Ôn tập lịch sử lớp 10

Hoàng Huệ Cẩm
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:15

Chính sách xâm lược của nhà Tần - Hán : xâm lược các vùng xung quanh, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt Cổ.

Bình luận (0)
Đặng Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Ngô Võ Thùy Nhung
27 tháng 2 2016 lúc 11:48

Đầu công nguyên, miền bắc Ấn Độ được thống nhất - nổi bật vương triều Gúp ta ( 319-467), vương triều này chứng tỏ sức kháng cự không cho người Tây Á xâm lấn từ Tây Bắc, thống nhất Miền Bắc Ấn Độ. Sự phát triển và nét đặc sắc của vương triều Gúpta còn giữ đượ ở thời Hacsa giai đoạn sau ( 606-647)

Bình luận (0)
Bạch Hà An
Xem chi tiết
Ngô Võ Thùy Nhung
27 tháng 2 2016 lúc 11:58

- Đạo Phật tiếp tục được phát triển sau nhiều năm ra đời ở Ấn Độ đến thời Gúpta được truyền bá khắp Ấn Đọ và truyền nhiều nơi. Cùng với đạo Phật phát triển kiến trúc ảnh hưởng của đạo, như chùa Hang mọc ở nhiều nơi và những pho tượng phật điêu khắc bằng đá, trên đá (giới thiệu chùa Hang Atgianta..)

- Đạo Ấn Độ hay đạo Hinđu vốn là đạo cổ xưa của người Ấn Độ cũng ra đời và phát triển, thờ 3 vị  thần chính : Thần Sáng Tạo, Thần Thiện, Thần Ác và nhiều vị thần khác. Cùng với đạo Hinđu phát triển thì các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng. Các ngôi đền được xây dựng bằng đá cao đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của các thần và là nơi tạc nhiều tượng thần bằng đá.

- Chữ viết cổ Brahmi đã nâng lên sáng tạo và hoàn chỉnh hệ chữ sanakrit (chữ Phạn) là chữ viết phổ biến ở Ấn Độ thời bấy giờ và là cơ sở hình thành chữ viết Ấn Độ ngày nay. Chữ viết hoàn chỉnh đã tạo điều kiện rực rỡ với các tác giả và tác phẩm tiêu biểu như Sơkuntala của Kalidasa

 

Bình luận (0)
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
Ngô Võ Thùy Nhung
27 tháng 2 2016 lúc 12:01

Văn hóa thời Gúpta đã phát triển khắp Ấn Độ, nó còn rực rỡ sang cả thời Hacsa. Ngày nay, dân số Ấn Độ đa số theo đạo Ấn Độ, chữ viết ngày nay của Ấn Độ dựa trên chữ sanskrit. Trong quá trình buôn bán với các quốc gia Đông Nam Á, văn hóa Ấn Độ đã ảnh hưởng sang các nước này chủ yếu là tôn giáo đạo Phật, đạo Hindu và chữ sanskrit, đạo Bà la môn và các công trình chùa mang kiến trúc ảnh hưởng của Phật giáo Ấn Độ

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
27 tháng 2 2016 lúc 13:48

Năm 1055, Người Thổ đánh chiếm Bátđa lập nên vương quốc Hồi Giáo ở vùng Lưỡng Hà. Đạo Hồi được truyền bá đến Iran và Trung Á, lập nên vương quốc Hồi Giáo nữa trên vùng giáp Tây bắc Ấn Độ

Người Hồi giáo gốc Trung Á tiến hành chinh chiến vào đất Ấn Độ, lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ gọi tên là Đêli (đóng đô ở Đêli Bắc Ấn Độ), tồn tại hơn 300 năm từ 1206-1526

Bình luận (0)
kkk
14 tháng 3 2016 lúc 20:40

gianroi 

I don`t know

Bình luận (0)
Nguyễn Hồng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
27 tháng 2 2016 lúc 13:54

Đến thế kỷ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán. Nguyên nhân là do chính quyền Trung ương suy yếu. Mặt khác, trải qua 6-7 thế kỷ trên đất nước rộng lớn và ngăn cách nhau, mỗi vùng lãnh thổ lại có những điều kiện và sắc thái riêng của mình, đất nước lại chia thành hai miền, Bắc và Nam. Nổi lên vai trò của Pala ở vùng Đông Bắc và nước Palava ở miền Nam.

Bình luận (0)
Nguyễn Cơ
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
27 tháng 2 2016 lúc 13:57

Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán vào thế kỷ VII, mỗi khu vực lại tiếp tục phát triển sâu rộng nền văn hóa riêng của mình trên cơ sở văn hóa truyền thống Ấn Độ, chữ viết, văn học nghệ thuật Hindu. Nước Palava ở miền Nam có vai trò tích cực trong việc phổ biến văn hóa Ấn Độ

Bình luận (0)
Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
27 tháng 2 2016 lúc 13:58

- Do sự phân tán đã không đem lại sức mạnh thống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ, năm 1206, người Hồi giáo chiếm vào đất Ấn Độ gọi tên là Đêli.

Bình luận (0)
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
27 tháng 2 2016 lúc 14:00

Vương quốc Hồi giáo Đêli đã truyền bá, áp đặt Hồi giáo trong cư dân đã có Phật giáo và mang theo Hindu giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại. Người không theo đạo Hồi ngoài thuế ruộng đất 1/2 thu hoạch còn phải nộp thuế ngoại đạo

Bình luận (0)
Nguyễn Quang Bin
Xem chi tiết
Nguyễn Đức Đạt
27 tháng 2 2016 lúc 14:01

Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song sự phân biệt tôn giáo đã dẫn đến sự bất bình đẳng của nhân dân.

Bình luận (0)