Hướng dẫn soạn Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Xem chi tiết
Đăng Khoa
28 tháng 3 2021 lúc 10:35

- Vì hôm nay thầy Ha-men dịu hiền.

- Lớp học thì yên lặng còn có các cụ già.

- Thầy Ha-men mặc một bộ đồ đặc biệt.

Bình luận (0)
Nguyễn Ngọc Tường Vy
Xem chi tiết
Trần Diệu Linh
22 tháng 10 2018 lúc 13:16

Với từ “Ăn’’:

- Ăn cơm : cho vào cơ thể thức nuôi sống ( nghĩa gốc).

- Ăn cưới : Ăn uống nhân dịp cưới.

- Da ăn nắng : Da hấp thụ ánh nắng cho thấm vào , nhiễm vào.



Bình luận (0)
nguyễn thị anh thư
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 10 2018 lúc 18:13

- Mắt trong (con mắt lá răm): nghĩa gốc
Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của người dùng để nhìn.
- Mắt trong (mắt cây): nghĩa chuyển
Nghĩa: chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.

Bình luận (0)
Hạ Thiên Thi
Xem chi tiết
Thảo Phương
1 tháng 10 2018 lúc 12:46

bụng

Nghĩa gốc: Em bị đau bụng.

Nghĩa chuyển: Nghĩ bụng ta, ra bụng người.

tay

Nghĩa gốc: Em thường dùng tay phải để viết.

Nghĩa chuyển: Khi đi đánh, anh ấy đã sa vào tay giặ chân

Nghĩa gốc: Em đi đến trường bằng chân.

Nghĩa chuyển: Cuối cùng, chân tướng sự việc đã rõ.

Bình luận (0)
Nguyễn Thị Tường Vi
Xem chi tiết
Thảo Phương
28 tháng 9 2018 lúc 12:07

Câu 2 (trang 55 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Nghĩa của từ chân theo từ điển:

- (1): Bộ phận dưới cùng của thân người hay động vật dùng để đi và đứng.

- (2): Phần dưới cùng, phần gốc của một vật.

- (3): Bộ phận của một vật dùng để đỡ vật ấy đứng ngay được trên mặt phẳng.

- (4): Địa vị, chức vị của một người. (...)

- (5): Âm tiết trong câu thơ ở ngôn ngữ phương Tây (theo từ điển tiếng Việt 1991)

Câu 3 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số từ khác cũng có nhiều nghĩa như từ chân:

Từ đồng:

(1) ruộng đồng

(2) đồng (kim loại)

(3) nghìn đồng (đơn vị tiền tệ)

(4) đồng lòng

Câu 4 (trang 56 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):

Một số từ chỉ có một nghĩa: thận, gan, com-pa, ca-mê-ra, ...

Bình luận (0)
Hân Ngọc
Xem chi tiết
Huỳnh lê thảo vy
9 tháng 9 2018 lúc 12:38

Nghĩa gốc : cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
mắt sáng long lanh
Nghĩa chuyển : chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây
mắt tre
mắt mía
bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả
mắt dứa
na mở mắt
lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan
mắt lưới
rổ đan thưa mắt
mắt xích (nói tắt)
xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt

Bình luận (0)
So Yummy
9 tháng 9 2018 lúc 14:25

a/

Nghĩa gốc : cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng
mắt sáng long lanh
b/

Nghĩa chuyển : chỗ giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây
mắt tre
bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả
mắt dứa
lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan
mắt lưới
c/

xích xe đạp quá chùng nên phải chặt bỏ bớt hai mắt

Bình luận (0)
Hân Ngọc
Xem chi tiết
Thảo Phương
20 tháng 9 2018 lúc 20:30

Trả lời:

−− Đoạn 1 là văn thuyết minh vì nó giới thiệu về Hồ Hoàn Kiếm qua những giai đoạn khác nhau

−− Đoạn 2 là văn tự sự vì nó kể lại sự việc giữa con Rùa Vàng và Lê Lợi

Bình luận (0)
Nguyễn Ngân
21 tháng 12 2018 lúc 14:09

vì sao hồ tả vọng có tên là hồ hoàn kiếm trả lời giúp mình

Bình luận (0)
Nguyễn Thanh Trúc
Xem chi tiết
luong nguyen
4 tháng 8 2018 lúc 20:03

a,

1."bàn " Gốc: "cái bàn":đồ thường làm bằng gỗ, có mặt phẳng và chân đỡ, dùng để bày đồ đạc hay để làm việc, làm nơi ăn uống.

Chuyển : "bàn bạc ":bàn, trao đổi ý kiến .

b,"ăn"

Gốc: "ăn bánh": cho vào cơ thể thức nuôi sống

Chuyển:" Ăn hỏi ": Ăn uống nhân dịp cưới.

Bình luận (0)
Nguyễn Long
Xem chi tiết
Puzzy_Cô nàng bí ẩn
10 tháng 7 2016 lúc 8:57

Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu

Con sông xô bờ xóa đi để lại thời gian

Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...

       Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.

      Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải.là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người — phần quan trọng hơn cả.

      Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính minh một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay cô dạy Địa chẳng hạn.

 Trong tôi lại thấp thoáng kí ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn Thể dục những năm tôi học cấp III. Có những diều tói hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn Thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn tôi đã học ngay từ khi còn chập chững.

       Tôi đã xót xa cho môn Thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.

       Thầy tốt nghiệp ngành Thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng trên dưới mười năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể theo chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn chính ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau. củ, quả ra chợ, xong việc, thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khỉ hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn giúp vợ dọn hàng và cồng những vật nặng trên lưng mình. Thầv siêng năng thế nhưng cuộc sốhg vẫn chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, dời sông thầy khó khăn thế mà con gái thầy, cũng là bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết bạn mình mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp II tôi thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! Vậv mà chỉ sau một trận sốt, bạn phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục, thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy dến bệnh viện chăm sóc con. Suốt ba năm học cấp III, tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy mình rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi không tránh khỏi cảm giác mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.

      Cuộc sống đôi khi tàn nhẫn hơn cả cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp III, cô bạn tôi mất, thầy trầm hơu nhưng nhiệt thành. Mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển, trong mắt thầy vẫn  một ngọn lứa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.

       Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúug giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhàn một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tôi chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng Đoàn tôi trông thấy thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một vấn nạn nào đó. Tôi nghe loáng thoáng thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói: “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không được coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn Thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy, thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi như con thầy, lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sông vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.

       Đêm ấy. về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói: “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng ba năm cấp III, đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thầy huấn luyện. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt từ sự gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng: “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất, Kiều à!”.

      Thời gian cứ thế trôi qua, thuở cấp III tưởng như gần đâu đây. Thầy Thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau, quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.

       Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, tháng dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì thế, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy Thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không?


 

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
10 tháng 7 2016 lúc 9:12

Tháng năm sân trường đầy nắng

Nhuộm vàng tiếng ve râm ran

Tháng năm từng chùm hoa phượng

Hè về đỏ rực mênh mang

Tháng năm – mùa hè cuối cùng

Một mùa hè đầy chia ly

Cổng trường nghiêng nghiêng im lặng

Dịu dàng nói tạm biệt em.

Mùa hè đã đến! Hoa phượng màu đỏ thắm đã báo hiệu điều đó. Nhưng đối với những bạn học sinh lớp năm như chúng em, mùa hè này sẽ là mùa hè cuối cùng trên sân trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu.

Nhìn lên cây phượng, bao cảm xúc chợt ùa về. Thời gian sao trôi nhanh quá! Mới ngày nào, chúng em còn rụt rè nấp sau lưng bố mẹ vào lớp 1. Bước vào môi trường mới lạ ai cũng bỡ ngỡ, có bạn còn òa khóc. Nhưng nay chúng em đã là một học sinh lớp năm, anh chị của các em nhỏ trong trường.

Em nhớ mãi những tiết học sôi nổi, vui tươi mà các thầy cô đã tiếp thêm trí thông minh và sức mạnh cho chúng em. Những giờ ra chơi ồn ào, những khoảnh khắc vui vẻ, cùng nhau chơi đùa hay ngồi trên ghế đá nói chuyện… Tất cả những hình ảnh đó đều khắc sâu vào tâm hồn em như vừa mới xảy ra từ hôm qua.

Những ngày cuối hè, các bạn trai cầm nụ hoa phượng chơi “chọi gà”, còn các bạn gái thì túm tụm lại, nhặt những cánh hoa phượng rơi, ép khô làm con bướm… Vui lắm! Những kỉ niệm này sẽ đọng mãi trong tim và tiếp sức để chúng em vững vàng, tự tin lên cấp hai. Tạm biệt mái trường Nghĩa Tân thân yêu! Cảm ơn thầy cô đã cho chúng em kiến thức và những bài học làm người! Rồi một ngày nào đó, em sẽ trở lại nơi đây…

Bình luận (0)
Kẹo dẻo
10 tháng 7 2016 lúc 9:13

Thời gian sao trôi nhanh quá! Bây giờ đã là giữa tháng năm rồi, chỉ còn mấy tuần nữa là tôi sẽ phải tạm biệt mái trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu.

Ôi những kỉ niệm khó quên sao cứ hiện hữ xung quanh tôi. Tôi còn nhớ những dãy nhà tôi đã từng học, những dãy hành lang, góc sân mà tôi thường nô đùa chạy nhảy. Trên sân khấu nơi mà tôi đã từng biểu diễn e – rô – bíc cùng bạn Dung, những dãy để xe của các thầy cô giáo mà nhóm tôi đã tập kịch… Tôi còn nhớ những tiết học sôi nổi ở trường, tôi được các thầy cô tiếp thêm trí thông minh lòng kiên nhẫn, cử chỉ dịu dàng, nuôi dưỡng tâm hồn và tuổi thơ tôi. Tôi còn nhớ như in ngày đầu cắp sách tới trường, tôi lo lắng, e dè thế nào. Bố dắt tôi vào lớp 1A, cô giáo chủ nhiệm đã đứng chờ ngay ở cửa lớp rồi. Thật thân thương làm sao khi bắt gặp ánh mắt dịu hiền của cô Thuận, người mẹ đã dạy dỗ tôi hồi học lớp 1. Ngày đó khi bước vào một môi trường đầy mới lạ, tôi không khỏi rụt rè e ngại, cô đã lại gần trò chuyện, động viên và giúp tôi hòa đồng cùng các bạn. Cô đã dạy chúng tôi từng câu chữ, từng phép tính cộng trừ, đưa chúng tôi đến chân trời trí thức. Và những kỉ niệm đó sẽ động viên tôi để tôi có thể tự tin bước vào một hành trình mới trong cuộc đời. Chẳng bao lâu nữa, tôi sẽ bước sang ngôi trường cấp hai. Những điều mới lạ và thú vị vẫn đang chờ tôi ở phía trước. Tạm biệt phấn trắng! Tạm biệt bảng đen! Tớ không thể ở với các cậu mãi nhưng tới một ngày nào đó tớ sẽ trở lại để thăm các cậu. Năm năm học là một thời gian dài để tôi nói lên hết tất cả những tình cảm, suy nghĩ lắng đọng trong tâm hồn tôi.Khi ra trường mà lòng vẫn còn tiết nuối một điều khó tả. Chao ôi! Ước gì tôi không phải rời xa mái trường Tiểu học Nghĩa Tân thân yêu này!

Bình luận (0)