Lớp Lưỡng cư - Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

Thời Sênh
1 tháng 5 2018 lúc 10:05

Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Việt nam phát hiện 147 loài.

Bình luận (0)
❤Cô nàng ngốc ❤
1 tháng 5 2018 lúc 10:10

*Đa dạng về thành phần loài:

- Có số lượng loài lớn .

- Được chia thành 3 bộ: + bộ lưỡng cư có đuôi

+ bộ lưỡng cư ko đuôi

+ bộ lưỡng cư ko chân

* Đa dạng về môi trường sống và tập tính:

- Sự đa dạng được thể hiện ở: + môi trường sống

+ hoạt động

+ tập tính tự vệ

Bình luận (0)
Mai Linh Tú
Xem chi tiết
Trần Thị Bích Trâm
26 tháng 4 2018 lúc 22:03

*Ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm vì :

- Ếch hô hấp qua da là chủ yếu, nếu da khô cơ thể mất nước thì ếch sẽ chết.

* Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch lên cạn => dễ bắt ếch

Bình luận (1)
Quỳnh Chi Trần
Xem chi tiết
Double Personality
26 tháng 4 2018 lúc 22:03

Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yêu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

- Ếch bắt mồi về đêm vì thức ăn trên cạn của ếch là sâu bọ, khi đó là thời gian sâu bọ đi kiếm ăn nên ếch dễ dàng bắt được mồi.

Bình luận (0)
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Khánh Linh Nguyễn
26 tháng 4 2018 lúc 13:15

Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng - Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

Bình luận (0)
❤Cô nàng ngốc ❤
26 tháng 4 2018 lúc 13:37

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng

- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
26 tháng 4 2018 lúc 14:21

- Có ích cho nông nghiệp: tiêu diệt sâu bọ phá hại mùa màng, tiêu diệt sinh vật trung gian gây bệnh.
- Có giá trị thực phẩm: ếch đồng

- Làm thuốc chữa bệnh: bột cóc, nhựa cóc.
- Là vật thí nghiệm trong sinh lý học: ếch đồng.

Bình luận (0)
Dũng Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
24 tháng 4 2018 lúc 20:56

Đặc điểm đặc trưng nhất của hệ tuần hoàn lớp lưỡng cư : Lưỡng cư: 2 vòng tuần hoàn, tâm thất có vách hụt, 2 ngăn tạm thời thành 2 nữa, 4 ngăn chưa hoàn toàn, máu pha, hệ tuần hoàn kín , Tim 3 ngăn.

Bình luận (0)
Thời Sênh
24 tháng 4 2018 lúc 20:56

2 vòng tuần hoàn

Bình luận (0)
Ruri Hoàng
Xem chi tiết
Trần Hiểu Nghiên Hy
5 tháng 1 2017 lúc 13:08

1) - đầu dẹp,nhọn khớp và thân thành 1 khối thon nhọn về phía trc

- chi sau có màng bơi

Da tiết chất nhầy làm giảm ma sát và dễ thấm khí

- hô hấp bằng da là chủ yếu

2) những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi vs đời sống ở cạn là: chi có ngón,thở bằng phổi, mắt có mi, tai có màng nhĩ

3) ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nc và bắt mồi ban đêm vì: ếch hô hấp chủ yếu bằng da ẩm dễ thấm khí nên cần điều kiện môi trường ẩm ban đêm,có nc để đảm bảo sự hô hấp của nó đc thuận lợi và do thức ăn của ếch thường có nhiều vào ban đêm như mối,còng.....

4) - đến mùa sinh sản sau những cơn mưa,ếch cặp đôi,ếch đực ôm ngang eo ếch cái tìm đến bờ nc,ếch cái đẻ đến đâu ếch đực ngồi trên dưới tinh lên trứng đến đó để trứng thụ tinh ( đây là thụ tinh ngoài )

- trứng tập trung từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nc rồi phát triển trở thành nòng nọc có đuôi,sau đó mọc 2 chi sau,rồi mọc thêm 2 chi trc sống trong nc,cuối cùng rụng đuôi và nhảy lên bờ

Tik mk nhé

Bình luận (1)
Nguyen Thi Mai
5 tháng 1 2017 lúc 14:58

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với dời sống ở nước?

Hướng dẫn trả lời:

— Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước.

— Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí.

— Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón (giống chân vịt).

Câu 2: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?

Hướng dẫn trả lời:

- Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

- Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

- Dan trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí

Câu 3: Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?

Hướng dẫn trả lời:

- Vì ếch hô hấp bằng da là chủ yếu, nếu sống xa nơi ẩm ướt và nguồn nước da ếch sẽ khô, cơ thể mất nước ếch sẽ có nguy cơ bị chết.

Vì thức ăn của ếch là các loài sâu bọ mà sâu bọ thì lại hoạt động vào ban đêm nên vào thời gian này ếch dễ kiếm mồi hơn

Câu 4: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch.

Hướng dẫn trả lời:

- Vào mùa sinh sản (cuối xuân, sau những trận mưa vào đầu hạ), ếch đực “kêu gọi ếch cái” để ghép đôi. Ếch cái cõng ếch đực trên lưng, ếch đực ôm ngang ếch cái, chúng tìm đến bờ nước để đẻ.

- Ếch cái đẻ đến đâu, ếch đực ngồi trên tưới tinh đến đó. Sự thụ tinh xảy ra bên ngoài cơ thể nên được gọi là thụ tinh ngoài. Trứng tập trung thành từng đám trong chất nhầy nổi trên mặt nước, trứng phát triển, nở thành nòng nọc. Trải qua một quá trình biến đổi phức tạp qua nhiều giai đoạn nòng nọc dần mọc 4 chân và rụng đuôi để trở thành ếch con.

Bình luận (1)
Minh Đăng
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
8 tháng 4 2018 lúc 21:15

Sự tiến hóa của động vật: hệ thần kinh, hệ tuần hoàn ?

- Hệ tuần hoàn :

- Động vật đơn bào và một số động vật đa bào có kích thước nhỏ và dẹp diện tích cơ thể lớn hơn so với khối lượng, không có hệ tuần hoàn. Các chất trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn hơn, trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.vì vậy hệ tuần hoàn của chúng phát triển và hoàn thiện dần trong quá trình tiến hóa
+ Cá (hệ tuần hoàn đơn): tim 2 ngăn: 1 tâm nhĩ, 1 tâm thất
+ Lưỡng cư: tim 3 ngăn: 1 tâm thất, 2 tâm nhĩ
+ Bò sát: tim 4 ngăn: 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất, có vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn không hoàn toàn (vách ngăn hụt) (trừ cá sấu: tim có 4 ngăn : 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn hoàn toàn giống chim và thú)
+ Chim và thú: tim có 4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất, vách ngăn giữa 2 tâm thất trái và phải là vách ngăn hoàn toàn.

* Hệ thần kinh :

1. Động vật nguyên sinh: chưa có hệ thần kinh, mới có một nhân điều khiển cơ thể

2.Nghành ruột khoang: hệ thần kinh dạng lưới, chưa phát triển lắm nhưng hơn động vật nguyên sinh điểm yếu: tác động bất kì 1 điểm thì gây phản ứng toàn cơ thể

3.Ngành giun: xuất hiện hệ thần kinh chuỗi hạch, tiến hóa nhất là giun đốt(xuất hiện hạch não)

4.Thân mềm: hệ thần kinh chuỗi hạch, phát triển nhất ở bạch tuộc và mực

5.Chân khớp: chuỗi hạch phát triển, phát triển nhất trong động vật không xương sống

6. Động vật có xương sống: hệ thần kinh dạng ống, xuất hiện não và hoàn thiện dần và phát triển nhất ở lớp thú, là hệ thần kinh hoàn thiện nhất hiện nay

Cây phát sinh giới động vật ?

Kết quả hình ảnh cho cây phát sinh giới động vật là gì

Bình luận (0)
Pham Thi Linh
9 tháng 4 2018 lúc 9:24

Bổ sung cho bạn kiến thức về cây phát sinh:

- Đặc điểm cây phát sinh:

+ Cây phát sinh là một sơ đồ hình cây phát ra những nhánh từ một gốc chung (tổ tiên chung).

+ Từ các nhánh đó lại phát ra những nhánh khác nhỏ hơn từ những nguồn gốc khác nhau và tận cùng là 1 nhóm động vật.

+ Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiều thì số loài nhánh đó càng nhiều.

+ Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có mối quan hệ hộ hàng gần nhau hơn.

Ví dụ: cá, bò sát, chim, thú có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn so với giáp xác, nhện và sâu bọ.

- Ý nghĩa cây phát sinh:

+ Cho biết mức độ quan hệ họ hàng của các nhóm động vật.

+ So sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác.

Bình luận (0)
Minh Đăng
Xem chi tiết
❤Cô nàng ngốc ❤
9 tháng 4 2018 lúc 13:43
Làm thực phẩm (vd như tôm, mực,...) - Có giá trị để xuất khẩu (trai, tôm, mực,...) - Có giá trị dinh dưỡng làm thuốc (mật ong, vỏ bào ngư,...) - Có hại cho con người và động vật (sán dây, giun đũa,...) - Có hại cho thực vật (sâu, ốc sên,...)
Bình luận (0)
Minh Đăng
Xem chi tiết
Huyền Nguyến Thị
7 tháng 4 2018 lúc 13:32

Đa dạng sinh học ở đới lạnh, đới nóng hoang mạc ?

Giải thích được đa dạng sinh học ở vùng nhiệt đới gió mùa ?

Số loài động vật ở môi trường nhiệt đới cao hơn hẳn so với tất cả những môi trường địa lí khác trên Trái Đất, là do môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, ẩm, tương đối ổn định, thích hợp với sự sống của mọi loài sinh vật. Điều này đã tạo điều kiện cho các loài động vật ô nhiệt đới gió mùa thích nghi và chuyên hóa cao đối với những điều kiện sống rất đa dạng của môi trường.

Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ?

* Nguyên nhân chủ yếu:

- Nạn phá rừng, khai thác gỗ và các lâm sản khác, du canh, di dân khai hoang, nuôi trồng thủy sản, xây dựng đô thị, làm mất môi trường sống của động vật.
- Sự săn bắt, buôn bán động vật hoang dã cộng với việc sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu, việc thải các chất thải của các nhà máy, đặc biệt là khai thác dầu khí hoặc giao thông trên biển.

* Biện pháp :

- Cấm đốt phá rừng bừa bãi và săn bắt động vật quý hiếm.

- Đẩy mạnh các biện pháp chống ô nhiễm môi trường.

- Xây dựng các khu bảo tồn tự nhiên.

- Gây nuôi các loài động vật quý hiếm.

- Tuyên truyền cho mọi người về vai trò và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.

Đấu tranh sinh học ?

* Khái niệm: Là sử dụng các thiên địch ( sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại ), gây bệnh truyền nhiễm và gây vô sinh ở động vật gây hại.

* Mục đích: Hạn chế tác động gây hại của sinh vật gây hại.

* Các biện pháp đấu tranh sinh học:

- Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại ( mèo - chuột, vịt - ốc, rắn - chuột, ... )

- Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hoặc hay trứng của sâu hại ( ong mắt đỏ đẻ trứng kí sinh lên trứng sâu xám, bướm đêm đẻ trứng lên xương rồng, ... )

- Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sinh vật gây hại ( vi khuẩn Myoma và Calixi gây bệnh cho thỏ , ... )

- Gây vô sinh diệt động vật gây hại ( tuyệt sản ruồi đực, ... )

* Ưu điểm :

- Tiêu diệt các sinh vật gây hại. Tránh ô nhiễm môi trường.
- Giảm chi phí sản xuất.

* Hạn chế :

- Chỉ có hiệu quả ở nơi khí hậu ổn định
- Thiên địch không diệt triệt để được sinh vật gây hại
- Khi sinh vật này bị tiêu diệt thì lại tạo điều kiện cho sinh vật khác phát triển
- Có loài vừa là thiên địch lại vừa gây hại: chim sẻ

Bình luận (1)
Hoàng
Xem chi tiết
Nhã Yến
6 tháng 3 2018 lúc 21:39

Ếch được xếp vào lớp lưỡng cư vì :

+ Ếch sống ở môi trường vừa ở nước ,vừa ở cạn

+ Hô hấp vừa bằng phổi vừa qua da

+ Da nhờn giữ độ ẩm

Bình luận (1)
Phạm Thị Lan Phương
6 tháng 3 2018 lúc 21:17

Vi ếch sống vừa ở nước vừa ở cạn^^

Bình luận (0)
dao thi thuy linh
6 tháng 3 2018 lúc 21:57

vì ếch có những đặc điểm thích nghi với đời sống vừa ỏ cạn vừa ở nước

Bình luận (0)