Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X

Trần Daniel
Xem chi tiết
nguyễn thu thảo
16 tháng 5 2018 lúc 12:21

thế kỉ nào

Bình luận (0)
Nguyễn Mai Phương
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
6 tháng 4 2018 lúc 19:51

Nhà Hán

-Chính sách cai trị của bọn đỏ hộ đối với nhân dân ta vô cùng tàn bạo, chia lại đơn vị hành chính, cử quan lại người Hán cai trị tới cấp huyện, tiến hành bóc lột dã man bằng các loại thuế và lao dịch nặng nề, vơ vét tài nguyên bằng cách bắt cống nộp, đẩy nhân dân ta vào cảnh khốn cùng. Thâm hiểm nhất là chính sách đồng hoá dân ta về mọi mặt hòng xoá bỏ dân tộc ta...

Bình luận (0)
Jesseanna
Xem chi tiết
ARMY Yêu Hội Đội Quần :)
30 tháng 3 2017 lúc 17:22

Từ năm 197TCN đến thế kỉ 10 nước ta liên tiếp bị phong kiến phương bắc đô hộ và thống trị vì vậy sử cũ gọi là thời kì bắc thuộc

Chúc bạn học tốt haha

Bình luận (0)
nữ thám tử nổi tiếng
Xem chi tiết
Kang Daniel
27 tháng 4 2018 lúc 19:51

Khó đó

Bình luận (0)
Hương Hương
Xem chi tiết
Casandra Chaeyoung
Xem chi tiết
phạm Thanh Vân EQ cao
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
21 tháng 4 2018 lúc 19:55

Năm 542

Bình luận (0)
Nguyễn Bá Quân
21 tháng 4 2018 lúc 19:59

Năm 542,cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.

👍👍👍

Bình luận (0)
Minh Pro
22 tháng 4 2018 lúc 15:24

Lý Bí đánh giặc vào đầu năm 542

Bình luận (0)
Tu Uyen Khuong
Xem chi tiết
Nguyễn Hồng Thy
18 tháng 4 2018 lúc 7:15

Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
a﴿ Nguyên nhân; ‐ Do chính sách thống trị tàn bạo của triều đại phong kiến phương Bắc. ‐ Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị Tô Định giết chết.
b﴿ Diễn biến; ‐ Mùa xuân năm 40 ﴾ tháng 3 dương lịch ﴿. Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn ﴾ Hà Nội ﴿, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi tìm hiểu Cổ Loa, Luy Lâu. ‐ Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn trốn về Nam Hả, quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.
c﴿ Kết quả: ‐ Cuộc khởi nghĩa dành thắng lợi.

d) Ý nghĩa lịch sử:

- Vai trò của người phụ nữ trong giải phóng dân tộc

- Giáng một đòn nặng nề vào chế độ phong kiến nhà Hán

Bình luận (0)
Nguyễn Đình Duy Khánh
18 tháng 4 2018 lúc 7:23

Mùa xuân năm 40 hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Bát Môn(Hà Nội)nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh rồi đánh xuống Cổ Loa,Luy Lâu.Tô Định hốt hoảng bỏ thành lẻn chốn về Nam Hả,quân Hán ở các quận khác bị đánh tan.

Bình luận (0)
Kura Sa
Xem chi tiết
đỗ nam khánh
15 tháng 4 2018 lúc 10:51

C1:

-Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.
Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

-Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

C2

-Diễn biến của trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng :
- Năm 938, quân Nam Hán kéo vào bờ biển nước ta, lúc này nước triều đang dâng, quân ta khiêu chiến, giả vờ thua rút chạy, giặc đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Khi nước triều rút, quân ta dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc rút chạy. Trận chiến diễn ra ác liệt (thuyền quân ta nhỏ gọn, dễ luồn lách ; thuyền địch to. cồng kềnh rất khó khăn chạy qua bãi cọc lúc này đã nhô lên do nước triều rút...).
- Vua Nam Hán vội ra lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng kết thúc thắng lợi về phía quân ta.Vua Nam Hán đang cầm quân tiếp ứng đóng ở biên giới mà không kịp trở tay đối phó. Nghe tin Hoằng Tháo tử trận, Nghiễm kinh hoàng, đành "thương khóc thu nhặt quân còn lại mà rút lui.Từ đó nhà Nam Hán bỏ hẳn mộng xâm lược Tĩnh Hải quân. Lưu Cung cũng than rằng cái tên "Cung" của ông là xấu
Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua, xưng là Ngô Vương, lập ra nhà Ngô, đóng đô ở Cổ Loa

Ý nghĩa : + Đây là một chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta, đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán. + Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

Bình luận (0)
Ducanhdeptraibodoi
23 tháng 4 2019 lúc 22:37

Câu 1:

* Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Hán:

Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình - Hà Nội), bắt giết Kiều Công Tiễn, khẩn trương chuẩn bị chống quân xâm lược.

Dự đoán quân Nam Hán sẽ vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, Ngô Quyền bàn với các tướng cách chống giặc.

Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu, gần cửa biển, xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.

* Về kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền có điểm độc đáo ở chỗ:

- Độc đáo:

+ Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
+ Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...

Bình luận (0)
Văn Hoàngg
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trang Uyên
12 tháng 4 2018 lúc 21:49
1. Về hành chính: Tiến hành phân lại đơn vị hành chính, cho quan lại người Hán quản lý từ cấp huyện trở lên, người Việt cai quản hương xã. Về kinh tế: Bóc lột, vơ vét bằng các loại thuế má nặng nề, bắt nhân dân ta phải cống nộp sản vật quý hiểm. Về văn hóa: Bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học phong tục người Hán, cho người Hán sống chung để đồng hóa nhân dân ta, đây là chính sách thâm độc nhất. Nhận xét: đây là những chính sách vô cùng tàn bạo của phong kiến phương Bắc hòng bóc lột nhân dân, kìm hãm sự phát triển của nhân dân ta và chính sách đồng hóa của chúng là thâm độc nhất. 2. Sau hơn 1 nghìn năm Bắc Thuộc, nhân dân ta vẫn giữ được những phong tục, tập quán cổ truyển như làm bánh trưng, bánh giầy, ăn trầu,... Ý nghĩa: chứng tỏ một sức sống mãnh liệt của các phong tục tập quán của người Việt được gìn giữ qua nhiều năm từ thời Văn Lang - Âu Lạc. 3. Những thành tựu về văn hoá và kinh tế của Cham-pa :
- Văn hoá : chữ viết, phong tục, tập quán, đặc biệt là những thành tựu về kiến trúc (tháp Chăm, thánh địa Mĩ Sơn).
- Kinh tế : đạt trình độ ngang với các nước xung quanh : công cụ bằng sắt, trồng lúa một năm hai vụ, sử dụng sức kéo trâu bò, khai thác lâm thổ sản, đánh cá, buôn bán...

Bình luận (0)
Diệp Chi Lê
12 tháng 4 2018 lúc 21:51

1.Kinh tế:

Ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta

Văn hóa:

Truyền bá Nho giáo và chữ Hán vào dân tộc ta, bắt dân ta phãi theo phong tục người Hán

Chính trị:
Chia nước ta thành nhiều quận, huyện để dễ cai trị, mọi quyền hành đều nằm trong tay bọn chúng.

2.

Tổ tiên đả để lại cho ta:

Tiếng nói, phong tục, tập quán như: ăn trầu, nhuộm răng, làm bánh chưng, bánh giày,...

Chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nhân dân ta không có gì là có thể tiêu diệt được nền văn hóa của dân tộc ta. Đây chính là nền tanf3 cho việc đấu tranh giành độc lập.

Ý nghĩa:

Ý thức vươn lên, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc.

Lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

3.

Thành tựu văn hóa: chữ viết, phong tục tập quán, đặc biệt là các kiến trúc (tháp Chăm, thánh địc Mĩ Sơn,...)

Bình luận (0)