" Mà chân muốn đạp tan phòng , hè ôi ! Ngột làm sao , chết uất thôi " Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của hai câu thơ trên@ Cách ngắt nhịp như vậy thể hiện điều gì@
" Mà chân muốn đạp tan phòng , hè ôi ! Ngột làm sao , chết uất thôi " Em có nhận xét gì về cách ngắt nhịp của hai câu thơ trên@ Cách ngắt nhịp như vậy thể hiện điều gì@
Thể thơ tám chữ không bị bó về số dòng thơ, có thể tổ chức thành các khổ thơ (thường là khổ 4 câu); ngắt nhịp tự do, linh hoạt
thể hiện sự cảm thán của nhà thơ khi ẩn dụ về con tu hú , sự trách cứ , sự buồn bực và nỗi niệm của con tu hú muốn bay ra khỏi phòng , muốn được tự do khắc họa theo nhịp như vậy sẽ hay hơn bao giờ hết.
Khi con tu hú
Tìm những từ ngữ chỉ trạng thái cảm xúc hành động trong khổ cuối những từ ngữ ấy giúp ta cảm nhận điều gì
-động từ mạnh: đạp, ngột, chết uất
-Từ cảm thán:ôi, thôi, làm sao
-> Tâm trạng đau khổ, uất ức, ngột ngạt cao độ _ niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhà thơ
Khi con tu hú Căn cứ theo mục đích nói câu 8,9,10 thuộc kiểu câu gì
* Xét theo mục đích nói câu thơ khi con tu hú thuộc kiểu câu cảm thán
* Chức năn : Bộc lộ cảm xúc của tác giả thông qua tiếng chim của tu hú
Khi con tu hú Kết thúc bài thơ là âm thanh của tiếng chim tu hú cho biết đây là kết cấu gì@ Em đã gặp kiểu kết cấu này trong bài thơ nào@
Tham Khảo
- Tiếng chim tu hú:
+ Nếu như tiếng chim tu hú ở những câu thơ đầu là tiếng gọi náo nức của bức tranh mùa hè thì tiếng chim tu hú ở cuối tác phẩm như một niềm ám ảnh, gợi niềm nhức nhối, bực bội đến đau khổ.
+ Nhưng hai âm thanh ấy, tiếng chim tu hú ở đầu và cuối bài thơ đều vang lên từ thế giới của tự do, của cuộc sống.
viết đoạn văn khoảng 200 chữ nêu cảm nhận về bức tranh mùa hè trong bài thơ khi con tu hú
tham khảo :
Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là một nhà thơ gốc Huế, giác ngộ cách mạng từ khi tuổi đời còn rất trẻ, tham gia vào hàng ngũ của Đảng khi mới tròn 18 tuổi. Kể từ đó ta thấy có một sự thống nhất chặt chẽ giữa đường cách mạng và đường thơ trong sự nghiệp sáng tác của tác giả. Ông được coi là một trong những lá cờ đầu của nền thơ ca kháng chiến, đưa thể loại thơ trữ tình chính trị đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật, cũng như tư tưởng. Vốn là một người con gốc Huế, gắn bó sâu sắc với vùng đất Nam Ai, Nam Bình, thế nên trong đời thơ của mình Tố Hữu đã từng nhiều lần đưa Huế vào các sáng tác của mình, Khi con tu hú chính là một trong những bài thơ như vậy, đây cũng là một trong những tác phẩm hay và độc đáo của Tố Hữu trong những năm đầu làm cách mạng, làm thơ chính trị. Ở đó ta thấy bức tranh cảnh ngày hè được tác giả tái hiện một cách sinh động, tươi đẹp vô cùng trong 6 câu thơ đầu tiên.
Khi con tu hú là một bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, ấy là khi Tố Hữu mới bị bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên tháng 7/1939. Khi trong chốn lao tù thế nhưng người chiến sĩ cách mạng vẫn rất lạc quan, yêu đời, lắng nghe tiếng chim tu hú gọi bầy và dựa vào những ký ức gắn bó với xứ Huế thân yêu để vẽ nên một bức tranh mùa họa tươi đẹp và thanh bình. Nhan đề "Khi con tu hú" là một nhan đề hay và thú vị, trích dẫn từ một nửa câu thơ, nó đã đem đến cho người đọc sự tò mò, chú ý, muốn tìm hiểu xem bài thơ nói gì với hình ảnh con tu hú. Đồng thời nó cũng lại là một cụm từ chỉ thời gian khá tinh tế, có tiếng chim tu hú gọi tức là báo hiệu một mùa hè đã bắt đầu, rộn ràng và sôi động ngoài kia. Dấy lên trong lòng người tù cách mạng nhiều nỗi bồn chồn, niềm khao khát tự do mãnh liệt, gợi nhắc về một không gian khoáng đạt, cao rộng, về một cuộc sống tự do bay nhảy như những chú chim, bộc lộ niềm yêu cuộc sống, muốn hòa nhập với cảnh ngày hè rực rỡ của quê hương, thoát khỏi cái nhà tù chật chội, nóng bức, thiếu tự do mà tác giả căm ghét.
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Trời xanh càng rộng càng cao
Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo hình thức tổng phân hợp nêu cảm nhận về tâm trạng người tù qua khổ thơ vừa chép. Trong đoạn thơ văn có dùng câu cảm thán, gạch chân và chú thích.
" Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu! "
chỉ ra mối liên hệ giữa bức tranh mùa hè và tâm trạng người tù
Tham khảo link
https://download.vn/tam-trang-nguoi-chien-si-cach-mang-trong-bai-tho-khi-con-tu-hu-40221#:~:text=V%C4%83n%20m%E1%BA%ABu%20l%E1%BB%9Bp%208%3A%20Ph%C3%A2n,hai%20c%C3%A2u%20th%C6%A1%20l%E1%BB%A5c%20b%C3%A1t
Viết đoạn văn khoảng 10-12 câu theo kiểu tổng phân hợp phân tích 4 câu thơ cuối bài thơ “Khi con tu hú”
Refer
Bốn câu thơ cuối đã khắc họa 1 cách rõ nét tâm trạng của người tù Cách mạng. Đó là tâm trạng đau khổ, bực bội, uất ức, ngột ngạt nhưng không hề có vẻ bi quan, chán chường, tuyệt vọng của một tâm hồn yếu đuối dễ bị gục ngã, quy phục trước hoàn cảnh. Nhà thơ cảm nhận vẻ đẹp mùa hè bằng chính sức mạnh tâm hồn, bằng tình yêu quê hương tha thiết, yêu cuộc sống tự do đến cháy bỏng "Ta nghe hè dậy bên lòng". Nhịp thơ đang đều đều, êm ái đến câu 8 và 9 bỗng bị ngắt bất thường 6/2, 3/3. Các từ ngữ, hình ảnh đang vui tươi, đến đây bỗng trở nên mạnh mẽ, dữ dội: đập tan phòng, chết uất, ngột... Tất cả để diễn tả tâm trạng u uất, ngột ngạt, bực bội và khát khao sống, khát khao tự do. Bài thơ mở đầu bằng tiếng chim tú hú và kết thúc cũng bằng tiếng chim tu hú. Phải chăng mỗi tiếng kêu của nó là một tín hiệu gợi nhắc về cuộc sống tự do và thân phận tù tội?. Tiếng chim tu hú ở đầu bài là tiếng gọi vào hè náo nức, rộn ràng. Tiếng chim tu hú ở câu thơ kết bài là tiếng kêu có phần như thiêu đốt giục giã, tiếng gọi của tự do, khát vọng da diết thôi thúc lòng người. Bài thơ kết thúc bằng cách mở ra tiếng chim tu hú cứ kêu "như giục giã những hành động sắp tới".
Viết đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về tâm trạng người tù cách mạng của 4 câu thơ cuối. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và câu nghi vẫn ko dùng để hỏi
Giải thích nhan để “ Khi con tu hú” có cả nghĩa đen và nghĩa bóng