Nghị luận một tư tưởng đạo lí

Trương Phú Quý
Xem chi tiết
Minh Hồng
30 tháng 12 2021 lúc 10:16

Tham khảo

 

Để có thể vững bước trên con đường đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. "Tri thức là sức mạnh" Chỉ có tri thức mới giúp chúng ta vượt qua tất cả những điều trong cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Bởi vì thế mà ông cha ta đã có câu "Dao có mài mới sắc, người có học mới nên" chính là muốn nhắc nhở con cháu đời sau phải đẩy mạnh và đầu tư nhiều hơn cho việc học của bản thân. Ấy vậy mà, hiện nay thái độ của học sinh đối với việc học lại thiếu nghiêm túc. Nhiều học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện bản thân. Cụ thể học sinh thường hay lơ là, chán nản việc học, chỉ mải mê vào những thú vui vô bổ. Đây là điều đáng lo ngại vì nó không những ảnh hưởng tới chính bản thân học sinh mà nó còn ảnh hưởng đến gia đình, trường lớp và xã hội sau này..

 

Vậy hiện tượng lười học ở học sinh là gì? Hiện tượng này là một trong những vấn đề bức thiết mà không có học sinh nào có thể tránh khỏi nếu không biết rèn luyện, cố gắng, phấn đấu, Những người học sinh lười học thường là những học sinh tham chơi, không chịu làm bài tập, học thuộc bài trước khi đến lớp. Đến lớp thường không chú ý nghe giảng, không chép bài, tâm hồn treo ngược cành cây, làm việc riêng gây mất trật tự lớp. Cá nhân học sinh lười nhát chưa nhận thức được vai trò của tri thức, chưa xác định cho mình mục đích học tập tốt đẹp để phấn đấu. Chỉ biết lơ là việc học, ăn chơi, lãng phí thời gian vô bổ, đua đòi theo chúng bạn mà quên mất nhiệm vụ của mình

Nguyên nhân của hiện trạng học sinh có ý thức học tập lơ là hiện nay? Nguyên nhân đầu tiên phải do chính bản thân người học sinh không làm chủ được bản thân, ham chơi dễ bị bạn bè rủ rê. Bản thân không quan tâm tới tương lai mà chỉ quan tâm đến những thú vui trước mắt, không xác định rõ mục đích học tập của bản thân, không xác định được tương lai sẽ đi về
đâu. Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội. Cuộc sống thay đổi khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời trang sáo rỗng. Họ lấy sự giá trị tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống cho hiện tại. Việc học vì thế trở nên nhàm chán, vô nghĩa, sa đà vào các mạng xã hội, game.. khiến học sinh lơ là việc
học tập. Đặc biệt là tâm lý xã hội về học tập, những bất công trong xã hội khiến cho học sinh mất niềm tin vào học tập để thành công. Một phần do chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn khô khan. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, học sinh thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động. Trường học thiếu trang thiết bị hỗ trợ học tập khiến học sinh nhàm chán. Cũng có thể vì tác động từ phía gia đình như cha mẹ quá nuông chiều con cái quá mức khiến chúng cứ nghĩ dù thế nào cũng sẽ luôn có cha mẹ che chở vì vậy việc học là không cần thiết. Cũng có thể là cha mẹ bất hòa khiến con cái có những suy nghĩ tiêu cực, hay là cha mẹ quá áp đặt con cái phải luôn làm theo ý mình không quan tâm đến suy nghĩ của chúng khiến chúng trở nên chán nản. Và vấn đề hỗ trợ tâm lý cho học sinh còn nhiều bất cập. Nhiều khi học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lý, hỗ trợ tinh thần nhưng không có ai giúp đỡ. Sự khủng hoảng tâm lý lứa tuổi dậy thì khiến những học sinh bất mãn không còn tha thiết đối học tập nữa. Ngoài ra, gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho học sinh. Sự lơ là này khiến học sinh mất định hướng, thiếu niềm tin, không còn động lực để học tập tốt. Học sinh xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích. Mỗi ngày đến lớp không còn là niềm vui và hứng thú.

 

Có lẽ nhiều người nghĩ rằng lười học là chuyện mà bất cứ học sinh nào cũng sẽ một -hai lần mắc phải và đó là chuyện bình thường nhưng nếu như học sinh ấy không tự nhận thức được mối nguy hiểm của việc lười học mà cứ lao đầu vào các cuộc chơi vô bổ thì đó là một vấn đề đáng lo ngại. Việc lười học đem lại rất nhiều tác hại đối với bản thân người lười học cùng gia đình, nhà trường và xã hội. Đối với bản thân học sinh sẽ ngày càng chán nản việc học tập, chỉ thích thú đối với những trò chơi mới lạ, không xác định được phương hướng cho tương lai của mình, lao vào các tệ nạn xã hội biến bản thân trở thành những con người vô tổ chức, vô kỷ luật. Còn với gia đình, ông bà, cha mệ sẽ buồn phiền, mất niềm tin vào con cái, thường xuyên gắt gỏng, đẫn đến việc gia đình bất hòa ngày một trầm trọng hơn. Đối với nhà trường, sẽ ảnh hưởng đến mức độ uy tín của nhà trường đối với những phụ huynh đang muốn cho con học ở ngôi trường đó. Và như chúng ta đã biết học sinh là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước nếu lười học cứ tiếp diễn thì xã hội sẽ bị thiếu đi nguồn lao động chất lượng. Học sinh học tủ học vẹt học đối phó.. tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực thật sự và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Áp lực nguồn lao động ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

Vì vậy mỗi học sinh cần phải nhận biết rõ tầm quan trọng của việc học đối với bản thân mình, phải có trách nhiệm hơn với bản thân, có ý thức học tập và biết xác định rõ ràng tương lai phía trước muốn đi về đâu. Gia đình cần phải quan tâm con cái mình hơn, không đặt quá cao nhu cầu của bản thân lên trước để con cái có thể tự do phát triển ước mơ, tư duy của bản thân. Trường học cần phải có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là lập phòng tâm lý để hỗ trợ kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập hay cảm thấy bị áp lực điểm số. Giáo viên cần tích cực tìm hiểu nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương quan tâm chia sẽ với các em nhiều hơn. Lấy tình yêu thương và khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Đối với xã hội và gia đình cần quan tâm đến việc học và tâm lý của con em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò các em có sự thay đổi tâm sinh lý mãnh liệt của cuộc đời. Các em dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh những hành động bồng bột và sai lầm. Xã hội thì phải tuyên truyền sự quang trọng của học tập, khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động kết hợp vui chơi, thay đổi phương pháp học phù hợp với mức độ học sinh, không đặt quá về vấn đề học tập vì như vậy dễ khiến học sinh cảm thấy bị áp lực điểm số mà dần chán nản việc học hơn.

 

Vì là thế hệ tương lại của đất nước, mỗi học sinh đều phải chăm chỉ học tập, không nên lười nhát, thụ động. Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập, học đi đôi với hành, tích lũy kiến thức, rèn luyện nhân phẩm, tránh lối học tủ, học đối phó.. sau mọi nỗ lực đấy sẽ là hành trang quý giá nhất khi ta bước vào đời. Để có thể giúp đỡ xã hội trở nên văn minh hơn và giúp cho bản thân có một tương lai tươi sáng, trở thành người có ích, góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Bình luận (0)
Thanhhh Huyềnnn Lê
Xem chi tiết
Hoàng Thảo
Xem chi tiết
Amee
25 tháng 3 2021 lúc 14:12

tham khảo ạ

Trong cuộc sống chúng ta ai cũng có một ước mơ cho một ngày mai thật đẹp, dù bình dị hay phi thường - đó có thể là ước mơ của một cậu bé mồ côi mong có ngày được chăm sóc trong vòng tay người mẹ, đó là ước mơ rất đỗi giản dị của một chú bé tật nguyền được bước đi bình thường như bao người khác, ước mơ tìm được việc làm mà mình yêu thích của một chàng trai thất nghiệp, ước mơ tìm được một tình yêu đẹp, được sống yên vui hạnh phúc, hoặc có thể là những ước mơ chinh phục, vượt qua thử thách, vươn lên khẳng định mình và trở thành những gì mà mình từng ao ước. Những ước mơ đáng quý, đáng trân trọng đó luôn là niềm hy vọng, là nguồn động lực và niềm tin lớn nhất cho mỗi người để sống, để cảm nhận và hướng đến ngày mai.

Nhưng cuộc sống luôn tiềm ẩn những trở ngại, khó khăn và thử thách bất ngờ - con đường đến những ước mơ ấy không hề bằng phẳng. Bao khó khăn, trở ngại và cả bất hạnh có thể xảy ra vào những lúc không mong chờ nhất như để thử thách lòng dũng cảm của con người. Đó có thể là những trở ngại nhỏ ta vấp phải vào một thời điểm nào đó trước khi tự đứng thẳng trên đôi chân của mình. Có thể nó như những đám mây đen kịt báo hiệu cơn giông, khiến ngay cả những tâm hồn dũng cảm nhất cũng phải tìm kiếm sự chở che. Cũng có thể do khách quan hay là những ngục tù mà chính ta tự đưa mình vào... khiến ta tổn thương, mất niềm tin, và có lúc tưởng như không còn điểm tựa hay nghị lực để vượt qua. Trước những khó khăn thử thách ấy, mỗi người sẽ tự chọn cho mình cách đón nhận, đối đầu để có một hương đi riêng. Có người phó thác cho số phận, có người trốn chạy đi tìm nơi trú ẩn, có người tự thay đổi để thích nghi với hoàn cảnh mới, cũng có người chìm vào biển tự thương thân trách phận để rồi ngã gục trong cơn giông tố cuộc đời...

Thế nhưng, bất kể là ai, tự đáy lòng của mỗi con người đều tồn tại một khát vọng mãnh liệt - đó là khát vọng sống - và được luôn là chính mình. Chính khát vọng ấy đã khiến bao trái tim trăn trở, thao thức tìm cho mình một cách nghĩ, một sức mạnh tinh thần, một hương đi để theo đuổi những hoài bão, ước mơ của mình.

Cuộc sống chúng ta ra sao, luôn ngập tràn sợ hãi và oán hờn hay chấp nhận và vui sống để vươn lên sẽ tùy thuộc vào cách ta đối mặt với những khó khăn thử thách ta gặp trên con đường như thế nào. Nhưng các bạn cần phải cần luôn biết rằng:

“Khi cánh cửa hạnh phúc đóng lại, một cánh cửa khác mở ra, ta thường chú ý vào cánh cửa đang đóng mà không thấy được một cái khác đang mở ra.”

“Đừng bao giờ nói lời tạm biệt nếu bạn vẫn muốn cố gắng, đừng bao giờ bỏ cuộc nếu bạn vẫn cảm thấy có thể tiếp tục. Đừng bao giờ nói bạn không còn yêu ai nữa nếu ánh mắt của ai đó vẫn còn có thể giữ chân bạn.”

“Cuộc sống thường không chật hẹp trong những ngôi nhà, trên những con đường, góc phố mà chính trong những định kiến và suy nghĩ của con người.”

“Hãy mơ những gì bạn muốn mơ, tới những nơi bạn muốn tới, trở thành những gì bạn muốn bởi bạn chỉ có một cuộc sống và một cơ hội để làm tất cả những gì bạn muốn.”

Một con tằm phải trải qua đau đớn để tự chui ra khỏi cái kén và trưởng thành con bướm biết bay. Một hạt giống nằm sâu trong lòng đất để nảy mầm phải tự vươn thẳng lên xuyên qua tầng đất dày và trở thành cây cứng cáp. Con tằm nào được người ta cắt vỏ kén chui ra mãi mãi bò quẩn quanh cái kén mà không bao giờ thành loài bướm biết bay. Hạt giống nằm trên mặt đất dễ dàng nảy mầm nhưng sẽ bị bật gốc khi gặp cơn giông tố
.
Con người không thể chọn cho mình nơi sinh ra, nhưng có thể tự chọn cho mình một cách sống; rèn luyện cho mình khả năng chịu đựng và bản lĩnh ý chí qua thử thách, khó khăn, bất hạnh và cả thất bại. Thất bại, bất hạnh có thể là điều tuyệt vọng với người này nhưng có thể là may mắn với người khác - tùy vào cách chúng ta đón nhận bằng cách dũng cảm vượt qua hay tự thương thân trách phận mà gục ngã.

Đến một ngày chúng ta bỗng nhận ra nhiều điều của cuộc sống, như một căn duyên chợt đến để cảm nhận - theo lời người xưa từng nói là ngộ ra. Chúng ta bỗng nhận ra sự xuyên suốt lẽ ra phải có trong cuộc sống mình - khi trời đất tĩnh lặng, khi lòng người lắng xuống tận đáy ký ức tâm hồn. Chúng ta chợt thấy những ngày đã qua dù làm được nhiều việc nhưng chỉ là một quán tính của sự cảm nhận cùng lòng say mê chiến thắng và sự tự khẳng định mình.

Một lúc nào đó chúng ta bỗng nhận ra sự vô tình của bản thân với những giá trị khác và những tấm chân tình của người bạn đã xa. Chúng ta thường nhận ra sự chưa hoàn thiện của người khác mà quên đi của chính mình - khi bản ngã kiêu hãnh và cái tôi chen chân đứng cùng một chỗ, khi chúng ta tự cho tầm nhìn của mình là rộng nhất.

Chúng ta chợt cảm nhận được quy luật sâu xa của cuộc sống là quá trình cho và nhận. Chúng ta cảm thấy sự tha thứ, bao dung, nhìn nhận lại cũng là một sự cho đi và những tổn thương tinh thần tưởng chừng không có nguồn nào bù đắp trở nên nhẹ nhàng như cần phải có.

Chúng ta chợt cảm thấy sự thanh thản, nhẹ nhàng trước những nỗi đau, lỗi lầm, mất mát của ngày hôm qua, sự mới mẻ tinh khôi của ngày hôm nay và đó chính là những gì dành cho ngày mai.

Có lúc chúng ta nhận ra bầu trời lấp lánh ngàn vì sao hay đen kịt âm u giông tố không ngăn được sự bừng sáng của một con tim - ánh sáng rực rỡ của mặt trời chiếu rọi không ấm áp bằng chiếc đèn lồng ký ức tình yêu, và hạnh phúc không phải chỉ là nụ cười mà còn là giọt nước mắt trên bờ vai tin cậy.

Đến một lúc chúng ta cảm thấy sự thừa thãi của ngôn từ, sự ấm lòng của tình thương thầm lặng, ý nghĩa của sự chia sẻ và điểm thiêng liêng trong sáng của ánh mắt ai đó chợt nhìn ta. Chúng ta cảm nhận được sợi dây kết nối mọi người, điểm tĩnh trong chuyển động, sự trường tồn của cuộc sống và chợt thấy khoảnh khắc của ngày hôm nay ý nghĩa hơn ngày hôm qua.

Cuộc sống vốn có nhiều điều khó khăn thử thách và cả thất vọng, nỗi buồn. Dũng cảm vượt qua để luôn là chính mình và đừng để điều gì có thể che khuất ước mơ, niềm tin và hoài bão. Và đừng quên rằng:

"Nếu bạn muốn biến những giấc mơ thành sự thật, việc đầ̀̀u tiên phải làm là thức tỉnh.

Bình luận (0)
Hoàng Anh Đặng
Xem chi tiết
trang do
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 20:29

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “ Sống trên đời cần có một tấm lòng…Để gió cuốn đi”. Tấm lòng ấy chính là cửa sổ để đem tình yêu thương của mình đến với mọi người, mang hương vị yêu thương đến với cuộc sống. Cũng như Trịnh Công Sơn, Tố Hữu có quan niệm sống như sau: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Thật vậy, “cho” tức là cống hiến, “nhận” thức là hưởng thụ. Sống là cho, là cống hiến, chia sẻ chứ không phải chỉ sống cho bản thân, cho cá nhân mỗi người. Sống là phải đem tình yêu thương của mình chia sẻ với người thân, với bạn bè, xóm giềng và với tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Bởi người thân là những người gần gũi nhất và luôn thương yêu chúng ta. Như cha mẹ mình đã sinh và nuôi dưỡng , dạy dỗ chúng ta nên người, luôn dành trọn tình yêu thương cho chúng ta. Vì sống cống hiến sẽ đem lại hạnh phúc và làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn. Như đất nước cho ta quyền tự do, cho ta quyền tự hào dân tộc. Có được điều đó, chính là nhờ các vị anh hùng dân tộc đã cống hiến tuổi trẻ của mình, đã hy sinh trên chiến trường để dành lại nền độc lập tự do cho dân tộc ngày nay. Như Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về quan điểm sống. Bác luôn sống giản dị, gần gũi với quần chúng nhân dân và giàu đức hy sinh vì Tổ quốc thân yêu. Bác hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc của mình để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.
Trong cuộc sống, con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót; điều đó tạo nên cuộc sống đầy màu sắc và tràn đầy sức sống. Con người cho nhau tình yêu thương và cao hơn nữa là đức hy sinh, vị tha vì người khác.
Hiện nay, những tình nguyện viên đã dành nhiều thời gian, của cải, sức khoả của mình để đem lại nhiều nụ cười cho những em bé bất hạnh, những cụ già neo đơn và giúp đỡ những người nghèo khổ trong cuộc sống khó khăn này. Chính họ mang trái tim đầy yêu thương và nhiệt huyết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. Và điều đó cũng mang đến cho những người tình nguyện nhiều niềm vui và hạnh phúc. Bởi “cái cho đi là cái còn ở lại”.
Trong trường học, thầy cô cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm, những bài học cuộc sống. Những trải nghiệm cuộc sống cho ta kinh nghiệm. Những lần vấp ngã đã cho ta niềm tin để sống tốt hơn và quá khứ cho ta nền tảng để bước tiếp trên đường đời. Cho nên chúng ta cần phải sống, học tập và rèn luyện thật tốt để sau này giúp đỡ gia đình, cống hiến cho đất nước, góp phần đưa đất nước phát triển vững mạnh “ sánh vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Chúng ta cũng từng nghe “ Vì nước quên thân. Vì dân phục vụ.” Đó là những chú công an sống vì dân, phục vụ nhân dân, đem lại sự bình yên cho nhân dân và xã hội. Các chú phải chịu nhiều gian khổ để góp phần xây dựng một nền tảng đất nước ổn định, vững mạnh và phát triển.
Có ai đó nói rằng: “ Gia đình là tất cả”, nhưng bạn đã làm già cho gia đình ấy? Một sự chăm sóc ân cần khi mẹ ốm, một cái nắm tay chia sẻ khi em buồn. Đó là tình yêu thương bạn dành cho những người thân yêu. Bạn sẽ được gì từ những việc làm đó? Bạn đâu biết rằng mẹ đang mỉm cười và thầm cảm ơn thượng đế đã cho mình một người con ngoan, biết chăng mẹ bạn sẽ nhanh hết ốm vì chính hành động của bạn. Còn đứa em bạn sẽ cảm thấy được quan tâm, chi sẻ phần nào và bạn sẽ bắt gặp một nụ cười thương mến.
Cũng có một người, sống chỉ biết hưởng thụ mà không muốn sẻ chia. Bạn muốn được tình yêu của mọi người nhưng bạn đâu có mở rộng trái tim mình với mọi người xung quanh. Như thế làm sao bạn có được tình yêu mến của mọi người quanh bạn? Đó là một cách sống ích kỷ chỉ có mình với mình. Sống chỉ biết vì mình sẽ chẳng bao giờ nhận được niềm vui và hạnh phúc thực sự và vĩnh viễn, có chăng chỉ là niềm vui và sự hạnh phúc giả dối, nhất thời. Có nhiều người đi tìm niềm vui trong cuộc sống đua đòi, thác loạn trong những cơn say của “ma men”, “ma thuốc”. Họ có quan niệm sống là cho một cách sai lầm nên đã cho đi thân xác, cho đi nhân cách, cho đi chính mạng sống của mình một cách vô ích khi sa vào các tệ nạn xã hội, chìm đắm trong cuộc sống thác loạn, huỷ hoại tuổi trẻ và cuộc đời của mình. Bởi ăn chơi sa đoạ, tệ nạn xã hội và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết để huỷ diệt cuộc sống của con người.
Bạn có thể dành một ít thời gian được không? Để làm gì? Để dắt những em nhỏ hay những cụ già qua đường lúc đường phố đông xe qua lại hay đường trơn khi trời mưa hay có những vật cản trên đường…Bạn có thể cho đi một ít tiền đối với người già yếu hay những em nhỏ ăn xin thực sự để sống. Lúc đó bạn đã đem đến cho họ một niềm tin vào cuộc sống…
“ Sống là cho” thì ta sẽ nhận được nhiều điều cho dù ta không muốn. Chúng ta sẽ nhận được nhiều tiếng “cảm ơn”, nhiều tình cảm của mọi người, nhiều nụ cười và cả nước mắt hạnh phúc. Đó là những hoạt động cứu trợ cho đồng bào không may mắn trong nhiều trận bão, lũ lụt đã mang đến nhiều niềm vui cho mọi người. Đó là tinh thần “ Lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể thương thân” đã là cho cược sống tươi đẹp hơn. Trên truyền hình, có những chương trình đã giúp đỡ người nghèo vượt qua khó khăn, có vốn làm ăn như “ Vượt lên chính mình” hay chương trình “ Trái tim cho em” xúc động và nồng thắm tình người.
Có bao giờ bạn suy ngẫm câu hát:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Bạn đã góp phần làm gì cho đất nước chưa? Nếu chưa thì tại sao bạn không nổ lực để đóng góp xây dựng Tổ quốc bằng những việc làm phù hợp với khả năng của mình. Bạn đừng đòi hỏi đất nước hay cộng đồng cho bạn hay đem lại hạnh phúc cho bạn! Bởi đó là cách suy nghĩ và lối sống ích kỉ và hèn nhát. Nếu bạn đã đóng góp một phần cho đất nước thì hãy cố gắng hơn nữa để cống hiến xây dựng Tổ quốc thanh bình, hạnh phúc. Bởi sống là cống hiến, đó là sự thể hiện của một cách sống đẹp, sống có ý nghĩa, sống có ích cho đời và cho bản thân. Câu thơ của Tố Hữu đã khích lệ chúng ta biết sống, sống nên “cho” hơn là nên “nhận”.
Dẫu biết rằng ngọn lửa lúc nào cũng có tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa yêu thương trong trái tim bạn sưởi ấm đến lúc có thể. Bời vì “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Bình luận (0)
Nguyễn Phương Linh
28 tháng 7 2018 lúc 8:41

Cống hiến là dâng tặng, không đòi trả công

Cống hiến hết mình là dâng tặng trí tuệ, công sức không có hạn định. Thí sinh cần diễn đạt rõ cống hiến nhất định không đơn thuần là làm việc kiếm sống, mà trong đó phải có động cơ là niềm đam mê, có lòng tin vào ý nghĩa công việc của mình. Mà khi đã có đam mê hay niềm tin thì không thể có mục đích duy nhất là thu nhập. Để rồi từ đó đòi hỏi cao về mức độ hưởng thụ tối đa.

Nói vậy cũng có nghĩa là nếu bản thân người cống hiến nếu chỉ hòng được hưởng thụ thì cống hiến đã không còn là cống hiến. Thế nên cái chưa thật đúng ở câu nói này là ở phía người cống hiến, không đặt vấn đề cống hiến để có hưởng thụ. Và lại càng không thể đưa ra hạn mức phải đạt “hưởng thụ tối đa”.

Phần đúng ở câu nói này nên nhìn từ phía người đánh giá cống hiến. Nhà quản lý trong một xã hội văn minh và nhân văn cần ý thức hưởng thụ là điều kiện để cống hiến, là đáp đền xứng hợp cho cống hiến. Nhà lãnh đạo cần đánh giá được năng lực của người có cảm hứng và sự hết mình trong dâng tặng. Từ đó để đối đãi xứng đáng, bởi như thế mới đảm bảo công bằng. Để tránh sự cào bằng khiến người tài nản mệt, người cống hiến bị những kẻ lười nhác, ỉ lại.

Có thể học sinh không hiểu sâu theo hai phía cống hiến và đánh giá cống hiến như nêu trên, nhưng khi làm bài lại rất cần viết được người ta cần có những cống hiến hết mình trong học tập, trong công việc. Vì đó là thái độ sống tích cực, hữu ích cho đời.

Bình luận (0)