Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Cao ngocduy Cao
16 tháng 9 2021 lúc 8:18

??

Bình luận (0)
khongminhtien
Xem chi tiết
minh nguyet
25 tháng 7 2021 lúc 19:43

Bạn tham khảo:

Cá nhân tiêu biểu trong xây dựng, phát huy giá trị truyền thống của LLVT Thủ đô chính là tấm gương người hiệu trưởng dám xông pha, hết mình cống hiến cho sự nghiệp của LLVT thủ đô. Người hiệu trưởng đó là đồng chí Đại tá Đỗ Hồng Thái - Hiệu trưởng Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Đại tá Đỗ Hồng Thái là tấm gương tiêu biểu trong sự nghiệp đấu tranh với loại giặc mới của nước ta - dịch Covid-19.


 
Đại tá Đỗ Hồng Thái nhanh chóng chỉ đạo thành lập Ban chỉ đạo (anh là Trưởng ban); Tiểu ban tiếp nhận quản lý; các lực lượng, bộ phận phục vụ; phối hợp đăng cai và tham gia tập huấn nghiệp vụ, luyện tập các phương án để sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận cách ly số lượng lớn công dân từ các nước có dịch trở về Việt Nam. Đồng chí còn đẩy mạnh công tác tuyên truyền để mọi cá nhân trong Nhà trường nhận thức đúng tính chất nguy hại, cấp thiết, ý thức trách nhiệm của mình trong thực hiện nhiệm vụ. Ban Chỉ đạo thảo luận đưa ra quyết sách rõ ràng, bám sát vào phương châm 4 tại chỗ, với tinh thần “thận trọng, chặt chẽ, trọng thị, ân cần, không hoang mang, an toàn là hàng đầu”, từ đó huy động tinh thần dám nghĩ, dám làm, làm phải hiệu quả của mọi cá nhân trong Nhà trường.

Trước tinh thần tận tuỵ, sát sao của Hiệu trưởng, 100% cán bộ, nhân viên, giáo viên, học viên đoàn kết hỗ trợ nhau, không quản ngại khó khăn vất vả, làm tốt công tác bảo đảm, phục vụ công dân cách ly; phối hợp chặt chẽ với đội ngũ y, bác sĩ, nhân viên y tế hàng ngày thực hiện phun khử khuẩn, đo thân nhiệt đúng quy trình, quy định, kịp thời phát hiện chuyển trường hợp có biểu hiện sốt, ho…tới bệnh viện điều trị.


 Chính sự cống hiến, tận tâm của đồng chí Đỗ Hồng Thái đã san sẻ gánh nặng với đất nước, góp phần bảo đảm sự an toàn của nhân dân trước dịch bệnh, đúng với truyền thống Từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu của LLVT thủ đô.

Bình luận (0)
Nguyễn An Tường
Xem chi tiết
Nguyễn An Tường
Xem chi tiết
Đinh Công Tuấn Huy
Xem chi tiết
Quan Duong
Xem chi tiết
Mỹ Linh
Xem chi tiết
Trần Đào Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
9 tháng 6 2016 lúc 9:41

  a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.

  b. Thân bài:

      - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.

      - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập),  do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức  ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng

+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

+ Biện pháp nhân rộng:  Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...

          c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:36
 Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rènĐặt vấn đề:

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ

- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)

- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa: 

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

Biện pháp nhân rộng:

* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện




Các bài văn mẫu
Information 
Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.
Ở bùng binh hàng xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim
Bác Hồ nói:

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan

Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chứa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo  

NOTE “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây
những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi,
được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa
vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi
dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường
hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số
tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống
trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau
vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
14 tháng 6 2016 lúc 13:55

Doraemon nhìu quá, mk đọc mỏi miệng lun ùi

Bình luận (0)
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:39
Dàn ý

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDSkhông có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

II. Thân bài

1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.

a. Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

b. HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.

c. Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.

2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”

a. Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.

b. Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.

3. Phải lên tiếng, phải hành động.

a. Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.

b. Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.

III. Kết luận

Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, "im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.

Bình luận (0)
Phạm Đức Trọng
9 tháng 6 2016 lúc 9:40

- Nhìn chung nhà nước và toàn thể cộng đồng đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề đại dịch HIV và với những người mắc phải căn bệnh này. Nhiều tổ chức, nhiều cơ quan tuyên truyền ( báo chí, đài truyền thanh, truyền hình) đã nỗ lực tham gia “cuộc chiến” chống lại hiểm hoạ chung. Đã có những trung tâm tư vấn, điều trị miễn phí, những cá nhân công khai căn bệnh của mình trước cộng đồng: có những cá nhân tình nguyện chăm sóc cho những người bệnh nặng không nơi nương tựa...

   - Nhưng trên thực tế, vẫn còn sự kì thị, phân biệt đối sử vơi những người bị bệnh. Nhiều khi họ bị đồng nhất với các đối tượng có vấn đề trong xã hội (như người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm,người có lối sông buông thả). Nhiều người bệnh bị chính người thân, gia đình mình xa cánh, thậm chí khinh miệt của mọi người xung quanh,…Điều này gây nên những tác hại khôn lường: phần đông người mắc bệnh không dám công khai chữa trị, nhiều người rơi vào tâm trạng tuyệt vọng phẫn uất,…

  - Từ tình hình thực tế đó ta cần có những biện pháp tích cực để góp phần vào cuộc đấu tranh chống lại hiểm hoạ chung của nhân loại.

Bình luận (2)
Lê Quỳnh Trang
12 tháng 6 2016 lúc 8:39

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
 

Nghị luận xã hội về thái độ với đại dịch HIV/AIDS

 Đề bài: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm "chúng ta và họ, thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn". Bạn có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy?Dàn ý

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

II. Thân bài

1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.

a. Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

b. HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.

c. Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.

2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”

a. Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.

b. Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.

3. Phải lên tiếng, phải hành động.

a. Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.

b. Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.

III. Kết luận

Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, "im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.



 

Bình luận (1)
Phúc Lê
Xem chi tiết