Ôn tập lịch sử lớp 6

Dương Khánh Linh
Xem chi tiết
Anh Triêt
5 tháng 4 2017 lúc 20:49

Đây bạn nhưng chữ hơi bị nhỏ:

Hình ảnh có liên quan

Bình luận (2)
Future In Your Hand ( Ne...
5 tháng 4 2017 lúc 20:59

Bạn đọc thử nhá, nhưng cái này bạn k sử dụng được đâu, mang tính chất giải trí mak:

'' Đi đâu mà vội mà vàng

Mà gặp Lý Bí chả chào một câu

Tự nhiên bắt đầu xót xa

Khi mà Lý Bí đã xa mất rồi ''haha

Bình luận (1)
NGUYỄN TUẤN HƯNG
Xem chi tiết
Future In Your Hand ( Ne...
5 tháng 4 2017 lúc 19:58

Câu Hỏi: Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến TQ đối với nhân dân ta trong thời kì bắc thuộc như thế nào ? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì? Vì sao?

Trả Lời: - Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

Bình luận (4)
Nguyễn Thị Kim Ngân
12 tháng 5 2017 lúc 7:28

Các chính sách cai trị của triều đại phong kiến Trung Quốc:

* Chính sách hành chính:

+ chia nước ta thành nhiều quận huyện để dễ bề cai trị

\(\Rightarrow\)Thực hiện chính sách chia để trị

*Chính sách chính quyền:

+ Phân biệt đối xử với những người tài giỏi của Việt Nam

+ Đặt bộ máy quan laị dần thâu tóm quyền lực xuống các quận, huyện

* Chính sách bóc lột:

+ Bắt dân ta phải cống nạp, lao dịch nặng nề

+ Bắt dân ta phải nộp nhiều thứ thuế vô lí, cống nạp các sản vật quý.

* Chính sách văn hóa:

+ Đưa người Hán sang sống chung với dân ta

+ Bắt dân ta phải bỏ các phong tục tập quán của mình và theo phong tục của người Hán

+ Bắt dân ta phải học chữ Hán

....

\(\Rightarrow\)Chính sách văn hóa là thâm hiểm nhất, vì:

+ Chúng muốn đồng hóa dân tộc ta

+ Chúng muốn biến dân ta thành dân Hán, biến nước ta thành một quận, huyện của người Hán

\(\rightarrow\)Chúng muốn xóa tên nước ta trên bản đồ

\(\Rightarrow\)Đẩy dân tộc ta tới nguy cơ mất nước.

Bình luận (0)
Hanhi Le
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
5 tháng 4 2017 lúc 15:38

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.


Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để chống phá. Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn chống phá của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.

Bình luận (0)
Nguyễn Thành Nguyên
12 tháng 12 2017 lúc 20:08

Các Vua Hùng là những người đầu tiên viết nên những trang sử vẻ vang ấy, và truyền nối cho muôn đời con cháu đến hôm nay và cả mai sau. Vậy nên, tưởng nhớ và biết ơn các Vua Hùng là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của mỗi người dân Việt Nam ta, thể hiện niềm tự hào và tự tôn dân tộc một cách chính đáng, đồng thời để tăng thêm sức mạnh cho chúng ta, phấn đấu đưa đất nước tiến tới văn minh và giàu mạnh.

Mỗi tấc đất này đều phải đổi bằng núi xương, sông máu và mồ hôi của các thế hệ người Việt Nam ta. Bởi vậy, “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”! Đấy là bổn phận, là tình cảm, là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của tất cả những ai mang dòng máu Lạc Hồng. Đấy là lẽ đương nhiên, là điều tất yếu.


Đối với sinh viên chúng ta, không ngừng học tập nâng cao nhận thức, hiểu biết về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối quan điểm của Đảng. Trên cơ sơ đó xây dựng cho mình bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo và quan điểm đổi mới của Đảng. Kiên định con đường XHCN, không mơ hồ dao động trước mọi luận điệu xuyên tạc, chống phá của kẻ thù. Sinh viên chúng ta hãy xây dựng cho mình lối sống lành mạnh có văn hoá, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến; thực hiện sống và làm việc theo pháp luật. Kiên quyết đấu tranh bài trừ những tệ nạn xã hội, không để kẻ thù lợi dụng để chống phá. Kịp thời giúp mọi người vạch mặt những thủ đoạn chống phá của địch, phân biệt đúng sai, phải trái rõ ràng và có hành động tích cực. Ngoài ra trên mọi lĩnh vực hoạt động khác mà kẻ thù có thể lợi dụng được, thì sinh viên chúng ta cũng phải luôn nâng cao tinh thần cảnh giác để chống lại một cách có hiệu quả, luôn tham gia tích cực vào các hoạt động của nhà trường và đoàn thể xã hội, có như vậy thì mọi âm mưu và chiến lược diễn biến của kẻ thù dù có thâm độc và xảo quyệt đến đâu cũng phải bị thất bại. Làm được điều đó tức là chúng ta đã góp phần vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào xậy dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp.

Bình luận (0)
Trương Đình Nhật Huy
16 tháng 12 2017 lúc 8:46

câu nói khẳng định nhân vật vua Hùng có thật trong lịch sử dân tộc ta

khẳng định trách nhiệm của toàn dân trong việc bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước

giáo dục thế hệ trẻ lòng tự hào về truyền thống,cội nguồn của dân tộc xác định trách nhiệm của mình ở hiện tại và trong tương lai

Bình luận (0)
Đào Hồng Khánh
Xem chi tiết
Lưu Hạ Vy
5 tháng 4 2017 lúc 13:37

Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ Giao Châu.
Chính quyền đô hộ chia lại nước ta thành : Giao Châu (đồng bằng và trung du Bắc Bộ), Ái Châu (Thanh Hoá), Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) và Hoàng Châu (Quảng Ninh).
Nhà Lương chủ trương chỉ có tôn thất nhà Lương và một số dòng họ lớn mới được giao những chức vụ quan trọng.
Thứ sử Giao Châu bấy giờ là Tiêu Tư đã đặt ra hàng trăm thứ thuế: người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế... Sử sách Trung Quốc thú nhận : Tiêu Tư “tàn bạo mất lòng dân”.

Bình luận (1)
Linh Nguyễn
5 tháng 4 2017 lúc 13:40

Nhà Lương đã xiết chặt ách đô hộ :
- Chia nước thành 6 châu : Giao Châu , Ái Châu , Đức Châu , Lợi Châu , Minh Châu , Hoàng Châu
- Đặt ra hàng trăm thứ thuế ( Người nào trồng cây dâu cao một thước (khoảng 40 cm) đều phải nộp thuế, bán vợ đợ con cũng phải nộp thuế...
- Thi hành chính sách phân biệt đối sử gay gắt

Bình luận (1)
Trân Nguyễn Huyền
Xem chi tiết
qwerty
4 tháng 4 2017 lúc 19:36

Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.

- Học tiếng khác thì hơi bị khó =))

- Chưa sáng tạo ra tiếng khác =))

Bình luận (0)
Cô gái trong mộng
4 tháng 4 2017 lúc 19:40

Vì người Việt có tinh thần yêu nước, giữ gìn bản sắc của dân tộc

Chỉ thế thôi bạn!!!hihi

Bình luận (0)
Đào Hồng Khánh
5 tháng 4 2017 lúc 11:56

Vì người Việt vẫn muốn giữ gìn nét truyền thống, bản sắc dân tộc. Không có đủ điều kiện theo học tiếng Hán.

Bình luận (0)
Lê Bảo Hân
Xem chi tiết
Dương Thu Hiền
4 tháng 4 2017 lúc 19:17

Việc đặt tên nước là Vạn Xuân sau thắng lợi là thể hiện ý muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn, tự do.

Vậy nha pn haha

Bình luận (1)
Cô gái trong mộng
4 tháng 4 2017 lúc 19:53

Muốn nước ta luôn luôn tươi trẻ như mùa xuân, độc lập, tự do, hạnh phúc mãi mãi.

Bình luận (2)
vũ tiến đạt
4 tháng 4 2017 lúc 21:33

V​iệc đặt tên nước là Vạn Xuân sau cuộc thắng lợi thể hiện mong muốn nước ta luôn luôn độc lập.Tự do .Hạnh phúc

Bình luận (2)
Võ Nguyễn Mai Hương
Xem chi tiết
Nguyễn Nhất Nam
Xem chi tiết
Huy Giang Pham Huy
4 tháng 4 2017 lúc 16:26
Hội thể Hát Môn[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo giả thuyết do Thiên Nam ngữ lục nêu mà sử gia Đào Duy Anh đồng tình, cuộc nổi dậy chống nhà Đông Hán đã diễn ra vào nửa cuối năm 39 và bị Tô Định trấn áp khiến Thi Sách bị hại. Sau khi Thi Sách bị Tô Định giết, Trưng Trắc và các Lạc tướng càng căm thù, quyết tâm chống lại nhà Hán để trả thù. Bà cùng Trưng Nhị mang quân bản bộ về giữ Hát Môn[15].

Tháng 9 năm 39, Trưng Trắc và Trưng Nhị tập hợp các tướng lĩnh cùng nhau làm Hội thề ở cửa sông Hát (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) thuộc huyện Mê Linh thời đó. Thiên Nam ngữ lục ghi lời thề của Trưng Trắc như sau[16][17]:

"Một xin rửa sạch nước thù

Hai xin dựng lại nghiệp xưa họ Hùng

Ba kêu oan ức lòng chồng

Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này"

Đánh đuổi Tô Định[sửa | sửa mã nguồn]

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 2 năm 40, Trưng Trắc cùng Trưng Nhị chính thức phát động khởi nghĩa chống lại nhà Đông Hán. Sách Đại Việt sử ký tiền biên của Ngô Thì Sĩ ghi lại lời chép trong dã sử cho biết, khi Trưng Trắc xuất quân vẫn chưa hết tang chồng, bà trang điểm rất đẹp. Các tướng hỏi vì sao, bà đáp rằng:

Việc binh không thể ảnh hưởng. Nếu giữ lễ và làm xấu dung nhan thì nhuệ khí tự nhiên suy kém. Cho nên ta mặc đẹp để mạnh thêm nhiều màu sắc của quân, khiến cho bọn giặc trông thấy động lòng, lợi là chí tranh đấu, thì dễ giành phần thắng.

Mọi người nghe đều thán phục là không bằng bà[18].

Cuộc khởi nghĩa được sự hưởng ứng của nhiều đội quân và nhân dân các nơi thuộc Âu Lạc và Nam Việt cũ[19][20]. Quân Hai Bà đánh hãm trị sở Luy Lâu. Sử sách ghi lại rất sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà từ khi bắt đầu tới khi thắng lợi. Sách Hậu Hán thư chép:

Năm Kiến Vũ thứ 16 (40), người con gái ở Giao Chỉ là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị làm phản, đánh phá quận. Trưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh, là vợ Thi Sách người Chu Diên, rất hùng dũng. Thái thú Giao Chỉ là Tô Định dùng pháp luật trói buộc, Trưng Trắc phẫn nộ, vì thế mà làm phản. Do vậy, những người Man, người Lý ở Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đều hưởng ứng. Gồm chiếm được 65 thành tự lập làm vua. Thứ sử Giao Chỉ và các thái thú chỉ giữ được thân mình mà thôi”

Sách Thủy kinh chú chép[21]:

[Hai Bà] công phá châu châu huyện, hàng phục được các Lạc tướng, họ đều suy tôn Trưng Trắc làm vua

Các sử gia căn cứ theo các thần phả và truyền thuyết tóm lược trình tự cuộc khởi nghĩa như sau[21][22][23]:

Quân Hai Bà trước tiên tấn công đô úy trị quận Giao Chỉ ở Mê Linh. Chiếm được nơi đây, Hai Bà Trưng tiến đánh huyện Tây Vu, chiếm thành Cổ Loa

Trên đà thắng lợi, từ Cổ Loa, Hai Bà Trưng mang quân vượt sông Hoàng, sông Đuống đánh trị sở Giao Chỉ ở Luy Lâu bên bờ sông Dâu (lãng Lũng Khê, Thuận Thành, Bắc Ninh). Quân khởi nghĩa tấn công quá nhanh khiến Tô Định không kịp trở tay. Trước thế mạnh của quân Hai Bà, các viên quan cầm đầu không trở tay kịp và không dám chống cự, bỏ chạy về phương Bắc.

Thái thú Giao Chỉ là Tô Định hoảng hốt cũng tháo chạy. Để thoát thân, Tô Định phải cạo tóc, cạo râu, trà trộn vào loạn quân, vứt bỏ ấn tín mà chạy. Tương truyền người Việt đương thời vẫn có tục lệ phổ biến là cạo tóc, nên Tô Định làm như vậy để bắt chước cho khỏi bị phát hiện trên đường trốn[24]. Cuối cùng Tô Định thoát về quận Nam Hải, bị Mã Viện dâng sớ lên Hán Quang Vũ Đế hạch tội “thấy tiền thì giương mắt lên, thấy giặc thì cụp mắt xuống”. Vua Hán hạ ngục trị tội Tô Định.

Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân khắp nơi hưởng ứng rất nhiều. Sau khi Luy Lâu bị hạ, các thành khác nhanh chóng tan vỡ và quy phục. Cuộc khởi nghĩa lan rộng vào Cửu Chân, Nhật Nam, sang Uất Lâm, Hợp Phố…

Khởi nghĩa thắng lợi, Trưng Trắc lên ngôi vua, xưng vương. Thần phả cho biết Trưng Nhị được phong làm Phó Vương[25].

Phạm vi[sửa | sửa mã nguồn]

Các nguồn sử liệu đều thống nhất rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa không gói trong phạm vi quận Giao Chỉ mà là toàn bộ Giao Chỉ Bộ đương thời, tức là trong khoảng toàn bộ lãnh thổ nước Nam Việt cũ. Có ý kiến lý giải đó là lý do vì sao lãnh thổ thời Hai Bà Trưng được gọi là Lĩnh Nam (“Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta”)[26].

Các bộ sử cũ như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục đều ghi Hai Bà Trưng chiếm được 65 thành. Riêng Ngô Thì Sĩ soạn Đại Việt sử ký tiền biên đã kê lại từng thành (huyện) trong mỗi quận và cho ra tổng số các thành thuộc 7 quận đất Âu Lạc và Nam Việt cũ (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố, Thương Ngô, Uất Lâm, Nam Hải) chỉ là 56[18].

Tuy nhiên, lại có ý kiến cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa rộng hơn như vậy, không chỉ bao gồm trong phạm vi Giao Chỉ Bộ mà lan sang cả một số địa phương phía nam Dương châu và Kinh châu, do đó tổng số huyện thành mà sử cũ ghi 65 là chính xác[27].

Các sử gia hiện đại xem xét phạm vi cuộc khởi nghĩa dè dặt hơn và cũng không thống nhất. Trần Trọng Kim và Đào Duy Anh, tuy cùng ghi nhận số 65 thành nhưng cho rằng phạm vi cuộc khởi nghĩa chỉ bao gồm các quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam và Hợp Phố[15][28]. Các sách Lịch sử Việt Nam do các nhóm tác giả khác nhau cũng ghi nhận phạm vi khác nhau: có nguồn chỉ ghi nhận phạm vi khởi nghĩa trong 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân[23], nguồn khác lại khẳng định phạm vi trên 7 quận Giai Chỉ Bộ, tức là toàn lãnh thổ Âu Lạc và Nam Việt cũ[9].

Bình luận (0)
Bình Trần Thị
4 tháng 4 2017 lúc 16:52

Mùa xuân năm 40, tại cửa sông Hát (Hát Môn, Hà Tây, nay là Hà Nội), Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.

Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Từ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) ; rồi từ Cổ Loa, tấn công Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh), trung tâm của chính quyền đô hộ và giành thắng lợi.

Bình luận (0)
Khánh Linh
17 tháng 2 2019 lúc 13:52

* Thời gian:

-Mùa xuân năm 40

* Nguyên nhân:

-Do chính sách tàn ác của nhà Hán

* Mục tiêu:

-Xây dựng lại sự ngiệp vua Hùng

-Trả thù cho chồng

-Giành lại đọc lập cho đất nước

* Diễn biến:

-Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa

-Nghĩa quân làm chủ mê linh rồi Cổ Loa,Luy Lâu

-Nghĩa quân dành thắng lợi

Bình luận (0)
Đoàn Trần Khánh Duy
Xem chi tiết
Nguyen Thi Mai
3 tháng 4 2017 lúc 21:13

Câu 1 :

- Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng.

- Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

Câu 2 :

- Vào thế kỉ II, nhân dân Giao Châu nhiều lần nổi dậy, nhà Hán tỏ ra bất lực.

- Năm 192 - 193 Khu Liên lãnh đạo dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập.

- Khu Liên tự xưng làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp.

- Quốc gia Lâm Ấp có lực lượng quân sự khá mạnh, vua Lâm Ấp đã hợp nhất bộ lạc Dừa - Cau tấn công các nước láng giềng và đổi tên nước là Cham Pa đóng đô ở Sin-ha-pu-ra (Trà Kiệu - Quảng Nam).

Bình luận (1)
lê bảo ngọc
Xem chi tiết
Đan Anh
4 tháng 4 2017 lúc 20:05

II/ TỰ LUẬN

1. Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? Tại sao nước Vạn Xuân độc lập lại kết thúc?

2. Nước Cham-pa ra đời trong hoàn cảnh nào? Tại sao huyện Tượng Lâm lại lật đổ, đánh bại được nhà Hán?

3. Nêu các tỉnh, thành ngày xưa thuộc lãnh thổ nước Cham-pa.

Bình luận (1)