Ôn tập lịch sử lớp 7

linh angela nguyễn
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
3 tháng 4 2017 lúc 15:42

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại. Nhưng không lâu sau, hình thành một thế lực căn cứ ở mạn Nam — thế lực phong kiến họ Nguyễn.

Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm được cử lên thay, nắm toàn bộ binh quyền. Người con thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin được vào trấn thủ đất Thuận Hoá. Đất Thuận Hoá trở thành nơi dấy nghiệp của họ Nguyễn.

Năm 1627, cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ, kéo dài đến cuối năm 1672. Không phân được thắng bại, hai bên giảng hoà, lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm giới tuyến, chia đất nước làm hai : Đàng Ngoài và Đàng Trong, với hai chính quyền riêng biệt.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:47

Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim, đã họp quân, nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Mạc”, nổi dậy ở vùng Thanh Hoá. Một nhà nước mới được thành lập ở đây, sử cũ gọi là Nam triều để phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc. Chiến tranh Nam - Bắc triều bùng nổ, kéo dài cho đến cuối thế kỉ XVI. Triều Mạc bị lật đổ. Đất nước bước đầu được thống nhất lại.

Bình luận (0)
Đặng Hà Phương
Xem chi tiết
Vũ Kiều Trang
3 tháng 4 2017 lúc 15:26

Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ

-Đoàn kết toàn dân

-Đường lối,chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Y nghĩa lịch sử

-Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh

-Mở ra thời kì mới cho đất nước

Học tốt nhé......

Bình luận (6)
Trương Quang Dũng
3 tháng 4 2017 lúc 15:28
Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:49

Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

-Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

-Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Đặng Hà Phương
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:51

Giáo dục và khoa cử .

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở :

- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi .

- Tuyển chọn người có tài , có đạo đức để làm thày giáo

- Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan .

- Đỗ tiến sĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .)

- Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng .

Văn hóa:

a. Văn học : có nội dung yêu nước, thể hiên niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng

*Văn thơ chữ Hán:

+Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập ; Bình Ngô Đại Cáo

+Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

*Văn thơ chữ Nôm :

+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi .

+ Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông .

b. Khoa học :

-Sử học : Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên , Hòang Triều Quan Chế .

-Địa lý : Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi , An Nam hình thăng đồ …..

-Y học : Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên .

-Tóan học : Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu

c. Nghệ thuật :

-Sân khấu có ca , múa , nhạc, chèo.

-Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa .

d.Kiến trúc : cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện .

Bình luận (0)
Đặng Thanh Huyền
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
3 tháng 4 2017 lúc 14:57

Câu 1 :

Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương "cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết", "dùng của như bùn đất..., coi dân như cỏ rác". Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.
Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.
Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).
Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là "quân ba chỏm". Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.
Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

Câu 2 :

CÔNG LAO CỦA VUA QUANG TRUNG:
1)Diệt các tập đoàn phong kiến phản động,cát cứ lãnh thổ Nguyễn,Trịnh,Lê,tạo tiền đề cơ bản cho việc thống nhất sơn hà
2)Thành công rực rỡ trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền,đánh tan quân xâm lược Xiêm,Thanh
3)Đổi mới về giáo dục,dùng chữ Nôm trong hành chính để đề cao văn hóa dân tộc,đúc tiền mới,mở cửa khẩu để phát triển thương mại,tạo mầm mống cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển(tiếc rằng ông mất sớm nên công lao thứ ba không được thực hiện đầy đủ và ít người biết tới).

Câu 3 :

- Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:51

1. nguyên nhân :

+ Từ giữa thế kỉ XVIII , chính quyền họ Nguyễn ở Đàng trong suy yếu dần. Ở triều đình, Trương Phúc Loan nắm hết quyền hành , tự xưng “ quốc phó”, khét tiếng tham nhũng . + Mùa xuân năm 1771, ba anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc , Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lên vùng Tây Sơn thượng đạo ( An Khê- Gia Lai ), lập căn cứ dựng cờ khởi nghĩa
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:52

2.

Tiêu diệt các tập đoàn phong kiến phản động và trong cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống quân Thanh.

- Thống nhất đất nước và bảo vệ tổ quốc.

Bình luận (0)
Hoang Bao Trang
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
3 tháng 4 2017 lúc 14:35

Câu 1 :

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Câu 2 :

Trong 17 năm liên tục chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã lật đổ các chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn, Trịnh, Lê, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia. Đồng thời, phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.
Có được thắng lợi trên, trước hết là nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột và tinh thần yêu nước cao cả của nhân dân ta. Tiếp đó, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân đã góp phần quan trọng vào thắng lợi. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại của nhân dân ta ở thế kỉ XVIII.
Câu 3 :

Sơ đồ tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ:

Nhận xét

◦ Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tôg hoàn chỉnh và chặt chẽ nhất so với trước .Triều đình có đầy đủ các bộ ,tự ,các khoa và các cơ quan chuyên môn. Hệ thống thanh tra giám sát giám sát được tăg cường từ triểu đình đến địa phương


Câu 4 :

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền (đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút) làm trận địa quyết chiến : Quan sát lược đồ H.58 (SGK) để thấy được vị trí hiểm yếu của khúc sông này : Có nhiều cồn, cù lao, có nhiều cây cối kín đáo để dấu quân phục kích dành thế chủ động, bất ngờ tấn công tiêu diệt quân giặc.


Câu 7 :

Kinh tế Văn hóa

- Đàng Ngoài nông nghiệp trì trệ, vua quan không quan tâm đến ruộng đất.

- ĐàngTrong rất phát triển, tổ chức khai hoang, cấp nông cụ,...

Xuất hiện nhiều làng nghề thủ công nổi tiếng như gốm Bát Tràng,...

- Chợ, phố xá mọc lên nhiều, xuất hiện thêm nhiều thành thị.

- Từ thế kỉ XVI, xuất hiện đạo Thiên Chúa giáo.

- Thế kỉ XVII, chữ Quốc ngữ được ra đời.

- Văn học; Xuất hiện nhiều tác phẩm chữ Nôm, tiêu biểu là Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ,... -Văn học dân gian có nhiều thể loại. - Nghệ thuật phát triển đa dạng như chèo tuồng, hát ả đào,..


Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:54

1.

Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

-Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

-Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
3 tháng 4 2017 lúc 15:55

2.

Nguyên nhân thắng lợi

-Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân

-Được sự ủng hộ của nhân dân;

-Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động

Ý nghĩa :

Thống nhất đất nước .

Đập tan sự xâm lược của quân Xiêm ,Thanh.

Giữ vững độc lập tổ quốc.

Bình luận (0)
Phương Phương Mai
Xem chi tiết
Trần Võ Lam Thuyên
3 tháng 4 2017 lúc 19:31

Ý nghĩa cải cách của Quang Trung:

- Góp phần giúp đất nước phát triển cả về mọi mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục:

+ Chú ý đến phát triển nông nghiệp

+ Mở cửa ải, thông chợ búa để phát triển ngành công thương nghiệp.

+ Dùng chữ Môm làm chữ viết chính thức giúp phát triển văn hóa, giáo dục.

- Giúp chính sách quốc phòng, ngoại giao được chặt chẽ, bền vững hơn và thể hiện ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước.

Chúc bn hx tốt!

Bình luận (0)
thư nguyễn thị minh
Xem chi tiết
Quàng Hải Nam
12 tháng 4 2017 lúc 19:48

banh tôi ko biết

Bình luận (1)
Trương Hoàng Khánh Linh
5 tháng 5 2017 lúc 19:31

bài này ít người trả lời ghê luôn ý, khó lắm ha??

Bình luận (0)
Vũ Ngọc Minh Anh
Xem chi tiết
Dao Dao
Xem chi tiết
Lê Thiên Anh
2 tháng 4 2017 lúc 22:14

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn :

- Do truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến của nhân dân ta, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

- Do sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi... đã có những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, đã biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

- Ý nghĩa lịch sử : Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc). Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Trần Ngọc Định
2 tháng 4 2017 lúc 22:35
Nguyên nhân: + Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước. + Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân. + Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Ý nghĩa lịch sử: + Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh. + Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.
Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 4 2017 lúc 22:46

.Nguyên nhân thắng lợi :

-Nhân dân ủng hộ , lòng yêu nước của toàn quân dân .

-Khối đòan kết nhất trí của quân dân .

-Tài chỉ huy của Lê Lợi, Nguyễn Trãi , với đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn

Ý nghĩa lịch sử :

-Đất nước hoàn toàn giải phóng .

-Giành độc lập tự chủ .

- Mở ra thời kỳ phát triển mới thời Lê sơ.

Bình luận (0)
Dao Dao
Xem chi tiết
Nhật Linh
2 tháng 4 2017 lúc 22:02

Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ:

* Giáo dục và khoa cử
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông.

Vì sao quốc gia Đại Việt đạt được những thành tựu nói trên :

Dựa vào nội dung SGK để trình bày, nêu lên được nhờ có những nỗ lực to lớn của nhân dân vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, tích cực, cần cù lao động, nhà nước Lê sơ quan tâm đến đất nước, nhân dân thể hiện ở nhiều chù trương, chính sách, biện pháp tích cực, tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, xã hội.


Bình luận (0)
Bình Trần Thị
2 tháng 4 2017 lúc 22:48

TÌNH HÌNH VĂN HÓA , GIÁO DỤC THỜI LÊ SƠ .

1. Giáo dục và khoa cử .

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở :

- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi .

- Tuyển chọn người có tài , có đạo đức để làm thày giáo

- Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan .

- Đỗ tiến sĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .)

- Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng .

2. Văn học , khoa học , nghệ thuật :

a. Văn học : có nội dung yêu nước, thể hiên niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng

*Văn thơ chữ Hán:

+Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập ; Bình Ngô Đại Cáo

+Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

*Văn thơ chữ Nôm :

+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi .

+ Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông .

b. Khoa học :

-Sử học : Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên , Hòang Triều Quan Chế .

-Địa lý : Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi , An Nam hình thăng đồ …..

-Y học : Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên .

-Tóan học : Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu

c. Nghệ thuật :

-Sân khấu có ca , múa , nhạc, chèo.

-Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa .

d.Kiến trúc : cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện .

Bình luận (0)