Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Huyền Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Kỳ
Xem chi tiết
Linh Phương
31 tháng 5 2017 lúc 16:00

Gợi ý :

+ " Khúc hát ru những em bé lớn lên trên lưng mẹ" là tác phẩm của Nguyễn Khoa Điềm. Bài thơ làm nổi bật lên hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng.....

+Người mẹ hiện lên với dáng tần tảo, lam lũ, vất vảvới công việc giả gạo nuôi bộ đội. Mẹ giã gao, con vẫn trên lưng mẹ. Câu thơ: “Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối” thật cảm động. Mẹ gầy vì công việcgiúp nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ gầy vì nuôi cho con nhanh lớn. Nhưng trái tim của mẹ vẫn hát về ước mơ..... ( có thể trích )

+ Công việc mẹ lên núi trỉa bắp. Câu thơ:“Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” hình thành theo kết cấu đối lập làm nổibật hình ảnh me với công việc vất vả. Núi thì to, nương bắp thì rộng, mà sứcmẹ có hạn.....

+ Lời ru đồn đập, mạnh mẻ, gấp rút, bởi “giặc Mỹ đếnđánh”, đuổi ta phải rời suối rời nương “Thằng Mỹ đuổi ta phải rời consuối”. Mẹ phải chuyển lán, đạp rừng , cùng tham gia đánh giặc. Mẹ đến chiến trường, em vẩn trên lưng....

Bình luận (2)
nguyenthihab
14 tháng 11 2017 lúc 16:15

“Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” được Nguyễn Khoa Điềm sáng tác vào ngày 25 tháng 3 năm 1971, là một trong số những bài thơ hay của ông. Nổi bật trong bài là hình ảnh người mẹ Tà Ôi như là biểu tượng về người mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là một con người rất mực thương con nhưng cũng vô cùng yêu nước. Dường như đứa con yêu quí và đất nước thân thương nuôi con nên người và đánh giặc giải phóng quê hương là những gì trọng đại nhất cao quí nhất của người mẹ này trong những năm đất nước phải gồng mình chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Bài thơ đồng thời là lời hát ru. Tác giả ru em Cu Tai ngủ ngoan (đồng thời miêu tả hình ảnh người mẹ). Người mẹ trong bài ru em ngủ ngoan nhưng đó là lời ru thầm, lời ru trong tim (Lưng đưa nôi và tim hát thành lời). Lời ru của tác giả và lời ru của người mẹ nối tiếp nhau, đan cài, hoà quyện vào nhau làm nên những khúc hát ru vừa đằm thắm, dịu dàng, vừa trầm tư, sâu lắng. Vì kết cấu bài thơ như những khúc hát ru nên bài thơ cứ trở đi trở lại một số khúc giống nhau như những nét nhạc chủ đạo trong một bài hát. Bài thơ có ba khúc ru. Mỗi khúc hát ru là một đoạn thơ. Ở đoạn thơ thứ nhất, người mẹ ru con khi địu con trên lưng và giã gạo nuôi bộ đội. Giấc ngủ của em nghiêng nghiêng theo nhịp chày, thấm mồ hôi lao động vất cả của mẹ. Người mẹ Tà Ôi thương con nhất mực không lúc nào chịu rời con đã lấy lưng làm nôi và đôi vai gầy làm gối cho con. Và lời ru con của mẹ cất lên bên cối gạo giữa sàn nhà cũng chính là lời tâm sự, lời tự nhủ, lời mẹ thầm nói với chính mình. Lòng yêu con của mẹ gắn liền với tình thương yêu bộ đội :

“Mẹ thương A Kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân…”

Ước mơ của người mẹ nối liền với giấc mơ của con và cùng hội tụ lại trong tình thương yêu sâu sắc những anh bộ đội. Trong đoạn thơ thứ hai, bà mẹ Tà Ôi địu con đi tỉa bắp trên núi Ka Lưi. Tình thương yêu và niềm hi vọng vô bờ của người mẹ đối với đứa con được thể hiện bằng lời và những hình ảnh độc đáo :

“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng.”

Trong câu thơ trên hình ảnh mặt trời là một hình ảnh thực. Mặt trời đem lại ánh sáng, sự sống cho cây cỏ, làm cho cây cỏ thêm tươi tốt, như cây ngô bắp to, hạt mẩy. Hình ảnh mặt trời ở câu thơ sau là ẩn dụ. Tác giả so sánh ngầm Cu Tai là mặt trời của mẹ. Coi con như mặt trời thì quả là lòng mẹ yêu quí con vô hạn, mong đợi ở con rất nhiều. Đó là ánh sáng, là nguồn sống, là niềm vui, là niềm hạnh phúc, là tất cả tương lai của mẹ. Hai câu thơ, hai hình ảnh tôn nhau lên, đối ý với nhau, đã làm nổi bật tình thương yêu sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của người mẹ đối với đứa con. Lời ru của người mẹ Tà Ôi ngân nga trong trái tim mẹ khi mẹ địu con đi tỉa bắp vẫn hướng về đứa con thơ yêu quí của mình. Lòng thương yêu con của mẹ trong hoàn cảnh này gắn liền với tình thương yêu dân làng – những người dân lao động nghèo đói

Bình luận (0)
Kiều Linh
14 tháng 11 2017 lúc 18:01

Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết bài thơ "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ" vào năm 1971 tại chiến trường Trị - Thiên thời đánh Mĩ. Bài thơ viết theo điệu ru con của người dân tộc Tà-ôi, qua đó ca ngợi tình thương con bao la, tình yêu nước sâu nặng của người phụ nữ miền núi trên dãy Trường Sơn.
Hai câu thơ đầu cất lên như vỗ về em Cu Tai:
Em Cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi
Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.
Những câu thơ tiếp theo gợi lên hình ảnh bà mẹ hiền tần tảo, đảm đang, vừa địu con vừa giã gạo. Việc làm của mẹ thật cao cả: "Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội". Tình mẹ thương con mênh mông. Gối con thơ là vai gầy của mẹ. Nôi con nằm là lưng mẹ. Và tim mẹ đang cất lên lời ru tiếng hát. Nhịp chày nghiêng, mồ hôi mẹ, vai, lưng và trái tim là những chi tiết nghệ thuật thể hiện một cách sâu sắc và cảm động tình thương con của người mẹ nghèo:
Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng
Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi
Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối
Lưng đưa nôi và tìm hát thành lời:
Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi
Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội.
Câu thơ "Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội" thể hiện một cách tuyệt đẹp tình thương con chan hòa với tình yêu nước dào dạt trong trái tim bà mẹ Tà-ôi. Mỗi hạt gạo mẹ giã trắng ngần để nuôi quân đều mang nặng tình non nước.
Niềm hi vọng của mẹ cháy bỏng tâm hồn. Mẹ mong có nhiều gạo trắng thơm để nuôi bộ đội đánh giặc. Mẹ mơ ước con thơ sẽ lớn lên mang tầm vóc dũng sĩ "vung chày lún sân" như người anh hùng trong trường ca:
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau con lớn vung chày lún sân.
Khúc ru thứ hai cho biết người mẹ vừa địu con vừa phát rẫy tỉa bắp. Núi Ka-lưi trên dãy Trường Sơn, ngọn núi hùng vĩ thuộc miền tây Trị Thiên. Câu thơ "Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ" là một cách nói tương phản để khẳng định và ngợi ca đức tính cần cù, tinh thần kiên nhẫn, đảm đang của người phụ nữ miền núi trong lao động sản xuất.
Hình ảnh "Mặt Trời" trong vần thơ của Nguyễn Khoa Điềm mang ý nghĩa sâu sắc. "Mặt Trời của bắp" là mặt trời của thiên nhiên đem lại sự sống cho muôn loài, tạo vật. "Mặt Trời của mẹ" là em Cu Tai đang nằm ngủ trên lưng mẹ, đang lớn lên trong tình yêu thương và hi vọng của mẹ. Câu thơ đăng đối, hình ảnh tượng trưng rất sáng tạo và biểu cảm:
Mặt Trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt Trời của mẹ, em nằm trên lưng.
Lời thơ và tiếng ru cứ ngân dài trong không gian và theo dòng chảy thời gian năm tháng. Sâu nặng biết bao tình mẫu tử:
"Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi!".
Hình ảnh bà mẹ Tà-ôi mang tầm vóc chiến sĩ, rất trung hậu được chúng ta kính trọng và ngưỡng mộ, đã để lại một dấu son trong thơ Nguyễn Khoa Điềm.

Bình luận (0)
Ṇĝuŷėṇ Ħỏǡŋġ
Xem chi tiết
Đặng Thị Huyền Trang
13 tháng 10 2017 lúc 13:13

Bài trên mình chưa học đến ...xin lỗi bạn nhiều

Bình luận (0)
Trần Dương
13 tháng 10 2017 lúc 15:23
- Đất nước Việt Nam - đất nước của những câu hát ru ngọt ngào một thuở, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần qua bao năm tháng... và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ nữ kết tinh của non nước ngàn năm, là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trên đầu ngọn bút của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau.
- Nếu thơ trung đại viết về người phụ nữ Việt Nam với nét nổi bật là sự thủy chung, son sắt thì thơ hiện đại lại hướng ngòi bút vào tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu quê hương, đất nước ở họ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm đã minh chứng cho điều đó. Với sự kết hợp nhuẩn nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, Bằng Việt đã đưa ta vào thế giới kỉ niệm của tình bà cháu gắn bó cũng là tình cảm đối với quê hương, đất nước trong bài “Bếp lửa”. Còn Nguyễn Khoa Điềm lại thể hiện tình yêu của người mẹ dành cho con gắn chặt với tình yêu làng – nước và tình thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” mang giọng thơ ngọt ngào, trìu mến.
- Hai lối viết khác nhau, nhân vật cũng khác nhau về hoàn cảnh nhưng lại gặp nhau ở sự hiền hậu;giàu lòng yêu thương: thương cháu, thương con; chịu đựng hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi kháng chiến của đất nước, của dân tộc. Họ đều là những con người mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
*Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”: Hình ảnh người bà trong bài thơ hiện ra với những phẩm chất và đức tính nổi bật: tần tảo, nhẫn nại, yêu đất nước, giàu niềm tin, hết lòng yêu thương, chăm lo chi chút cho cháu và gia đình. ( tìm và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu)
* Hình ảnh người mẹ trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Từ những khúc hát ru, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu gian khổ. Đó là người mẹ kháng chiến – người mẹ lao động và tham gia chiến đấu với tình yêu thương, lòng bền bỉ, với tinh thần quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập, tự do. ( tìm và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu)
Bình luận (0)