Mở đầu

anhdung do
Xem chi tiết
Thảo Phương
8 tháng 10 2018 lúc 18:23

- Ở thực vật :

+ Cảm ứng ở thực vật thường là các phản ứng thường diễn ra chậm ,biểu diễn bằng ứng động và hướng động.

+ Cảm ứng của thực vật do các thành phần đặc biệt bên trong thực hiện

- Ở động vật:

+ Phản xạ ở động vật diễn ra nhanh hơn.

+ Phản xạ ở động vật có sự tham gia của hệ thần kinh.

Bình luận (0)
Phạm Phương Linh
Xem chi tiết
Thời Sênh
6 tháng 10 2018 lúc 20:46

VD sinh truongwt và phát triển của muỗi

Muỗi phát triển qua bốn giai đoạn: trứng, bọ gậy, lăng quăng và muỗi trưởng thành. Ba giai đoạn đầu, chúng sống ở dưới nước, giai đoạn muỗi trưởng thành sống tự do ở môi trường. Muỗi cái giao phối một lần nhưng đẻ trứng cả đời, để thực hiện được chức năng thì chúng cần phải đốt máu. Muỗi đực không hút máu mà nuôi dưỡng cơ thể bằng cách chích nhựa cây. Sau khi đốt máu, muỗi cái tìm nơi trú ẩn để tiêu máu, khi hoàn thành xong muỗi cái sống từ khoảng 2 tháng và đẻ khoảng 6 đến 8 lần. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống được ba tháng. Muỗi đực sau khi giao phối khoảng 10-15 ngày thì chết. Để phân biệt muỗi đực với muỗi cái, thường căn cứ vào râu ở đầu của muỗi. Râu muỗi đực rậm, còn râu muỗi cái thì thưa hơn.

Bình luận (1)
Phương Anh
Xem chi tiết
Thảo Phương
3 tháng 10 2018 lúc 0:17

Tình hình:Mỗi năm có hàng triệu người dân sống trong vùng sốt rét lưu hành được bảo vệ bằng biện pháp phòng chống muỗi sốt rét (phun tồn lưu và tấm màn bằng hóa chất diệt muỗi) và hàng chục nghìn bệnh nhân được cấp thuốc điều trị sốt rét miễn phí.

Cách phòng tránh:

*Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ

*diệt lăng quăng, bo gậy

*Ăn chín uống sôi

*không để ao tù nước đọng

*vệ sinh thân thể sạch sẽ

Bình luận (0)
Akira
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Huyền
9 tháng 9 2018 lúc 10:14

Trình bày quá trình trao đổi chất ở cây và ý nghĩa của nước với cây.

* Quá trình:

Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí ô-xi, khí các-bô-níc,nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật: Thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các- bô- níc.

Sự trao đổi thức ăn ở thực vật :Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước và các chất khoáng thải ra hơi nước, khi ô- xi và các chất khoáng khác.

* Ý nghĩa:

- Là dung môi hòa tan các chất.

- Là thành phần cấu tạo nên nguyên sinh chất.

- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa của tế bào với vai trò là cơ chất hoặc môi trường phản ứng.

- Liên kết các bộ phận của cơ thể thành một thể thống nhất

- Điều hòa nhiệt độ cho cây.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định, là đệm đỡ bảo vệ cơ thể trước các tác động cơ học nhờ duy trì độ trương nước của tế bào.

Bình luận (3)
Hải Đăng
9 tháng 9 2018 lúc 15:49

Trình bày quá trình trao đổi chất ở cây

Cây xanh sống được là nhờ ánh sáng, nước, các chất khoáng có trong đất, khí các- bô - níc và khí ô -xi có trong không khí.

Quá trình trao đổi chất ở thực vật là quá trình cây xanh lấy từ môi trường các chất khoáng, khí ô-xi, khí các-bô-níc,nước và thải ra môi trường khí các-bô-níc, khí ô-xi, hơi nước và các chất khoáng khác.

Sự trao đổi khí trong hô hấp ở thực vật: Thực vật hấp thụ khí ô-xi và thải ra khí các- bô- níc.

Sự trao đổi thức ăn ở thực vật :Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, thực vật hấp thụ khí các-bô-níc, hơi nước và các chất khoáng thải ra hơi nước, khi ô- xi và các chất khoáng khác.

ý nghĩa của nước với cây.

- Là dung môi hòa tan các chất.

- Là thành phần cấu tạo nên nguyên sinh chất.

- Tham gia vào các phản ứng sinh hóa của tế bào với vai trò là cơ chất hoặc môi trường phản ứng.

- Liên kết các bộ phận của cơ thể thành một thể thống nhất

- Điều hòa nhiệt độ cho cây.

- Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định, là đệm đỡ bảo vệ cơ thể trước các tác động cơ học nhờ duy trì độ trương nước của tế bào.

Bình luận (0)
Thảo Đào
Xem chi tiết
Hải Đăng
6 tháng 9 2018 lúc 20:42

1)Bảng 8.4. Hàm lượng oxi và cacbonic trong hô hấp

Trạng thái Oxi (%) Cacbonic (%)
Hít vào 20,98 0,03
Thở ra 16,50 4,10

2) Năng lượng được chuyển hoá trong cơ thể ntn

Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể người : biến đổi năng lượng sinh ra trong cơ thể thành các dạng năng lượng khác cần thiết cho sự sống và có liên quan chặt chẽ với chuyển hóa chất .

3) Chuyển hóa và năng lượng có ý nghĩa ntn với sinh vật

- Qua quá trình tổng hợp , các chất hữu cơ được tổng hợp để xây dựng tế bào , cấu tạo nên các bào quan , cấu tạo nên enzim ,... Qua quá trình phân giải , năng lượng tiềm ẩn trong các hợp chất hữu cơ được giải phóng thành dạng năng lượng dễ sử dụng để cung cấp cho hoạt động của tế bào .

=> Nhờ vậy mà sinh vật mới duy trì các chức năng sống của nó .

4) Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô, giun sẽ nhanh chóng bị chết. Tại sao?

Để lên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh chết do khí 02 và C02 không khuếch tán qua da được vì da bị khô.

5) Tại sao chúng ta phải thường xuyên tắm gội, giữu vệ sinh

- Vệ sinh cá nhân nhằm bảo vệ cơ thể, nâng cao sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ của con người.

- Vệ sinh cá nhân nhằm bảo vệ con người chống lại bệnh tật và tai nạn. Giáo dục vệ sinh nhằm cá nhân làm cho mỗi người chủ động phòng ngừa bệnh tật cho mình và chủ đông phòng ngừa tai nạn lao động cho mình.

Bình luận (0)
Bom
Xem chi tiết
Thảo Phương
13 tháng 9 2018 lúc 22:08

Suy dinh dưỡng và béo phì là hai bệnh rất hay gặp ở trẻ em bởi chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý. Trẻ bị mắc bệnh suy dinh dưỡng hoặc béo phì có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển lành mạnh của trẻ sau này.

*Suy dinh dưỡng:Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Đây là tình trạng bệnh lý hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi.

NGUYÊN NHÂN

-Do dinh dưỡng: Nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân quan trọng nhất hay gặp là do bà mẹ thiếu kiến thức dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc con cái.

- Do ốm đau kéo dài: Trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ…

- Do thể tạng dị tật: Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh.

- Do điều kiện kinh tế xã hội: Suy dinh dưỡng là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn hóa, dân trí. Đây là mô hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.

Bình luận (0)
Thảo Phương
13 tháng 9 2018 lúc 22:09

Bệnh béo phì là gì?

Một đứa trẻ được xem là béo phì, hay nặng cân quá khi nó nặng hơn mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên. Nếu con số đấy vượt quá 40% thì thường bác sĩ sẽ khuyến cáo bé tham gia vào chương trình giảm cân đặc biệt dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi đứa trẻ: Nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì. Chứng béo phì không do bất cứ đặc tính gia đình hay bệnh hormon nào. Chủ yếu là do những thói quen không tốt về mặt ăn uống, thường được cho ăn nhiều quá.

Nguyên nhân của bệnh béo phì

Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Ban đầu căn bệnh này cũng có thể có nguồn gốc tâm lý; một em bé lúc đầu “ốm yếu” có thể được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài... coi như một sự tăng cường thể chất... có thể dẫn trẻ đến béo phì. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng các bu ran (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy ở các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính... Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị... Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi.

Bình luận (0)
Phạm Diệu Châu
Xem chi tiết
thiên thần buồn
8 tháng 9 2018 lúc 15:17

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

Trả lời:

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Trả lời:

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ

~~~ Chúc bn hc tốt! ~~~

Bình luận (0)
Thảo Phương
8 tháng 9 2018 lúc 21:59

1)heo tb 4-5 tháng là lớn thịt .đc

vịt 2 tháng rưỡi ddến 3 tháng là thịt ddc

2) một người nếu có chế .độ .ăn uống hợp lí ddầy ddủ d2 .cần thiết(bên cạnh ddó còn rèn luyện sức khỏe) sẽ phát triển tốt

còn nếu awn uống thiếu chất sẽ còi cọc, chậm phát triển

Bình luận (0)
Hải Đăng
8 tháng 9 2018 lúc 16:34

- Hãy lấy hai ví dụ để chứng minh sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật phụ thuộc vào loài.

+ Ví dụ :

- Chuột và voi

Chuột khi lớn thì kích thước nhỏ.

Voi khi lớn thì kích thước to.

- Cây đậu và cây bàng

Cây đậu khi lớn thì kích thước nhỏ.

Cây bàng khi lớn thì kích thước to.

- Hãy lấy một ví dụ chứng minh sự sing trưởng của con người chịu ảnh hưởng bởi chất dinh dưỡng.

Con người sẽ mắc các bệnh như :

+ Còi xương

+ Béo phì

+ Suy dinh dưỡng

+ Người lùn

+ Người khổng lồ

Bình luận (0)
nữ thám tử nổi tiếng
Xem chi tiết
Trương Huy Anh
18 tháng 9 2018 lúc 20:03

Dm cái tên bựa vl

Bình luận (0)
Hải Đăng
18 tháng 9 2018 lúc 20:08

1. thí nghiệm

chạm tay vào cây trinh nữ , quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra

sau 5 phút, dùng đầu bút và thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ, quan sát và ghi lại hiện tượng xảy ra

-Khi chạm vào lá cây trinh nữ thì lá sẽ bị cụp xuống .

Khi một lá khép lại, nó sẽ đưa tín hiệu kích thích lan rộng đến các lá khác, khiến chúng cũng lần lượt khép lại.

-Sau 5 phút ,dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ thì lá cây lại xảy ra hiện tượng như lần đầu tiên .Vì sau 5 phút kia ,bộ phận dưới bọng lá lại dần đầy nước, lá lại xoè ra nguyên dạng như cũ.

2. ví dụ: khi nóng , con người có phản ứng toát mồ hôi

thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi sau

a) vì sao lá cây trinh nữ khụp lại khi ngón tay ta chạm vào

Điều này có liên quan tới "tác dụng sức căng" của lá xấu hổ. Ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

b)vì sao con ngời có phản ứng toát mồ hôi khi nóng

Vì khi con người nóng thì nhiệt độ cơ thể sẽ tăng lên .Con người phải toát mồ hôi để thân nhiệt giảm xuống .Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống.

Bình luận (0)
Thảo Phương
18 tháng 9 2018 lúc 23:33

2)

a) khi chạm tay vô cây trinh nữ thì ta đã tác dụng 1 lực vào lá cây => làm giảm sức trương nước của các tb thể gối ở gốc lá chét do sự vận chuyển các ion k+ ra ngoài=> lá cụp

- Sau một thời gian tb căng nước => lá trở lại binh thường

b) khi trời nóng nhiệt độ môi trường cao hơn trong cơ thể mà con người là đông vật hằng nhiệt nên nhiệt độ luôn ôn định. Như vậy để nhiệt độ luôn đc ổn định thì cơ thể phải tăng tiết mồ hôi để làm giảm nhiệt độ bề mặt cơ thê so với bên ngoài 1)

Hiện tượng sau khi dùng đầu bút hoặc thước kẻ chạm vào lá cây trinh nữ :

Lá của cây sẽ cụp lại vì ở cuối cuống lá có một mô tế bào mỏng gọi là bọng lá, bên trong chứa đầy nước. Khi bạn đụng tay vào, lá bị chấn động, nước trong tế bào bọng lá lập tức dồn lên hai bên phía trên. Thế là phần dưới bọng lá xẹp xuống như quả bóng xì hơi, còn phía trên lại như quả bóng bơm căng. Điều đó làm cuống lá sụp xuống, khép lại.

Bình luận (0)
Hoàng Mai Hoa
Xem chi tiết
Thời Sênh
22 tháng 8 2018 lúc 13:02

1. Đặc điểm để phân biệt động vật và thực vật

- Dị dưỡng

- Có khả năng di chuyển

- Có hệ thần kinh và giác quan

2. Đặc điểm chung của động vật

- Có khả năng di chuyển.

- Có hệ thần kinh và giác quan.

- Không tự tổng hợp chất hữu cơ có đời sống dị dưỡng, lấy chất hữu cơ từ các sinh vật khác.

3. Vai trò của động vật

Bình luận (0)
Nhã Yến
22 tháng 8 2018 lúc 13:11

2,

Đặc điểm chung của động vật :

- Có khả năng di chuyển

- Có hệ thần kinh và giác quan

- Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

3,

Vai trò của động vật : Động vật ko chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống con người.

Đa số động vật là có lợi cho con người. Tuy nhiên, còn một số gây hại .

- Cung cấp nguyên liệu cho con người :

+ Thực phẩm : bò, lợn, gà, trâu,...

+Lông :cừu ,gà,..

+ Da : bò, trâu,..

- Động vật làm thí nghiệm :

+ Học tập và nghiên cứu khoa học : giun, ếch, cá,...

+ Thử nghiệm thuốc : chuột bạch,..

+ Lao động : trâu, bò ,..

+ Giải trí : khỉ, cá voi,..

+ Thể thao : ngựa,..

+ Bảo vệ an ninh : chó,..

- Bên cạnh đó một số động vật truyền bệnh sang người như : muỗi, ...

Bình luận (0)
Thảo Phương
22 tháng 8 2018 lúc 16:30

1)Giống nhau

- Đều cấu tạo từ tế bào

- Đều lớn lên và sinh sản Khác nhau: - Động vật không có thành Xenlulozo tế bào - Động vật không lấy chất hữu cơ để nuôi cơ thể - Động vật có thể di chuyển được, có hệ thần kinh và giác quan. 2)Động vật có đặc điểm chung là có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, chủ yếu dị dưỡng. 3)Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả với đời sống con người về mặt có lợi như cung cấp nguyên liệu: thực phẩm (rươi, ốc, mực, tôm, cá, ếch, rắn, gà, lợn, bò, ...), lông (thỏ, cừu, dê, vịt, ...), da (tuần lộc, hổ, trâu, ...); làm thí nghiệm: khoa học (ếch, chuột bạch, ...), thuốc (thỏ, chuột bạch, ... ); hỗ trợ cho con người: lao động (trâu, bò, voi, ...), giải trí (cá voi, hải cẩu, voi, hổ, vẹt, sáo, ...), bảo vệ an ninh (***); ... Bên cạnh đó động vật còn gây hại không nhỏ cho con người như truyền, gây bệnh (trùng sốt rét, ruồi, muỗi, chuột, ...) ...
Bình luận (0)
Kaitou Kid
Xem chi tiết
Hải Đăng
26 tháng 8 2018 lúc 19:53

Hô hấp là quá trình ôxi hóa nguyên liệu hô hâp (glucôzơ,„) đến C02, H20 và tích lũy lại năng lượng ở dạng dễ sử dụng ATP.

Bình luận (0)