Khái quát lịch sử thế giới cổ đại

Nguyễn Trọng Hiếu
Xem chi tiết
Chứng chỉ ngoại ngữ
Xem chi tiết
Meo Ne
Xem chi tiết
Duyên Thảo
Xem chi tiết
nguyễn đức minh đz
5 tháng 5 2019 lúc 22:23

bạn ơi cho mh hỏi '' K '' là gì ??

Bình luận (0)
Đinh Thị Hương
Xem chi tiết
Huệ Phạm
14 tháng 10 2018 lúc 21:33

1.Những công cụ biết nói là cách gọi đệ chỉ tầng lớp nô lệ

2.Năm 40 thuộc thế kỉ thứ 1

3.Chiến thắng điện biên phủ năm 1954 thuộc thế kỉ thứ 20

4.Chiến thắng quân nam hán trên sông bạch đằng năm 938 thuộc thế kỉ 10. (Chiến thắng quân nam hán trên sông bạch đằng là năm 938 chứ có phải là 1938 đâu bạn)

Bình luận (0)
Huệ Phạm
14 tháng 10 2018 lúc 21:35

5.

Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài ; khí hậu hai mùa nóng - lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người.

Vào những năm 1960 - 1965” các nhà khảo cổ học đã lần lượt phát hiện được hàng loạt di tích của Người tối cổ.

Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), trong lớp đất chưa nhiều than, xương động vật cổ cách đây 40 - 30 vạn năm, người ta phát hiện được những chiếc răng của Người tôi cổ. Ở một số nơi khác như núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)..., người ta phát hiện được nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ dùng để chặt, đập ; nhiều mảnh đá ghè mỏng... ở nhiều chỗ.

6.

- Đời sống vật chất:

+ Họ đã biết mài đá, dùng nhiều loại đá khác nhau để làm công cụ các loại như rìu, bôn, chày. Dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và đồ dùng cần thiết.

+ Biết làm đồ gốm.

+ Biết trồng trọt, chăn nuôi.

+ Ngoài các hang động, mái đá, con người còn biết làm các túp lều lợp bằng cỏ, lá cây để ở, làm cho cuộc sống ngày càng ổn định hơn.

- Về xã hội:

+ Tổ chức "bầy người nguyên thủy" đã được thay thế bằng thị tộc, có sự phân công lao động rõ ràng.

+ Thời kì này con người đã sống định cư lâu dài.


Bình luận (0)
phannhatbin
Xem chi tiết
Thời Sênh
6 tháng 10 2018 lúc 13:37

Câu 1+ 2

Thành tựu văn hoá

Phương Đông

Phương Tây

Lịch

- Thiên văn và lịch (Âm lịch)

-Sáng tạo ra lịch

(Dương lịch)

Chữ viết

- Chữ tượng hình

- Hệ chữ cái a,b,c

Chữ số

- 0 , 1 , 2

-Chữ số la mã I,II,III.

Thành tựu khoa học

- Giỏi về hình học, số học, tìm ra chữ số 0

-Đạt nhiều thành tựu: Toán học vật lí, triết học, sử học địa lí, văn học.

Những công trình nghệ thuật

- Kim tự tháp

(Ai Cập)

- Thành Ba Bi Lon ( Lưỡng hà )

- Đền pác tê nông (Hi Lạp)

+ Đấu trường cô li dê (Rô ma)

+Tượng lực sĩ ném đĩa (HiLạp)

Câu 4

+Thể hiện sức sáng tạo của con người ngay từ buổi bình minh của lịch sử. Đây thực sự là những thành tựu kì diệu mà ngày nay chúng ta đang thừa hưởng.

+ Những thành tựu đó tạo ra cơ sở cho ngành khoa học, nghệ thuật ngày nay. Chúng ta còn sử dụng và phát triển cao hơn, vừa tạo ra những công trình, những kỳ quan để phục vụ cho ngày nay.
+ Những thành tựu đó đã nói lên khả năng vĩ đại của con người.
Bình luận (0)
Huệ Phạm
6 tháng 10 2018 lúc 13:11

1.

Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh đã ảnh hưởng tới việc “mưa thuận, gió hòa” hằng năm. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Cũng từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16. Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

2.

Ngay từ thời cổ đại, người ta đã rất quan tâm đến thế giới bên ngoài (trái đất và hệ mặt trời). Sự hiểu biết về trái đất và hệ mặt trời đó đã giúp người Rooma lập được lịch với 365 ngày và ¼ ngày/năm. Một tháng có 30 hoặc 31 ngày, đặc biệt tháng 2 chỉ có 28 ngày. Những kiến thức về lịch từ xa xưa khá giống với lịch hiện nay.

Chữ viết sáng tạo ban đầu là dạng ký hiệu. Chúng được ghép vào với nhau để tạo thành những ý nghĩa nhất định. Về sau, bảng chữ cái ra đời dưới dạng chữ cái A, B, C như hiện nay. Lúc đầu, bảng chữ cái gồm 20 chữ về sau tăng lên 26 chữ. Những phát minh chữ viết này ảnh hưởng rất nhiều đến nền văn hóa chữ viết về sau.

Khoa học thật sự chính xác và đạt được khả năng khái quát thành các định lý, định luật khi đến thời Hy Lạp, Rôma. Tiêu biểu trong thời kì này là các nhà toán học lỗi lac: Ta -lét, Pitago, Ơ-clit.

Nhắc tới văn học các quốc gia cổ đại phương Tây trong đó có Hy Lạp, người ta nghĩ đến một nền kịch đặc sắc với nhiều nhà viết kịch nổi tiếng. Rô-ma đã thừa kế những thành tựu của văn học, nghệ thuật Hy Lạp và phát triển thêm nó. Nổi tiếng thời kì này là nhà thơ Lu-cre-xơ, Viếc-gin.. Kiến trúc, điêu khắc tại Hy Lạp đạt đến trình độ hoàn mỹ. Những bức tượng hay đền đài như người lực sĩ ném đĩa, tượng nữ thần A-tê-na đội mũ chiến binh, thần Vệ nữ Mi-lô, đền Pactenong, đấu trường Coolide… nổi tiếng cho đến tận ngày nay.
Bình luận (0)
Huong San
6 tháng 10 2018 lúc 19:19

1.

Để cày cấy cho đúng thời vụ, những người nông dân luôn phải “trông trời, trông đất”. Dần dần, họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh đã ảnh hưởng tới việc “mưa thuận, gió hòa” hằng năm. Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Cũng từ những hiểu biết đó, người phương Đông đã sáng tạo ra lịch, chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ còn biết làm đồng hồ đo thời gian.

Người phương Đông cổ đại đều dùng chữ tượng hình mô phỏng vật thật để nói lên ý nghĩ của con người. Những chữ này được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc trên các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.

Trong lĩnh vực toán học, người Ai Cập cổ đại đã nghĩ ra phép đếm đến 10 và rất giỏi về hình học. Họ đã tính được số pi bằng 3,16. Còn người Lưỡng Hà lại giỏi về số học. Các chữ số ta đang dùng ngày nay, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ cổ xưa sáng tạo nên.

Các dân tộc phương Đông đã xây dựng nên những công trình kiến trúc đồ sộ. Những kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà... mãi mãi là những kì quan để cả thế giới chiêm ngưỡng và thán phục.

Bình luận (0)
Đang Thu Huong
Xem chi tiết
Fa Châu De
5 tháng 9 2018 lúc 18:35

Cách đây hàng chục triệu năm, loài vượn cổ trong quá trình tìm kiếm thức ăn, dần dần đã biết đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm và biết sử dụng những hòn đá, cành cây.. làm công cụ. Đó là Người tối cổ (khoảng 3-4 triệu năm trước). Họ sống theo bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng, cư trú trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong những túp lều làm bằng cành cây, lợp lá hoặc cỏ khô. Họ còn biết ghè đẽo đá, làm công cụ ; biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn và xua đuổi thú dữ. Sau hàng triệu năm tiến hóa người tối cổ dần tiến hóa thành con người loài nay

Bình luận (0)
Bùi Thu Uyên
Xem chi tiết
Nguyễn Minh Phúc
Xem chi tiết
Ngoc Bao
Xem chi tiết