cáo" do Nguyễn Trãi thảo là một thiên anh hùng ca tuyệt vời, bất hủ, nêu cao ý chí độc lập, tự chủ, truyền thống quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

* Cuộc đời và sự nghiệp:
Lê Lợi - Anh hùng giải phóng dân tộc, lãnh tụ Khởi nghĩa Lam Sơn, người sáng lập ra nhà Hậu Lê.
Lê Lợi xuất thân là hào trưởng, có uy tín và ảnh hưởng lớn trong vùng. Quân Minh nhiều lần dụ ra làm quan, nhưng đều từ chối.
Năm 1416, Lê Lợi cùng 18 người bạn thân tín mở lễ hội thề Lũng Nhai.
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định Vương, được nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng.
Dưới sự lãnh đạo và tài cầm quân của Lê Lợi, nghĩa quân ngày càng phát triển lớn mạnh, trở thành đội quân tinh nhuệ có tổ chức, kỷ luật nghiêm gắn bó với dân.
Trong 10 năm chiến đấu, Lê Lợi đã chỉ huy đánh hàng trăm trận, giải phóng đất nước. Khởi nghĩa Lam Sơn và chiến tranh giải phóng chống Minh (1418 -1427).
Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, đặt lại tên nước là Đại Việt, đóng đô ở Đông Quan, đến năm 1430, đổi là Đông Kinh, lập lại quan hệ bình thường với nhà Minh, ban phép “ngụ binh cư nông”, tổ chức việc học tập, thi cử tuyển lựa nhân tài cho đất nước.
Sau đó Nguyễn Trãi viết bia Vĩnh Lăng (Lam Sơn, Thanh Hoá) ghi lại công lao, sự nghiệp vĩ đại của Lê Lợi.

Trong Đại Việt sử ký toàn thư có ghi lời bàn: "Lê Thái Tổ từ khi lên ngôi đến khi mất, thi hành chính sự, thực rất khả quan, như ấn định luật lệnh, chế tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học... cũng có thể gọi là có mưu kế xa rộng, mở mang cơ nghiệp..."

Lê Thái Tổ mất ngày 22 tháng Tám năm Quý Sửu - 1433, hưởng thọ 49 tuổi, táng ở Vĩnh Lăng tại Lam Sơn, Thanh Hoá, trị vì được 5 năm, chôn ở Lam Kinh, tỉnh Thanh Hoá, miếu hiệu Lê Thái Tổ; trước lăng vua dựng tấm bia đá khắc bài văn do Nguyễn Trãi soạn ca ngợi công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê Lợi, truyền lại ngày nay./.

Bình luận (3)