Ôn tập lịch sử lớp 10

Ngô Thị Ánh Vân
Xem chi tiết
Hồ Thị Phong Lan
26 tháng 2 2016 lúc 13:50

Nghệ thuật tạc tượng và xây đền thờ thần đạt đến trình độ cao. Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng. "Thanh thoát...làm say mê lòng người, là kiệt tác của muôn đời"

Bình luận (0)
Mai Thị Xuân Bình
Xem chi tiết
Lê Văn Quốc Huy
26 tháng 2 2016 lúc 14:12

- Ở Trung ương : Hoàng đế có quyền tuyệt đối, bên dưới có thừa tướng, thái úy cùng các quan văn, võ.

- Ở địa phương : Quan thái thú và Huyện lệnh (tuyển dụng quan lại chủ yếu là hình thức tiến cử)

 

 
  

Bình luận (0)
Trương Văn Châu
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:22

- Sau nhà Hán, Trung Quốc lâm vào tình trạng loạn lạc kéo dài, Lý Uyên dẹp được loạn lên ngôi Hoàng đế, lập ra nhà Đường ( 618-907)

- Kinh tế nhà Đường phát triển hơn các triều đại trước đặc biệt là nông nghiệp có chính sách quân điền (lấy ruộng đất công và ruộng đất hoang chia cho nông dân. Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp thuế cho nhà nước theo chế độ tô, dung, điệu. Nộp bằng lúa, ngày công lao dịch và bằng vải). Nông nghiệp  ngoài các chính  sách quân điền, nhà Đường còn áp dụng kỹ thuật canh tác mới, chọn giống... dẫn tới năng suất tăng. Ngoài ra, thủ công nghiệp và thương nghiệp thịnh đạt dưới thời Đường. Có các xưởng thủ công (tác phường) luyện sắt, đóng thuyền. 

 

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Quang
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:43

Bộ máy Nhà nước thời Đường tiếp tục được củng cố từ Trung ương đến địa phương làm cho bộ máy cai trị phong kiến ngày càng hoàn chỉnh. Có thêm chức " Tiết độ sứ". Chọn quan lại bên cạnh việc cử con em quan lại cai quản ở địa phương còn có chế độ thi tuyển chọn người làm quan.

- Nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược láng giềng, mở rộng lãnh thổ. Nhà Đường đã từng đặt ách thống trị lên đất nước ta và đã bị nhân dân ta vùng lên khởi nghĩa trong đó có cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của Mai Thúc Loan (năm 722), chống lại sự đô hộ của nhà Đường

Bình luận (0)
Ngô Võ Kim Cương
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:44

Cuối triều đại nhà Đường, mâu thuẫn xã hội giữa nông dân với địa chủ quan lại ngày càng gay gắt dẫn đến các cuộc khởi nghĩa nông nhân. Nhà Đường sụp đổ vào năm  907 

Bình luận (0)
Lê Thanh Phương
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:50

Các vua triều đại Minh đã thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục, phát triển kinh tế. Đầu thế kỷ XVI, quan hệ sản xuất TBCN đã xuất hiện trong các ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Các thành thị mọc lên nhiều và rất phồn vinh. Bắc Kinh, Nam Kinh không chỉ là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế lớn.

- Sự thịnh trị của nhà Minh còn biểu hiện ở lĩnh vực chính trị. Ngay từ khi lên ngôi, Minh Thái Tổ đã quan tâm đến xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế TW tập quyền (quyền lực ngày càng tập trung vào tay vua, bỏ chức thừa tướng, Thái úy, giúp việc cho vua là 6 bộ, vua tập trung mọi quyền hành trong tay, trực tiếp chỉ huy quân đội)

Bình luận (0)
Phạm Thị Thúy Giang
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:52

Cũng như các triều đại phong kiến trước đó, cuối triều Minh, ruộng đất càng tập trung vào tay giai cấp quý tộc, địa chủ còn nông dân ngày càng cực khổ ruộng ít, sưu cao, thuế nặng cộng với đi lính phục vụ cho các cuộc chiến tranh xâm lược, mở rộng lãnh thổ của các triều vua, vì vậy mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ ngày càng gay gắt và cuộc khởi nghĩa nông dân của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ.

Bình luận (0)
Nguyễn Trung Hiếu
26 tháng 2 2016 lúc 13:55

- Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng tập quyền. Quyền lực ngày càng tập trung trong tay nhà vua.
- Mở rộng bành trướng ra bên ngoài trong đó có sang xâm lược Đại Việt nhưng đã thất bại nặng nề.

Bình luận (0)
Ngô Võ Thùy Nhung
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:56

Người Mãn Thanh khi vào Trung Quốc lập ra nhà Thanh và thi hành chính sách áp bức dân tộc, bắt người Trung Quốc ăn mặc theo phong tục người Mãn. Mua chuộc địa chủ người Hán, giảm thuế cho nông dân nhưng mâu thuấn dân tộc vẫn tăng dẫn đến khởi nghĩa nông dân khắp nơi.

Về đối ngoại, nhà Mãn Thanh thi hành chính sách "bế quan tỏa cảng" trong bối cảnh bị sự nhòm ngó của tư bản phương tây dẫn đến sự sụp đổ của phong kiến. Cách mạng Tân Hợi năm 1911 đã làm cho nhà Thanh sụp đổ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Hà
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 14:59

- Phong trào khởi nghĩa nông dân của Chu Nguyên Chương đã thành lập nhà Minh ( 1638-1644).

- Khởi nghĩa của Lý Tự Thành làm cho nhà Minh sụp đổ, giữa lúc đó bộ tộc Mãn Thanh ở phía Bắc Trung Quốc đã đánh bại Lý Tự Thành lập ra nhà Thanh ( 1644-1911)

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
26 tháng 2 2016 lúc 15:12

- Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực tư tưởng. Người khởi xướng nho học là Khổng Tử. Từ thời Hán, Nho giáo đã trở thành công cụ thống trị về mặt tinh thần với quan niệm về vua - tôi, cha - con, vợ - chồng, nhưng về sau Nho Giáo càng trở nên bảo thủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội.

- Phật giáo cũng thịnh hành nhất là thời Đường. Ở thời Đường, nhà vua đã cử các nhà sư sang Ấn Độ lấy kinh phật như cuộc hành trình đầy gian nan vất vả của nhà sư Đường Huyền Trang

Bình luận (0)