Ôn tập lịch sử lớp 10

Trương Việt Bình
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
25 tháng 2 2016 lúc 12:46

Chữ viết ra đời là do xã hội ngày càng phát triển , các mối quan hệ phong phú , đa dạng. Hơn nữa do nhu cầu ghi chép, cai trị và lưu trữ những kinh nghiệm mà chữ viết ra đời. Chữ viết xuất hiện vào thiên niên kỷ thứ IV TCN mà sớm nhất là ở Ai Cập và Lưỡng Hà. Ban đầu là chữ tượng hình (vẽ hình giống vật để biểu thị), sau này người ta cách điệu hóa chữ tượng hình thành nét và ghép các nét theo quy ước để phản ánh ý nghĩ con người một cách phong phú hơn gọi là chữ tượng ý. Chữ tượng ý được ghép với một âm thanh để phản ánh tiếng nói, tiếng gọi có âm sắc, thanh điệu của con người. Người Ai Cập viết trên giấy papirut (vỏ cây sậy cán mỏng), người Lưỡng Hà viết trên đất sét rồi nung khô, người Trung Quốc viết trên mai rùa, thẻ tre, trúc hoặc trên lụa bạch...

- Chữ viết là phát minh quan trọng nhất của loài người, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu ngày nay hiểu được phần nào cuộc sống của cư dân cổ đại xưa.

Bình luận (0)
Nguyễn Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Đỗ Thùy Dương
25 tháng 2 2016 lúc 12:49

- Do nhu cầu tính lại diện tích ruộng đất sau khi bị ngập nước, tính toán vật liệu và kích thước khi xây dựng các công trình xây dựng, tính toán các khoản nợ nần nên toán học sớm xuất hiện ở Phương Đông.

- Người Ai Cập giỏi về tính hình học. Họ đã biết tính diện tích tam giác, hình thang.., họ còn tính được số Pi bằng 3.16 (tương đối)

- Mặc dù toán học còn sơ lược nhưng đã có tác dụng ngay trong cuộc sống lúc bấy giờ và nó cũng để lại nhiều kinh nghiệm quý chuẩn bị cho bước phát triển cao hơn ở giai đoạn sau

 

Bình luận (0)
Nguyễn Minh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Anh
25 tháng 2 2016 lúc 12:56

Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất phát triển mà không cần đợi đến khi xuất hiện công cụ bằng sắt, trong xã hội đã xuất hiện của cải dư thừa dẫn đến sự phân hóa xã hội kẻ giầu, người nghèo, tầng lớp quý tộc và bình dân. Trên cơ sở đó Nhà nước đã ra đời.

Bình luận (0)
Võ Bình Minh
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:15

Hy Lạp và Rôma nằm ở ven biển Địa Trunh Hảo, nhiều đảo, đất đai canh tác ít và cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn sau :

- Thuận lợi : Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển

- Khó khăn : Đất ít và xấu nên chỉ thích hợp với loại cây lâu năm, do đó lương thục thiếu, luôn phải nhập

Bình luận (0)
Lê Thị Thanh
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:17

Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa không chỉ có tác dụng canh tác cày sâu, cuốc bẫm, mở rộng diện tịc trồng trọt mà còn mở ra một trình độ kí thuật cao hơn và toàn diện (sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ)

Như vậy, cuộc sống ban đầu của cư dân Địa Trung Hải là sớm biết buôn bá, đi biển và trồng trọt

 

Bình luận (0)
Đoàn Minh Trang
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:20

Do địa hình chia cắt, đất đai nhiều vùng nhỏ, không có điều kiện tập trung dân cư ở một nơi. Hơn nữa nghề buôn bán và làm nghề thủ công là chính nên mỗi bộ lạc sống ở từng mỏm bán dảo, khi hình thành xã hội có giai cấp thì đây cũng hình thành Nhà nước (Thị quốc)

Nghề chính của thị quốc là thủ công và thương nghiệp.

Bình luận (0)
Phạm Thị Bích Thạch
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:21

Tổ chức của thị quốc : Về đơn vị hành chính là một nước, trong thành thị là chủ yếu, Thành thị có lâu đài, phố xá, sân vận động, đền thờ, nhà hát và bến cảng....

Bình luận (0)
Trần Thị Quỳnh Vy
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:26

Không chấp nhận có vua, có đại hội công dân, Hội đồng 500  như ở Aten, tiến bộ hơn phương Đông (quyền lực nằm trong tay quý tộc mà cao nhất là vua). Mọi công dân đều được phát biểu và biểu quyết những công việc lớn của quốc gia.

Bản chất của nền dân chủ cổ đại Hy Lạp, Rôma là nền dân chủ chủ nô (phụ nữ và nô lệ không có quyền công dân), vai trò của chủ nô rất lớn trong xã hội vừa có quyền lực chính trị, vừa giàu có dựa vào sự bóc lột thậm tệ với nô lệ.

Bình luận (0)
Võ Thị Thanh Thảo
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:29

- Lịch : Cư dân cổ Địa Trung Hải  đã biết tính được một năm có 365 ngày và 1/4 ngày nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng 2 có 28 ngày. Dù chưa thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.

- Chữ viết : Phát minh ra hệ thông chữ cái A, B, C.... lúc đầu có 20 chữ cái, sau thêm 6 chữ cái nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay

- Ý nghĩa của việc phát minh ra chữ viết : đây là cống hiến lớn lao của cư dân Địa Trung Hải cho nền văn minh nhân loại.

Bình luận (0)
Huỳnh Thị Đông Thi
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
25 tháng 2 2016 lúc 13:34

- Văn học : Có các anh hùng ca nổi tiếng của Hômerơ là Iliat và Ôđixê ; Kịch có nhà viết kịch Xôphốclơ vở Ơđip làmvua, Ê - sin viết ở Ôrexti.

- Giá trị của các vở kịch ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc

- Nghệ thuật tạc tượng thần và xây đền thờ thần đạt đến đỉnh cao.

Bình luận (0)