Tổng hợp kiến thức chuyên đề: Các nước Đông Bắc Á, Mỹ La Tinh và Châu Phi

Phạm Hà Duy
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
29 tháng 2 2016 lúc 14:29

* Ý nghĩa lịch sử :   

-  Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

-  Từ trong phong trào khối liên minh công nông hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công  nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản

* Bài học kinh nghiệm:

 - Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, về giành và giữ chình quyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

-   Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Võ Bình Minh
29 tháng 2 2016 lúc 14:30

Nội dung so sánh

Bản Cương lĩnh Chính trị đầu tiên

 

Bản Luận cương tháng 10-1930

Tính chất

Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản .

Trước tiên làm cách mạng tư sản dân quyền, sau khi hoàn thành tiến thẳng lên XHCN, bỏ qua giai đoạn TBCN .

 

Nhiệm vụ

Đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản phản cách mạng .

 Đánh đổ đế quốc - phong kiến.là hai nhiệm vụ có quan hệ khắng khít

 

 

Mục tiêu

- Làm cho Việt Nam độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông .

- Tịch thu sản nghiệp của đế quốc và tư sản phản cách mạng chia cho dân nghèo

- Làm cho Đông Dương độc lập, thành lập chính phủ và quân đội công nông, tiến hành cách mạng ruộng đất triệt để

Lực lượng

Công nông, tiểu tư sản, trí thức ; lợi dụng hoặc trung lập phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản.

Giai cấp công nhân và nông dân

Lãnh đạo

Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Đông Dương

Quan hệ quốc tế

Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.

Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới

 

 

 

 

So sánh

Ưu điểm

- Là cương lĩnh cách mạng GPDT đầu tiên của Đảng với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do, thể hiện sự sáng tạo, kết hợp đúng đắn vấn đề độc lập dân tộc với CNXH

* Ý nghĩa :

- Là đường lối chính trị đúng đắn, sáng tạo đầu tiên của Đảng ta.

- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về về đường lối và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam, soi đường chỉ lối cho cách mạng Việt Nam đi tới thành công.

Hạn chế

- Chưa thấy được mâu thuẫn chủ yếu của một xã hội thuộc địa nên không đưa vấn đề GPDT lên hàng đầu

- Đánh giá không đúng khả năng tham gia cách mạng của giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc và trung tiểu đại chủ.

- Những nhược điểm này dần dần được Đảng ta khắc phục qua quá trình đấu tranh thực tiễn của cách mạng .  

Bình luận (0)
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:33

- Hoàn cảnh lịch sử phong trào dân chủ 1936-1939

       +  Tình hình thế giới :

 Những năm 1930, thế lực phát xít cầm quyền ở Đức, Italia, Nhật Bản chạy đua vũ trang, hoa binh the gioi bi de doa.

Tháng 7-1935, Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII hop xác định nhiệm vụ cua cach mang the gioi la chống chủ nghĩa phát xít, và nguy cơ chiến tranh, bảo vệ hòa bình, thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.

Tháng 6-1936, Mặt trận nhân dân lên cầm quyền ở Pháp, thi hành cải cách tiến bộ ở thuộc địa.

        +  Tình hình trong nước :

 Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình Đông Dương, cử Toàn quyền mới, nới rộng quyền tự do dan chu…=> Tao thuan loi cho cuoc dau tranh doi tu do ,dan chu cua nhan dan ta.

 Nhiều đảng phái chính trị ra doi , hoạt động, tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng, nhưng Đảng Cộng sản Đông Dương là mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.

       +  Về kinh tế

Trong nhung nam 1936-1939 Kinh tế Việt Nam co sụ phục hồi và phát triển nhưng chi tap chung vao mot so nganh dap ung nhu cau cua TDP va nhu cau phuc vu chien tranh.

Về  xã hội, đời sống đa số nhân dân khong duoc cai thien, canh doi kho no nan van dien ra o ca thanh thi va nong thon.:

=> Hầu hết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội deu hăng hái tham gia đấu tranh đòi cải thiện đời sống, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình.

        -  Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7-1936 (chủ trương của Đảng )

        Tháng 7-1936, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, do Lê Hồng Phong chủ trì, họp ở Thượng Hải (Trung Quốc)

       -    Xác định:

- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt cua cach mang  là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

- Kẻ thù trước mắt la thực dân phản động Pháp và tay sai.

- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp.

- Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương. Sau đó, Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 3-1938, mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương đổi thành mặt trận Dân chủ Đông Dương.

 

Bình luận (0)
Vũ Nguyễn Gia Hiển
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:33

- Diễn biến phong trào dân chủ 1936 – 1939 

+  Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ

 Phong trào Đông Dương Đại hội

    Năm 1936, Đảng phát động nhân dân thảo ra bản dân nguyện gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp tiến tới triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936).

Các ủy ban hành động thành lập, phát truyền đơn, ra báo chí, tổ chức mít tinh, hội họp, thảo luận những yêu cầu về dân chủ, dân sinh.... Tháng 9/1936 Pháp giải tán ủy ban hành động. tịch thu các báo...

 Qua phong trào, đông đảo quần chúng đã thức tỉnh, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.

 Phong trào đón Gô-đa và Brêviê : năm1937, lợi dụng sự kiện đón Gôđa và Brêviê, Đảng tổ chức quần chúng mít tinh “đón rước”, biểu dương lực lượng ; tranh thủ đưa yêu sách về dân sinh, dân chủ.

 - Nhận xét phong trào :

 Phong trào đấu tranh diễn ra trên quy mô lớn, phạm vi cả nước. nhưng tiêu biểu nhất là những hoạt động ở thành thị, ở những thành phố lớn : Hà Nội, Huế, Sài Gòn.

Mục tiêu : chống bọn phản động thuộc điạ và tay sai đòi tự do dân chủ, cơm áo hoà bình.

 Lực lượng tham gia đông đảo bao gồm công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, tiểu tư sản trí thức.

 Hình thức đấu tranh công khai hợp pháp, nhiều hình thức đấu tranh lần đầu tiên được Đảng ta áp dụng.

 

Bình luận (0)
Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:35

* Ý nghĩa :

-  Cuộc vận động dân chủ 1936-1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương.

- Phong trào dân chủ 1936-1939 đã buộc chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ;

 - Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng;                    Đảng ta ngày càng trưởng thành và tích luỹ được nhiều kinh nghiệm đấu tranh.

 - Phong trào đã động viên, giáo dục, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh, đồng thời đập tan những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc với những hành động phá hoại của bọn tơrốtkít và các thế lực phản động khác.

* Bài học kinh nghiệm :

-  Phong trào dân chủ 1936-1939 để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí báu :

 - Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.

-  Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

 - Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc

- Phong trào dân chủ 1936-1939, được coi như một cuộc tập dượt thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

 

 

Bình luận (0)
Sách Giáo Khoa
28 tháng 3 2020 lúc 20:48

Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 - 1939:

- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.

- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

- Cán bộ đựợc rèn luyện và trưởng thành.

- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 - 1939:

- Xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.

- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng và với các đảng phái phản động.

- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc…

- Là một cuộc diễn tập thứ hai, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Trần Tuyết Như
28 tháng 3 2020 lúc 21:58

* Ý nghĩa lịch sử :

- Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng Đông Dương.

- Từ trong phong trào khối liên minh công nông hình thành, công nhân và nông dân đã đoàn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng.

- Phong trào cách mạng 1930-1931 được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Quốc tế Cộng sản công nhận Đảng Cộng sản Đông Dương là phân bộ độc lập trực thuộc Quốc tế Cộng sản

* Bài học kinh nghiệm:

- Để lại bài học quý về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông, về giành và giữ chình quyền, tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

- Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:36

Nội dung so sánh

Thời kì 1930 – 1931

Thời kì 1936 - 1939

Kẻ thù

Đế quốc và phong kiến

Thực dân Pháp phản động và tay sai

Mục tiêu-nhiệm vụ

Độc lập dân tộc và người cày có ruộng.

Tự do dân chủ, cơm áo, hoà bình

Tập hợp lực lượng

Liên minh công nông

 

Mặt trận Dân chủ Đông Dương, tập hợp mọi lực lượng dân chủ, yêu nước và tiến bộ.

Hình thức đấu tranh

Bạo lực cách mạng, vũ trang, bí mật, bất hợp pháp: bãi công, biểu tình, đấu tranh vũ trang, lập Xô Viết Nghệ Tĩnh.

Đấu tranh chính trị hoà bình, công khai, hợp pháp: phong trào Đông Dương đại hội, đấu tranh nghị trường, báo chí, bãi công, bãi thị, bãi khoá….

Lực lượng tham gia

Chủ yếu là công nông

Đông đảo các tầng lớp nhân dân, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, chính trị.

Địa bàn

Nông thôn và các trung tâm công nghiệp

Chủ yếu ở thành thị

Bình luận (0)
Vũ Thị Nhung
19 tháng 2 2019 lúc 23:03
https://i.imgur.com/7jXHJxb.jpg
Bình luận (0)
Nguyễn Văn Hưng
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:37

- Nội dung hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 11-1939:

          Tháng 11-1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì.

Hội nghị xác định :

Nhiệm vụ, mục tiêu  trước mắt là đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương độc lập.

 Chủ trương tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ phản bội; chống tô cao, lãi nặng ; thay khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.

 Phương pháp đấu tranh, chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đấu tranh trực tiếp đánh đổ chính quyền đế quốc và tay sai ; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật, bất hợp pháp.

Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương

   Ý nghĩa : đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, đưa nhân dân ta bước vào thời kỳ chuẩn bị trực tiếp vận động cứu nước.

- Nội dung hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941) :

Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Cao Bằng) từ  ngày 10 đến 19-5-1941.

Hội nghị khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.

 Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng công, tiên tới người cày có ruộng ... Sau khi đánh đuổi Pháp - Nhật sẽ thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh(19-5-1941) thay cho Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương, thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc và giúp đỡ Lào, Campuchia thành lập mặt trận.

 Xác định hình thức đấu tranh : đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa; chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

Hội nghị 8 đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939, nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

Bình luận (0)
Nhi Tran
1 tháng 12 2017 lúc 18:52

So sánh và phân tích hội nghị ban chấp hành trung ương lần thứ 6 tháng 11 năm 1939 và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 8 tháng 5 năm 1941? Bạn có biết không Chỉ mình với

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Thùy Vân
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:38

- Xây dựng lực lượng cho cuộc khởi nghĩa vũ trang

+ Xây dựng lực lượng chính trị :

Nhiệm vụ cấp bách là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm xây dựng các Hội Cứu quốc. Năm 1942, khắp các châu của Cao Bằng đều có Hội Cứu quốc. Ủy ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng và Ủy ban Việt Minh liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng được thành lập.

 Ở Bắc Kì và miền Trung, các "Hội phản đế" chuyển sang các "Hội cứu quốc", nhiều "Hội cứu quốc" mới được thành lập.

 Năm 1943, Đảng đưa ra bản "Đề cương văn hóa Việt Nam". Năm 1944, Đảng dân chủ Việt Nam và Hội văn hóa cứu quốc Việt Nam được thành lập và đứng trong Mặt trận Việt Minh.

Đảng cũng tăng cường vận động binh lính Việt và ngoại kiều Đông Dương chống phát xít.

+ Xây dựng lực lượng vũ trang :

 Sau khởi nghĩa Bắc Sơn, đội du kích Bắc Sơn thành lập, hoạt động tại căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai.

 Năm 1941, các đội du kích Bắc Sơn thống nhất thành Trung đội Cứu quốc quân số I (2-1941), phát động chiến tranh du kích trong 8 tháng (7-1941 đến 2-1942). Tháng 9-1941, Trung đội Cứu quốc quân II ra đời.

 Cuối 1941, Nguyễn Ái Quốc quyết định thành lập đội tự vệ vũ trang, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị - quân sự…

+ Xây dựng căn cứ địa cách mạng :

 Hội nghị Trung ương tháng 11-1940 chủ trương xây dựng căn cứ Bắc Sơn - Võ Nhai

 Năm 1941, sau khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa.

- Gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

 Tháng 2-1943, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại Võng La (Đông Anh –Phúc Yên) vạch ra kế hoạch chuẩn bị toàn diện cho khởi nghĩa vũ trang. Khắp nông thôn, thành thị miền Bắc, các đoàn thể Việt Minh, các Hội Cứu quốc được thành lập.

 Ở Bắc Sơn - Võ Nhai, Trung đội cứu quốc quân III ra đời (2-1944).

 Ở Cao Bằng, các đội tự vệ vũ trang, đội du kích thành lập. Năm 1943, 19 ban “xung phong Nam tiến” được lập ra để  liên lạc với căn cứ địa Bắc Sơn – Võ Nhai và phát triển lực lượng xuống miền xuôi

Tháng 5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị “sửa soạn khởi nghĩa”

Ngay 22-12-1944, theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân thành lập. Hai ngày sau, đã giành hai thắng lợi ở trận Phay Khắt và Nà Ngần.

Bình luận (0)
Nguyễn Việt Khang
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:38

- Hoàn cảnh lịch sử

 +Thế giới :

Ở châu Âu, đầu 1945 Liên Xô đánh bại phát xít Đức, một loạt các nước châu Âu được giải phóng.

Ở mặt trận châu Á Thái Bình Dương, quân Đồng minh giáng cho phát xít Nhật những đòn nặng nề. Chủ nghĩa phát xit đứng trước nguy cơ thất bại, mâu thuẫn Nhật – Pháp trở nên gay gắt.

 +Trong nước :

=> Tối ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính lật đổ  Pháp độc chiếm đông Dương , tãng cường vơ vét và đàn áp phong trào CM nước ta.

 =>  Ngay 9-3-1945 thường vụ TƯ Đảng đã họp và ngày 12-3-1945 ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành đông của chúng ta”, nhận định :

 Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương là phát xít Nhật.

Khẩu hiệu ”Đánh đuổi Pháp –Nhật” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật”

 Hình thức đấu tranh từ bất hợp tác bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

 Hội nghị quyết định “Phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước mạnh mẽ làm tiền đề cho cuộc tổng khởi nghĩa”.

- Diễn biến khởi nghĩa từng phần :

 Ở căn cứ Cao - Bắc - Lạng, Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Cứu quốc quân phối hợp với lực lượng chính trị quần chúng giải phóng hàng loạt xã, châu, huyện, chính quyền nhân dân được thành lập.

 Ở Bắc Kì và Bắc Trung Kì, trước nạn đói trầm trọng, Đảng chủ trương “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói”, đáp ứng nguyện vọng cấp bách của nông dân, tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ chưa từng có.

 Việt Minh lãnh đạo quần chúng nổi dậy giành chính quyền ở Hiệp Hòa, Tiên Du, Bần Yên Nhân...

 Ở Quảng Ngãi, tù chính trị ở nhà lao Ba Tơ nổi dậy, lập chính quyền cách mạng.

Ở Nam Kỳ, Việt Minh hoạt động mạnh ở Mỹ Tho, Hậu Giang.

Ngày 20-4-1945 hội nghị quân sự Bắc  kì quyết định thông nhất các lực lượng vũ trang.=> 5-1945 đội VN tuyên truyền GP quân đã thống nhất với cứu quốc quân thành VNGP quân..

Tháng 6-1945 khu giải phóng Việt Bác thành lập.

       - Tác dụng của cao trào kháng Nhật cứu nước :

 Qua cao trào, lực lượng chính trị và vũ trang cả nước phát triển mạnh, tạo thời cơ cho Tổng khởi nghĩa mau chín muồi.

 Cao trào kháng Nhật cứu nước là cuộc tập dượt lớn, có tác dụng chuẩn bị trực tiếp cho Tổng khởi nghĩa thắng lợi.

         Là bước phát triển nhảy vọt, làm tiền đề để nhân dân ta có đủ năng lực chớp lấy thời cơ đưa Tổng khởi nghĩa Tháng Tám đến thắng lợi nhanh gọn và ít đổ máu .

-Hi quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

 

Bình luận (0)
Nguyễn Khánh
Xem chi tiết
Đỗ Xuân Long
29 tháng 2 2016 lúc 14:39

Từ ngày 14-8-1945 đã diễn ra  khởi nghĩa ở nhiều xã, huyện ở các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng, Thanh Hoá, Nghệ An, Khánh Hoà...

 Chiều 16-8-1945, đơn vị giải phóng quân do Võ Nguyên Giáp chỉ huy, từ Tân Trào về giải phóng thị xã Thái Nguyên, mở đầu cuộc Tổng khởi nghĩa.

Ngµy 18-8-1945, Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền sớm nhất trong cả nước.

- Ở  Hà Nội:Ngày 19-8, hàng chục vạn nhân dân xuống đường biểu dương lực lượng, chiếm Phủ Khâm sai Bắc Bộ, Sở Cảnh sát Trung ương, Sở Bưu điện...Tối 19-8-1945, khởi nghĩa thắng lợi.

- Giành chính quyền ở Huế : vào ngày 23 - 8. Hàng chục vạn nhân dân biểu tình thị uy chiếm các công sở, giành chính quyền về tay nhân dân.

- Giành chính quyền ở Sài Gòn : Sáng 25-8-1945 giành chính quyền.

- Đồng Nai Thượng và Hà Tiên giành chính quyền muộn nhất vào ngày 28-8-1945.

Tổng khởi nghĩa đã giành được thắng lợi trên cả nước trong vòng nửa tháng từ ngày 14 đến ngày 28-8-1945(15 ngày), tốn ít xương máu..

Bình luận (0)