Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Ngô Nhất Khánh
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
30 tháng 3 2018 lúc 20:51

Câu 1 Nguyên nhân chính của việc thực dân Pháp xâm lược nước ta là gì? Nguyên cớ trực tiếp để thực dân Pháp tiến hành đánh chiếm nước ta là gì?

*Nguyên nhân:
-Đầu thế kỳ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt... Ở phương Đông, trong đó có Việt Nam, đất rộng người đông, tài nguyên phong phú, nhưng còn nằm trong vòng chế độ phong kiến suy tàn, là đối tượng nhòm ngó, xâm lược của tư bản phương Tây.
-Đến giữa thế kỷ XIX, Pháp xúc tiến ráo riết xâm lược Việt Nam vì lúc này chủ nghĩa tư bản Pháp chuyển mạnh lên Chủ nghĩa đế quốc và cuộc chạy đua giành giật thị trường trong khu vực trở nên gay gắt. Pháp tiến hành xâm lược Việt nam.
*.Nguyên cớ:
-Lấy cớ triều đình Huế không nhận quốc thư, làm nhục quốc thể nước Pháp và bênh vực đạo Thiên Chúa đang bị khủng bố ở Việt Nam, thực dân Pháp phối hợp với Tây Ban Nha đem tàu chiến đến bắn phá Đà Nẵng, mở đầu cuộc xâm lược nước ta ) 31-8-1858).

Câu 2 Vì sao thực dân Pháp chọn Đã Nẵng làm nơi tấn công đầu tiên?

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công vì:
- Vì Đà Nẵng có một vị trí chiến lược quan trọng, đây là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra, vào dễ dàng, mặt khác, Đà Nẵng lại nằm trên đường thiên lí Bắc- Nam có thể sang Lào, nếu chiếm được Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho thực dân Pháp thực hiện kế hoạch ''đánh nhanh, thắng nhanh'' trong cuộc tấn công xâm lược Việt Nam.
- Pháp ko thể đánh trực tiếp vào cửa biển Thuận An ở Huế, bởi vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, nên ở đây sự phòng thủ chắc chắn, đặc biệt là phòng thù bờ biển, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến ko thể vào ra dễ dàng, thuận lợi như cửa biển ĐN...
- Đà Nẵng là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế khoảng 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế, đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh chóng nhất, ít hao tốn tiền của và nhân lực cho quân Pháp có thể thực hiện được ý đồ đánh chiếm và thu phục vương triều Nguyễn.
- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo thiên chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn.... hoạt động từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Câu 3 Tại sao triều đình Huế vội vàng kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất (1862)? Hiệp ước Nhâm Tuất có những nội dung cơ bản gì?

* Nguyên nhân triều đình nhà Nguyễn kí Hiệp ước Nhâm Tuất với thực dân Pháp:

- Do triều đình có tư tưởng sợ Pháp, không nhàn thấy tình hình của Pháp mà chỉ thấy sức mạnh vượt trội về vũ khí của Pháp.

- Triều đình muốn hòa hoãn với Pháp ở Nam Kì để tập trung lực lượng đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Triều đình không tin tưởng vào năng lực kháng chiến của nhân dân. Có ảo tưởng thông qua thương thuyết có thể lấy lại các tỉnh đã mất.

* Nội dung bản Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862):

- Nhượng hẳn cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, ĐỊnh Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.

- Bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (khoảng 280 vạn lạng bạc).

Mở các cửa biển Đà nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho thương dân Pháp và Tây Ban Nha vào tự do buôn bán, kèm theo nhiều nhượng bộ khác về kinh tế, chính trị.

Câu 4 Hiệp ước 1884 khác với hiệp ước 1883 ở điểm gì và âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp được thể hiện như thế nào?

+ Hiệp ước 1884 có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại tình Bình Thuận và Thanh - Nghệ - Tĩnh cho Trung Kì.

+Âm mưu xảo quyệt của thực dân Pháp là vừa đánh, vừa tìm cách mua chuộc, xoa dịu, lấy lòng vua quan phong kiến triều Nguyễn

Câu 5 Tại sao nói: cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương

Quy mô, địa bàn hoạt động rộng lớn, gồm 4 tỉnh bắc Trung kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức quy cũ, gồm 15 quân thứ do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.
- Thời gian tồn tại dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần Vương.
- Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương.

Câu 6 Em hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau của phong trào Cần Vương và phông trào tự vệ vũ trang kháng Pháp của quần chúng nhân dân ( Mục đích, lãnh đạo, hình thức đấu tranh, địa bàn hoạt động, thời gian tồn tại)

1 Thời gian tồn tại 1885-1896 ;1884-1913
2 Mục đích đấu tranh

+Đánh Pháp giành lại độc lập khôi phục lại chế độ phong kiến +Để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng
3 Thành phần lãnh đạo Văn thân, sĩ phu Nông dân
4 Lực lượng tham gia Nông dân,văn thân sĩ phu Nông dân
5 Địa bàn hoạt động Các tỉnh Trung kỳ, Bắc kỳ Chủ yếu ở Yên Thế, Bắc Giang
6 Hình thức đấu tranh Vũ trang

Câu 7 Em hãy nêu về phong trào Yên Thế

* Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh.
Diễn biến: 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1884-1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất. Sau khi Đề Nắm mất (4/1892), Đề Thám trở thành lãnh tụ của phong trào.
- Giai đoạn 1893-1908: Thời kì này nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở.
- Giai đoạn 1909-1913: Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội , phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, Thực dân Pháp đã tập trung lực lượng, mở cuộc tấn công quy mô lên Yên Thế.
Đến ngày 10/2/1913 khi thủ lĩnh Đề Thám bị sát hại phong trào tan rã

Kết quả: khởi nghĩa Yên Thế: Cuộc khởi nghĩa bị thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng giữa ta và địch quá chênh lệch
- Phong trào mang tính tự phát, chưa có sự liên kết với các phong trào yêu nước khác cùng thời.
Ý nghĩa: Chứng tỏ khả năng lớn lao của nông dân trong lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Bình luận (0)
Hoàng Nguyễn
30 tháng 3 2018 lúc 20:48

C1 ng nhân do nước ta nằm trong vùng ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng ,nằm trong vành đai sinh khoáng, là ngã ba giao thoa giữa 3 châu lục,chế độ phong kiến suy yếu

Nguyên cớ lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô

C2 do Đà Nẵng vừa gần biển lại gần vs kinh thành Huế vì vậy TD pháp chọn Đà Nẵng lm nơi tấn công đầu tiên(nếu chiếm đc Đà Nẵng chúng sẽ lấy nơi đó lm bàn đạp để đánh thẳng vào kinh thành huế)

c5 địa bàn hđ rộng nhất (4 tinht Thanh- Nghệ -Tĩnh ,Quảng Bình)

có trình độ tổ chức nghĩa quân cao nhất chia quân lm 15 thứ

gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề nhất

tinh thần chiến đấu cao đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch

C4 TD Pháp giao lại cho nhà Ng 3 tỉnh Thanh-Ngệ Tĩnh và Bình Thuận,âm mưu lấy lòng dư luận ,vua quan pk bù nhìn và biến nhà ng thành tay sai phục vụ đắc lực cho Pháp

Bình luận (0)
Lường Trọng Phúc
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
2 tháng 4 2018 lúc 19:24

1.Nêu nội dung hiệp ước Hác măng năm 1883? Nhận xét về thái độ của cuần chúng nhân dân khi triều đình nhà Nguyễn kí bản hiệp ước này?

*Nội dung:

Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh-Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì. Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế. Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ. Mọi việc giao thiệp với nước ngoài ( kể cả với Trung Quốc ) đều do Pháp nắm. Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.

=>Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.

Bình luận (1)
Ngô thừa ân
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 5 2020 lúc 12:14

1.Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần I (1873).

+ Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì.

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê đem 200 quân ra Bắc.

- 20/11/1873 Pháp tấn công Hà Nội. Pháp nhanh chóng chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

- Nguyễn Tri Phương chỉ huy 7000 quân chống Pháp nhưng thất bại.

- Chưa đầy 1 tháng, toàn bộ đồng bằng châu thổ sông Hồng rơi vào tay Pháp.

+ Lực lượng địch mỏng (212 tên, 1 đại bác, 2 tàu chiến..) triều đình mạnh hơn (7000 quân..)

- Quân triều đình không chủ động tấn công địch.

+ Trang thiết bị lạc hậu

Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh Đồng Bằng Bắc Kì(1873-1874).

- Phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội lên cao.

- Ngoài ra còn ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định...

- 21/12/1873 Khi Pháp đánh ra Cầu Giấy, quân ta phục kích, Gac-ni-ê bị giết.

- Làm cho Pháp hoang mang. Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dan ta

- 15/3/1874 triều đình kí hiệp ước Giáp Tuất thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì thuộc Pháp. Pháp rút quân khỏi Bắc Kì

- Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của VN.

+ Vì sự nhu nhược của nhà Nguyễn.

+ Vì tư tưởng "Chủ hoà" để bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần II (1882).

+ Phong trào kháng chiến của ta phát triển mạnh. Nước Pháp cũng gặp nhiều khó khăn.

- Kinh tế, quốc phòng trong 10 năm (1873 - 1883) không được cải thiện, ngược lại ngày càng suy yếu

- Đất nước rối loạn cực độ

- Đề nghị cải cách không được chấp nhận.

- Pháp lấy cớ triều Nguyễn vi phạm hiệp ước 1874, quân Pháp do Rivie chỉ huy tiến đánh Bắc Kì.

- 25/4/1882 nổ súng đánh thành Hà Nội.

- Kết quả: Thành Hà Nội mất, Hoàng Diệu tự vẫn, Pháp thừa cơ chiếm các tỉnh đồng bằng, quân Thanh cũng kéo sang VN.

Nhân dân Bắc Kì tiếp tục kháng Pháp.

- Khi Pháp đánh Bắc Kì lần II, nhân dân HN và BK đã kết hợp với quân triều đình anh dũng chống Pháp.

- Tự đốt nhà ngăn chặn bước tiến của giặc

- Những nơi khác nhân dân đắp đập cắm kè, làm hầm chông cạm bẫy.

- 19/5/1883, tại Cầu Giấy, Rivie bị giết.

+ Làm cho Pháp hoang mang, định rút chạy.

Bình luận (0)
Hoàng anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hà
Xem chi tiết
Lê Đăng Tuấn Phong
5 tháng 4 2017 lúc 21:55

-Khởi nghĩa Yến Thế:

+Mục tiêu:Tự phát (để bảo vệ cuộc sống của mình mà đấu tranh)

+Phương thức là khởi nghĩa vũ trang

+Lãnh đạo :lúc đầu là Đề Nắm sau là Đề Thắm

+Lực lượng:nhân dân

+Thời gian:kéo dài gần 30 năm

+Kết quả :thất bại

-Phong trào Cần Vương

+Mục tiêu:chống Pháp

+Phương thức là khởi nghĩa vũ trang

+Lực lượng:nhân dân

+Kết quả :thất bại

+Lãnh đạo:Tôn Thất Thuyết

Thời gian:ngắn hơn khởi nghĩa Yến thế

Bình luận (0)
Nguyễn Tuấn Minh
Xem chi tiết
Ánh Ngọc
Xem chi tiết
Lê Quỳnh Trang
20 tháng 2 2018 lúc 10:30

1. Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862
Sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ, quân pháp thừa thắng, lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và Vĩnh Long. Tình hình này làm cho triều đình phong kiến nhà Nguyễn rất hốt hoảng và lo sợ nên
triều đình đã kí với pháp bản hiệp ước Nhâm Tuất
2. Hiệp ước Giáp Tuất 15/3/1874
- Chiến thắng của ta ở Cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang cực độ còn quân và dân ta phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc.
- Ngược lại, triều đình phong kiến nhà Nguyễn lo sợ nên đã vội vã kí với pháp Hiệp ước Giáp Tuất, trước mắt để pháp rút khỏi Bắc Kì.
3. Hiệp ước Quý Mùi:
- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi)
4. Hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884
- Sau hiệp ước 1883, nhân dân cả nước một mặt phẫn nộ trước thái độ đầu hàng của triều nguyễn, mặt khác càng căm thù quân xâm lược Pháp nên soi nổi đứng lên kháng chiến.
- Trước hoàn cảnh đó, chính quyền thực dân Pháp chủ trương làm dịu bớt tình hình căng thẳng của nhân dân và tỏ ra rộng lượng với triều đình để lấy lòng bọn tay sai nên đã dẫn đến việc kí kết hiệp ước Pa - tơ - nốt ngày 6/6/1884

Bình luận (1)
An Thiên Hân
Xem chi tiết
Phạm Linh Phương
1 tháng 4 2018 lúc 11:55

- Nhâm tuất:
+ Thời gian: 5-6-1862
+ Hoàn cảnh: Sau khi chiếm 3 tỉnh Định Tường,Biên Hòa, Vĩnh Long; Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất.
+ Nội dung: SGK
+ Tác hại: Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước
. Mở cửa biển tạo đk cho Pháp dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn
. Bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn
-->Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nên độc lập dân tộc.Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn là cơ sở cho td Pháp xâm lược lâu dài nước ta.

- Giáp tuất:
+ Thời gian: 15-3-1874
+ Hoàn cảnh: năm 1867 Pháp chiến xong các tỉnh miền Đông Nam Kì
. Năm 1873 pháp tấn công bắc kì lần 1 nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN. đặc biệt 21-12-1873 chiến thắng Cầu Giấy ta giết Chết Giác Ni e
--> Pháp hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người đã nhu nhược kí hiệp ước 15-3-1874
+ nội dung: SGK
+ tác hại: đây là văn bản bán nước thứ 2 của triều Nguyễn
. Triều đình mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho thực lực trog nước càng yếu đi, ngược lại pháp mạnh lên, tạo đk đẩy mạnh Pháp xâm lược nước ta
. Triều đình mất 1 phần quan trọng về lãnh thổ ngoại giao, thương mại

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
1 tháng 4 2018 lúc 11:59

--nhâm tuất:
+thời gian 5-6-1862
+ hoàn cảnh: sau khi chiếm d3 3 tỉnh Định Tường,Biên Hòa, Vĩnh Long;Pháp yêu cầu triều Nguyễn kí với P hiệp ước Nhâm Tuất..
+ nội dung....
+tác hại-nhận xét: . Triều Nguyễn mất đi 1/2 vựa lúa lớn nhất cả nước
. mở cửa biển tạo đk cho P dễ dàng đưa quân sang tấn công ta nhanh hơn
. bồi thường chiến phí làm cho lực lượng trong nước càng yếu hơn , nghèo hơn
-->Triều nguyễn vì quyền lợi giai cấp đã quên đi nên độc lập dân tộc.Đây là văn kiện bán nước đầu tiên của triều Nguyễn.là cơ sở cho td Pháp xâm lược lâu dài nước ta.


--giáp tuất:
+tg: 15-3-1874
+ hoàn cảnh: năm 1867 P chiến xong các tỉnh miền Đông Nam Kì
. năm 1873 pháp tấn công bắc kì lần 1 nhưng gặp phải sự chiến đấu bất khuất của nhân dân HN. đặc biệt 21-12-1873 chiến thắng Cầu Giấy ta giết d3 Giác Ni e
--> P hoang mang, ngược lại triều đình lại sợ mất lòng người khđã5 nhu nhược kí hiệp ước 15-3-1874
+ nội dung......
+ tác hại- nhận xét: đây là văn bản bán nước thứ 2 của triều Nguyễn
. triều đình mất đi vựa lúa lớn nhất của cả nước, làm cho thực lực trog nước càng yếu đi, ngược lại pháp mạnh lên, tạo đk đẩy mạnh P xam lược nước ta
. triều đình mất 1 phần quan trọng về lãnh thổ ngoại giao, thương mại

chúc bn hk tốt ^^

Bình luận (0)
Shinichi Kudo
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn
22 tháng 3 2018 lúc 21:21

khởi nghĩa hương khê tiêu biểu nhất vì;

thời gian kéo dài lâu nhất (11 năm từ năm 1885-1896)

địa bàn hđộng rộng nhất gồm 4 tỉnh ;Thanh Hóa Nghệ An Hà Tĩnh Quảng Bình

Sự tổ chức nghĩa quân sáng suốt,tiến bộ

Gây cho Pháp nhiều tổn thất nặng nề nhất

Mik cho xương thui b tự lắp thêm thịt vào nhé

Bình luận (0)
Phước Nguyễn
Xem chi tiết
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:32

Câu 1

_Nguyên nhân sâu xa thực dân Pháp xâm lược nước ta:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
_ Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:33

Câu 2

Chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858

- Ngày 31/08/1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng, âm mưu chiếm Đà Nẵng làm căn cứ tấn công ra Huế, buộc nhà Nguyễn đầu hàng.

- Sáng 01/09/1858, Pháp gửi tối hậu thư song không đợi trả lời đã nổ súng tấn công và đổ bộ lên bán đảo Sơn Trà.

- Quân dân ta anh dũng chống xâm lược, thực hiện kế sách “vườn không nhà trống” gây cho địch nhiều khó khăn. Pháp bị cầm chân 5 tháng trên bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại.

. Kháng chiến ở Gia Định

- Tháng 02/1859, Pháp đánh chiếm thành Gia Định nhưng gặp nhiều khó khăn do hoạt động của các dân binh. Kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp thất bại, chúng phải chuyển sang kế hoạch “chinh phục từng gói nhỏ”.

- Từ năm 1960, Pháp bị sa lầy trong cuộc chiến ở Trung Quốc, Xi-ri, phải rút quân từ Đà Nẵng về Gia Định. Lực lượng địch rất mỏng, tình thế cực kì khó khăn. Triều Nguyễn không tranh thủ phản công mà cử Nguyễn Tri Phương vào xây dựng phòng tuyến Chí Hoà để “thủ hiểm”.

- Các nghĩa dũng do Dương Bình Tâm lãnh đạo tiếp tục tấn công giặc ở đồn Chợ Rẫy (07/1960), trong khi triều đình Huế xuất hiện tư tưởng chủ hòa.

Bình luận (0)
nguyen minh ngoc
31 tháng 3 2018 lúc 16:35

Câu 4

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.
Hiệp ước Hác măng

- Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai làm quân Pháp thêm hoang mang dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình lại chủ trương thương lượng với Pháp.
- Sau khi có thêm viện binh, lại nhân cơ hội vua Tự Đức qua đời, triều đình nhà Nguyễn lục đục, thực dân Pháp chớp ngay lấy cơ hội và quyết định tấn công thẳng vào cửa ngõ kinh thành Huế Đó là cửa biển Thuận An.
- Ngày 20/8/1883 sau 2 ngày bắn pháo, quân Pháp đổ bộ lên Thuận An.Triều đình hoảng hốt xin đình chiến.
- Cao ủy Pháp lên ngay Huế, đưa ra bản hiệp ước thảo sẵn, buộc triều đình chấp nhận và kí ngày 25/8/1883. Hiệp ước mang chính tên viên Cao ủy Pháp: Hiệp ước Hac - măng (còn gọi là hiệp ước Quý Mùi) với nội dung:
+ Triều đình Huế Chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì,cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì thuộc Pháp. Ba tỉnh Thanh_Nghệ_Tỉnh được sáp nhập vào Bắc Kì .Triều đình chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì,nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ Pháp ở Huế.Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình,nắm cá quyền trị an và nội vụ.Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.Triều đình Huế phải rút quân đội ở Bắc Kì về Trung Kì.
>\Nhận xét:
- Tuy nội dung hiệp ước chỉ nói đến mức độ bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và trung Kì nhưng thực chất quyền đối nội, đối ngoại của triều đình đã phụ thuộc vào Pháp và do Pháp quyết định. Vì vậy, thực chất hiệp ước 1883 đã chính thức chấm dứt sự tồn tại của triều đình phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lạp. Tuy vẫn còn tồn tại trên hình thức nhưng triều đình phong kiến chỉ còn là tay sai cho Pháp.
Với hiệp ước 1883, triều đình phong kiến nhà Nguyễn không những tự mình làm mất đi sự độc lập của một chính quyền nhà nước phong kiến mà qua đó còn thể hiện sự phản bội trắng trợn của triều đình phong kiến và bè lũ vua tôi nhà Nguyễn với lợi ích của dân tộc.

Bình luận (0)