Hướng dẫn soạn bài Ý nghĩa văn chương

Nguyễn Linh
Xem chi tiết
HhHh
1 tháng 4 2021 lúc 18:23

- Theo Hoài Thanh: “ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương muốn vật, muôn loài”.

- Tuy nhiên, vẫn có quan niệm khác: “văn chương bắt nguồn từ cuộc sống lao động của con người”

→ Các quan niệm này không trái ngược mà tương hỗ lẫn nhau.

Bình luận (0)
Đức Phú
Xem chi tiết
Lê Huy Tường
20 tháng 3 2021 lúc 20:33

Là một nhà phê bình văn học xuất sắc, chắc hẳn hơn ai hết, Hoài Thanh phải nhận thức sâu săc về ý nghĩa và sức mạnh của văn chương. Chính vì vậy, trong tác phẩm Ý nghĩa văn chương của mình, ông đã khẳng định chắc chắn: Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm sẵn có .

Phải nuôi con mới biết lòng cha mẹ là một câu nói vô cùng ý nghĩa và mang đầy tính triết lí nhân sinh. Chỉ khi nào chúng ta là bậc làm cha, làm mẹ, lúc đó, ta mới cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc nhất tình yêu thương của cha mẹ. Thế nhưng, văn chương đã giúp ta biết quý trọng và thấu hiểu phần nào tấm lòng bao la của người mẹ ngay cả khi còn là một đứa trẻ. Với cổng trường mở ra của Lí Lan, chúng ta đã biết rằng mẹ làm gì trước đêm khai trường đầu tiên của cuộc đời con. Lúc con say sưa trong giấc ngủ lại chính là lúc mẹ không ngủ được mà lên giường và trăn trọc. Mẹ đã có bao đêm không ngủ được như thế với những cái đầu tiên của con? Những bước đi chập chững đầu tiên của con làm mẹ vui mừng không ngủ được. Mẹ sung sướng đến không ngủ được ngày con cất tiếng nói đầu tiên gọi Mẹ!… Và đêm nay mẹ không ngủ được vì Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Hôm nay mẹ thức không phải vì lo lắng cho con, bởi mẹ tin đứa con của mẹ lớn rồi. Trong lòng mẹ có sự xáo trộn lạ kỳ. Phải chăng chính vì cảm giác con mình đã lớn, chuẩn bị bước vào vùng trời rộng lớn của tri thức, chuẩn bị đón nhận tương lai, làm chủ thế giới khiến mẹ vừa vui sướng, vừa háo hức hồi hộp? Và lúc này đây, mẹ trở về với đứa trẻ buổi đáu đi học, nhớ đến bà ngoại giống như mẹ hiện giờ. Cũng có khi mẹ thức vì lo lắng, lo lắng tột bậc. Mẹ đã phải thức suốt đêm cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quần quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… (Mẹ tôi, Ét-môn-đô đơ A-mi-xi). Mẹ đã thức để cho con có những giấc ngủ yên bình. Biết được những tình cảm và việc làm cao cả ấy, chúng ta càng yêu và biết ơn công lao to lớn trời bể của mẹ, càng quý trọng từng giờ từng phút được sống bên mẹ yêu thương.

Đất nước thanh bình đang trên đà phát triển, chẳng còn họa ngoại xâm, chẳng còn những ngày chiến tranh ác liệt. Nhưng qua bài thơ Tiếng gà trưa, Xuân Quỳnh đã giúp người đọc cảm nhân được những tình cảm, cảm xúc của người chiến sĩ trên đường hành quân. Ai mà chẳng có tuổi thơ và kỉ niệm tuổi thơ lại ùa về tràn ngập cả lòng ta. Đó là hình ảnh người bà yêu quý hiện ra như một bà tiên hết lòng vì con vì cháu. Bà đã chăm lo từng con gà, nâng niu từng quả trứng để cho cháu có quần áo mới: Cứ hàng năm hàng năm – Khi gió mùa đông tới – Bà lo đàn gà toi – Mong trời đừng sương muối – Để cuối năm bán gà – Cháu được quần áo mới. Người chiến sĩ trên đường hành quân mang theo hành trang là lòng căm thù giặc, tình yêu quê hương đất nước, tinh thần quyết chiến quyết thắng (đất nước đang trong những ngày tháng sôi đọng và ác liệt của cuộc kháng chiến) và tình cảm với bà. Bài thơ mộc mạc giản dị mà thấm đẫm tình bà cháu, tình yêu quê hương đất nước của một người con đang chiến đấu bảo vệ đất nước, bảo vệ xóm làng và những kỉ niệm trong sáng hồn nhiên của tuổi thơ.

 

Chắc hẳn, chúng ta đã từng nghe nói đến một thời chữ Quốc ngữ không đuợc giảng dạy trong các trường học Viêt Nam, thay vào đó là tiếng Pháp bởi mục đích đô hộ của kẻ thù. Chúng muốn đào tạo ra những con người chỉ biết vâng lệnh và phục tùng người Pháp. Nhưng khi đọc Buổi học cuối cùng của An-phông-xô Đô-dê la mới hiểu được phần nào cảm giác nuối tiếc, xót xa khi không còn được dạy và được học tiếng mẹ đẻ của thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng. Phải thực sự ở vào hoàn cảnh trớ trêu đau lòng ấy, ta mới thấy thiêng liêng và đáng trân trọng biết bao khi hàng ngày được sử dụng thứ tiếng nói của dân tộc. Tiếng mẹ đẻ được nâng lên như một thứ vũ khi giải phóng dân tộc: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù… Câu truyện giống như một bức thông điệp nhiều ý nghĩa: chúng ta phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, đó là một phương diện quan trọng của lòng yêu nước. Yêu nước, tự hào dân tộc cũng chính là phát huy sự giàu đẹp và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Khả năng của văn chương thật kì diệu, nó có thể tác động tới nơi sâu kín trong tâm hồn con người – tình cảm. Và một khi đã thấm vào tâm hồn, tình cảm con người thì hiệu quà nó mang lại rất to lớn và lâu bền. Những tác phẩm văn chương đích thực thật sự là những người thầy gây và luyện cho ta thứ tình cảm cao quý.

 
Bình luận (0)
🍀thiên lam🍀
20 tháng 3 2021 lúc 20:38

Câu 1: 

Trích: ''Ý nghĩa văn chương''.

Tác giả: Hoài Thanh

Thuộc kiểu nghị luận văn chương

Câu 2:

PTBĐ: nghị luận, tự sự, biểu cảm

Câu 3:

BPNT: liệt kê

⇒ nêu nguồn gốc của thi ca

Câu 4: 

Quả tim là nơi cảm nhận cảm xúc, là nơi chất chứa những tâm tư, tình cảm mà con người cảm nhận được. Từ những cảm xúc ấy ta mới đúc kết ra được những dòng văn dòng thơ tuyệt dịu để truyền lại cho đời và Thi Ca hình thành.

Câu 5:

Nội duch chính: "Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài".

Câu 6: 

Tham khảo:

Văn chương là sợi dây truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, cho ta cảm xúc và rung động. Có thể bạn chưa từng đến kỳ quan Đệ nhất động Phong Nha, bạn cũng không hề biết đến dân tộc Anh-điêng vùng châu Mĩ. Thế nhưng bạn đã từng đọc Động Phong Nha và Bức thư của thủ lĩnh da đỏ trong chương trình ngữ văn 6. Bạn có cảm nhận được vẻ đẹp huyền bí khi đi vào từng hang động, biết được sự thiêng liêng của Đất Mẹ với người dân bản địa. Những cảm xúc khi ấy bạn còn nhớ chứ. Chúng ta-thế hệ học sinh được sinh ra trong hòa bình làm sao thấu hiểu lầm than khổ cực, mất mát của chiến tranh. Chính văn chương, chính những dòng chữ đầy tâm tưởng của người đi trước mà thế hệ học sinh ngày nay mới cảm nhận sâu sắc được gian khó, thêm lòng yêu quý, cảm phục với lịch sử dân tộc. Tất cả tái hiện sinh động trong từng trang sách, tâm hồn chúng ta đã rung lên trước văn chương rồi.

Bình luận (0)
XiangLin Linh
Xem chi tiết
Kinomoto Sakura
20 tháng 3 2021 lúc 13:58

Quả tim là nơi cảm nhận cảm xúc, là nơi chất chứa những tâm tư, tình cảm mà con người cảm nhận được, từ những cảm xúc ấy ta mới đúc kết ra được những dòng văn dòng thơ tuyệt dịu để truyền lại cho đời và thi Ca hình thành

Bình luận (0)
Hoàng Thùy Dương
20 tháng 3 2021 lúc 17:19

Quả tim là nơi cảm nhận cảm xúc, là nơi chất chứa những tâm tư, tình cảm mà con người cảm nhận được, từ những cảm xúc ấy ta mới đúc kết ra được những dòng văn dòng thơ tuyệt dịu để truyền lại cho đời và thi ca hình thành.

Bình luận (0)
Anh Ngô
24 tháng 4 2022 lúc 16:13

-Quả tim là tình cảm, tấm lòng của nhà thơ

-Thi ca là Thơ ca

 

Bình luận (0)
Thái Minh Thảo
Xem chi tiết
Mai Nguyệt
Xem chi tiết
Ánh Nguyễn
Xem chi tiết
ngo tran nam khanh
2 tháng 3 2021 lúc 19:20

Có ý kiến cho rằng:Quan niệm của Hoài Thanh về nguồn gốc văn chương là đúng nhưng chưa đầy đủ em đồng ý không ? Vì sao ? Tìm dẫn chứng

Bình luận (0)
Bùi Long Quân
Xem chi tiết
nguyen thu trang
Xem chi tiết
Thảo Phương
10 tháng 8 2018 lúc 18:09

Ý nghĩa văn chương :
- Giá trị nghệ thuật :
Kết hợp chứng minh với giải thích và bình luận.
+Dẫn chứng cụ thể, toàn diện, đầy sức thuyết phục
+Lời văn giản dị, giàu cảm xúc, hình ảnh.
- Giá trị nội dung :
Văn bản nêu lên quan điểm của Hoài Thanh : Văn chương có nguồn gốc từ tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương phản ánh và sáng tạo ra sự sống, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, sâu sắc.

Bình luận (0)
Đăng Sinh Nguyễn
Xem chi tiết
Thời Sênh
2 tháng 8 2018 lúc 20:32

- Tôi / thích nghe nhạc .CN/VN

Chỉ có 1 cụm chủ vị => Câu đơn

- Mùa xuân đến, những cây bàng nơi sân trường em đều đang trổ những lộc non xanh biếc.
CN1: mùa xuân
VN1: đến
CN2: những cây bàng nơi sân trường em
VN2: đều đang trổ những lộc non xanh biếc.

Vì có 2 cụm chủ vị => Câu ghép

Bình luận (0)
Đạt Trần
2 tháng 8 2018 lúc 21:49

Gợi ý nhá:
Câu có phân ra 2 loại câu:

-Xét theo cấu tạo

+Câu đơn

+Câu ghép

+Câu đặc biệt

+Câu rút gọn

+Câu tồn tại

....

-Xét theo mục đích nói:

+Câu trần thuật

+Câu nghi vấn

+Câu cảm thán

+Câu phủ định

...

Bình luận (1)
tran tan phuoc
24 tháng 2 2019 lúc 19:54

Câu có phân ra 2 loại câu:

-Xét theo cấu tạo

+Câu đơn

+Câu ghép

+Câu đặc biệt

+Câu rút gọn

+Câu tồn tại

....

Bình luận (0)
Vũ Hiền Đức
Xem chi tiết
Nguyễn Anh Thư
2 tháng 6 2018 lúc 20:11

- Công dụng lớn lao của văn chương trong cuộc sống con người được tác giả khẳng định trong văn bản " Ý ngĩa văn chương "

Bình luận (0)
Thiên Dương
3 tháng 6 2018 lúc 17:57

Chuyển đổi :

Công dụng lớn lao của văn chương trong cuộc sống con người được tác giả khẳng định trong văn bản " Ý nghĩa văn chương " .

Bình luận (0)