Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Đào Thành Lộc
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:39

- Nguyên nhân thắng lợi :

+ Nguyên nhân chủ quan :

Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn. Vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

Do Đảng Cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Hồ Chí Minh lãnh đạo, đề ra đường lối cách mạng đúng

Đảng ta có quá trình chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám suốt 15 năm, đúc rút được nhiều kinh nghiệm qua đấu tranh.

Trong những ngày Tổng khởi nghĩa toàn dân nhất trí, đồng lòng, quyết giành độc lập, tự do. Các cấp bộ Đảng từ Trung ương đến địa phương linh hoạt, sáng tạo chỉ đạo khởi nghĩa.

 + Nguyên nhân khách quan :

 Chiến thắng của Đồng minh và Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến tranh chống phát xít đã tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền.

-  Ý nghĩa lịch sử :

Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta đánh đổ đế quốc phong kiến, lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hoà - nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.

Mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc : kỉ nguyên độc lập, tự do, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai, chọc thủng khâu yếu nhất trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc ; cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng trực tiếp và rất to lớn đến dân tộc Lào và Campuchia.

- Bài học kinh nghiệm :

Đảng phải có đường lối đúng đắn, trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Đảng tập hợp, tổ chức các lực lượng yêu nước rộng rãi trong Mặt trận dân tộc thống nhất – Mặt trận Việt Minh, trên cơ sở khối liên minh công nông.

Trong chỉ đạo khởi nghĩa, Đảng linh hoạt kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, tiến hành khởi nghĩa từng phần, khi thời cơ đến chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa.

Bình luận (0)
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:05

- Bước đầu xây dựng và củng cố chế độ mới về mọi mặt, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

+  Xây dựng chính quyền cách mạng :

Ngày 6-1-1946, Tổng tuyển cử, gần 90% cử tri đi bỏ phiếu, bầu được 333 đại biểu Quốc hội,

        Ngày 2-3-1946, Quốc hội đã thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp chính thức của nước Việt Nam mới, do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch và lập ra Ban dự thảo Hiếp pháp.

       Ở địa phương Bắc Bộ và Trung Bộ tiến hành bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp.

        Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng. Ngày 22-5-1946, Quân đội quốc gia Việt Nam ra đời. Lực lượng dân quân tự vệ củng cố, phát triển.

+ Giải quyết nạn đói :

Biện pháp cấp thời như tổ chức quyên góp, điều hoà thóc gạo giữa các địa phương... Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi nhân dân "Nhường cơm sẻ áo". Nhân dân  lập "Hũ gạo cứu đói", tổ chức "Ngày đồng tâm"...

Biện pháp lâu dài, đẩy mạnh "Tăng gia sản xuất". Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi "Tăng gia sản xuất ! Tăng gia sản xuất ngay ! Tăng gia sản xuất nữa!".Đồng thời ta thực hiện giảm tô 25%, giảm thuế ruộng đất 20%, tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lại ruộng đất công.

ð Nhờ những biện pháp trên, sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.

+  Giải quyết nạn dốt :

Ngày 8-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ -chuyên  trách chống “giặc dốt”, kêu gọi cả nước tham gia phong trào xoá nạn mù chữ.

Đến ngày 8 - 9 - 1946, trên toàn quốc đã tổ chức gần 76 000 lớp học, xoá mù chữ cho hơn 2,5 triệu người. Đồng thời, trường học các cấp phổ thông và đại học sớm được khai giảng.

+  Giải quyết những khó khăn về  tài chính :

Trước mắt, Chính phủ kêu gọi nhân dân tự nguyện đóng góp, xây dựng "Quỹ độc lập" phát động "Tuần lễ vàng"... Chỉ trong thời gian ngắn nhân dân đã tự nguyện góp được 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào Quỹ độc lập, 40 triệu đồng cho Quỹ đảm phụ quốc phòng.

       Ngày 23-11-1946, Quốc hội quyết định lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.

- Đấu tranh chống ngoại xâm và nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

          + Từ ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946: Hoà với quân Trung Hoa Dân quốc kiến quyết chống Pháp ở Nam Bộ

    Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

          Với dã tâm của thực dân Pháp muốn xâm lược nước ta lần nữa Đêm 22 rạng sáng 23 - 9 - 1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Uỷ ban nhân dân Nam Bộ.

       Quân và dân Sài Gòn Chợ Lớn cùng với quân và dân Nam Bộ đã nhất tề đứng lên chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

       Trung ương Đảng, Chính phủ đã kịp thời đề ra những chủ trương để lãnh đạo cuộc kháng chiến miền Nam. Cả nước chi viện về mọi mặt cho miền Nam. Các đơn vị "Nam tiến", nhân dân Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ quyên góp tiền thuốc men…ủng hộ nhan Nam Bộ.

Ý nghĩa: đã ngăn chặn từng bước tiến công của địch, hạn chế âm mưu "đánh nhanh, thắng nhanh" của chúng, góp phần bảo vệ củng cố chính quyền cách mạng, tạo điều kiện cho cả nước có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng về mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc về sau.

 Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc:

Chủ trương của ta là hoà hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc vì tránh cùng một lúc với nhiều kẻ thù.

Nhân nhượng một số yêu sách về kinh tế, chính trị của quân Trung hoa Dân quốc như : nhận  tiêu tiền "Quan kim", "Quốc tệ", cung cấp một phần lương thực cho chúng, đồng ý nhường cho tay sai của Tưởng 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử  và một số ghế trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến.

Đối với bọn phản động tay sai ra mặt chống phá cách mạng thì kiên quyết trừng trị theo pháp luật.

Ý nghĩa : chúng ta đã hạn chế đến mức thấp nhất các hoạt động chống phá của bọn chúng, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

         Từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1946: Hoà hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta

 - Hiệp ước Hoa Pháp :

Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa-Pháp được kí kết giữa Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Pháp. Theo đó Trung Hoa Dân quốc được Pháp nhượng một số quyền lợi như  trả lại các tô giới…Đổi lại, Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.

Như vậy, Hiệp ước Hoa -Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường:

 Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp, không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc.

 Hoặc là hoà hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.

      - Sách lược của Đảng và Chính phủ :

         Trước tình hình trên, Ban thương vụ Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì, đã họn giải pháp"Hoà để tiến".

          Chiều 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà với G. Xanhtơni đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ.

      -  Nội dung Hiệp định Sơ bộ :

Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do nằm trong khối Liên hiệp Pháp, có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng.

Chính phủ Việt Nam đồng ý để cho 15000 quân Pháp được ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc , số quân này sẽ đóng ở những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.

 Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam.

 Ý nghĩa :

            Ta đã tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.

              Đẩy nhanh được 20 vạn Trung Hoa dân quốc cung tay sai về nước.

               Có thời gian hoà bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp.

          Về mặt pháp lí, Chính phủ Pháp đã phải thừa nhận Việt Nam là một quốc gia tự do, không còn là thuộc địa của Pháp.

          -  Tạm ước 14-9-1946:

Để kéo dài thêm thời gian hoà hoãn và tỏ rõ thiện chí hoà bình của Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh, lúc đó đang ở thăm nước Pháp với tư cách là thượng khách, đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước 14-9-1946, nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hoá ở Việt Nam.

Bình luận (0)
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:06

-Đường lối  kháng chiến chống thực dân Pháp được thể hiện ở những văn kiện sau :

Bản chỉ thị Toàn dân kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng ngày 12-12-1946, vạch rõ mục đích, tính chất, phương châm cơ bản và chương trình của kháng chiến.

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19-12-1946, Văn kiện này đã vạch rõ tư tưởng cơ bản về chiến tranh nhân dân, và niềm tin tất thắng đối với kháng chiến.

Cuốn “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh, viết vào tháng 9-1947, nhằm giải thích rõ đường lối kháng chiến của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    -Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến chống Pháp là : Toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực cách sinh và tranh sự sự ủng hộ quốc tế 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Tiến Mạnh
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:06

-Tại Hà Nội :

Khoảng 20 giờ ngày 19 – 12- 1946, công nhân nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) phá máy, cuộc chiến đấu bắt đầu. Nhân dân đã khiêng bàn ghế, giường tủ, kiện hàng, hạ cây cối... làm thành những chướng ngại vật hoặc chiến luỹ chiến đấu.

Trung đoàn thủ đô được thành lập tiến đánh những trật quyết liệt ở nội ở Bắc Bộ phủ, Nhà Bưu điên, chợ Đồng Xuân …Quân dân Hà Nội đã chiến đấu gần 200 trận, diệt và làm bị thương hàng ngàn tên địch, phá huỷ hàng cục xe cơ giới…

Sau hai tháng chiến đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đề ra, ngày 17- 2-  1947, Trung đoàn Thủ đô rút quân ra hậu phương an toàn.

 - Ở các đô thị khác như  Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng... quân ta đã tiêu diệt nhiều tên định.

 

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:06

            Đại hội họp từ ngày 11 đến 19-2-1951 tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang, tham dự có 158 đại biểu chính thức, 53 đại biểu dự khuyết, thay mặt cho hơn 76 vạn đảng viên.

- Nội dung Đại hội :

            Đại hội thông qua hai bản báo cáo quan trọng :

               Thông qua Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày đã tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các chặng đường lịch sử đấu tranh đã qua.

            Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày báo cáo "Bàn về cách mạng Việt Nam" nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng Việt Nam trong giaiđoạn tới.

             Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Việt Nam, Lào, Campuchia một Đảng Mác -  Lênin riêng. Ở Việt Nam, Đại hội quyết định thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai.

             Đại hội thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới, quyết định xuất bản báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng.

             Đại hội bầu ra Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu giữ chức Chủ tịch Đảng, Trường Chinh được bầu lại làm Tổng Bí thư của Đảng.

- Ý nghĩa Đại hội :

Đại hội lần thứ II là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng ta, là "Đại hội kháng chiến thắng lợi".

   

Bình luận (0)
Vũ Bá Minh
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:07

  - Về chính trị :

1951, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thống nhất Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (Mặt trận Liên Việt).

Ngày 11-3-1951, Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào được thành lập, đã tăng cường hơn nữa tình đoàn kết giữa nhân dân ba nước Đ D

Phong trào thi đua yêu nước lan rộng trong các ngành, các giới. Năm 1952, Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất đã bầu chọn 7 anh hùng và hàng chục chiến sĩ thi đua toàn quốc.

  - Về kinh tế :

Năm 1953, vùng tự do và vùng căn cứ du kích từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc và hơn 65vạn  tấn hoa màu.

Sản xuất thủ công nghiệp và công nghiệp cơ bản đáp ứng nhu cầu về công cụ sản xuất, những mặt hàng thiết yếu của đời sống. Năm 1953, ta sản xuất được 3500 tấn vũ khí đạn dược, cung cấp tạm đủ cho bộ đội về thuốc men, quân trang quân dụng.

 Chính phủ đã đề ra các chính sách nhằm chấn chỉnh chế độ thuế khoá, xây dựng nền tài chính ngân hàng, thương nghiệp.

 -Về bồi dưỡng sức dân, năm 1953, Đảng và Chính phủ đã quyết định phát động quần chúng triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, ta thực hiện 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất ở 53 xã thuộc vùng tự do.

-Về văn hoá, giáo dục, y tế :

Về giáo dục, ta tiếp tục cuộc cải cách giáo dục (từ năm 1950) thực hiện theo ba phương châm : phục vụ kháng chiến, phục vụ dân sinh, phục vụ sản xuất, gắn nhà trường với đời sống xã hội.

-Về văn hoá, văn nghệ sĩ hăng hái đi sâu vào đời sống chiến đấu và sản xuất, thực hiện lời dạy của Bác Hồ : "Kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến".

-Về y tế, Công tác chăm lo sức khoẻ cho nhân dân được coi trọng. Bệnh viện, bệnh xá, phòng y tế, trạm cứu thương được xây dựng nhiều nơi.

Bình luận (0)
Phạm Thu Hà
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:10

- Âm mưu, hành động của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari :

Với Hiệp định Pari, Mĩ buộc phải rút quân về nước ( ngày 29-3-1973), nhưng vẫn giữ lại 2 vạn cố vấn quân sự, lập Bộ chỉ huy quân sự, tiếp tục viện trợ quân sự, kinh tế cho chính quyền Sài Gòn.

Chính quyền Sài Gòn ngang nhiên phá hoại Hiệp định Pari. Chúng tiến hành chiến dịch "tràn ngập lãnh thổ", liên tiếp mở những cuộc hành quân "bình định lấn chiếm" vùng giải phóng. Đây thực chất là hành động tiếp tục chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" của Níchxơn.

- Cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam :

- Những tháng đầu sau Hiệp định Pari: địch "bình định - lấn chiếm", "tràn ngập lãnh thổ" => trên một số địa bàn quan trọng, ta bị mất đất, mất dân.

Tháng 7-1974, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 21, nêu rõ nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiếp tục con đường cách mạng bạo lực.

       Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 của Đảng, từ cuối 1973, quân dân ta ở miền Nam vừa kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ vùng giải phóng, vừa chủ động mở những cuộc tiến công địch, mở rộng vùng giải phóng.

       Quân ta đã giành thắng lợi trong chiến dịch Đường 14 - Phước Long (từ ngày 12-12-1974 đến 6-1-1975), loại khỏi vòng chiến đấu 3 000 địch, giải phóng Đường 14, thị xã và toàn tỉnh Phước Long.

       Sau chiến thắng này của ta, chính quyền Sài Gòn phản ứng mạnh và đưa quân chiếm lại, nhưng đã thất bại. Còn Mĩ chỉ phản ứng yếu ớt, chủ yếu dùng áp lực đe doạ từ xa.

Thực tế thắng lợi của ta ở Phước Long, cho thấy rõ về sự lớn mạnh và khả năng thắng lợi của quân ta, sự suy yếu và bất lực của quân đội Sài Gòn ; về khả năng can thiệp trở lại bằng quân sự rất hạn chế của Mĩ.

Tại các vùng giải phóng, nhân dân ta ra sức khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, tăng nguồn dự trữ chiến lược cho cuộc chiến đấu hoàn thành giải phóng miền Nam.

        

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:11

- Chiến dịch Tây Nguyên (từ 4-3 đến 24-3) :

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố  nắm giữ, nhưng địch ở đây nhận định sai hướng tiến công của quân ta và có nhiều sơ hở.

Ngày 10-3-1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột trận then chốt mở màn chiến dịch và giành thắng lợi (trước đó ngày 4-3 quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum).

Ngày 12-3, địch phản công chiếm lại Buôn Ma Thuột, nhưng không thành.

Ngày 14-3-1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút toàn bộ quân khỏi Tây Nguyên. Trên đường rút chạy, địch bị quân ta truy kích tiêu diệt. Ngày 24-3-1975, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.

- Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21-3 đến 29-3) :

Nhận thấy thời cơ thuận lợi, khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.

Ngày 21-3-1975, quân ta đánh thắng vào căn cứ địch ở Huế. Đúng 10 giờ 30 phút ngày 25-3 quân ta tiến vào cố đô Huế, đến ngày 26-3, ta giải phóng thành phố và toàn tỉnh Thừa Thiên.

Đà Nẵng, căn cứ quân sự liên hợp lớn nhất của Mĩ và quân đội Sài Gòn rơi vào thế cô lập. Sáng ngày 29-3-1975, quân ta từ 3 phía bắc, tây, nam tiến thẳng vào thành phố, 3 giờ chiều ta giải phóng toàn bộ Đà Nẵng.

Từ cuối tháng 3 đến tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang địa phương và quân chủ lực, đã nổi dậy dánh địch, giành quyền làm chủ.

- Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26-4 đến 30-4) :

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến”  quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5-1975); chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh.

17 giờ ngày 26-4-1975, quân ta nổ súng mở đầu chiến dịch. Năm cánh quân vượt qua tuyến phóng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.

10 giờ 45 phút ngày 30-4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập, bắt toàn bộ Nội các Sài Gòn. Dương Văn Minh vừa lên giữ chức Tổng thống Sài Gòn ngày 28-4 đã phải đầu hàng không điều kiện. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên Dinh Độc Lập, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh.

Sau khi giải phóng Sài Gòn, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại thừa thắng, nhất tề đứng lên tiến công và nổi dậy, theo phương thức "xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh". Ngày 2-5, Châu Đốc, tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.

 

Bình luận (0)
Thu Hiền
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:15

-Ở miền Bắc

          Thuận lợi: trải qua hơn 20 năm (1954 -1975) tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, miền Bắc đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện, đã xây dựng được những cơ sở vật chất -kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.

          Khó khăn: cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của Mĩ đã tàn phá nặng nề, gây hậu quả lâu dài đối với miền Bắc.

-Ở miền Nam

          Thuận lợi: miền Nam đã hoàn toàn giải phóng, chế độ thực dân mới của Mĩ cùng bộ máy chính quyền Sài Gòn ở trung ương và địa phương bị sụp đổ.

          Miền Nam có nền kinh tế trong chừng mực nhất định phát triển theo hướng tư bản.

Khó khăn :

          Cơ sở của chính quyền cũ ở địa phương cùng bao di hại xã hội vẫn tồn tại.

           Cuộc chiến tranh của Mĩ đã gây ra hậu quả nặng nề. Nhiều làng mạc, đồng ruộng bị tàn phá, ruộng đất bị bỏ hoang... Đội ngũ thất nghiệp có tới hàng triệu người…

          Miền Nam về cơ bản vẫn mang tính chất của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất nhỏ và phân tán, phát triển mất cân đối, lệ thuộc nặng nề vào viện trợ từ bên ngoài. Hoạt động văn hoá, giáo dục, y tế... được tiến hành khẩn trương.

Bình luận (0)
Trần Anh Tài
Xem chi tiết
Đỗ Phương Nam
29 tháng 2 2016 lúc 15:15

Sau Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc Việt Nam về mặt lãnh thổ đã được thống nhất, song ở mỗi miền vẫn tồn tại hình thức tổ chức nhà nước khác nhau.

      Thực tế đó trái với nguyện vọng, tình cảm thiêng liêng của nhân dân hai miền Bắc - Nam mong muốn có một chính phủ thống nhất.

Đáp lại nguyện vọng của nhân dân cả nước, Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9 -1975) đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

          Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11-1975) ở Sài Gòn đã nhất trí thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

           Ngày 25 - 4 - 1976, cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.

          Từ ngày 24 - 6 đến ngày 3 – 7- 1976, Quốc hội nước Việt Nam thống nhất Quốc hội khoá VI, họp kì đầu tiên tại Hà Nội.

Quốc hội thông qua chính sách đối nội và đối ngoại của nước Việt Nam thống nhất, quyết định cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ ngày 2-7-1976), Quốc huy mang dòng chữ "Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam", Quốc kì là cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài "Tiến quân ca".

Quyết định Thủ đô là Hà Nội, thành phố Sài Gòn -Gia Định đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

Bầu các cơ quan, chức vụ lãnh đạo cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Bầu Uỷ ban dự thảo Hiến pháp (và Hiến pháp của nước CHXHCN chính thức được Quốc hội thông qua ngày 18-12-1980).

Ở địa phương, tổ chức thành ba cấp chính quyền : cấp tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, cấp huyện và tương đương, cấp xã và tương đương.

- Ý nghĩa :

          Đất nước đã thống nhất về mặt Nhà nước, tạo nên sức mạnh toàn diện để xây dụng chủ nghĩa xã hội.

          Tạo nên những khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng  quan hệ đối ngoại.    

 

Bình luận (0)