Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Trần Đào Tuấn
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
9 tháng 6 2016 lúc 9:41

  a. Mở bài: giới thiệu vấn đề, dẫn đề bài vào bài viết.

  b. Thân bài:

      - Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ: Trẻ em lang thang, cơ nhỡ đang là vấn đề cần được toàn xã hội quan tâm. Bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều trẻ em không nơi nương tựa, điều này ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước.

      - Nguyên nhân: Do đói nghèo, do tổn thương tình cảm ( bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập),  do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

- Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

- Giới thiệu một vài điển hình: Tổ chức  ( Làng trẻ em SOS, Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ), Chùa Bồ Đề (Huế)...); cá nhân ( Mẹ Phạm Ngọc Oanh (Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội) - Quan điểm và biện pháp nhân rộng

+ Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

+ Biện pháp nhân rộng:  Dùng biện pháp tuyên truyền, kêu gọi các cá nhân, tổ chức, quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện, thành lập đội thanh niên tình nguyện...

          c. Kết bài: phát biểu cảm nghĩ về hiện tượng trên và liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:36
 Hiện nay ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rènĐặt vấn đề:

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cỡ nhỡ là trách nhiệm của toàn xã hội.

Giải quyết vấn đề:

* Thực trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ

- Theo số liệu của Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em, năm 2003 cả nước có trên 21.000 trẻ em lang thang cơ nhỡ, đông nhất là ở TP.HCM với 8.500 em. Năm 2008, mặc dù đã được các cá nhân, tổ chức thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy nhưng hiện vẫn còn trên 10.000 trẻ em không nơi nương tựa. Con số này không ngừng gia tăng.

- Trẻ em đường phố đối diện với nguy cơ thất học cao và rơi vào tệ nạn xã hội.

- Trẻ em đường phố đang có nguy cơ phạm tội ngày càng tăng; nạn xin ăn tràn lan ảnh hưởng tới văn minh đô thị.

- Trẻ em đang bị bóc lột sức lao động và nguy cơ bị xâm hại tình dục rất cao.

* Nguyên nhân

- Do đói nghèo: Trẻ đường phố thường xuất thân từ các gia đình nông dân nghèo hoặc gia đình mà bố mẹ không có việc làm, khó khăn về kinh tế và đông con (77% trẻ bỏ nhà ra đi vì gia đình nghèo khổ)

- Do tổn thương tình cảm như: bị gia đình ruồng bỏ, từ chối hoặc đánh đập (23%)

- Còn lại là do mồ côi hoặc các trường hợp bố mẹ li hôn.

* Hiện nay, những " mái ấm tình thương" đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong các thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.
* Ý nghĩa: 

Chăm sóc và bảo vệ trẻ em lang thang cơ nhỡ là trách nhiệm không chỉ của cá nhân mà còn là của toàn xã hội. Điều này không chỉ có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa kinh tế mà quan trọng hơn là giúp cho các em hướng thiện, đưa các em đi đúng với quỹ đạo phát triển tích cực của xã hội. Đây là tình cảm tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách... biểu hiện của truyền thống nhân đạo ngàn đời nay của dân tộc Việt Nam.

* Các tổ chức cá nhân tiêu biểu:

Tổ chức: - Làng trẻ em SOS; Làng trẻ em Hòa Bình ( Từ Dũ); Cô nhi viện Thánh An ( Giáo phận Bùi Chu, Xuân Trường, Nam Định); Chùa Kì Quang II ( Gò Vấp); Chùa Bồ Đề (Huế)...

Cá nhân: Mẹ Phạm Ngọc Oanh ( Hà Nội) với 800 đứa con tình thương; Anh Phạm Việt Tuấn với mái ấm KOTO ( Hà Nội); Thầy Koyama với mái ấm tình thương 37, Nguyễn Trãi, Huế...

* Quan điểm và biện pháp nhân rộng

Quan điểm: Có cái nhìn đúng đắn về hiện tượng trẻ em lang thang cơ nhỡ từ đó nâng cao tình cảm và trách nhiệm đối với hiện tượng ấy. Lên án và kịp thời phát hiện, tố cáo những kẻ bóc lột sức lao động và xâm hại trẻ em.

Biện pháp nhân rộng:

* - Dùng biện pháp tuyên truyền.
* - Kêu gọi các cá nhân, tổ chức.
* - Quyên góp tiền cho các hoạt động từ thiện.
* - Thành lập đội thanh niên tình nguyện




Các bài văn mẫu
Information 
Tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ giống nòi là cơ sở của tình yêu quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hàng ngày mà ta có thể bắt gặp ở mọi nơi. Đó là kết quả của tấm lòng tương thân, tương ái đã lưu truyền bao đời nay của dân tộc ta. Hiện nay, ở nước ta có nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là những cử chỉ và hành động thiết thực của những nhà hảo tâm. Chúng ta cần biểu dương những tấm lòng ấy để nhân lên thành những gương người tốt, việc tốt điển hình trong cuộc sống.
Hiện nay, đất nước đang bước vào thời kì đổi mới, nền kinh tế thị trường phát triển, hoà nhập với quốc tế, nhiều cá nhân, nhiều gia đình, tổ chức làm ăn rất phát đạt, họ muốn chia sẻ tình thương, lòng nhân ái với những người lao động nghèo, những người cơ nhỡ trong xã hội đặc biệt là các trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn bằng cách thu nhận về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Đây là một việc làm cao thượng, bộc lộ tính nhân đạo cao đẹp.
Ở bùng binh hàng xanh, không ít trong chúng ta bắt gặp những cảnh tượng hết sức đau lòng. Các em nhỏ, chỉ ở độ tuổi ê a, vậy mà đã phải đi xin từng đồng tiền lẻ của những người đi đường. Những tia nắng cuộc đời đã chiếu lên làn da non nớt của chúng, sạm đen và dày hơn. Tự hỏi, trong cuộc sống còn bao nhiêu đứa trẻ như thế nữa, tại sao chúng lại phải gánh trên vai số phận nghiệt ngã như vậy! Trong khi những đứa trẻ đồng trang lứa thì đang sống trong bầu không khí đầy ắp tình thương của biết bao người, còn chúng thì phải nai lưng sống qua ngày, đã vậy, đôi lúc còn phải cam chịu những ánh mắt thờ ơ, những sự ghẻ lạnh từ những con người không có trái tim
Bác Hồ nói:

Trẻ em như búp trên cành,

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan

Trẻ thơ là độ tuổi ăn chưa no, lo chứa tới, rất cần sự cưu mang, đùm bọc, che chở, dạy dỗ của người lớn để hình thành nên những nhân cách tốt đẹp, có ích cho xã hội. Thế nhưng, những đứa trẻ bất hạnh, không có mái ấm gia đình, không có tình thương của cha mẹ và người thân, chúng phải tự bương trải kiếm từng miếng cơm, manh áo. Hàng ngày phải tiếp xúc với các tệ nạn xã hội, các em dễ bị lôi kéo vào những con đường xấu và từ đó trở thành gánh nặng cho xã hội, cho cộng đồng. Nhận thức rõ điều này, nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức đã thu nhận những trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống đó về những mái ấm tình thương. Bằng tình thương, sự đùm bọc, bằng tấm lòng nhân ái, bao dung nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp. Các tổ chức như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, Trung tâm nuôi dưỡng, bảo trợ trẻ em Gò Vấp, Trường mái ấm Bà Chiểu,… là những ví dụ điển hình. Và có rất nhiều người đã lớn lên từ những mái ấm ấy, thành công và để lại tên tuổi cho đời như cố diễn viên Lê Công Tuấn Anh, nghệ nhân Lương Tấn Hằng, hiệu trưởng – nhà giáo ưu tú Phạm Thị Vy,…
Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực như đối xử bạo hành với trẻ em, lợi dụng những tổ chức này để tranh thủ sự ủng hộ của các quỹ nhân đạo, bóc lột sức lao động của trẻ em, thái độ ghẻ lạnh, dửng dưng, thờ ơ trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của trẻ em lang thang ngoài đường phố
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ thơ được coi như tương lai của đất nước, một đất nước có phồn thịnh được hay không là nhờ vào thế hệ ấy! Nhưng, đất nước ta đang phải chịu sự thiếu hụt của rất nhiều tài năng đang chơi vơi giữa dòng đời. Vậy nên, cần thêm nhiều nữa những mái ấm tình thương như Trung tâm nuôi dạy và đào tạo việc làm cho trẻ em lang thang, cơ nhỡ Thái Bình, và cũng cần thêm nhiều nữa những lòng hảo tâm như nghệ nhân Lương Tấn Hằng.

Tóm lại, yêu thương, giúp đỡ, thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy, giúp đỡ các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp là một hành động đáng để xã hội và quần chúng nhân dân ủng hộ và làm theo  

NOTE “Trong đêm, một bàn chân bước, bé xíu lang thang trên đường, ánh mắt buồn mệt nhoài của em, em rất buồn vì em không biết đi về đâu,về đâu …”. Đây chính là thực trạng xã hội hiện nay ở nước ta, tình trạng trẻ em lang thang ngày càng tăng và là một vấn nạn cần được giải quyết nhanh chóng. Tuy nhà nước ta đã rất cố gắng hết mình, nhưng không dễ gì có thể xóa đi vấn nạn này một cách nhanh chóng được do nhà nước ta không có đủ điều kiện. Vì thế trong xã hội đã xuất hiện một lực lượng mới, một lực lượng cảm thông với tình trạng hiện nay của các em, một lực lượng giàu tâm huyết và đầy tình thương,đó chính là nhiều cá nhân, gia đình & tổ chức có lòng hảo tâm đã thu nhận trẻ em cơ nhỡ, lang thang, kiếm sống trong thành phố, thị trấn về những mái ấm tình thương để nuôi dạy,giúp các em học tập, rèn luyện, vươn lên sống lành mạnh, tốt đẹp.

Số phận của những đứa trẻ lang thang, khác với các bạn bè cùng trang lứa, lẽ ra giờ này chúng phải đang được yêu thương, được nâng niu chăm sóc bởi gia đình, cha mẹ; thì giờ đây
những đứa trẻ ấy phải lang thang kiếm sống dưới những tiêu cực của xã hội, những lừa lọc, áp bức, xâm hại tới bạn thân, mà quan trọng nhất là xâm hại tới tinh thần, tới tư tưởng.Vì thế các mạnh thường quân, các nhà hảo tâm từ khắp mọi miền đất nước đã cùng chung tay lập nên những Mái ấm tình thương, những gia đình không cùng chung huyết thống nhưng lại có chung một tấm lòng, để chăm lo và dạy bảo cho trẻ em lang thang, những mảnh đời bất hạnh có được một cuộc sống hạnh phúc, một tuổi thơ vui tươi và một tương lai tươi sáng. Tiêu biểu về các tổ chức nhân đạo ở Vịêt Nam là: Làng trẻ em SOS, một gia đình lớn cuả trẻ em lang thang. Nhưng trong số
những nhà hảo tâm có đầy đủ điều kiện về vật chất lẫn tấm lòng thì cũng có không ít người không có điều kiện vật chất nhưng lại có tấm lòng như Cổ tích “bà bụt sinh viên” đăng trên báo Tuổi trẻ số ra ngày 26-9-2008 về nữ SV Nguyễn Hòang Oanh đảm đang, vững vàng với vai trò là chị, là mẹ của 3 em “nuôi” nhỏ mù lòa.Dù chỉ là sinh viên, lo tiền học của bản thân còn không đủ, nhưng Oanh vẫn gắng chăm sóc cho các em, lo cho các em có được một cuộc sống no đủ, được vui chơi,
được học hành bằng những mối làm thêm đến tận khuya để có tiền cho các em.Thật đúng là một câu chuyện “cổ tích” giữa đời thường.

Nhưng do đâu mà trẻ em lang thang trong xã hội ngày một đông? Trẻ em lang thang do nhiều lí do, nhưng nguyên nhân quan trọng nhất là do những người mang tiếng là bậc sinh thành, nhưng lại thiếu trách nhiệm, đang tâm bỏ con giữa một xã hội đen tối, không nơi nương tựa, để chúng bị lợi dụng, lầm đường lạc lối.Thật đáng trách cho những kẻ đã quyết định sinh con ra đời thì ít nhất cũng phải mang đến cho chúng một cuộc sống hạnh phúc cho dù là không no đủ.

Nguyên nhân thứ hai có thể do bọn trẻ mồ côi từ nhỏ, không nơi nương tựa, chúng phải sống dựa
vào những đứa trẻ lang thang lớn hơn, những băng nhóm đường phố, học theo thói xấu, làm việc xấu để mưu sinh.Và nguyên nhân thứ ba chính là những kẻ có tâm địa độc ác, xấu xa đã lừa gia đình các em, dụ dỗ các em, xem các em như một món hàng đem lại lợi nhuận cho chúng.

Trong cuộc sống có kẻ xấu, người tốt, cũng như có những nhà hảo tâm thì song song đó cũng có những kẻ gian, lừa đảo, chăn dắt các em gọi là “mẹ mìn”.Những người “mẹ” này đã lợi
dụng các em, bóc lột sức lao động của các em, bắt các em làm việc quá sức: xin ăn,bán vé số, thậm chí là ăn cắp để kiếm tiền nuôi chúng.Nếu các em không kiếm đủ tiền, thì bị “mẹ” đánh đập dã man, bắt các em nhịn đói. Những kẻ nhẫn tâm hơn nữa thì đánh gãy tay, gãy chân, thậm chí là chặt ngón tay, ngón chân của các em để việc ăn xin đạt “hiệu quả” cao hơn. Những đứa trẻ bị lợi dụng chăn dắt thường xuất thân ở các gia đình nghèo ở vùng sâu, vùng xa, bị những kẻ chăn dắt lường gạt đư vào TP.HCM làm việc kiếm tiền.Một thực trạng đau lòng khác là nhiềuu vụ việc khi phát hiện, lại do chính cha, mẹ ruột đẩy các em theo những kẻ chăn dắt để kiếm tiền. Như trường
hợp em Hoa (khỏang 6 tuổi) trên báo Phụ nữ,quê ở Nghệ An, mẹ bệnh mất sớm từ lúc hai tuổi.Nhà có bốn chị em, thu nhập hàng ngày trông vào hai công đất trồng sắn và công việc phụ hồ hàng ngày của ba. “Khỏang giữa năm 2008, bác Năm ở TP.HCM ra quê đưa nhà em ba triệu đồng bảo ba cho con vào TP.HCM phụ bác Năm bán hàng.Bác sẽ cho ăn học đến nơi đến chốn. Khi vào TP.HCM, bác Năm Bắt con gọi bằng “mẹ”.Khi đi bán phải mặc đồng phục học sinh để người ta thấy tội nghiệp, mới bán được nhiều. Mỗi ngày làm việc, “mẹ” sẽ giữ dùm 10.000đ, cuối năm sẽ đưa con gửi về quê” – Hoa nói.Thật đáng xấu hổ khi một người lớn khỏe mạnh lại sống bằng số
tiền ít ỏi kiếm được của một đứa trẻ, mà không biết tự lao động để nuôi sống bản thân, chỉ biết bóc lột sức lao dộng của các em. Những kẻ có hành vi này cần phải bị xử phạt thật nghiêm minh, để làm gương cho bọn xấu còn lại.

Việc làm của những nhà hảo tâm đối với các em lang thang thật là tuyệt vời.Đó là một nghĩa cử vô cùng cao đẹp mà xã hội đang rất cần có ở mỗi công dân. Là một thanh niên sống
trong xã hội, chúng ta phải có thái độ tích cực ngăn chặn những hành vi sai phạm của bọn xấu, đồng thời chung tay góp sức giúp các em có một cuộc sống tươi đẹp.Vì trẻ em chính là tương lai của đất nước, là tương lai của chính chúng ta.“Trẻ em hôm nay, đất nứơc ngày mai”, hãy để trẻ được sống trong ấm no hạnh phúc, có thế thì tương lai do chúng xây dựng mới có thể tốt đẹp được.

Giúp đỡ người tàn tật, trẻ em cơ nhỡ cần có sự chung tay của nhiều cá nhân, gia đình, tổ chức từ thiện và các cấp, các ngành và cả chính bản thân chúng ta nữa.Chúng ta hãy cùng nhau
vận động mọi người xây nên những mái ấm, những gia đình thật lớn, để xã hội không còn cảnh trẻ em lang thang nữa.Hãy dể cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn
Bình luận (0)
Đặng Thị Cẩm Tú
14 tháng 6 2016 lúc 13:55

Doraemon nhìu quá, mk đọc mỏi miệng lun ùi

Bình luận (0)
Đoàn Thị Hồng Vân
Xem chi tiết
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:39
Dàn ý

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDSkhông có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

II. Thân bài

1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.

a. Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

b. HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.

c. Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.

2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”

a. Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.

b. Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.

3. Phải lên tiếng, phải hành động.

a. Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.

b. Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.

III. Kết luận

Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, "im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.

Bình luận (0)
Phạm Đức Trọng
9 tháng 6 2016 lúc 9:40

- Nhìn chung nhà nước và toàn thể cộng đồng đã có sự quan tâm sâu sắc đến vấn đề đại dịch HIV và với những người mắc phải căn bệnh này. Nhiều tổ chức, nhiều cơ quan tuyên truyền ( báo chí, đài truyền thanh, truyền hình) đã nỗ lực tham gia “cuộc chiến” chống lại hiểm hoạ chung. Đã có những trung tâm tư vấn, điều trị miễn phí, những cá nhân công khai căn bệnh của mình trước cộng đồng: có những cá nhân tình nguyện chăm sóc cho những người bệnh nặng không nơi nương tựa...

   - Nhưng trên thực tế, vẫn còn sự kì thị, phân biệt đối sử vơi những người bị bệnh. Nhiều khi họ bị đồng nhất với các đối tượng có vấn đề trong xã hội (như người nghiện hút, tiêm chích ma tuý, gái mại dâm,người có lối sông buông thả). Nhiều người bệnh bị chính người thân, gia đình mình xa cánh, thậm chí khinh miệt của mọi người xung quanh,…Điều này gây nên những tác hại khôn lường: phần đông người mắc bệnh không dám công khai chữa trị, nhiều người rơi vào tâm trạng tuyệt vọng phẫn uất,…

  - Từ tình hình thực tế đó ta cần có những biện pháp tích cực để góp phần vào cuộc đấu tranh chống lại hiểm hoạ chung của nhân loại.

Bình luận (2)
Lê Quỳnh Trang
12 tháng 6 2016 lúc 8:39

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.
 

Nghị luận xã hội về thái độ với đại dịch HIV/AIDS

 Đề bài: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm "chúng ta và họ, thế giới đó, im lặng đồng nghĩa với cái chết. Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn". Bạn có thể làm gì để hưởng ứng lời kêu gọi ấy?Dàn ý

I. Mở Bài

Hiện nay, nhân loại hàng ngày hàng giờ đang phải đương đầu với nạn dịch tràn qua mọi châu lục như một trận gió đen. Đó là nạn dịch HIV, bệnh dịch suy giảm miễn dịch, chưa có phương thức cứu chữa. HIV có thể quét sạch tất cả, không trừ một ai. Thậm chí đó là những đứa trẻ, mầm non của tương lai, là những chàng thanh niên khỏe đẹp có thể biến thiên nhiên thành điện thép cho con người hạnh phúc mai sau. Vì vậy, nhân ngày 1-12-2003, Tổng thư kí Liên hợp quốc đã đưa thông điệp khẩn thiết phòng chống AIDS: “Hãy sát cánh cùng tôi, bởi lẽ cuộc chiến chống lại HIV/AIDS bắt đầu từ chính các bạn”, ở một đoạn khác, ông viết tiếp: Trong thế giới khốc liệt của AIDS không có khái niệm “chúng ta và họ”, “thế giới đó”, im lặng đồng nghĩa với cái chết”.

II. Thân bài

1. HIV/AIDS là một thế giới khốc liệt, là thảm họa của loài người.

a. Gần hai thập kỉ cuối cùng của thế kỉ XX và nay đã bước sang thập niên của thế kỉ XXI, mặc dù tất cả các nhà y học tài ba của thế giới đã vào cuộc để tìm ra một thứ thuốc hữu hiệu để chữa căn bệnh đồng nghĩa với tử thần. Đó là căn bệnh có cái tên gớm ghiếc HIV. Nhưng tất cả đang bó tay, chưa tìm được một thứ vacxin nào có thể phòng ngừa và tiêu diệt được thứ virut khủng khiếp ấy. Những thứ thuốc tốt nhất hiện có cũng chỉ có ý nghĩa giúp bệnh nhân có thể kéo dài sự sống và những biện pháp phòng ngừa cũng chỉ nhằm giảm bớt sự lây lan căn bệnh quái ác ấy từ người này sang người khác, không để nó trở thành đại dịch mang tính toàn cầu mà thôi.

b. HIV dù chưa là một đại dịch nhưng cho đến nay nó đã lấy đi hàng triệu sinh mệnh. Nếu tính bình quân, chỉ tính đến năm 2007 thì cứ mỗi ngày trôi qua, thế giới có thèm mười tám nghìn người nhiễm HIV, nghĩa là cứ mỗi giờ thì có bảy trăm năm mươi người mắc vào thứ bệnh mà lưỡi hái tử thần đang kề tận cổ ấy. Tất nhiên cho đến giờ phút này, con số thống kê đang tăng lên một cách đáng sợ.

c. Điều đáng buồn và đáng sợ hơn là hầu hết bệnh nhân đều là những người trẻ tuổi, cái tuổi của tương lai, cái tuổi đang trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần và là niềm hi vọng của mỗi gia đình. Giờ đây họ chẳng những không lao động được mà còn phải tập trung vào chữa bệnh. Kèm theo đó là bao người thản phải tập trung chăm lo cho những người bệnh ấy, chưa kể là bao nhiêu của cái phải lần lượt đội nón ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo ấy. Thế là hậu quả biết bao người vợ mất chồng, người mẹ mất con. Có biết bao trại trẻ mồ côi làng SOS dành cho những đứa trẻ đã mang virut HIV/AIDS mọc lên như nấm. Các bạn hãy tưởng tượng, riêng khu vực châu Phi cận sa mạc Sahara với dân số một phần mười thế giới thì số người dương tính với HIV đã chiếm gần bảy tám phần trăm dân số. Còn ở nước ta, con số nhiễm bệnh đã lên tới ba trăm nghìn người, số người đã chết lên tới con số hàng mấy chục ngàn người. Theo công bố cua Bộ Y tế, cứ mười phút trôi qua, thì có thêm một người nhiểm phải căn bệnh hiếm nghèo đó.

2. Không có khái niệm “chúng ta” và “họ”

a. Không ai được phép coi đây là việc của người khác, chỉ liên quan đến “họ”, tức là những người nhiễm HIV, hay đang bước sang thời kì AIDS. Trước hết, với đạo lí làm người, không ai được quyền dửng dưng trước tai họa của nhân loại. Vì như Mác đã nói: “Đã là con người thì không ai được phép quay lưng với nỗi đau khổ của đồng loại”. HIV đang tác động xấu đối với đời sống
của loài người. Mỗi năm thế giới chúng ta bỏ ra hàng chục, thậm chí là hàng trăm tỉ đô la để chữa trị và ngăn ngừa căn bệnh hiểm nghèo ấy. Số tiền đó đáng lẽ có thể dùng để sản xuất ra của cải, lương thực, phòng ngừa thiên tai, xóa đỏi giảm nghèo cho những nước còn chậm phát triển.

b. Căn bệnh quái ác nói trên có nhiều đường lây lan như truyền máu không an toàn, lây từ mẹ sang con, đời sống tình dục không lành mạnh, thiếu ý thức. Nếu xem căn bệnh này chỉ là của ai đó, không liên quan đến mình, không có những biện pháp phòng ngừa triệt để thì thần chết vẫn có thể đến gõ cửa mỗi chúng ta và từng nhà.

3. Phải lên tiếng, phải hành động.

a. Mỗi người phải làm gì? Trước hết phải lên tiếng: phải cảnh báo với mọi người về nguy cơ lây nhiễm căn bệnh quái ác này đế mọi người tích cực phòng tránh. Phải có cái nhìn đúng đắn và thái độ đối xử đúng với những người nhiễm HIV. Phải coi họ như những người không may bị nhiễm căn bệnh mà đến nay y học đang bất lực.

b. Từ những con đường lây nhiễm được xác định, người ta có thể gần gũi, không được coi họ như những người bỏ đi. Không được mặc cảm, định kiến, phải biết yêu thương, giúp đỡ họ tạo dựng được niềm tin và nghị lực để sống khỏe, sống vui. Bởi một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Bởi tình thương nói như Nam Cao là tiêu chuẩn cao nhất để xác định tư cách làm người. Không có tình thương, con người chí là một con vật bị sai khiến bởi lòng ích kỉ. Một lời động viên; an ủi đối với những người nhiễm HIV sẽ tích thêm năng lượng đề họ sống mạnh mẽ, lạc quan hơn.

III. Kết luận

Không được tự chia ra hai thế giới “chúng ta và họ”. Trong thế giới đó, "im lặng đồng nghĩa với cái chết”. Hãy sát cánh bên nhau, bàn tay ấm nóng tình thương, tay trong tay, chúng ta hãy cùng nhau đẩy lùi và tiêu diệt căn bệnh quái ác, khủng khiếp này để loài người không phải sống trong nước mắt mà trong nụ cười tươi vui thân thiện và hạnh phúc.



 

Bình luận (1)
Nguyễn Hồ Kim Trang
Xem chi tiết
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:38

Trong cuộc sống đang bộn bề, biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên học sinh giỏi giang, tài đức. Và ngay từ bây giờ, học sinh- được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “ căn bệnh” xâm nhập vào học đường đang hoành hoành, gây xôn xao ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thật vậy, học sinh đến trường học qua loa đối phó, nưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao- đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “ chuộng” thành tích.

Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì vở vất đầu giường. Thế nhưng, hok hiểu sao cứ đến kì thi lại có hok ít người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao à. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả tồi nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên A, B,.. nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo vien đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Xin nói thẳng chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình mà đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của hcọ sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêmt hì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không htể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.
Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít “ sĩ tử” thành “tử sĩ” chỉ vì học không đúng với bản thân, hổng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “ giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tyài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.

Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để khối u nhột- bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi hcọ sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang páht động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước. bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.
Quyết tâm bài trừ bệnh thành tích trong nhà trường 

 Học sinh, sinh viên là tương lai của đất nước. Vì vậy, giáo dục luôn là vấn đề quan trọng gây quan tâm cho mọi người trong xã hội, đặc biệt là các bậc phụ huynh.

Tuy nhiên hiện nay đang xuất hiện nhiều tiêu cực gây nhiều ảnh hưởng xấu cho nền giáo dục nước ta, cho nên cuộc vận động “Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” rất đang rất được sự ủng hộ và hưởng ứng trên cả nước.

Hiện tượng “tiêu cực thi cử” và “bệnh thành tích trong giáo dục” trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình, làm cho giáo viên mất đi lương tâm nghề nghiệp. “Tiêu cực trong thi cử” là những hành vi gian lận khi thi cử như thí sinh mang vào phòng thi và sử dụng những tài liệu hoặc thiết bị không được cho phép, hay giám thị coi thi cố tình lờ đi cho thí sinh sử dụng tài liệu hay trao đổi với nhau… Còn “bệnh thành tích trong giáo dục” là gì? Đó là những danh hiệu thi đua của thầy và trò, giữa các lớp, các trường và các phòng ban với nhau gây nên hiện tượng điểm ảo, thành tích ảo, không phản ánh đúng khả năng và trình độ. Đó là hành động vi phạm có ý thức. Vậy ý nghĩa của cuộc vận động này là phòng chống và ngăn chặn các hành vi gian lận, bao che trong dạy, học và thi cử.

Vấn đề đã và đang trở nên rất cấp thiết. Đây không còn chỉ là cuộc vận động của bộ, ngành mà là của toàn ngành giáo dục. Tiêu cực và bệnh thành tích đã có từ lâu. Nếu để tiêu cực tiếp tục kéo dài, học sinh không có động lực để học, không tiếp thu được kiến thức, sẽ không có tương lai. Các thầy cô cũng không có động lực để dạy, không có sáng kiến đổi mới phương pháp dạy học, nền giáo dục khi ấy sẽ ngày càng trì trệ.

Hiện nay, cái mà học sinh cần khi tốt nghiệp phổ thông không phải là tấm bằng thuần tuý mà là năng lực để học nghề, hay học lên đại học, gây dựng một tương lai cho bản thân. Vì vậy, cuộc vận động này chính là lợi ích của học sinh. Nếu loại bỏ được căn bệnh “chạy theo thành tích” như hiện nay thì sẽ không còn tình trạng học sinh, sinh viên phải “chọi nhau” ở các kỳ thi tập trung đông đúc do việc học, cách học, thời gian học,… thầy cô sẽ không phải làm những việc không đúng với lương tâm, tấm lòng mình, đó là báo cáo sai sự thật để đạt thi đua. Khi đó, thầy cô sẽ được giải phóng khỏi những việc không hiệu quả, cả thầy lẫn trò không còn phải bận tâm với chuyện thi cử, tranh đua mà được tự do lựa chọn và việc đánh giá chất lượng học hành trở nên thông thường như mọi hoạt động khác diễn ra trong trường học. Hơn nữa nếu học sinh, sinh viên sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đúng với thực lực của mình thì khi bước vào đời họ sẽ không gặp phải những bỡ ngỡ, khó khăn, loay hoay tìm một chỗ đứng cho mình trong xã hội, mà những kiến thức họ tiếp thu được trên ghế nhà trường sẽ là hành trang hữu ích, là nền tảng để họ thể hiện mình, phát huy hết năng lực của mình trong công cuộc phát triển đất nước. Với lực lượng những người trẻ và hoài bão muốn cống hiến của họ như hiện nay thì việc nước ta có thể “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” sẽ không còn xa.

Cuộc vận động được triển khai đã gần ba năm và nhận được sự đồng tình lớn từ xã hội.

Tuy nhiên, vần còn khá nhiều trường hợp không hưởng ứng, không tích cực tham gia cuộc vận động. Một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên còn thoả hiệp hoặc làm ngơ, vô cảm trước các hiện tượng tiêu cực, hiện tượng chạy trường, chạy lớp, lấy tỉ lệ để nâng thành tích vẫn còn ở một số nhà trường, học sinh vẫn còn xu hướng ỷ lại, chán học, và rồi dẫn đến gian lận trong các kì kiểm tra và thi cử. Ngoài ra còn xảy ra trường hợp một số giáo viên dũng cảm đứng lên tố cáo tiêu cực nhưng lại bị trù dập và chịu sức ép từ nhiều phía. Đó đều là những hành vi đáng lên án và chê trách. Tuy không thấy được cái hại trước mắt nhưng sẽ gây hại cho cho tương lai của học sinh, hay rộng hơn là cho xã hội, cần phải được ngăn chặn.

Để phòng chống “tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, mỗi cá nhân và tập thể cần phải hưởng ứng và hành động. Bắt đầu từ gia đình, nếu các bậc cha mẹ cứ chăm chăm

vào lỗi lầm của con cái, la mắng, trách phạt chúng vì những lỗi lầm ấy, sẽ rất dễ khiến con cái họ khó lòng vượt lên mặc cảm là kẻ hậu đậu mà tự ti, không chịu khó cố gắng, không có ý chí vươn lên. Hoặc trái lại là một số phụ huynh mặc cho con cái buông thả, rồi sau đó chạy chọt khắp nơi
cho con vào trường tốt, lớp tốt dù chúng không đủ trình độ, để rồi “đuối”, không theo kịp và tiếp tục dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Vậy nên các bậc cha mẹ cần phải điều chỉnh cách suy nghĩ,

cách dạy dỗ con cái để không gián tiếp hại con của mình. Các nhà quản lí giáo dục và giáo viên nên triển khai cuộc vận động bằng cách đừng quá coi trọng thành tích, thay đổi suy nghĩ sai lệch của phụ huynh và học sinh về “trường chuyên, lớp chọn”, xóa bỏ tình trạng “ngồi nhầm lớp”, đổi mới phương pháp kiểm tra và đánh giá nhằm đánh giá đúng thực chất năng lực học tập của học sinh, chú trọng hơn trong việc dạy tốt, học tốt… Và yếu tố cuối cùng, cũng là yếu tố quan trọng nhất để cuộc vận động thành công là chính bản thân học sinh. Mỗi học sinh nên nhận thức được bản chất và tầm quan trọng của việc học để tiếp thu kiến thức một cách có hiệu quả, và có thể tự tin thành công bằng chính thực lực của mình. Bên cạnh đó học sinh cũng cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức để tránh thực hiện những hành vi sai trái, phản giáo dục.

“Nói không với những tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là cuộc vận động có ý nghĩa to lớn và thiết thực đối với nền giáo dục nước ta hiện nay. Những năm gần đây,

với sự cố gắng không ngừng của một số tập thể, cuộc vận động đã mang lại nhiều tín hiệu tích cực. Vì vậy chúng ta có quyền tin rằng nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ xóa bỏ được.

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Uyên
9 tháng 6 2016 lúc 9:40

Gợi ý :

    a) Mở bài: Nêu hiện tượng, trích dẫn đề, phát biểu nhận định chung…

    b) Thân bài:

        - Phân tích hiện tượng.

         + Hiện tượng tiêu cực trong thi cử trong nhà trường hiện nay là một hiện tượng xấu cần xoá bỏ, nó làm cho học sinh ỷ lại, không tự phát huy năng lực học tập của mình…(DC)

        + Hiện tượng lấy tỉ lệ để nâng thành tích của nhà trường( DC)

 à Hãy nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

    - Bình luận về hiện tượng:

        + Đánh giá chung về hiện tượng.

        + Phê phán các biểu hiện sai trái: Thái độ học tập gian lận;  Phê phán hành vi cố tình vi phạm, làm mất tính công bằng của các kì thi.

    c) Kết bài.  - Kêu gọi học sinh có thái độ đúng đắn trong thi cử.

                       - Phê phán bệnh thành tích trong giáo dục.  

Bình luận (0)
Lê Quỳnh Trang
12 tháng 6 2016 lúc 8:41

Trong cuộc sống bộn bề, đầy biến chuyển hằng ngày như hiện nay thì xã hôi, đất nước đang cần đến một lực lượng thanh niên tài giỏi, đức hạnh. Và ngay từ bây giờ, học sinh được xem là những mầm non tương lai, là người kế thừa công cuộc phát triển đất nước đang ra sức học tập, rèn luyện hết sức mình. Nhưng trái lại bên cạnh đó, lại có một số học sinh đang học với không đúng khả năng của mình, và điều này đã tạo điều kiện cho một “căn bệnh” xâm nhập vào học đường gây xôn xao cho ngành giáo dục nói riêng và xã hội nói chung. Vâng, đó chính là bệnh thành tích trong giáo dục.

Thành tích là kết quả có thể đánh giá được của nỗ lực con người. Kết quả đó không chỉ là một lợi ích vật chất hay tinh thần cá nhân, tuy rằng phần lớn yếu tố tạo nên động lực khiến con người phải nỗ lực nhiều hơn, tốt hơn để đạt thành tích chính là lợi ích cho mình. Nhưng con người vẫn có thể làm hết sức mình vì lợi ích chung, lợi ích của xã hội, của đất nước. Theo định nghĩa đó, nỗ lực đạt thành tích của một cá nhân hay một tập thề là một phẩm chất đạo đức tốt, đáng biểu dương và nhân rộng. Hãy tưởng tượng một xã hội mà trong đó mọi thành viên đều nổ lực để đạt những thành tích cao hơn trên các lĩnh vực hoạt động: thể thao, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, sản xuất, thương mại, công nghệ... vì lợi ích cho mình và cho cả cộng đồng. Xã hội đó chắc chắn tiến bộ, nền kinh tế nước đó chắc chắn phát triển, người dân nước đó chắc chắn giàu có, quốc gia đó chắc chắn cường thịnh. Nhưng đến khi những nỗ lực đạt thành tích, một phẩm chất tốt và cần thiết của mỗi thành viên trong xã hội, lại trở thành một bệnh, mà ngày nay chúng ta gọi tên nó là bệnh thành tích. Thành tích, giống như thành quả, thành tựu, thành công, là chuyện tốt, chuyện hay, đáng nêu gương, đáng học. Vì những cái “thành” ấy là do lao động sáng tạo mà ra. Cuộc sống thực sự phát triển, là do tất cả những cái “thành” từ mồ hôi nước mắt ấy của toàn xã hội.Nhưng chạy theo thành tích ảo, đánh lừa người khác bằng con số ma, bằng báo cáo tô vẽ, như Bác Hồ từng phê bình là “làm láo báo cáo hay”, thì đáng gọi là “bệnh thành tích”, nguy hại cho cả xã hội lẫn chính người mang bệnh. Bệnh này có từ xưa lắm, nay thì lây lan rộng khắp các ngành các cấp, các địa phương, có thể xem là mạn tính, nguy hại lớn hơn bao giờ hết.
Chúng ta đều nhận thức rỏ ràng, một xã hội muốn phát triển tiến bộ phải có nhiều nhân tài, mà nhân tài phải là người có chân tài thực học, được tiếp thu những kiến thức và các phẩm chất đạo đức tinh hoa của nhân loại và của dân tộc thông qua hệ thống giáo dục của cộng đồng. Giáo dục chính là xuất phát điểm, là nơi sản sinh ra nguồn năng lực cho sự cường thinh của một nước, một cộng đồng dân tộc. Một nền giáo dục tốt và trung thực sẽ tạo nên những con người đạt những thành tích tốt và trung thực. Những thành tích tốt và trung thực sẽ tạo nên những bước tiến mạnh mẽ cho cộng đồng dân tộc trên con đường phát triển. 
Đất nước chúng ta đang tiến bước trên con đường đổi mới, mở cửa, hội nhập và tranh đua với thế giới đề giành lấy một vi trí xứng đáng trên hành tinh này. Cuộc đấu tranh kinh tế sắp đến rất quyết liệt và mang tỉnh chất thắng bại sinh tử không khác gì trên đấu trường hay trên võ đài. Ở đó, một võ sĩ chỉ có thể chiến thắng đối chủ bằng tài năng thực sự của chính mình, không phải vì có một văn bằng chứng nhận đẳng cấp cao hơn. Đất nước chúng ta sau này có cường thịnh hay không tùy thuộc vào việc nền giáo dục của chúng ta có đổi mới để có thể sản sinh ra những chân tài thực học hay không. Trên tiến trình đổi mới giáo dục, bệnh thành tích phải được xóa bỏ. Đó không phải là một việc quá khó, nhưng chắc chắn cũng không dễ dàng.

Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục là hai vấn đề bức xúc được Đảng, Chính phủ, ngành giáo dục và xã hội quan tâm. Thực hiện tốt cuộc vận động này góp phần lập lại trật tự kỷ cương, trong dạy và học, khuyến khích mạnh mẽ sức sáng tạo của các thầy cô giáo, là tiền đề quan trọng để triển khai các giải pháp khắc phục yếu kém trong giảng dạy, học tập. Cuộc vận động “ Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nền giáo dục nước ta.

Thế nhưng ta vẫn có thể bắt gặp những học sinh đến trường học qua loa đối phó, nhưng điểm số và kết quả học tập thì rất cao. Đó là những biểu hiện cụ thể, triệu chứng của bệnh “chuộng” thành tích.Nhiều lúc ta cảm thấy ngạc nhiên trước lối học của một số hoc sinh, lên lớp thì nghệch ngoạc vài chữ, ngáp lên ngáp xuống, học theo kiểu “ cưỡi ngựa xem hoa”, về nhà thì tập vất đầu giường. Thế nhưng, cứ đến kì thi lại có nhiều người rất tự tin cầm bút vào phòng thi, rốt cuộc “ may mắn” làm sao, điểm vẫn trên trung bình, danh sách học sinh tiên tiến, học sinh giỏi ở các trường vẫn “ thừa thắng xông lên”. Tại sao lại có sự mâu thuẫn đến như vậy?Thật là khó lí giải. Họ thông minh đến nỗi không cần học bài , hiểu bài cũng có thể thi, làm kiểm tra điểm cao. Và rồi khi bước vào kì thi đại hoc thật sự, kết quả lại khiến nhiều người sửng sốt, bất ngờ. Có chăng chỉ là những học sinh tiêu biểu đó đã gặp may mắn trong khi quay cóp, tài liệu hay là do thái độ ỷ lại vào bạn bè, sự dễ dãi của một số thầy cô trong các kì thi,...

Có thể thầy cô không nỡ nhìn học sinh của mình buồn khi nhận những con điểm kém, kết quả kém nên họ đã làm ngơ trước một vài điều hay là với tâm lí sợ trò học không giỏi một phần là do thầy cô dạy không hay, có trường hợp nhiều học sinh đỗ xô đi học một giáo viên nào đó không chỉ đơn thuần là giáo viên đó dạy giỏi, giảng hay mà còn vì giáo viên đó “ thương” học trò và biểu hiện ra đó là cho học sinh biết trước những đề kiểm tra, khi cho điểm thi lại hết sức nhẹ nhàng với học trò “ tại gia” của mình. Chính vì thương kiểu đó mà đã có không ít những kết quả sai lệch, học giả nhưng điểm thật. Và những thầy cô đó có thật sự thương học sinh của mình hay đang huỷ hoại dần vốn kiến thức và ý thức học tập của học sinh, dần dần họ cứ nghĩ rằng cứ có thật nhiều tiền mua quà chăm sóc thầy cô hay có một chỗ ngồi êm ấm trong nơi học thêm thì sẽ dễ dàng với việc học, thi, kiểm tra. Thật là sai lầm!

Ông bà ta đã từng nói: “Không học thì làm sao có tương lai”. Tương lai đó không thể mua bằng tiền, bằng những mẹo vặt khi làm bài hay sự nài nỉ của một ai đó... Tương lai là do chính bản thân mình nắm lấy, mình bắt giữ, phải đổ mồ hôi, nước mắt trong học tập thật sự thì mới có một tương lai tươi sáng.Trong kì thi đại học vừa qua đã có không ít thí sinh chỉ vì học không đúng với bản thân, hỏng kiến thức trầm trọng, thế nhưng trong các năm học trứoc hay thi tốt nghiệp vẫn luôn là “học sinh giỏi”. Chính lúc bước vào kì thi chung của cả nước, kì thi đại học gắt gao thì khả năng của mỗi học sinh mới được thể hiện thật sự chính xác, ai giỏi có cố gắng thì sẽ đậu, ai mà chỉ biết mánh khoé, học giả dối thì phải nhận kết quả thấp,hi vọng rằng họ sẽ không than vãn là “ học tài thi phận”. Không biết rằng trước kết quả đáng buồn của học sinh mình, thầy cô có hối hận hay không, vì đã quá dễ dãi trong việc dạy dỗ học sinh của mình.
Chắc mọi người vẫn chưa quên vụ” chạy trường, lớp điểm” ở trường Lê Quý Đôn vừa qua gây xôn xao trong bộ giáo duc và cả xã hội hay là kì thi tốt nghiệp năm ngoái có trường thi tốt nghiệp đạt o%, tức là không một học sinh nào đậu. Không biết là nên thất vọng bao nhiêu cho đủ đây, trước hậu quả mà bệnh thành tích đã gây ra trong nhà trường.
Tuy nhiên, nói cho công bằng trách nhiệm cũng không nên đỏ hết cho thầy cô, đó còn là sự học buông thả của một số học sinh, không chuyên tâm vào học hành, chỉ biết học đối phó, qua loa và cách dạy có thể chưa hợp lí, làm học sinh thích thú...
Không thể để bệnh thành tích này hoành hành và phát triển trong học đường. Gia đình và thầy cô giáo cần kiểm tra về kiến thức và việc học của học sinh chặt chẽ hơn nữa, tạo ra nhiều phương pháp học khiến học sinh thích thú và nên hạn chế những lối học “thầy đọc, trò chép” khô khan. Hơn hết quan trọng nhất là ý thức của mỗi học sinh, sự nỗ lực và cố gắng của từng bạn, lúc đầu có thể khó khăn nhưng về sau bạn có thể có được niềm vui đích thực khi đón nhận những điểm số tốt xứng đáng với sức mình bỏ ra. Hiện nay ngành giáo dục và xã hội ta đang phát động cuộc vận động “Chống tiêu cực trong giáo dục và bệnh thành tích” hay khẩu hiệu “Ba không” trong học đường...Mọi người, mọi trường đang tham gia hưởng ứng một cách tích cực, học sinh chúng ta hãy hòa mình vào đó. Hãy từ biệt căn bệnh thành tích trong nhà trường. Sống và học tập hết mình để xứng đáng trở thành những người kế thừa và phát triển đất nước.
Bác Hồ đã từng nói “ Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không đó là nhờ phần lớn ở công học tập của các cháu”.Vi vậy chúng ta hãy quyết tâm bài trừ nạn tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong nhà trường kh ông chỉ vì ch úng ta ma còn vì tương lai của đất nước.

Bình luận (0)
Nguyễn Thái Lai
Xem chi tiết
Nick Cannon
2 tháng 11 2017 lúc 9:51

dsggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggggg

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
11 tháng 11 2017 lúc 17:03

Nếu ai đã từng ăn sushi thì sẽ biết rằng người Nhật rất thích ăn đồ ăn tươi sống.Nhưng để có được cá tươi sống họ đã phải cải tiến không ngừng cách thức, phương pháp.Qua đó ngộ ra một chân lí cuộc sống chính là phải biết cố gắng, nỗ lực, không ngừng đổi mới, tư duy sáng tạo, tìm tỏi học hỏi.Luôn trau dồi, tự mình tìm kiếm những ý tưởng, cách thực hiện mới mẻ nhằm đem lại hiệu quá cũng như năng suất cao hơn.Bài học về cách bảo quản cá của người Nhật nhưng cũng chính là bài học cho mỗi chúng ta, không được an phận thủ thường, bằng lòng, chấp nhận hiện tại những gì mình đang có.Phải biết sống có mục đích, có ý chí cầu tiến, tham vọng khẳng định bản thân, luôn muốn vươn lên, khẳng định giá trị của bản thân.Có như thế đất nước mới ngày một phát triển, thịnh vượng.

Bình luận (0)
Lê T Bích Hậu
Xem chi tiết
Phạm Minh Khánh
Xem chi tiết
Dương Ánh Ngọc
9 tháng 6 2016 lúc 9:47

a. Mở bài: Nêu sự cấp bách và tầm quan trọng hàng đầu của việc phải giải quyết vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông đang có chiều hướng gia tăng như  hiện nay.

b. Thân bài

- Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên: đường bộ, đường thủy, đường sắt... trong đó phần lớn lµ các vụ tai nạn đường bộ.

 *Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông:

       - Khách quan: Cơ sở vật chất, hạ tầng còn yếu kém; phương tiện tham gia giao thông tăng nhanh; do thiên tai gây nên...

      - Chủ quan:

         + Ý thức tham gia giao thông ở một số bộ phận người dân còn hạn chế, đặc biệt là giới trẻ, trong đó không ít đối tượng là học sinh.

         + Xử lí chưa nghiêm minh, chưa thỏa đáng. Ngoài ra còn xảy ra hiện tượng tiêu cực trong xử lí.

   * Hậu quả: gây tử vong, tàn phế, chấn thương sọ não...

Theo số liệu thống kê của WHO (Tổ chức y tế thế giới) : Trung bình mỗi năm, thế giới có trên 10 triệu người chết vì tai nạn giao thông. Năm 2006, riêng Trung Quốc có tới 89.455 người chết vì các vụ tai nạn giao thông. Ở Việt Nam con số này là 12,300. Năm 2007, WHO đặt Việt Nam vào Quốc gia  có tỉ lệ các vụ tử vong vì tai nạn giao thông cao nhất thế giới với 33 trường hợp tử vong mỗi ngày.

  * Tai nạn giao thông đang là một quốc nạn, tác động xấu tới nhiều mặt trong cuộc sống:

   - TNGT ảnh hưởng lâu dài đến đời sống tâm lý: Gia đình có người thân chết hoặc bị di chứng nặng nề vì TNGT ảnh hưởng rất lớn tới tinh thần, tình cảm; TNGT tăng nhanh gây tâm lí hoang mang, bất an cho người tham gia giao thông.

  - TNGT gây rối loạn an ninh trật tự: làm kẹt xe, ùn tắc GT dẫn đến trễ giờ làm, giảm năng suất lao động

   - TNGT gây thiệt hại khổng lồ về kinh tế bao gồm: chi phí mai táng cho người chết, chi phí y tế cho người bị thương, thiệt hại về phương tiện giao thông về hạ tầng, chi phí khắc phục, chi phí điều tra...

   - TNGT làm tiêu tốn thời gian lao động, nhân lực lao động: TNGT làm chết hoặc bị thương ảnh hưởng đến nguồn lực lao động xã hội.

* Giảm thiểu tai nạn giao thông là là yêu cầu bức thiết, có ý nghĩa lớn đối với toàn xã hội. Thanh niên, học sinh cần làm những gì để góp phần giảm thiểu TNGT ?

      Vì sao lại đặt vai trò cho tuổi trẻ, vì tuổi trẻ là đối tượng tham gia giao thông phức tạp nhất cũng là đối tượng có nhiều sáng tạo và năng động nhất có thể góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông

 * Suy nghĩ và hành động như thế nào trước vấn đề đó 

- An toàn giao thông góp phần giữ vững trật tự xã hội và đảm bảo hạnh phúc gia đình. Bất cứ trường hợp nào, đi đâu cũng phải nhớ : " An toàn là bạn, tai nạn là thù"

- Bản thân chấp hành tốt luật lệ giao thông.

- Vận động mọi người tham gia chấp hành tốt. Nhiệt tình hưởng ứng các phong trào cổ động tuyên truyền về giao  thông, biểu gương người tốt việc tốt trong tham gia giao  thông

c. Kết luận

 - Khẳng định ý nghĩa của vấn đề giảm thiểu tai nạn giao thông.

Bình luận (0)
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:34

Gợi ý 
I. Mở bài:
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông .đang !à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà 1 ấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở 'Việt Nam hiện nay?
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn....) .
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông
- m. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội
- Tuổi trẻ học đường có cần góp phần về an toàn giao thông.
Bài làm
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những n tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn r không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không c do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ c' văng tục, gườm nhau... Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông kh đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ờ các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang đ tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì... 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.

 

Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhắm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức” mỗi khi tham gia giao thông.
Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.
Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cán phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.

Bình luận (0)
Đỗ Nguyễn Như Bình
9 tháng 6 2016 lúc 9:35

Gợi ý 
I. Mở bài:
- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông .đang !à điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà 1 ấn đề này gây ra.
- Nhận thức: tuổi trẻ học đường - những công dân tương lai của đất nước - cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.
II. Thân bài:
1. Thực trạng tai nạn giao thông ở 'Việt Nam hiện nay?
2. Hậu quả của vấn đề:
+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng
+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
3. Nguyên nhân của vấn đề:
+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm...)
+ Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường...)
+ Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn....) .
+ Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.
4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:
+ Tham gia học luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

+ Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư...
+ Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.
+ Tuyên truyền luật giao thông
- m. Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội
- Tuổi trẻ học đường có cần góp phần về an toàn giao thông.
Bài làm
Thực tế cho thấy, những năm gần đây, vấn đề giao thông, đặc biệt ở các đô thị lớn của cả nước, càng trở nên phức tạp. Hạ tầng giao thông không theo kịp với sự phát triển của kinh tế - xã hội đã dẫn đến sự ách tắc giao thông và đặc biệt đã xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nhắc đến con số người chết và bị tàn tật do tai nạn giao thông gây ra, ai cũng thấy bàng hoàng. Vì thế, vấn đề an toàn giao thông đã trở nên cấp bách. Mọi thành phần trong xã hội hầu như tham gia giao thông trong đó có tuổi trẻ học đường. Vậy tuổi trẻ học đường sẽ ứng xử như thế nào về vấn đề này?
Văn hóa, xét cho cùng là giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo thể hiện mối quan hệ, lối ứng xử, biểu hiện văn minh giữa con người với người. Văn hóa giao thông là biểu hiện lối ứng xử “đẹp" giữa những n tham gia giao thông trong cộng đồng xã hội. Giao thông trở nên rối loạn r không có cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ, hoặc khi tín hiệu đèn không c do mất điện. Va quẹt nhau một tí, không thấy lời xin lỗi nhau mà chỉ c' văng tục, gườm nhau... Tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, giao thông kh đúng luật lệ và cả việc thiếu ý thức giữ gìn vệ sinh công cộng vẫn diễn đặc biệt ờ các đô thị lớn, các bến tàu, xe, nơi sinh hoạt đông người.
Biết bao lần người ta nói đến việc nhân viên xe buýt hành hung Báo Pháp luật đưa tin Ngày 14-3, Công an huyện Cái Bè cho biết đang đ tra làm rõ vụ một nhân viên xe buýt Nhật Long Cư đã hành hung một hành khách trọng thương chỉ vì... 1.000 đồng. Đó chỉ hành vi côn đồ, vô giáo dục phải kể đến là xe tải nặng “đánh võng” như xiếc trên xa lộ. Nào là người khoẻ mạnh giành đường với người khuyết tật. Chàng thanh niên sang trọng, cô gái xinh đẹp cứ dửng dưng đứng ngán ngữ ở đầu xe cứu thương, xe tang dù phía sau xe còi báo động xin đường inh ỏi,... và nhiều hình ảnh khác đã làm nhói lòng những ai yêu cái đẹp trong đời sống con người! Và, những tai nạn giao thông từ những cuộc đi “bão" mà người ta dùng chỉ những loại người bất hảo ưa trờ tốc độ một cách vô lí đã làm mất đi những công dân lương thiện đang tham gia giao thông.

Hiện nay, một tình trạng xảy ra khá phổ biến là người vi phạm khi bị xử phạt dễ dàng chấp nhận việc nộp phạt, thậm chí chuẩn bị tư tưởng và tiền phạt để đi cho thật nhanh. Điều này cho thấy biện pháp xử lí hành chính hiện nay và hình thức xử phạt chưa đủ mạnh tay để răn đe người vi phạm Phương tiện đi lại, thời gian và công ăn việc làm rất quan trọng đối với mọi người, vì vậy chúng ta cần nhắm vào điểm này để buộc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông luôn “thường trực ý thức” mỗi khi tham gia giao thông.
Đáng buồn hơn, những người đi xe máy, xe đạp và đi bộ này luôn tồn tại tâm lí các phương tiện giao thông lớn phải “sợ” và “nhường xe nhỏ hơn và nếu xảy ra tai nạn, lỗi luôn thuộc về các phương tiện lớn hơn. Nhìn toàn cảnh bức tranh giao thông đường bộ những tháng gần đây, chính chúng ta cũng phải ngán ngẩm lắc đầu và sợ hãi chứ chưa kể đến người nước ngoài. Vì vậy, vấn đề là phải thượng tôn pháp luật và ý thức của con người. Tuổi trẻ học đường - đối tượng có học vấn, được trang bị kiến thức và văn hoá nhiều phương diện trong đó có văn hoá giao thông. Ý thức đầu tiên là đi đúng luật quy định, đội nón bảo hiểm, không lạng lách, gương mẫu và tuyên truyền mọi người cùng ý thức về một hình ảnh có văn hoá trong giao thông Việt Nam. Đề cao lòng tự tôn dân tộc từ những việc nhỏ trong đó có văn hoá giao thông.
Nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông. Đây chính là vấn đề cấp thiết nhất mà chúng ta cần phải làm ngay và nó cũng là vấn đề tiên quyết nhất trong "kế sách" giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
Vậy chúng ta phải làm như thế nào để thức tỉnh ý thức, tinh thần trách nhiệm của người dân khi tham gia giao thông? Điều này liên quan đến mặt nhận thức của con người về hành động của họ để nhận ra phải - trái, đúng - sai. Nhận thức này được hình thành trên cơ sở nền tảng giáo dục mà đặc biệt là giáo dục cộng đồng, mà tuổi trẻ học đường cán phải góp phần thay đổi ý thức của người dân trong văn hoá giao thông.


 

Bình luận (0)
Phan Nhật Linh
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hà
9 tháng 6 2016 lúc 9:39

          Bạo hành là hành vi bạo lực, đối tượng này dùng để trấn áp đối tượng kia. Trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”, nạn bạo hành gia đình được Nguyễn Minh Châu phản ánh qua hành vi vũ phu, tàn bạo của người chồng: trút tất cả cơn bực bội, bức xúc vì gánh nặng cuộc sống vào những trận mưa dây thắt lưng quật tới tấp lên người vợ (người đàn bà hàng chài) khốn khổ. Và đứa con trai, vì bênh mẹ đã đánh lại cha.

          Nạn bạo hành trong gia đình hàng chài trong tác phẩm cũng là hiện tượng khá phổ biến trong xã hội ngày nay. Nạn bạo hành trong gia đình diễn ra ở nhiều hình thức: chồng đánh chửi vợ; cha, mẹ đánh con cái; thậm chí con cái đánh chửi cha mẹ. Trong đó chủ yếu chồng bạo hành với vợ và thường diễn ra hai hình thức: bạo hành thể xác (đánh đạp vợ), bạo hành tinh thần (chửi bới nhục mạ vợ...)

          Có nhiều nguyên nhân gây ra nạn bạo hành: đời sống kinh tế khó khăn, áp lực công việc hàng ngày, quan hệ căng thảng ở công sở, chồng (vợ) ngoại tình... mà nguyên nhân chính là ý thức con người còn hạn chế.

          Nạn bạo hành tác động xấu tới gia đình và xã hội. Sức khỏe con người bị giảm sút, tinh thần căng thẳng, gia đình xáo trộn. Nguy hiểm hơn, nhiều người vợ không chỉ bị thương tật, tàn phế và còn mất mạng. Trẻ em bị ảnh hưởng tâm lí nặng nề, nhiều em bị đẩy ra ngoài đường “đi bụi” gây ra biết bao nhiêu tệ nạn xã hội. An ninh trật tự vì thế mà bất ổn. Nếp sống văn hóa bị phá vỡ. Sự phát triển kinh tế chậm lại.

          Để hạn chế và tiến tới thanh toán nạn bạo hành, xã hội đồng thời phải dùng nhiều biện pháp: thúc đẩy kinh tế phát triển, có những điều luật trừng trị nghiêm khắc kể xâm phạm thân thể, danh dự con người và quan trọng hơn phải giáo dục ý thức tự trong và tôn trọng người khác của mọi người.

Bình luận (0)
Doraemon
9 tháng 6 2016 lúc 9:39

Ngày nay, tuy xã hội đã văn minh hơn, nhưng tư tưởng phong kiến “trọng nam khinh nữ” vẫn tồn tại song song với đó. Có lẽ điều tiến bộ hơn chỉ là người phụ nữ được bảo vệ và đối xử công bằng với nam giới bởi nhiều chính sách tiến bộ của Nhà nước mà thôi, ví như phụ nữ được đi học, được tham gia hoạt động cộng đồng, chính trị, tôn giáo … và được sống “một vợ một chồng”! Nói như vậy không hẳn lên án người dân ta vẫn còn mang nặng tư tưởng lỗi thời, lạc hậu đó, nhưng quả thực tư tưởng này vẫn còn hằn dấu trong mỗi người chúng ta, chỗ khác là ít hay nhiều mà thôi. Một nguyên do nữa khiến phụ nữ hay bị bạo hành, dù là ở bên phương Đông hay phương Tây; đó chính là so sánh tương quan về thể lực. Người đàn ông thường có thể lực tốt hơn và khỏe hơn phụ nữ, hơn nữa tính cách bẩm sinh thường mạnh mẽ hơn, trong khi người phụ nữ thường yếu đuối, nhạy cảm, không ham bạo lực. Nói thế không phải chỉ trích người đàn ông thiếu tình cảm, tình người, mà tôi đang muốn nói về xu hướng xử sự trong gia đình và cộng đồng của họ. Giờ ta thử lật lại giả thuyết này. Đó là giả thử khi xưa, đạo Nho coi trọng người phụ nữ, và rẻ rúng đàn ông, thì thử hỏi bạo hành trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung có nghiêm trọng như ngày nay không? Câu trả lời có lẽ là không! Vì có lẽ người phụ nữ vẫn là phái chuộng hòa bình và chuộng nhẹ nhàng, thanh lịch hơn phái mạnh. Nói chung, ta không thể đánh giá xác đáng về nguyên nhân bạo hành gia đình từ những khái niệm và lí lẽ trên, vì còn quá nhiều yếu tố tác động nữa. Một trong những yếu tố đó chính là sự giáo dục từ khi còn nhỏ. Người nào khi còn nhỏ được giáo dục càng tốt thì khi lớn lên, tỉ lệ gây ra bạo lực gia đình sẽ thấp hơn và ngược lại. Ngoài yếu tố giáo dục ra, thì còn những yếu tố khác cũng là những nguyên nhân trực tiếp. Đó là khi người vợ hoặc người chồng phải phụ thuộc kinh tế, tài chính và thậm chí cả tình cảm vào đối phương. Họ thường chịu áp lực về điều này, họ có thể bị coi thường, thậm chính bị đối xử bất công trong gia đình. Tuy là vậy, nhưng không phải trường hợp nào cũng thế, vì mỗi người trong chúng ta có cái nhìn và suy nghĩ khác nhau về phương diện này; nhưng dù ở mặt nào đi nữa, thì việc làm đó là điều sai trái, không nên. Và thậm chí không chỉ người chiếm ưu thế về kinh tế trong gia đình có xu hướng bạo lực, mà ngay cả người chịu phụ thuộc kinh tế cũng mang tâm lí mặc cảm, thường hay dẫn đến bạo lực. Điều này không chỉ được thực tiễn chứng minh, mà ngay cả văn chương cũng có nói. Nếu ai đã từng đọc “Đời thừa” của Nam Cao thì sẽ thấy. Hộ là người chồng tốt, là nhà văn chân chính, nhưng cũng vì gánh nặng gia đình, gánh nặng “cơm, áo, gạo, tiền” mà đã trở thành thủ phạm của bạo lực gia đình trong những lúc say sưa để giải quyết bế tắc trong sự nghiệp và cuộc đời. Hay như trong chính “Chiếc thuyền ngoài xa”, nguyên nhân chủ yếu khiến người đàn bà hàng chài đó bị đánh là vì cứ mỗi khi khổ quá, anh chồng lại lôi chị ra đánh. Rõ ràng hoàn cảnh và điều kiện sống cũng là một nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình, đó là còn chưa kể tới những hệ lụy của nó. Cái gì quá khó khăn, quá vất vả thường khiến con người ta ích kỉ và tàn nhẫn hơn, khó mà giữ được mình trong sạch, giữ mình là mình nữa. Chính vì thế, khi ý thức được về bạo hành trong gia đình và nhân quyền, con người ta đã ngày càng tiếp thu và học hỏi nhiều hơn để xây dựng xã hội thêm văn minh. Và như đã đề cập ở trên, một xã hội văn minh thì không thể nào tồn tại chung với bạo hành trong gia đình. Bởi lẽ bạo hành trong gia đình để lại hậu quả nặng nề, xâm phạm nghiêm trọng tới nhân quyền. Mỗi hình thức bạo hành trong gia đình để lại những hậu quả khôn lường khác nhau. Chẳng phải nói đâu xa, các bạn có thể liên hệ ngay với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu. Người phụ nữ ấy liệu có sống sung sướng không với người chồng vũ phu? Đó là một câu hỏi mà có lẽ ai cũng có thể trả lời, nhưng để trả lời xác đáng cho những câu hỏi mà cả hội hiện nay đang tìm cách giải đáp và khắc phục, thì có lẽ chúng ta phải cố gắng thật nhiều hơn nữa. Nhiều chứng minh đã được chỉ ra từ thực tiễn, rằng tới 90% nạn nhân của bạo lực gia đình là phụ nữ và trẻ em; khoảng 9 – 10% là nam giới trong gia đình. Tỉ lệ bạo hành ở nông thôn và thành thị cũng khác nhau. Bạo hành ở mỗi nơi cũng khác nhau. Nhiều nơi vùng sâu vùng xa ở nước ta, do trình độ học vấn còn nhiều hạn chế, nên bạo hành xảy ra chủ yếu dưới hình thức là bạo hành thể xác và bạo hành tình dục. Còn ở nhiều nơi với mức sống và trình độ văn minh hơn, bạo hành tuy tỉ lệ ít hơn, nhưng dưới hình thức cũng đa dạng hơn, có khi gồm đầy đủ cả bốn dạng bạo hành đã nêu trên. Bạo hành nói chung đã gây cho nạn nhân nhiều tổn thương cả về thể chất và tinh thần, bạo hành trong gia đình còn để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn nữa. Đó là khi bạn phải chịu bạo hành bởi chính người cha, người mẹ thân yêu của bạn. Đó là khi bạn phải chứng kiến cha mẹ bạn đánh mắng nhau. Bạn biết ai đúng, ai sai, nhưng bạn không dám lên tiếng, vì đó là cha mẹ bạn, là những người đã sinh thành, nuôi nấng bạn. Làm sao bạn có đủ dũng khí đứng ra can thiệp, nói ra những lời đúng sai phân minh, trong khi chính tình cảm của bạn bị tổn thương nghiêm trọng. Bạo hành gia đình thường gây đau đớn về tinh thần nhiều hơn bất cứ một dạng đau đớn tinh thần nào. Con người ta có thể bị tổn thương tinh thần khi mất đi người thân, bạn bè, khi mất đi mối tình đẹp, hay khi thất bại trong cuộc sống; nhưng để vượt qua tất cả điều đó, ta còn có gia đình bên ta. Nhưng giờ khi chính gia đình ấy để lại vết thương tinh thần đau đớn cho ta, thử hỏi ta còn muốn tạo cho mình niềm tin nào ở những người thân yêu? Bạo hành trong gia đình chính là nguyên nhân của nhiều hậu quả thương tâm. Nhiều cặp vợ chồng đã đưa nhau ra tòa li dị, để lại cho nhau nhiều tổn thương, để lại cho đàn con bơ vơ những kí ức đen tối, không hay về mái ấm, về cha mẹ. “Trẻ em như búp trên cành”, liệu có đứa trẻ nào có thể phát triển tinh thần một cách bình thường khi luôn phải chứng kiến bạo hành gia đình? Hay chính chúng sẽ trở thành thủ phạm của bạo hành gia đình trong tương lai! Hay chúng sẽ luôn hoài nghi khi chọn bạn đời khi đã lớn lên, với những ám ảnh của tuổi thơ bất hạnh! Thật đau đớn biết bao khi phải chứng kiến cảnh những người cha mẹ tranh nhau giành quyền nuôi con khi đứng trước hôn nhân tan rã! Liệu có bao nhiêu trong số họ hiểu rằng điều mà con mình cần nhất là sự yên ấm, hạnh phúc, là sự yêu thương của cả cha lẫn mẹ? Hãy cùng nhìn lại mọi chuyện mà xem, hãy lật lại những trang viết mà Nguyễn Minh Châu đã viết trong “Chiếc thuyền ngoài xa” mà xem. Người đàn bà hàng chài ấy đã van xin được chồng cho lên bờ mà đánh, chỉ vì chị ta hiểu rằng không nên để con thấy những cảnh như thế! Tâm hồn con trẻ cần được nuôi dưỡng trong một môi trường trong sạch, hãy để chúng phát triển nên người trong hạnh phúc, bình yên. Một khi những tâm hồn và con tim non nớt đó bị chai sạn vì tổn thương, chúng sẽ không thể là những đứa trẻ ngây thơ, trong sáng và hồn nhiên như bản chất của chúng nữa. Đau đớn làm sao khi chứng kiến những đứa trẻ tuổi đời chưa là bao, mà đã được biết đến như những kẻ băng hoại đạo đức, sống lầm lũi trong những góc tối u ám của xã hội. Chúng thường là những đứa trẻ có hoàn cảnh éo le, không được sự chăm sóc, yêu thương của cha mẹ, hay thậm chí là bị cha mẹ ruồng bỏ, hắt hủi. Có một câu danh ngôn rất hay về ý nghĩa của gia đình mà tôi rất tâm đắc “Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng không nơi nào có thể sánh được với mái ấm gia đình” (J. H. Payne). Câu danh ngôn tuy ngắn gọn, giản dị mà ý nghĩa thật thâm thúy, sâu sắc. Các bạn thử nghĩ mà xem, ngay cả các loài động vật, chúng còn sống thành bầy đàn, sống bên nhau để nương tựa vào nhau, cùng nhau chung sống để kiếm ăn, để bảo vệ lẫn nhau. Loài người chúng ta cũng không ngoại lệ, chỉ khác ở chỗ có lẽ chúng ta hiểu hơn ai hết tầm quan trọng của gia đình với sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, mỗi thành viên trong gia đình mà thôi. Từ khi ta sinh ra, ta đã có cha, có mẹ, có một mái ấm, dù cho nó có được sung túc hay không. Ta lớn lên trong mái ấm gia đình, ta được nuôi dưỡng không chỉ bởi bầu sữa ngọt ngào của người mẹ, mà còn được sống trong bầu không khí đầm ấm, hạnh phúc của mái ấm gia đình giản dị đó. Liệu có ai mong muốn gia đình mình tan vỡ, có ai mong mình sẽ bơ vơ như những chú chim non lạc mẹ, để rồi phải một mình chống chọi với muôn ngàn cạm bẫy và bóng tối của cuộc đời? Không, chẳng ai trong chúng ta mong mỏi diều đó cả, tôi tin là như vậy! Tôi chưa từng trải với cuộc sống, nhưng tôi cũng đã được biết về nhiều trường hợp và hậu quả của nạn bạo hành trong gia đình. Có những người vợ, người mẹ bị bạo hành nghiêm trọng, họ chịu tổn thương ghê gớm cả về thể chất và tinh thần, nhưng vì thương những đứa con côi cút, họ hi sinh cho con và chịu những trận đòn roi, xỉ vả; trong khi chính họ hoàn toàn có lí do chính đáng để bỏ người chồng vũ phu. Tôi cũng được biết, được nghe nhiều trường hợp bạo hành giữa con cái với cha mẹ. Đó là khi cậu con trai không đủ tiền chơi bời, đua đòi với bạn bè, đã nhẫn tâm dùng dao cướp đi sinh mạng người mẹ của mình. Hay có những đứa cháu sẵn sàng dùng vũ lực tước đoạt đồng lương hưu ít ỏi của ông bà mình cũng chỉ vì thói đua đòi ăn chơi. Thật đáng buồn làm sao khi thỉnh thoảng lại thấy trên truyền hình những thông tin về bao vụ bạo lực gia đình như thế. Giờ là thời buổi mà người ta đề cao và hô hào về nhân quyền, đặc biệt là nữ quyền, nhưng hình như thời gian chưa đủ để mỗi chúng ta nhận thức một cách sâu sắc về tầm quan trọng của nó. Và trong thời gian chờ đợi để sự nhận thức đó “thấm” vào tư tưởng mỗi chúng ta, đã và đang có biết bao người trở thành nạn nhân của bạo hành trong gia đình. Thỉnh thoảng ta lại nghe đâu đó chuyện một người vợ tự tử vì bị chồng hành hung; một người con giết chết cha mình để bảo vệ mẹ khỏi người cha độc tàn; một người con gái bỏ nhà ra đi vì bị cha mẹ hắt hủi, coi thường; một đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ bỏ đi vì thường xuyên bị cha mẹ đánh đòn, mắng nhiếc; một người vợ lầm lũi bước ra ánh sáng của công lý khi đã ra tay giết chồng; hay một người đàn bà bị hắt hủi, ruồng rẫy chỉ vì không sinh được cậu con trai nối dõi tông đường … Tất cả thật thương tâm làm sao! Tại sao con người ta đôi khi lại quá tàn nhẫn như thế, lẽ nào sức mạnh của tình yêu gia đình không đủ để ta nghe theo lí trí, mà chỉ biết ích kỉ vì quá nóng giận, để rồi tự biến mình thành thủ phạm của bạo lực gia đình, bạo hành ngay chính người thân yêu của mình? Tình cảm gia đình là tình cảm thật thiêng liêng, nó kết nối mọi thành viên trong gia đình với nhau, kết nối mọi người trở thành một thể thống nhất. Gia đình có hòa thuận, hạnh phúc ấm no thì xã hội mới ổn định, văn minh. Mọi người đối xử với nhau tốt đẹp thì cả cộng đồng sẽ thật an ấm, tươi vui. Từ khi đất nước đổi mới tới giờ, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách và pháp luật để chống bạo lực trong gia đình, cũng như đảm bảo nhiều quyền lợi của người phụ nữ trong xã hội. Nhiều tổ chức đã ra đời không chỉ ở nước ta, mà còn ở khắp nơi trên thế giới, hoạt động vì mục tiêu chống bạo lực gia đình. Trên thế giới, ngày 25 – 11 hàng năm đã trở thành ngày phòng, chống bạo lực gia đình. Rõ ràng loài người đã nhận thức rất đúng đắn về hậu quả của bạo lực gia đình trong gia đình nói riêng và trong xã hội nói chung. Tôi thoáng nghĩ, giá như các ban ngành đoàn thể, các cấp chính quyền trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu quan tâm sát sao, đúng mực tới vấn đề này, thì có lẽ câu chuyện về người đàn bà hàng chài năm ấy sẽ không còn nữa. Liệu rằng người đàn bà đó dám đứng lên, đấu tranh vì quyền lợi của mình, thì mọi chuyện sẽ thế nào? Người ta thường nghĩ những đề tài về bạo lực gia đình thì không nên bàn tới nhiều, vì nó thường liên quan tới bạo lực, làm tổn thương và ảnh hưởng tình cảm của người đọc. Nhưng nếu như thế, nếu không ai lên tiếng, thì bạo hành trong gia đình bao giờ mới được dập tắt! Các bạn nghĩ sao về điều này?

Bình luận (1)
Tran Dang Ninh
9 tháng 6 2016 lúc 11:26

Khi nghĩ về điểm bắt đầu ,ở cái thời kì đập đá mà phê ,khi con người(hay con vật) chỉ biết đồng loại ,có gì ăn lấy ,chia sẻ ngọt bùi ...thì sau khi trải wa quá trình biến đổi từ thiên nhiên ,tập tính và lối sống thì:; Ôi trời ơi .. Cái RầU thế này ;cái xã hội mà ta hay gọi đó là văn mink ,là hiện đại lại rình rập những nguy cơ khiến con người ...Không Did về thể xác thì cũng làm tan nát cái gọi là Tâm hồn !!!

          ..Cuộc sống,số phận như đã có 1 sự sắp đặt không hề nhẹ khi mà ta vừa sink ra , lớn lên trong cuộc mưu sink chỉ để có đk cái ăn ,cái mặc ,cái tình cảm ...và rực rỡ hơn nữa là cái lành lạnh"" Xiền...→nó làm cho chúng ta ít nhìu cg mún có nó ..Và nó cg là nguyên nhân là cho con ngta phải gen tỵ ,đấu đá , chém riết lẫn nhau ..Và nguy hiểm nhất là tình người rạn nứt ,..Vốn Nghĩ cái hạnh phúc nhất là tình thương nhưng ta đau khổ nhất cg chính là do nó tạo ra ..Và 1 tác phẩm khiến ta mở to mắt nhòmn cuộc sống "Ôi !!Không đẹp như trong Pkim'' Đó là tp :(Thuyen ngoài Xa) mà ta  đk hk lớp 12 .Đọc mà đau ,,nghĩ mà không dám lấy vợ ( bài hk rút ra;;đã thương ai đó thì cố mà làm cho ngươi đó đau khổ ).Ahahaa...

       ...Trút cơn giận ,xả strees ..vvv.nhìu áp lực đè lên đôi vai khiến người đàn ông trong câu chuyện không khỏi kiềm chế minh ,,lấy vợ làm người nhận những tổn thất về Mặt tiền lẫn Con tim..ta gọi đó là bạo hành gia đình ư !!!! NO ! Đấy gọi là Cuộc sống gian nan ,lòng người khó kiềm chế thôi.....Nhưng nhìn cái xã hội bây giờ thì hài ; Bạo hành gia đình 1 cách không cảm xúc của những thằng cha ăn hại,,sống gen tỵ (Ôi vợ nhà ng ta ,con nguoi ta ,,,và tiền nhà ngta ) : bực 1 cái là lôi vợ con ra chém gió ,phun mưa ..kay cú hơn nũa thì xách vào phòng cho đánh Liên Mink mặt tê tái ,mắt tròn xoe ,vvvvvvvvvvv... ,,mà bjo thơi đại văn mink thì thiếu j cách hành hạ ,làm tổn thương nhau đâu đg ko ,.Bấy h cũng khong quan trọng hóa vấn đề trọng nam khinh nữ nữa mà cứ thằng nào có cơ (ô./,bắp ) thì thằng đấy thắng .mà Vip,Chất men hơn thì có tiền có tiết cả nhỉ ???

     .....Vậy thôi chứ ,cuộc sống mà ,có Sink,Lão ,Bệnh Tử sao tránh khoi (Vua cũng did mà dân cũng phải die) ..sống sao cho tâm thank thản,làm việc và cống hiến hết mình ,,ko sầu ko nhanh già nhỉ ,còn,tình người thì vô kể ,,nhưng nên yêu thương lẫn nhau ,,không nhiều nhưng hãy trân trọng những ng bên cạnh mình ,bạn bè ,ngthan và hơn hết là 1 gia đình ...như khi ta trở lại vs trời đất thì Tiền không thể giữ nhưng tình thương ta dành cho nhau là mãi mãi ....Ok 

  Viết vui thôi ..haha

Bình luận (0)