Ôn tập địa lý lớp 10

Phạm Như Yến
Xem chi tiết
Trần Nguyễn Bảo Quyên
15 tháng 5 2018 lúc 14:35

Do càng đi về phía đông càng xa biển,càng gần Châu Á,ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới càng giảm,lượng mưa càng giảm đi nên tính chất lục địa càng tăng lên

Bình luận (0)
Đào Thị Phương Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Nguyễn
Xem chi tiết
Phạm Thu Thủy
21 tháng 12 2017 lúc 19:47

C1 :Đất được hình thành do tác động đồng thời của các nhân tố sau :
1. Đá mẹ
Mọi loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ. Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất. do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
2. Khí hậu
Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá gốc bị phá huỷ (về mặt vật lí và hoá học) thành những sản phẩm phong hoá, rồi sau đó tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.
Khí hậu ảnh hưởng; gián tiếp đến sự thành tạo đất thông qua lớp phủ thực vật. Thực vật sinh trưởng tốt sẽ hạn chế việc xói mòn đất, đồng thời cung cấp nhiều chất hữu cơ cho đất.
3. Sinh vật
Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất : thực vật cung cấp vật chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn. Động vật sống trong đất cũng góp phần làm biến đổi tính chất đất.
4. Địa hình
Ớ vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phá huỷ đá xảy ra chậm, làm cho quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho đất dễ bị xói mòn, tầng đất thường mong. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ ưu thế nên tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn.
Mặt khác, địa hình ảnh hưởng tới khí hậu, từ đó tạo ra các vành đai đất khác nhau theo độ cao.
5. Thời gian
Đá gốc biến thành đất cần có thời gian. Thời gian hình thành đất còn gọi là tuổi đất. Thời gian kể từ khi một loại đất được hình thành đến nay được gọi là tuổi tuyệt đối của đất. Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, mặt khác còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.

C2 :

1. Khí hậu
Khí hậu ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của sinh vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.
- Nhiệt độ : Mỗi loài thích nghi với một giới hạn nhiệt nhất định. Loài ưa nhiệt thường phân bổ ở nhiệt đới. xích đạo ; những loài chịu lạnh lại chỉ phân bố ở các vĩ độ cao và các vùng núi cao. Nơi có nhiệt độ thích hợp, sinh vật sẽ phát triển nhanh và thuận lợi hơn.
- Nước và độ ẩm không khí : Những nơi có điều kiện nhiệt, ẩm và nước thuận lợi như các vùng xích đạo, nhiệt đới ẩm, cận nhiệt ẩm, ôn đới ẩm và ấm là những môi trường tốt để sinh vật phát triển. Trái lại, ở hoang mạc do khô khan nên ít loài sinh vật có thể sinh sống ớ đây.
- Ánh sáng quyết định quá trình quang hợp của cây xanh. Những cây ưa sáng thường sống và phát triển tốt ở nơi có đầy đủ ánh sáng. Những cây chịu bóng thường sống trong bóng râm, dưới tán lá của các cây khác.
2. Đất
Các đặc tính lí, hoá và độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của thực vật.
Ví dụ : Đất ngập mặn thích hợp với các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, .... vì vậy rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ờ các bãi ngập triều ven biển.
Đất đỏ vàng ở dưới rừng xích đạo có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên i: nhiều loài cây lá rộng sinh trưởng và phát triển.
Địa hình
Độ cao và hướng sườn ảnh hưởng tới sự phân bố thực vật ở vùng núi. Khi lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi, do đó thành phần thực vật thay đổi, vật sẽ phân bố thành các vành đai khác nhau. Hướng sườn khác nhau cũng nên sự khác biệt về nhiệt, ẩm và chế độ chiếu sáng, do đó cũng ảnh hưởng tới độ cao xuất hiện và kết thúc của các vành đai thực vật.

4. Sinh vật
Thức ăn là nhân tố sinh học quyết định đối với sự phát triển và phân bổ của động vật. Động vật có quan hệ với thực vật về nơi cư trú và nguồn thức ăn Nhiều loài động vật ăn thực vật lại là thức ăn của động vật ăn thịt. Vì vậy, các loài động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt phải cùng sống trong một môi trường sinh thái nhất định. Do đó, thực vật có ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố động vật: nơi nào thực vật phong phú thì động vật cũng phong phú và ngược lại.
5. Con người
Con người có ảnh hưởng lớn đối với sự phân bố sinh vật. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc làm thay đổi phạm vi phân bố nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Ví dụ : con người đã đưa các loại cây trồng như cam, chanh, mía. Từ châu Á và châu Âu... sang trồng ở Nam Mĩ và châu Phi. Ngược lại, các loài như khoai tây, thuốc lá, cao su,... lại được chuyển từ châu Mĩ sang trồng ở châu Á và châu Phi Con người còn đưa động vật nuôi từ lục địa này sang lục địa khác. Ví dụ từ châu Âu, con người đã đưa nhiều loại động vật như bò, cừu, thỏ,... sang nuôi Oxtrây-li-a và Niu Di-lân.
Ngoài ra, việc trồng rừng được tiến hành thường xuyên ờ nhiều quốc gia, đã không ngừng mở rộng diện tích rừng trên toàn thế giới.
Bên cạnh những tác động tích cực đó, con người đã và đang gây nên sự thu hẹp diện tích rừng tự nhiên, làm mất nơi sinh sống và làm tuyệt chủng nhiều loài động, thực vật hoang dã. Cuộc “Cách mạng xanh” tuy đã có tác động rất tích cực trong nông nghiệp nhưng cũng đã làm một số giống cây trồng của địa phương bị tuyệt chủng.



Bình luận (0)
Nguyễn Hiền Diệu Linh
Xem chi tiết
Phuong Tran
Xem chi tiết
Hoàng Chi
Xem chi tiết
Hòa Miko
Xem chi tiết
Nguyen Phuong
18 tháng 12 2016 lúc 16:08

Đất có nhiều loại vs t/chất lí hóa khác nhau, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của thực vật.

Đất có sự phân bố theo vành đai, nên sinh vật cũng phân bố theo vành đai bởi đất đai có sự phân bố theo vành đai: đất feralit, đất fotdon, đất badan

Bình luận (1)
Nguyen Phuong
18 tháng 12 2016 lúc 16:01

Sự phân bố các sinh vật có một phần phụ thuộc vào các đai đất

Bình luận (0)
Cao Phương Uyên
Xem chi tiết
Phùng Hà My
Xem chi tiết
Nguyễn Lý Thùy Trâm
16 tháng 4 2018 lúc 18:32

Biển mang lại nguồn lợi ích khổng lồ như nghề đánh bắt cá, làm muối...

Biển cũng mang lại một địa điểm lưu thông cho con người.

Bình luận (0)
Trịnh Long
26 tháng 2 2020 lúc 15:15

Đầy đủ hơn!

*Vai trò của biển và đại dương :

- Cung cấp hơi nước cho bầu khí quyển.

- Cung cấp khoáng sản quan trọng ( dầu khí,...)

- Cung cấp một lượng lớn các loài thủy hải sản( tôm,cá biển, cua,..),các loài thực vật biển(tảo, sao biển,...) dùng làm thực phẩm có giá trị kinh tế cao => kinh tế phát triển

- Dùng làm giao thông đường thuỷ bộ, là cầu nối quan trọng trong việc vận chuyển hàng hoá,..

- Làm nơi tham quan du lịch nghỉ dưỡng=> góp phần phát triển kinh tế du lịch

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
đạt nguyễn
Xem chi tiết
Kieu Diem
17 tháng 10 2019 lúc 21:50

#tham khảo nhâ

– Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC.
– Lấy số nhiệt độ của điểm thấp trừ số nhiệt của điểm cao ra nhiệt độ chênh lệch.
– Lấy độ chênh lệch nhiệt độ của 2 điểm chia cho 0,6 rồi x 100 ra độ chênh lêch độ cao giữa 2 điểm.
=> Vậy, ta có độ chệnh lệch từ chân núi đến đỉnh núi là: (3220)0,6.100=2000(m)

Bình luận (0)
Diệu Huyền
17 tháng 10 2019 lúc 23:47

– Cứ lên cao 100m thì nhiệt độ giảm 0,6oC.
– Lấy số nhiệt độ của điểm thấp trừ số nhiệt của điểm cao ra nhiệt độ chênh lệch.
– Lấy độ chênh lệch nhiệt độ của 2 điểm chia cho 0,6 rồi x 100 ra độ chênh lêch độ cao giữa 2 điểm.
=> Vậy, ta có độ chệnh lệch từ chân núi đến đỉnh núi là: \(\frac{\left(32-20\right)}{0,6}=2000\left(m\right)\)

Tham khảo:

Bình luận (0)