Ôn tập lịch sử lớp 10

Thắm Nguyễn
Xem chi tiết
༺ℒữ༒ℬố༻
26 tháng 12 2017 lúc 21:36

Văn hóa Trung Quốc thời phong kiến đã đạt được những thành tựu rực rỡ. Nó được thể hiện trên nhiều phương diện khác nhau.

Tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, là công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nươc phong kiến tập quyền . Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Bắc Tống cho xây nhiều chùa, tạc tượng in kinh … Bộ Sử ký của Tư Mã Thiên rất nổi tiếng, thời Đường có cơ quan chép sử là Sử quán .. Thơ Đường đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật Lý Bạch, Đỗ Phủ,Bạch Cư Dị . Tiểu thuyết phát triển dưới thời Minh,Thanh, nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Tam Quốc Diễn Nghĩa của La Quán Trung, Thủy Hử của Thị Nại Am, Tây Du Ký của Ngô Thừa An, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần.... Toán học: Cửu chương toán thuật (Hán ) tính diện tích và khối lượng khác nhau . Thiên văn học: Nông lịch phục vụ cho sản xuất; địa động nghi để đo động đất . Y dược: đạt nhiều thành tựu quan trọng: thầy thuốc Hoa Đà (Hán) dùng phẫu thuật để chữa bệnh; sách thuốc Bản thảo cương mục của Lý Thời Trân . Kỹ thuật: giấy, kỹ thuật in, la bàn, thuốc súng . Kiến trúc đặc sắc : Vạn lý trường thành, Tử cấm Thành,Tượng phật bằng ngọc thạch … còn được lưu giữ đến ngày nay.
Bình luận (1)
༺ℒữ༒ℬố༻
26 tháng 12 2017 lúc 21:37

1. Không thể phủ nhận giá trị Tư tưởng Triết học cổ Phương đông, giải quyết vấn đề cơ bản của triết học Phương Tây còn đang giằng co giữa vât chất chất và ý thức đã đc gói gọn trong hệ thống: Thái cực_Lưỡng nghi_Tứ tượng_... Với cách giải thích về vũ trụ (tồn tại tự nhiên), như vậy đã mặc nhiên cả tính vật chất và ý thức; hiện tượng mâu thuẫn và sự vận động của thế giới khách quan... một cách “biện chứng”!
2. Ảnh hưởng của ngôn ngữ “Tàu” lan tỏa sang nhiều quốc gia lân cận (Nhật, Việt...), mà hiệu ứng của ngôn ngữ chính là Tư duy khái niệm (khoa học)!
3. Hệ thống chính trị (cai trị): dù chưa hình thành ra những “hệ thống chủ nghĩa”, nhưng những tư tưởng trị quốc, tề gia... được thức hóa, trở thành “khuôn mẫu” ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu vực, không chỉ quá khứ mà cả hiện tại(...)!
4. Những giá trị VH “Tàu” bền vững “mặc định” trong sự “tự đồng hóa và có dị hóa” trong đời sống các cộng đồng cư dân lân cận.
5. Chiếm giữ những đỉnh cao nghệ thuật đặc sắc, nhiều loại hình tiêu biểu trong kho tàng NT Phương Đông.
6. Tiến bộ khoa học - công nghệ có rất nhiều phát minh, phát kiến ra đời từ rất sớm so với Phương Tây (y học, luyện kim, kỹ nghệ giấy - vải, hóa chất....).
7. Mặt trái của nền văn minh ấy là hủ bại và dã man đi liền với nó, ít nhiều cũng xâm nhập đến nhiều dân tộc khác. Tuy được sàng lọc, nhưng vẫn được coi là mực thước điển hình.

Bình luận (0)
Son Vo
Xem chi tiết
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:39

tích cực :

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.



Bình luận (0)
Bình Trần Thị
29 tháng 12 2016 lúc 11:39

tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

Bình luận (0)
Quốc Đạt
29 tháng 12 2016 lúc 17:51

Hệ quả của cuộc phát kiến địa lí :

- Các cuộc phát kiến địa lí được coi là cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh vực giao thông vận tải và tri thức, một chứng minh thuyết phục cho luận điểm Trái Đất hình cầu.

- Mở ra các thị trường mới, các con đường thương mại và tuyến giao lưu hàng hoá mới, đưa đến hiếu biết về các châu lục, các đại dương... và giúp người châu Âu bước vào thời kì phát triển kinh tế trọng thương.

- Góp phần thúc đẩy sự khủng hoảng và tan rã của chế độ phong kiến châu Âu.

- Đưa lại hệ quả tiêu cực : chủ nghĩa thực dân, nạn buôn bán nô lệ da đen.

Bình luận (0)
KHÁNH LY VŨ
Xem chi tiết
Trầnn Khắnn Ngọcc
Xem chi tiết
KHÁNH LY VŨ
Xem chi tiết
Thảo Phương
23 tháng 12 2017 lúc 13:40

1.các giai đoạn phát triển lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á đến giữa thế kỉ XIX.

image

2. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Cuối thế kỉ XIII dòng vua Giava mạnh lên ->chinh phục tất cả các tiểu quốc ở hai đảo Xumatora và Giava ->Lập nên vương triều Môgiôpahit hùng mạnh trong suốt hơn 3 thế kỉ. Cham –pa, Chân Lạp (VI), Pagan (XI), Lạn Xạng (XIV), Sukhôthay (XIII),… Kiến trúc và điêu khắc với nhiều công trình nổi tiếng: Đền ĂngCo, đền Bôrôbuđua, chùa Pagan, tháp Chàm… Thế kỉ X – XVIII các quốc gia phong kiến Đông Nam Á ra đời và phát triển. Thế kỉ IX – XII Cam – pu – chia cực thịnh thời ĂngCo Thế kỉ XI Pa – gan (Mi – an- ma) thống nhất. TK XIII In-đô-nê-xi-a thống nhất. TK XIII Su-Khô-Thay (Thái Lan) ra đời. TK XIV Lạn-xạng (Lào) thành lập nước. Từ TK XVIII suy yếu, sau đó trở thành thuộc địa của tư bản phương Tây.

3. Vương quốc Cam pu chia .

Thời tiền sử ( đồ đá ) cư dân cổ lập nước Phù Nam ( I- VI ) . Người Khơ me ( VI - VIII 744 ) lập nước Chân Lạp ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ .Theo đạo Ba La Môn và đạo Phật .Từ chữ Phạn tạo nện chữ viết riêng ( Chữ Khơ me cổ ) ; biết khắc bia bằng chữ Phạn Năm 774 - 802 bị Gia Va xâm chiếm . Thế kỷ IX à XV là thời kỳ Ang co , nông nghiệp phát triển . Quân đội hùng mạnh ,xâm chiếm Thái Lan , Lào .Xây dựng kinh đô Ang co , đền Ang -co -vát Thế kỷ XV suy thoái kéo dài đến năm 1863 bị Pháp xâm lược .

4. Lào

Thế kỷ XIII người Thái di cư đến gọi là người Lào Lùm , bộ tôc chính của Lào . Năm 1353 Pha Ngừm lập nước Lạn Xạng - Triệu Voi . Vua Lan Xang (XV – XVII) : chia đất nước thành các mường ; đặt quan cai trị ,xây dựng quân đội ; quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng ; chống quân xâm lược Miến Điện . Thế kỷ XVIII Lan Xang suy yếu bị Xiêm chiếm . Thế kỷ XIX là thuộc địa của Pháp
Bình luận (1)
Đào Thị Hồng Hà
Xem chi tiết
Nguyễn Trang Như
21 tháng 4 2016 lúc 4:57

Tóm tắt nội dung cuộc kháng chiến:

Năm 1226, dưới sự sắp đặt của Trần Thủ Độ, nữ hoàng nhà Lý là Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh, tức là vua Trần Thái Tông. Nhà Trần chính thức thay nhà Lý.

Sau khi chính thức nắm quyền cai trị, nhà Trần ra sức củng cố nội chính và chấm dứt nạn cát cứ từ cuối thời Lý. Tới năm 1229, sau khi Nguyễn Nộn ốm chết, các lực lượng chống đối cơ bản bị dẹp.

Trong khi đó ở phương bắc, Trung Quốc từ lâu đã bị chia cắt. Nhà Tống phải rút xuống phía nam trước sự xâm lấn của nước Kim của người Nữ Chân. Phía tây bị nước Tây Hạchia cắt. Tới đầu thế kỷ 13, người Mông Cổ ở phía bắc nước Kim thống nhất dưới quyềnThành Cát Tư Hãn, trở nên lớn mạnh. Mông Cổ đánh xuống phía nam, tiêu diệt Tây Hạ(1227) và Kim (1234). Mặc dù đã mở rộng bờ cõi bao la sang phía tây, diệt nhiều nước Tây Á và đánh sang châu Âu, người Mông Cổ tiếp tục tiến xuống phía nam để tiêu diệt Nam Tống.

Năm 1254, quân Mông Cổ đánh chiếm nước Đại Lý (Vân Nam ngày nay), muốn đánh chiếm Đại Việt để tạo thế "gọng kìm" bao vây Nam Tống. Các đoàn ngoại giao của Mông Cổ được phái sang Đại Việt đề nghị mở đường cho quân đội Mông Cổ đi qua để lên đất Tống. Nhưng các vua Trần không những từ chối mà lại còn cho bắt giam các nhà ngoại giao Mông Cổ. Chiến tranh nổ ra vào năm 1258 khi Uriyangqatai cùng con trai là Aju đem 3 vạn quân Mông Cổ và 1,5 vạn quân Đại Lý tấn công Việt Nam. Quân Mông Cổ mau chóng giành được thắng lợi, chiếm được kinh đô Thăng Long, nhưng rồi cũng mau chóng bị quân Đại Việt đánh bật. Cuộc chiến năm 1258 chỉ diễn ra trong vòng khoảng nửa tháng, cuối tháng 1 năm 1258.

Hai mươi năm sau, không cần đi đường qua Đại Việt, Mông Cổ vẫn đánh bại được nước Tống. Đế quốc Nguyên được thành lập trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc ngày nay. Đế quốc này tìm cách mở rộng lãnh thổ của mình ra phía Đông tới Nhật Bản, và xuống phía Nam. Để thực hiện ý đồ tiến xuống phía Nam, nhà Nguyên đã tiến hành chiến tranh với Chiêm Thành và Myanma trước. Nhưng quân và dân Chiêm Thành đã kháng chiến thắng lợi, khiến cho quân Nguyên không thực hiện được ý đồ lấy Chiêm Thành làm bàn đạp. Ở Myanma năm 1277, quân Mông Cổ cũng chịu những thiệt hại quân sự và phải rút lui. Đại Việt trở thành nơi phải bị khuất phục để quân Mông Cổ có thể tiếp tục chiến lược hướng Nam. Dưới chiêu bài đề nghị nhà Trần mở đường cho đại quân Nguyên đi qua chinh phạt Chiêm Thành, quân Nguyên tìm cách tấn công Đại Việt.

Bình luận (0)
Nguyễn Trang Như
21 tháng 4 2016 lúc 4:55

* Nguyên nhân thắng lợi
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
 

Bình luận (0)
Huỳnh Thảo Phương
Xem chi tiết
kim
22 tháng 12 2017 lúc 9:02

Vương triều gupta có bao nhiêu đời vua?Trải qua bao nhiêu năm ?
A.7 đời vua_120 năm

B.9 đời vua_130 năm

C.9 đời vua_150 năm

D.10 đời vua_170 năm

Bình luận (0)
Tiên Tiên Gấu
22 tháng 12 2017 lúc 10:03

C nha bạn

Bình luận (0)
Lương Thị Cẩm Nhung
Xem chi tiết
Đạt Trần
21 tháng 12 2017 lúc 21:09

+Nguyên nhân:

– Do nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, thị trường tăng cao.

– Con đường giao lưu buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người A Rập độc chiếm.

– Khoa học – kĩ thuật có nhiểu tiến bộ :

+ Các nhà hàng hải đã có những hiếu biết, quan niệm đúng đắn vé hình dạng Trái Đất, về đại dương, sử dụng la bàn…

+ Kỹ thuật đóng tàu có bước tiến quan trọng, đóng được những tàu lớn có thể đi xa và dài ngày trên các đại dương lớn.

+Hệ quả

Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí là:

Đem lại hiểu biết mới về Trái Đất, về những con đường mới, dân tộc mới. Thị trường thế giới được mở rộng. Thúc đẩy nhanh chóng sự tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.

+Nguyên nhân quan trọng nhất là:

các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới do yêu cầu phát triển của sản xuất

Bình luận (0)
Hoàng Văn Bách
Xem chi tiết
Lan Anh
17 tháng 3 2016 lúc 14:22

 1. NHỮNG CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ

* Nguyên nhân: 

-       Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.

-       Con đường bộ  buôn bán qua Tây Á  và Địa Trung Hải   do người Ả rập độc chiếm.

-       Khoa học- kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la  bàn, tàu có bánh lái  và hệ thống buồm lớn).

 

Tàu Caraven:

Loại tàu do người Bồ Đào Nha chế tạo năm 1460, có bánh lái, lắp 3 cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc tam giác màu trắng. Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển. Đuôi tàu trang bị 1 trục giữ bánh lái, có thể quay quanh bản lề, thay cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỉ XII. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian   và ước lượng kinh độ => có khả năng vượt đại dương.

 

*Những cuộc phát kiến địa lý lớn

-       B. Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến  mũi Hảo Vọng.

-       Cô lôm bô (1492) đến một số đảo  biển Ca ri bê đã  phát hiện ra Châu Mỹ.

-       Va x- cô  đơ Gama (1497) đến bờ Tây nam Ấn Độ.

-       Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới.

 

PERNANDO MAGELLAN (1480 - 1521):

Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha dẫn đầu chuyến hành trình vòng quanh thế giới đầu tiên bằng đường biển cho Tây Ban Nha. Ông phát hiện ra eo biển Magellan. Ông bị giết chết ở Philippines năm 1521 và chuyến hành trình của được Sebastian del Cano (hoặc Elcano).

Bình luận (0)
Nguyễn Thu Hương
17 tháng 3 2016 lúc 14:28

* Nguyên nhân

- Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc, hương liệu tăng.

- Việc buôn bán trực tiếp với nước phương Đông bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả rập chiếm độc quyền. Do đó, người châu Âu phải tìm kiếm một con đường thương mại để sang phương Đông.

* Điều kiện

- Sự tiến bộ trong kĩ thuật hàng hải: nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, vẽ được bản đồ, hải đồ... đặc biệt, kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời tàu Caraven cùng với sự xuất hiện của la bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong định hướng giữa đại dương bao la.

- Những cuộc hành trình của người châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước.

* Hệ quả

- Văn hóa

+ Phát kiến địa lí được coi như một "cuộc cách mạng thực sự" trong lĩnh vực giao thông và tri thức.

+ Phát kiến địa lí đã đem lại cho loài người những hiểu biết về Trái đất, những con đường mới, những vùng đất mới, dân tộc mới, thúc đẩy sự giao lưu văn hóa giữa các khu vực, các châu lục.

+ Nhiều ngành khoa học mới có điều kiện phát triển: hải dương học, ngôn ngữ học....

- Kinh tế:

+ Phát kiến địa lí đưm về khối lượng hàng hóa khổng lồ, làm cho nền kinh tế châu Âu phát triển nhanh chóng: Trung tâm thương mại chuyển từ Địa Trung Hải sang Đại Tây Dương, hình thành hệ thống trung tâm thương mại hàng hải bên bờ Đại Tây Dương: Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh...

+ Thị trường thế giới được mở rộng.

- Chính trị: Thúc đẩy quá trình khủng hoảng tan rã của quan hệ phong kiến và tiền đề sự ra đời của Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.

- Xã hội: Tầng lớp thương nhân Châu Âu ngày càng giàu có, đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị - xã hội và trở thành giai cấp tư sản, đồng thời người thợ thủ công cùng nông dân nghèo bị tước đoạt tư liệu sản xuất hình thành giai cấp vô sản./

- Tuy nhiên, cùng với yếu tố tích cực, các cuộc phát kiến địa lí đã làm nảy sinh quá trinh xâm lược, cướp bóc thuộc đị và buôn bán nô lệ.

* Hệ quả quan trọng nhất:

Các cuộc phát kiến địa lí góp phần quan trọng trong việc hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, ra đời giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.

Bình luận (0)
Lai Duc Thanh
28 tháng 12 2016 lúc 21:40

.

Bình luận (1)
Tùng Hoàng
Xem chi tiết