Ôn tập lịch sử lớp 11

Shinichi - Ran
Xem chi tiết
Shinichi - Ran
Xem chi tiết
chu thị ánh nguyệt
8 tháng 3 2017 lúc 20:04

khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất. vì:
- Có thời gian hoạt động lâu nhất( 10 năm)
- Địa bàn hoạt động rộng lớn( trên 4 tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh và Quảng Bình)
- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng và văn thân cá tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh..
- Thành phần tham gia: nông dân và dân tộc thiểu số...
- Tổ chức chặt chẽ: chuẩn bị lực lượng, khí giới,... kĩ càng, tự chế tạo đc súng. Nghĩa quân chia thành 15 thứ quân phân bố khắp địa bàn hoạt động.
- Khiến Pháp chịu nhiều thiệt hại.
- Tính chất chống thực dân Pháp và phong kiến bù nhìn ác liệt.
- Sự tan rã của nghĩa quân đánh dấu sự kết thúc của phong trào Cần Vương.

Bình luận (0)
Thu Ho
Xem chi tiết
Nguyễn Tâm Như
5 tháng 5 2016 lúc 18:41

+ Cần có 1 tổ chức duy trì hb của thế giới 
+ Nếu có mâu thuẫn hay xung đột thì cần giải quyết trên bàn đàm phán 
+ Hợp tác kinh tế, bắt tay nhau xd 1 thế giới hòa bình, ổn định, phát triển vững mạnh 
+ Thay cho các khoản chi phí về quân sự ta có thể dùng số tiền đó cho người nghèo, khó khăn, khuyết tật, những người cần giúp đỡ 
+ Các nước cần có cách chiến lược ngoại giao hợp lí để tránh xảy ra các mâu thuẫn không đáng có 
+ Có thể mở ra các hoạt động cộng đồng để thắt chặt mối quan hệ giữa các nước 
..........

Bình luận (0)
Dương Việt Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Khánh
23 tháng 2 2016 lúc 14:17

-  Về phía Pháp:

+ Trong trận Cầu Giấy lần thứ nhất Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan binh lính bị giết. Đó là một tổn thất nặng nề của Pháp kể từ khi mở rộng đánh Bắc Kì lần thứ nhất.

+ Lực lượng còn lại của Pháp ở Bắc Kì ít và rất hoang mang, chờ tăng viện.

+ Nước Pháp đang gặp nhiều khó khăn chưa thể tăng viện, tình hình trên làm cho quân Pháp tại Nam Kì hốt hoảng và lúng túng…

-  Về phía ta:

+ Chiến thắng Cầu Giấy làm nức lòng nhân dân cả nước, nhân dân càng hăng hái đánh giặc. Nhiều đội nghĩa binh được thành lập; nhân dân rào làng kháng chiến, diệt ác trừ gian, ủng hộ lương thực, thực phẩm cho nghĩa quân…

+ Các đội quân của Hoàng Tá Viêm, Lưu Vĩnh Phúc, Trương Quang Đản bất chấp lệnh bãi binh của triều  tiếp tục mộ quân, củng cố lực lượng sẵn sàng đánh Pháp.

- Cục diện chiến tranh sau chiến thắng Cầu Giấy (1873) thay đổi có lợi cho ta nhưng nhà Nguyễn đã bỏ lỡ cơ hội, việc ra lệnh bãi binh và giải tán các đội dân binh để tạo thuận lợi cho việc thương lượng với Pháp, nhờ đó Pháp thoát khỏi thế bị tiêu diệt. (Nếu triều đình Huế biết tận dụng thời cơ đẩy mạnh kháng chiến chắc chắn lực lượng còn lại của Pháp ở Bắc Kì sẽ bị tiêu diệt hoặc chí ít cũng có thể sẽ giành lại được vị thế trên bàn thương lượng).

Bình luận (0)
Cu Cảnh
Xem chi tiết
Long Vu Nguyen
Xem chi tiết
Tuylíp Tím
Xem chi tiết
Sen Phùng
11 tháng 1 2017 lúc 10:45

Câu hỏi rất hay, nhưng em có thể hỏi rõ hơn về xu hướng vận động địa - chính trị mà em nói tới nằm trong khoảng thời gian nào không?

Bình luận (0)
Tuylíp Tím
Xem chi tiết
Trần Hiền
Xem chi tiết
Nguyen Thanh Thao
28 tháng 12 2016 lúc 22:14

nước Đức thoát khỏi khủng hoảng kinh tế 1929-1933 bằng con đường phát xít hóa bộ máy nhà nước, tức là vũ trang quân sự nhằm gây chiến tranh xâm lược để đưa khủng hoảng ra bên ngoài. Để có thể xây dựng mô hình nhà nước Phát xít và giải quyết khủng hoảng, đòi hỏi phải có tập trung quyền lực lớn vào trong tay một người. Năm 1934, Tổng thống Hinđenbua chết, Hitle thủ tướng đương nhiệm tuyên bố xóa bỏ hiến pháp Vaima (hiến pháp tiến bộ của nền Cộng hòa tổng thống), tiến hành nhất thể hóa quyền lực vào trong tay một nguyên thủ-Hitle. Cùng với đó, Hitle thực hiện Quốc xã hóa nhà nước, tức quân sự hóa bộ máy chính trị, tích cực chuẩn bị cho chiến tranh xâm lược ra bên ngoài. Hitle thao túng Quốc hội và cho xóa bảo quyện hạn của các bang địa phương, đã đẩy nhanh việc tập trung quyền lực và phít xit hóa nhà nước cao độ. Kết quả, nước Đức đã xác lập được mô hình chính trị độc tài phát xít, lịch sử gọi là Đế chế thứ 3 và trở thành một trong ba lò lửa của Đại chiến thế giới thứ hai.

Bình luận (1)
vũ kim oanh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hiền
31 tháng 3 2016 lúc 15:17

a. Nguyên nhân, tính chất của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Do tác động của quy luật phát triển không đều về kinh tế và chính trị giữa các nước tư bản trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

+ Sự phát triển không đều đó đã làm cho so sánh lực lượng trong thế giwois tư bản thay đổi căn bản, làm cho việc tổ chức và phân chia thế giới theo hệ thống hòa ước Vecsxai-Oa-sinh-tơn sau Chiến tranh thế giới thứ nhất không còn phù hợp nữa.

+ Điều đó nhất định phải đưa đến một cuộc chiến tranh mới giữa các nước đế quốc để phân chia lại thế giới.

- Nguyên nhân trực tiếp

+ Do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) đã làm những mâu thuẫn trên thêm sâu sắc, dẫn đến sự ra đời và lên cầm quyền của chủ nghĩa phát xít ở một số nước, với ý đồ gây chiến tranh phân chia lại thị trường thế giới.

- Thủ phạm gây ra chiến tranh: là phát xít Đức, Italia, Nhật nhưng các cường quốc phương Tây với chính sách dung túng, nhượng bộ đã tạo điều kiện cho phe phát xít gây ra chiến tranh.

- Tính chát của chiến tranh:

+ từ năm 1939-1941 (trước khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa.

+ Từ năm 1941-1945 (sau khi Liên Xô tham chiến): là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình thế giới.

b. Những chuyển biến to lớn trong tình hình thế giới được tạo ra bởi sự kết thúc của Chiến tranh thế giới thứ hai:

- Nhờ thắng lợi của Liên Xô trong chiến tranh, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã ra đời ở Đông Âu và Châu Á.

- Chiến tranh đã làm thay đổi thế và lực lượng trong hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa: phát xít Đức, Italia, Nhật bị tiêu diệt; Anh, Pháp bị suy yếu; chỉ có Mĩ là lớn mạnh trở thành siêu cường đứng đầu hệ thống này.

- Chiến tranh kết thúc đã tạo điều kiện cho phong trào giải phóng dân tộc phát triển, làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của các nước đế quốc Châu Âu, lập nên các quốc gia độc lập mới ở Châu Á và Châu Phi.

c. Những nước ở Đông Nam Á đã tận dụng cơ hội Nhật Bản đầu hàng lực lượng Đồng minh để tuyên bố độc lập:

- Tháng 8-1945, Inđônêxia tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa Inđônêxia. 

- Cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam thành công dẫn đến thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2-9-1945.

- Nhân dân các bộ tộc Lào nổi dậy và tuyên bố độc lập tháng 10-1945.

Bình luận (0)
hoàng văn dũng
25 tháng 1 2017 lúc 14:26

llllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllhllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllllll

Bình luận (0)