Ôn tập lịch sử lớp 11

Hải
Xem chi tiết
Nguyễn Thế Bảo
16 tháng 5 2016 lúc 18:29

Sự tàn phá nghiêm trọng của Chiến tranh thế giới thứ hai, còn xu hướng giải quyết mọi xung đột ngày nay là đàm phán để kết thúc chiến tranh bằng giải pháp hoà bình.

Chúc bạn học tốt!hihi

Bình luận (0)
Ngô Huyền My
Xem chi tiết
Nguyễn Mai Hà
22 tháng 4 2016 lúc 11:34

* Sự ra đời của thương đoàn:

Thế kỉ XIV, hội chợ không còn phát triển, một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng với sự phát triển thủ công nghiệp lúc đó, đó là sự xuất hiện các thương đoàn.

* Hoạt động của thương đoàn:

- Thương nhân thành lập thương đoàn nhằm mục đích giúp đỡ nhau trong quá trình buôn bán đường xa, tránh bị cướp bóc dọc đường.

- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân buôn bán độc lập bằng số vốn của mình, thương đoàn không tập hợp tư sản (tiền) của thương nhân và không phải là hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.

* Vai trò của thương đoàn:

- Thế kỉ XIV, việc buôn bán ở các nước Bắc Âu rất phát triển, các thành thị được tập hợp vào trong thương đoàn.

- Tổ chức này được hưởng đặc quyền buôn bán ở các nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi của thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.

- Nửa sau thế kỉ XIV, thương đoàn có ý nghĩa chính trị to lớn đến mức dám tuyên chiến với vua Đan Mạch.

- Hoạt động của thương đoàn thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển, thúc đẩy sự giao lưu kinh tế giữa các thành thị, tầng lớp thị dân ngày càng giàu có.

Bình luận (0)
Quách Trọng
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
22 tháng 12 2016 lúc 20:47


Hoàn cảnh:
CM Tân Hợi: Trung Quốc bị biến thành thuộc địa nửa phong kiến, giai cấp TS Trung Quốc lớn mạnh.
CMXHCN Tháng 10: Nga hoàng bị lật đổ, cục diện 2 chính quyền song song tồn tại ở Nga sau CM tháng 2đòi hỏi phải có một cuộc CM để lật đổ chính phủ lâm thời tư sản (CPLTTS).
Mục tiêu:
CM Tân Hợi: Lật đổ chế độ chế độ PK Mãn Thanh, đưa TQ tiến lên chế độ tư bản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
CMXHCN Tháng Mười: Lật đổ CPLTTS, đưa nước Nga tiến lên CNXH.
Lãnh đạo:
CM Tân Hợi: giai cấp tư sản đứng đầu là Tôn Trung Sơn.
CMXHCN Tháng Mười: Giai cấp vô sản thông qua chính đảng là Đảng bôn và Lê-nin.
Tính chất:
CM tân Hợi: CMDCTS.
CM tháng Mười: CMXHCN.
Kết quả:
CM Tân Hợi: Lật đổ chế độ PK Mãn Thanh, lập ra nước Trung Hoa dân quốc, mở đường cho CNTB phát triển.
CM Tháng Mười: Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản, lập ra nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới.

Bình luận (0)
Nguyễn Hiếu
Xem chi tiết
hoàng văn dũng
25 tháng 1 2017 lúc 14:24

Cách mạng Tháng Mười có ảnh hưởng vô cùng lớn lao tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, trong đó có thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Gần một thế kỷ đã trôi qua, thế giới đã có những biến đổi sâu sắc và đầy kịch tính, đã từng chứng kiến những thành tựu vĩ đại của quê hương Cách mạng Tháng Mười và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới, cũng như chứng kiến bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ trong thập niên 90 của thế kỷ trước.

Nhưng lịch sử càng lùi xa, những giá trị thời đại mà Cách mạng Tháng Mười khai mở đến nay vẫn tồn tại và giữ nguyên giá trị.

Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận và thực tiễn, trong thời kỳ trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Đi theo con đường của Lênin vĩ đại - con đường của Cách mạng Tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đánh giá ảnh hưởng và tác động sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: "Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng Mười".

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng sự lựa chọn và dẫn dắt nhân dân đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, đó là sự lựa chọn của lịch sử, phù hợp với bước tiến hóa của lịch sử dân tộc và xu thế của thời đại

chúc bạn học giốt

Bình luận (0)
Vũ Đức Toàn
22 tháng 12 2016 lúc 12:42

vì nó tạo ra một chế độ xã hội mới : CNXH

Bình luận (0)
Trần Tuyết Như
3 tháng 4 2020 lúc 23:07

Cách mạng Tháng Mười có ảnh hưởng vô cùng lớn lao tới phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa, trong đó có thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Gần một thế kỷ đã trôi qua, thế giới đã có những biến đổi sâu sắc và đầy kịch tính, đã từng chứng kiến những thành tựu vĩ đại của quê hương Cách mạng Tháng Mười và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa thế giới, cũng như chứng kiến bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ trong thập niên 90 của thế kỷ trước.

Nhưng lịch sử càng lùi xa, những giá trị thời đại mà Cách mạng Tháng Mười khai mở đến nay vẫn tồn tại và giữ nguyên giá trị.

Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận và thực tiễn, trong thời kỳ trước và sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng Tám và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Đi theo con đường của Lênin vĩ đại - con đường của Cách mạng Tháng Mười, nhân dân Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, vẻ vang trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Đánh giá ảnh hưởng và tác động sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười tới thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nhấn mạnh: "Càng nhớ lại những ngày tủi nhục mất nước, nhớ lại mỗi bước đường đấu tranh cách mạng đầy hy sinh, gian khổ mà cũng đầy thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nhân dân Việt Nam càng thấm thía công ơn to lớn của Lênin và Cách mạng Tháng Mười".

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh rằng sự lựa chọn và dẫn dắt nhân dân đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn, đó là sự lựa chọn của lịch sử, phù hợp với bước tiến hóa của lịch sử dân tộc và xu thế của thời đại

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
Min Lee Lee
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Trâm
8 tháng 1 2017 lúc 15:50

chẳng những tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về chính trị-xã hội. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng đất, sống trong ngành nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của những người thất nghiệp diễn ra ở khắp các nước.

Khủng hoảng kinh tế đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản

Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Sự hình thành hai khối đế quốc đối lập : Một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bình luận (0)
Lê Minh Sơn
Xem chi tiết
Lê Hùng Cường
22 tháng 4 2016 lúc 9:55

* Diễn biến của Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai ở Nga.

- Ngày 23-2-1917, cách mạng bùng nổ bằng cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê-tơ-rô-grat và lan rộng khắp thành phố.

- Đến ngày 27-2-1917, phong trào nhanh chóng chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang. Chiếm các công sở, bắt giam các tướng tá, bộ trưởng của Nga hoàng.

- Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích lãnh đạo công nhân chuyển từ tổng bãi công chính trị sang khởi nghĩa vũ trang.

- Lực lượng tham gia: là công nhân, binh lính, nông dân

- Kết quả: chế độ quân chủ chuyên chế Nga hoàng bị lật đổ. Xô viết đại biểu công nhân và binh lính được thành lập (tháng 3-1917, toàn nước Nga có 555 Xô Viết). Cùng thời gian, giai cấp tư sản cùng thành lập chính phủ tư sản lâm thời.

* Đặc điểm chủ yếu diễn biến cách mạng:

- Từ bãi công biểu tình của công nhân chuyển sang tổng bãi công chính trị chống chế độ Nga hoàng, rồi chuyển sang khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ Nga hoàng và sau khi chính phủ Nga hoàng bị lật đổ, đã diễn ra cuộc đấu tranh giành chính quyền giữa vô sản và tư sản. Kết quả hình thành cục diện hai chính quyền song song tồn tại.

- Cách mạng diễn ra hết sức nahn chóng: chỉ trong vòng hai ngày 26-2 và 27-2 công nhân và binh lính cách mạng đã giành được thắng lợi ở Thủ đô Pê-tơ-rô-grat, lật đổ chính phủ Nga hoàng đang nắm trong tay lực lượng vũ trang 14 triệu binh lính và mạng lưới cảnh sát, mật vụ khổng lồ.

- Vai trò đi đầu lãnh đạo và quyết định thắng lợi của giai cấp công nhân Nga.

* Giai cấp công nhân Nga chưa nắm được chính quyền trong cách mạng tháng Hai vì:

- Lúc này, Lê nin và các lãnh tụ Đảng Bôn sê vích đang ở nước ngoài.

- Giai cấp vô sản chưa đủ mạnh để nắm chính quyền.

- CHính quyền của gia cấp tư sản đang nắm trong tay bộ máy nhà nước.

- Phái Men-sê-vích và xã hội cách mạng sau khi giành chính quyền đã nhường cho giai cấp tư sản.

Bình luận (0)
Bảo Ngọc
Xem chi tiết
Phương Max
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
17 tháng 12 2016 lúc 23:46

Là cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân thành phố pê-tô-rơ-grát, nay là Xanh-pê-tếch-pua

Bình luận (0)
Nguyen Thanh Thao
19 tháng 12 2016 lúc 19:06

A

Bình luận (0)
Trần Bình Nghiêm
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Thủy
31 tháng 3 2016 lúc 15:48

* Những sự kiện tiêu biểu của chiến tranh thế giới thứ hai ở mặt trận Châu Á - Thái Bình Dương:

- Tháng 9-1940, Nhật tiến vào Đông Dương, quan hệ Mĩ - Nhật căng thẳng.

- Ngày 7-12-1941, Nhật tấn công Trân Châu Cảng (Mĩ), Mĩ tuyên chiến, chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Từ tháng 12-1941, Nhật Bản mở hàng loạt các cuộc tấn công vào các nước Đông Nam Á, bành trướng khu vực Thái Bình Dương; Nhật chiếm Mã lai, Thái Lan, Singapo, Philippin, Miến Điện, Inđônêxia nhiều đảo ở Thái Bình Dương...

- Từ tháng 4-1942, Nhật đánh chiếm hầu hết các đảo Tân Ghi-nê, uy hiếp Ô-xtray-li-a.... Tháng 8-1942, quân Mĩ đánh bại quân Nhật ở Gu-a-đa-ca-nan tạo ra bước ngoặt ở mặt trận này, Mĩ chuyển sang phản công lần lượt đánh chiếm các đảo ở Thái Bình Dương. Từ 1944, liên quân Anh - Ấn, Mĩ - Hoa, tấn công đánh chiếm Miến Điện, Philippin, uy hiếp các thành phố lớn của Nhật bằng không quân.

- ngày 6-8-1945, Mĩ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản) làm 140 nghìn người chết.

- Ngày 8-8-1945 Liên Xô tuyên chiến và tiêu diệt đạo quân Quan Đông  (gồm 70 vạn quân Nhật ở Mãn Châu).

- Ngyaf 9-8-1945. Mĩ ném bom nguyên tử thứ hai xuống thành bố Nagaxaki (Nhật) giết chết 70 nghìn người.

- Ngày 15-8-1945, Nhật bản tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.

* Sự kiện tác động mạnh mẽ đến tình hình chiến tranh

- Ngày 7-12-1941 Nhật Bản tấn công Mĩ tại Trân Châu Cảng (Ha-oai)

- Nhật bản tấn công mĩ tại Trân Châu cảng đã buộc Mĩ phải tham chiến. Việc Mĩ tham chiến cùng với Liên Xô từ tháng 6-1941 đã chính thức làm cho cuộc chiến tranh lan rộng khắp thế giới.

- Chính phủ Mĩ phải thay đổi thái độ, bắt tay với Liên Xô trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít. Ngày 1-1-1942 tại Oa sinh tơn, 26 quốc gia (đứng đầu là Liên Xô, Mĩ, Anh) đã kí tuyên ngôn Liên hợp quốc, tuyên ngôn cam kết cùng nhau tiến hành cuộc chiến chống phát xít với toàn bộ lực lượng của mình, từ đó khối đồng minh chống phát xít thành lập.

- Sự ra đời của khối đồng minh chống phát xít đã thúc đẩy nhanh quá trình sụp đổ của chủ nghĩa phát xít, kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình thế giới.

 

Bình luận (0)
Laelia Đỗ
Xem chi tiết