Lịch sử thế giới hiện đại (từ 1917 đến 1945)

Trần Huyền Trang
Xem chi tiết
ひまわり(In my personal...
3 tháng 1 2021 lúc 12:52

Điểm giống nhau:+Nghèo tài nguyên, ít thuộc địa thị, trường tiêu thụ hẹp.+ Về bản chất đều thục hiện nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sovanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản chủ nghĩa của tư bản tài chính.+ Đều bất mãn với hệ thống Vec-xai Oa-sinh-tơn, muốn dùng vũ lực chia lại thế giới.Khác nhau:+ Quá trình xác lập:

Đức: chế độ dân chủ đại nghị sang chế độ chuyên chế phát xít (quá trình phát xít hóa nhanh chóng). tiềm lực lớn.Nhật: chế độ chuyên chế của thiên hoàng dựa trên nền tảng chủ nghĩa quân phiệt. quá trình diễn ra trong nội bộ chính sách của nhà nước (quá trình phát xít hóa diễn ra chậm kéo dài.) tiềm lục khá mạnh+ Đức thì muốn phục thù. Nhật thì muốn độc chiếm châu Á.

Bình luận (0)
nguyễn quỳnh anh
Xem chi tiết
nguyễn doãn thắng
5 tháng 1 2021 lúc 10:53

Khiến cho các nước Nhật và Đức phải tiến hành phát xít hóa bộ máy nhà nước nguy cơ gây ra một cuộc chiến tranh thế giới.

Bình luận (0)
Phùng Tài
Xem chi tiết
trần duy anh
Xem chi tiết
Phương Dung
1 tháng 1 2021 lúc 14:47

Khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn tới nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới, vì:

- Cuộc khủng hoảng đã đe dọa nghiêm trọng sự tồn tại của chủ nghĩa tư bản. Để cứu vãn tình thế, các nước tư bản buộc phải xem xét lại con đường phát triển của mình.

+ Các nước Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả của cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất.

+ Các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản là những nước không hoặc có ít thuộc địa, thiếu thốn về vốn, nguyên liệu, thị trường đã đi theo con đường phát xít hóa chế độ chính trị.

- Quan hệ giữa các cường quốc tư bản chuyển biến ngày càng phức tạp. Hình thành hai khối đế quốc đối lập: một bên là Mĩ, Anh, Pháp với một bên là Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản và cuộc chạy đua vũ trang ráo riết đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến tranh thế giới mới.

Bình luận (0)
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 22:28

Câu 1:

Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được những nhiệm vụ:

- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, xóa bỏ những tàn tích phong kiến.

- Thành lập các Xô viết đại biểu công nông và binh lính.

- Chính phủ tư sản lâm thời được thành lập. Nước Nga trở thành nước Cộng hoà.

Câu 2:

Tại sao nước Nga lại diễn ra 2 cuộc cách mạng?

 

- Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế (Nga hoàng) và dẫn tới tình trạng hai chính quyền song song tồn tại: Chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

⟹ Hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau nên không thể cùng tồn tại lâu dài.

- Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định mục tiêu và đường lối chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời). Thiết lập chính quyền thống nhất trong toàn quốc của Xô Viết, đưa nước Nga bước vào thời kì cách mạng xã hội chủ nghĩa.

⟹ Cách mạng tháng Mười bùng nổ (24-10-1917)

Câu 3:

Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng 10 Nga

- Với nước Nga.

     + Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

     + Đưa công nhân và nông dân lên nắm chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

- Với thế giới:

     + Làm thay đổi cục diện thế giới.

     + Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.

Câu 4:

Nội dung chính sách kinh tế mới của Lenin. Tác động của nó đối với Nga

* Nội dung của Chính sách kinh tế mới:

- Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa).

- Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ.

- Cho phép tư nhân được mở các xí nghiệp nhỏ.

- Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.

* Tác động:

- Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước.

- Năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.

- Tạo cơ sở kinh tế, chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 5:

Nội dung chính sách mới của Ru- dơ-ven và tác dụng của nó

* Nội dung:

+ Giải quyết nạn thất nghiệp

+ Ban hành các Đạo luật về Phục Hưng, ngành ngành công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước.

+Điều chỉnh nông nghiệp: nâng cao giá nông sản, giảm bớt nông phẩm thừa, cho vay dài hạn đối với dân trại...

* Tác dụng:

+ Giải quyết việc làm cho người thất nghiệp, xoa dịu mâu thuẫn xã hội.

+ Khôi phục được sản xuất.

+ Thu nhập quốc dân tăng liên tục từ sau 1933.

+ Duy trì chế độ dân chủ tư sản .

 Tóm lại : Nhờ áp dụng chính sách kinh tế mới, nước Mĩ đã thoát ra khỏi khủng hoảng.

Bình luận (0)
nguyễn quỳnh anh
Xem chi tiết
Phương Dung
24 tháng 12 2020 lúc 21:44

Năm 1914 nước Nga có sự kiện gì ?

A. Gặp nhiều khó khăn                       B.  Khủng hoảng kinh tế

C. Chế độ Nga hoàng sụp đổ              D. Tham gia chiến tranh đế quốc

Bình luận (0)
Kaitou Kid
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
18 tháng 7 2018 lúc 10:28

- Nguyên nhân sâu xa:

Sau hai Hiệp ước Hác-măng và Pa-tơ-nốt, Pháp đã hoàn thành về cơ bản cuộc xâm lược Việt Nam, thiết lập chế độ bảo hộ ở Bắc Kì và Trung Kì.

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Dựa vào phong trào kháng chiến của nhân dân, phái chủ chiến trong triều đình Huế mà đại diện là Tôn Thất Thuyết mạnh tay hành động, phế bỏ những ông vua thân Pháp, đưa Hàm Nghi còn nhỏ tuổi lên ngôi, bí mật xây dựng sơn phòng, tích trữ lương thảo và vũ khí để chuẩn bị chiến đấu.

+ Pháp tìm mọi cách loại trừ phái chủ chiến vì thế Tôn Thất Thuyết

=> lực lượng chủ chiến đã ra tay trước

Bình luận (0)
Kaitou Kid
18 tháng 7 2018 lúc 10:27

ĐỀ bài thiếu nhé.

Nguyên nhân nào dẫn tới việc bùng nổ phong trào Cần vương ?

- Nguyên nhân sâu xa.

- Nguyên nhân trực tiếp.

Bình luận (0)
Kaitou Kid
Xem chi tiết
Thời Sênh
18 tháng 7 2018 lúc 11:10

Cần Vương: “Cần” là phò tá, giúp đỡ. “Vương” là vua. Cần Vương có nghĩa là hết lòng phò tá vua, giúp vua cứu nước. Về thực chất, đây là một phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước- Hàm Nghi.

Bình luận (0)
Kaitou Kid
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
18 tháng 7 2018 lúc 10:26

* Phong trào Cần Vương: là phong trào phò vua, giúp vua Hàm Nghi chống giặc cứu nước.

* Nội dung:

- Tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.

- Lên án sự phản bội của một số quan lại, tính bất hợp pháp của triều đình Đồng Khánh do Pháp mới dựng lên.

- Khích lệ sĩ phu, văn thân và nhân dân cả nước quyết tam kháng chiến chống Pháp đến cùng.

* Ýnghĩa: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân ra sức giúp vua vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, vua giỏi.

- Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối TK XIX mới chấm dứt

Bình luận (0)
Kaitou Kid
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Diễm Quỳnh
18 tháng 7 2018 lúc 10:26

Địa phương

Tên thủ tĩnh và cuộc khởi nghĩa cần vương

Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Quảng Yên

Khởi nghĩa Bãi Sậy - Nguyễn Thiện Thuật

Mậu Thịnh, Thượng Thọ, Mĩ Khê (Nga Sơn-Thanh Hoá)

Khởi nghĩa Ba Đình- Phạm Bành- Đinh Công Tráng

Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Bình

Khởi nghĩaHương Khê - Phan Đình Phùng- Cao Thắng

Bình luận (0)